Thứ Tư, 28 tháng 11, 2007

Cỗ ...cỗ...cỗ

Bây giờ đời sống khá lên, vì thế mà cưới cheo cũng ăn uống linh đình hơn trước rất nhiều. Mùa này, các làng quê liên miên cỗ bàn.

Tôi có bà chị họ ở quê, hai vợ chồng cũng làm thuê thôi nhưng ngày cưới con gái cũng phải lo cho bằng chị bằng em. Tiệc cưới được ăn trong hai ngày, hết hơn 300 mâm cỗ. Ai cũng mừng cho gia đình, có con gái lấy chồng lại đông khách khứa đến dự tiệc.

Chỗ người nhà tôi mới biết rằng, sau niềm vui hai ngày cưới, bà chị tôi đang khóc dở, mếu dở. Số tiền mừng đám cưới không đủ chi cho tiền làm cỗ, thiếu gần chục triệu đồng. Với thu nhập hai vợ chồng gần 2 triệu đồng/tháng, lại còn nuôi hai đứa con đi học, không biết bao giờ mới trả hết khoản tiền thiếu nợ này.

Ngoài ra, cuốn sổ ghi tiền mừng cũng là cuốn sổ nợ còn lâu mới trả hết. Tiền mừng ở quê cũng là tiền cho vay đấy thôi, khi nào người ta cưới con lại phải lo mừng trả nợ. Thế là có ngày hai vợ chồng phải nghỉ việc, chia nhau đi dự dăm đám cưới, đám 50 nghìn, đám 100 nghìn... Tính ra cả 300 mâm cỗ cưới ấy gia chủ phải chi cả, chỉ có điều chi trả dần thôi.

Tình trạng như bà chị tôi hiện nay đang khá phổ biến ở quê. Nhà nào cũng ăn hai ngày như thế, cũng đều vài trăm mâm cả.

Đây thực sự là một hủ tục, gây lãng phí rất lớn, nhưng không hề thấy chính quyền có biện pháp ngăn chặn. Chúng ta không duy ý chí như thời chiến tranh, cấm tuyệt đối ăn uống, nhưng cũng cần phải áp dụng nhiều biện pháp tác động để việc tổ chức đám cưới hiện nay tiết kiệm hơn, lành mạnh và phù hợp với điều kiện kinh tế hơn.

Không ít người tâm sự thật là không muốn ăn uống linh đình như vậy nhưng cả làng như thế họ cũng phải theo. Giá như chính quyền có biện pháp nhắc nhở thì hay biết bao...

Đến bao giờ mới lại có thiệp mời đám cưới tiệc trà như ngày xưa nhỉ?!

--> Read more..

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2007

Nhật Bản khác ta những gì?

Nước ta có 83 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, nếu kể cả Việt kiều là 87 triệu người. Theo tài liệu của CIA (www.cia.gov) thì vào tháng 7-2006 dự kiến nước ta có 84 403 000 người! Như vậy chắc chắn không phải là nước nhỏ. Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã đánh bại chiến tranh xâm lược của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Chắc chắn không phải là nước yếu. Thế hệ trẻ Việt Nam vứt vào môi trường Đại học nào ở nước ngoài đều học giỏi và rất nhiều người gốc Việt đang giữ các trọng trách tại các Trung tâm khoa học và công nghệ tiên tiến ở các nước phát triển . Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy.

Nhưng chúng ta là nước nghèo và kém phát triển so với rất nhiều nước trên thế giới. GDP bình quân đầu người chỉ được có khoảng 640 USD (!). Mỗi năm hiện nay bình quân còn phải trả nợ 2 tỷ USD và càng ngày càng nhiều hơn nữa (!)

Do điều kiện công tác tôi có nhiều dịp sang Nhật Bản và lần nào tôi cũng không thể không tự hỏi: Vì sao nước Nhật có thể phát triển nhanh đến như vậy ?

Nước Nhật rộng gần 378 nghìn km2 , không hơn ta bao nhiêu (Việt Nam gần 330 nghìn km2) nhưng Nhật Bản gồm tới khoảng 6800 hòn đảo, trong đó chỉ có 5 đảo lớn, hơn nữa có tới 67% lãnh thổ là...núi! Đất trồng trọt thường xuyên chỉ chiếm 0,9% diện tích (!). Tỷ lệ này ở nước ta là 6,93% (www.cia.gov) .Chúng ta không nghèo vì đất.

Nước Nhật có tới khoảng 80 núi lửa hoạt động (10% tổng số núi lửa hoạt động trên thế giới ). Nhật lại là nước có cấu tạo địa tầng không ổn định nên rất hay động đất. Các trận động đất lớn là: năm 1923 làm khoảng 90 nghìn người chết và 100 nghìn người bị thương, năm 1995 làm chết 6 nghìn người và 40 nghìn người bị thương... Trung bình mỗi năm Nhật có 4 cơn bão đổ vào và có lần sóng thần đổ vào Okushiri đã làm cho 230 người chết và bị thương. Ta không có những hoàn cảnh khó khăn như vậy .

Chữ Nhật khó đọc và khó học vì bên cạnh chữ phiên âm lại còn có tới 5 vạn chữ Hán (Kanji) viết nguyên dạng, mỗi người dân tối thiểu cũng phải thuộc 1945 chữ Hán (!). Lại còn chữ mềm (Hiragana) dùng để ghép âm tiếng Nhật , chữ cứng (Katakana) dùng để phiên âm tiếng nước ngoài. Chữ Quốc ngữ của ta đâu có khó như thế, người dân học 3 tháng đã đủ thoát nạn mù chữ!

Nước Nhật là một quốc gia đất chật, người đông và hầu như có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Dân số Nhật Bản là 127,46 triệu người (2006), đứng hàng thứ 7 trên thế giới , vậy mà vì diện tích nhỏ bé, lại nhiều núi non cho nên tuy theo lý thuyết thì bình quân mật độ dân cư là 335 người/km2 nhưng thực tế các khu dân cư có mật độ dân số rất cao. Người Nhật phải dành một nguồn ngoại tệ rất lớn (năm 2005 là 451,1 tỷ USD f.o.b.) để nhập khẩu nhiên liệu, kim loại, lương thực, thực phẩm... Nước ta có mật độ dân cư thấp hơn nhiều, là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, đứng thứ bậc cao trong xuất khẩu hải sản và nhiều sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, điều, tiêu, cao su...), có nguồn dầu thô , khí thiên nhiên cùng nhiều khoáng sản quý giá khác đang được khai thác và còn có lượng dự trữ không nhỏ.

Nước Nhật phải đối đầu với tình trạng ô nhiễm hết sức nghiêm trọng . Mặc dầu Bộ luật Môi trường công bố năm 1967 đã làm giảm thiểu đi rõ rệt các bệnh có nguồn gốc từ các nhà máy (như bệnh hen suyễn do khí thải của công nghiệp lọc dầu, bệnh Mizumata do ô nhiễm thủy ngân, bệnh Itai-Itai do ô nhiễm cadmium...) nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục được ô nhiễm từ các đám mây quang hóa, từ thủy triều đỏ (do sinh vật phù du phát triển quá mạnh khi tiếp nhận nhiều N và P trong nước thải) dẫn đến làm hạn chế sản lượng hải sản, các ô nhiễm do mưa acid gây thiệt hại cho mùa màng...

Vậy yếu tố nào làm cho nước Nhật nhanh chóng vươn lên từ đống tro tàn sau thế chiến II và hiện đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới? Nhiều người Nhật nói với tôi: nguyên nhân chính là do đạt tới trình độ kỹ thuật cao nhờ trí thông minh và tinh thần lao động cần cù, nghiêm túc. Tôi cũng tin là như vậy.

Trong khi nhiều cường quốc lao vào công cuộc chạy đua vũ trang thì nước Nhật tập trung vào phát triển kinh tế. Độ độc lập ngoại thương (căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng lượng mậu dịch (xuất nhập khẩu) trên tổng thu nhập quốc gia. Chỉ số này năm 1955 đã đạt tới 10%, nhưng từ năm 1955 đã tăng lên đến 20% và từ năm 1958 đến nay luôn giữ được ở mức 22-23%. Không có nước thứ hai nào trên thế giới đạt đến mức tăng trưởng như vậy. Năm 1960 GNP của Nhật chiếm 2,8% tổng sản lượng của thế giới, nhưng đến năm 1980 tỷ lệ này đã tăng lên đến 10,1% .GDP (tính theo PPP) của Nhật năm 2005 là 3 914 nghìn tỷ USD, trong khi GDP (tính theo PPP) của nước ta năm 2005 là 253,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật (f.o.b.)năm 2005 là 550,5 tỷ USD, trong khi của Việt Nam (f.o.b.)năm 2005 là 32,23 tỷ USD (www.cia.gov) . Con đường công nghiệp hóa của Nhật phản ảnh rõ nét trong việc thu hẹp lại tỷ lệ nông dân. Nếu như năm 1960 còn có 26,8% dân số thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp thì đến năm 1992 tỷ lệ này chỉ còn 5,5%. Diện tích canh tác thu hẹp lại rất nhiều nhưng nhờ có cải tiến kỹ thuật mà năng suất nông nghiệp lại tăng rất nhanh. Dù sao thì nước Nhật đã chọn con đường không cần tự túc lương thực , thực phẩm mà đầu tư vào các ngành công nghiệp, trong đó có Công nghệ sinh học. Tôi không chỉ được đến làm việc tại những trung tâm CNSH cấp quốc gia hết sức hiện đại như NITE, RIKEN...mà còn vô cùng ngạc nhiên khi tiếp cận với các trung tâm CNSH dược phẩm của tư nhân với quy mô đầu tư và hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Sản phẩm nông nghiệp dùng làm nguyên liệu để lên men các chủng vi sinh vật mang gen tái tổ hợp nhằm chế tạo ra dược phẩm thì giá trị tăng lên không hiểu là hàng nghìn hay hàng vạn lần? Chắc là còn cao hơn nữa rất nhiều (!)

Có thể nói dân chúng Nhật có cuộc sống rất sung túc khi GDP bình quân tính theo đầu người đã đạt đến 30 700 USD (2005) đứng thứ nhì thế giới. Tuổi thọ bình quân cuỉa người Nhật đứng vào hàng cao nhất thế giới (sau 60 năm mà tuổi thọ bình quân cả nam lẫn nữ đều tăng thêm ...30 tuổi (!).Tuổi thọ bình quân hiện nay với nam là 77,96, với nữ là 84,7 (2006)

Sự tiến triển vượt bậc về trình độ khoa học và công nghệ không thể tách rời với các thành tựu về giáo dục. Giáo dục bắt buộc với bậc Tiểu học (6 năm) và Cấp II- gọi là Trung học (3 năm). Có thể học tiếp lên cấp III- gọi là Cao học (3 năm) hoặc vào thẳng các Trường chuyên nghiệp (5 năm). Gần 100% học sinh Nhật học tiếp cấp III sau đó nếu muốn chuyển sang Trường chuyên nghiệp chỉ cần học thêm 2 năm. Bậc học sau cấp III là Đại học (thường là 4 năm nhưng có trường chỉ 2 năm), bậc học mà ta gọi là Cao học thì Nhật gọi là Tu học. Sau bậc Thạc sĩ là bậc Tiến sĩ với trình độ tương đương với đẳng cấp quốc tế. Còn có các Trường dạy nghề (chỉ học 1 năm) và các Trường đặc biệt dành cho người khuyết tật. Ai cũng được học hành nhưng không phải ai cũng đổ xô vào việc có bằng được mảnh bằng Đại học. Có khoảng 48-50% học sinh cấp III vào học các Trường Đại học. Số còn lại chuyển sang học nghề và có tiền đồ cũng rất sáng sủa. Đã thi đỗ vào Đại học thi hầu như không có sinh viên nào không tốt nghiệp. Điều kiện nghiên cứu khoa học của thầy và trò ở các Trường Đại học là rất tốt.

Sự phát triển của giáo dục và khoa học- công nghệ ở Nhật được phản ánh một phần trên các giải Nobel. Có thể kể đến các giải Nobel dành cho các nhà khoa học Nhật Bản như Yukawa Hideki (Vật lý, 1949), Tomonaga Shin’ichiro (Vật lý, 1965), Esaki Reona (Vật lý,1973), Fukui Ken’Ichi (Hóa học, 1981), Tonegawa Susumu (Y học, 1987), Shirakawa Hideki (Hóa học, 2000), Noyori Ryoji (Hóa học, 2001), Masatoshi Koshiba (Vật lý, 2002), Koichi Tanaka (Hóa học, 2002). Trong Văn học có Kawabata Yasunari (1968), Oe Kenzaburo (1994). Ngoài ra còn có Nobel Hòa bình dành cho Thủ tướng Sato Eisaku (1974)...

Người Nhật chủ yếu làm việc trong các Công ty tư nhân. các Công ty này có truyền thống là tuyển dụng suốt đời và tạo được tâm lý Công ty là nhà của mình. Người Nhật nổi tiếng là làm việc nhiều . Tuy theo Luật lao động quy định mỗi tuần chỉ làm 5 ngày, mỗi ngày làm 8 tiếng nhưng giờ lao động ở Nhật thật sự là những giờ lao động nghiêm túc với kỷ luật rất tự giác.

Quan sát xã hội Nhật Bản, dù không được sâu sắc, nhưng theo tôi điều đáng học là việc tạo được điều kiện cho mọi người phát huy được hết năng lực của mình. Không có chuyện tiền lương không đủ sống nên đầu óc không tập trung hết mình vào trách nhiệm được giao như chuyện rất phổ biến ở nước ta. Tiền lương và tiền thưởng vừa theo thâm niên vừa theo năng lực và hiệu quả. Điều ấy làm cho ai nấy đều thấy cần gắn mình vào với Công ty hay đơn vị công tác và luôn tìm cách để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc được giao. Quản lý tài chính không quá phức tạp .Hầu như mọi thứ cần mua đều có ở các siêu thị (và các cửa hàng nhỏ phục vụ suốt ngày đêm). Tiêu pha chủ yếu bằng thẻ tín dụng, mua gì cũng được tính tiền (và thuế) qua máy tính nên khó có thể gian lận thương mại . Các cửa hàng khác hầu như chỉ là cửa hàng ăn và may mặc (vì ý thích của mọi người quá đa dạng).

Điều dễ thấy là lương công chức rất cao vì bộ máy hành chính rất gọn nhẹ. Một nước phát triển và đông dân như nước Nhật Bản mà chỉ có 9 bộ (!): bộ Tư pháp, bộ Ngoại giao, bộ Tài chính, bộ Giáo dục-Văn hóa-Khoa học (!), bộ Y tế- Phúc lợi, bộ Nông- lâm- ngư nghiệp, bộ Công nghiệp - Thương mại, bộ Quốc thổ-Giao thông, bộ Môi trường. Ngoài ra Thủ tướng chỉ còn bổ nhiệm thêm Bộ trưởng Tổng vụ, Bộ trưởng Ngân hàng, Trưởng ban Tổ chức Chính phủ, Chủ tịch Uy ban Công an quốc gia ,Tổng tư lệnh Cục phòng vệ, Cục trưởng cục Khoa học -Kỹ thuật, Cục trưởng cục Kinh tế -Tài chính, Cục trưởng cục Cải cách hành chính.

Tôi đã có dịp giao thiệp với người phụ trách lĩnh vực Công nghệ sinh học trong Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản. Tôi không ngờ được ở vị trí quan trọng như vậy mà lại là một người còn rất trẻ, và tất nhiên là rất thạo chuyên môn. Làm việc với chuyên gia Nhật Bản phải theo một lịch trình chính xác hết sức về giờ giấc và thường với cường độ khá căng thẳng. Hiệu quả cao của công việc tất yếu phải lĩnh lương cao. Nhiều người cho rằng nước ta hiện nay có tình trạng không làm việc thật sự nên không có lương thật sự. Tôi nghĩ rằng muốn có lương thật sự thì phải rà soát lại từng cương vị và trách nhiệm công tác của mỗi người để không phải gánh mãi một biên chế quá khổng lồ và rất kém hiệu quả như hiện nay. Nghe nói ngày xưa ở nước ta bình quân 3000 người mới có một người ăn cơm Vua (!). Nếu theo tỷ lệ này thì nhẽ ra hiện nay số người ăn lương của Chính phủ không được quá 28 000 người (!). Không hiểu số người thuộc biên chế ăn lương của ngân sách trong cả nước hiện nay là gấp bao nhiêu lần so với con số này? Số người hưởng lương và phụ cấp ngay ở một xã hiện nay cũng thường không dưới vài chục người (!), hiện nay cấp Thôn cũng đang đòi hỏi phải có lương hay phụ cấp cho cán bộ. Số tiền cho từng người thực tế chả đáng là bao, nhưng cộng lại tất cả xã, phường, thôn buôn thì số tiền lại là hết sức lớn.

Người ta đã tổng kết: Muốn làm giàu trước hết phải làm đường. Giao thông ở Nhật phát triển ở mức độ rất cao nên đã góp phần rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Nhật Bản hiện có 173 sân bay, 23 577 km đường sắt (trong đó có 16 519km đường dành cho xe chạy bằng điện), 1 177 278 km đường bộ, đường thủy với 683 tầu biển (1000 GRT hay lớn hơn nữa) và rất nhiều tầu nhỏ hơn. Việt Nam có 23 sân bay nhưng chỉ có 2 sân bay quốc tế, chỉ mới có 2 600 km đường sắt (chưa có đường sắt cao tốc và chưa có đường tàu điện ngầm), 215 628 km đường bộ (chưa có đường cao tốc theo đúng nghĩa).

Chúng ta đã xem phim Oshin và thấy rõ sau chiến thanh thế giới (1945) nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá kiệt quệ đến mức nào. Vậy mà chỉ đến năm 1954 kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và sau đó là thời kỳ phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tuy tốc độ phát triển có chậm hơn nhưng mọi mặt kinh tế- công nghiệp- tài chính- thương mại- dịch vụ- khoa học- kỹ thuật đều được đánh giá là ở mức đứng thứ nhì trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ) và với dự trữ ngoại tệ đứng vào hàng đầu thế giới. Ngày xưa Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã chủ trương phong trào Đông Du- hướng tới Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm. Ngày nay với xu thế hội nhập thế giới nhẽ nào chúng ta không bình tĩnh và khiêm tốn nhìn lại những bài học kinh nghiệm mà Nhật Bản đã thu được trong 60 năm qua. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn, với điều kiện địa lý ít thiên tai bất khả kháng (núi lửa, động đất), với bản chất của một dân tộc không thua kém gì về trí tuệ, về tính cần cù lao động và chịu thương , chịu khó...chúng ta nhẽ nào không thể không có được những bước tiến nhảy vọt nếu như chúng ta biết đi ngay vào các mũi nhọn của khoa học và công nghệ , biết thực hiện cải cách hành chính để phát huy cao nhất tiềm lực của thiên nhiên và năng lực của toàn dân tộc?

Mong sao có một cuộc thảo luận hết sức dân chủ và thẳng thắn: Chúng ta thua kém Nhật Bản ở những mặt nào và vì lý do gì? TS.GS NGUYỄN LÂN DŨNG

--> Read more..

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2007

Nhà đẹp, nhà xấu...

Cầm mấy cuốn tạp chí “Nhà đẹp” trên tay, ông hàng xóm nhà tôi nhận xét: Nhìn trong tạp chí này tôi thấy nhà nào cũng đẹp, nhưng ở ngoài đời thì tôi chả thấy mấy nhà đẹp. Đường phố thì lô nhô, cái cao, cái thấp. Đến địa phương nào cũng thấy một kiểu kiến trúc như nhau. Ở trong Nam chả khác gì ngoài Bắc, miền biển chả khác gì miền núi.

-Bác muốn xem đặc trưng từng vùng thì phải vào các khu phố cổ. Chứ còn mới xây thì đâu chả thế. Chủ yếu là nhà ống, cầu thang giữa, và vài ba kiểu mặt tiền lặp đi lặp lại...

-Không có quy định nào cho nó đẹp cảnh quan hơn được sao chú?

-Có quy định nhưng cũng chung chung thôi, còn tiền túi của dân họ muốn làm thế nào thì làm chứ.

-Gay nhỉ? Thế thì các công sở, tiền nhà nước thì chắc là làm được đẹp nhỉ?

- Thế nào là đẹp cũng khó lắm bác ơi.

-Khó là khó thế nào, chúng ta có đội ngũ kiến trúc sư hùng hậu để sáng tạo và đưa chuẩn mực về cái đẹp trong kiến trúc chứ.

-Đúng mà cũng không đúng. Vì người nắm túi tiền mới có quyền quyết định. Chả thế tại hội thảo "Những biểu hiện hình thức chủ nghĩa trong kiến trúc công sở thời kỳ đổi mới" vừa qua, Viện Kiến trúc đã công bố kết quả khảo sát tại 7 tỉnh, thành phố phía Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Yên Bái). Theo đó, có gần 70% kiến trúc công sở vừa mới xây đã trở nên lỗi thời.

- Đúng thật! Đi qua những đô thị tràn ngập những toà nhà nhại kiểu Pháp, nhưng ngô nghê, vụng về mà thấy xót tiền dân. Trụ sở UBND tỉnh Bắc Ninh mới xây năm ngoái nhưng người ta tưởng là công trình được xây dựng từ hàng trăm năm trước (ảnh) Chắc họ thích giả cổ kiểu Đồng Kỵ.

-Mà chả riêng Bắc Ninh, các kiến trúc sư cho hay trụ sở UBND tỉnh Hà Nam có những hàng cột rất cổ, thể hiện sự phô trương, nhưng cầu thang lại có lan can inox.

- Như mặc comple mà đi guốc mộc ấy nhỉ?

- Trụ sở UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng chắp vá những hàng cột Hy La. Công trình của Sở Thể dục - Thể thao tỉnh Vĩnh Phúc cũng giống lâu đài...

- Các kiến trúc sư thời Pháp khi xây dựng các công trình ở ta đã khai thác những tinh hoa trong kiến trúc đình chùa để có một công trình hài hoà, tiêu biểu như công trình Bộ Ngoại giao và nhất là Viện Viễn đông bác cổ (Hà Nội) ...Bây giờ đến thời của ta thì lại làm ngược lại mấy ông kiến trúc sư thực dân là sao nhỉ?!

- Do trình độ nhận thức bác ạ.

- Nhận thức kém thì cải tạo xây dựng mới làm gì nhiều? Do nhạn thức và cũng do nhiều cái nhiều cái khác chú ạ...Ai cũng thích công trình to, hoành tráng và tốn kém.

-Bác thông cảm thời buổi làm ăn mà lỵ...
--> Read more..

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2007

Bức thư gửi thầy Hiệu trưởng của Abraham Lincoln

Kính tặng các thầy cô,
Lá thư TT Abraham Lincoln gởi thày Hiệu trưởng ngôi trường mà con vị TT này theo học do tmaiduongthi dịch.


Kính thưa thầy,

Tôi biết rằng, không phải tất cả mọi người đều công bằng và chính trực, nhưng xin thày hãy dạy cho con tôi rằng đâu đó có những tên vô lại thì lại xuất hiện những vị anh hùng, nơi đâu có những chính khách vì quyền lợi riêng, nơi đó sẽ có những nhà lãnh đạo đầy tâm huyết.

Xin thày hãy dạy cho con tôi, cứ mỗi kẻ đối nghịch ta phải đương đầu lại có những người đáng để ta kết bạn.

Tôi vẫn biết, bài học nào cũng phải tốn thời gian, nhưng xin thày hãy dạy cho con tôi rằng một đồng ta bỏ sức sẽ giá trị hơn cả năm đồng ta nhặt được.

Xin thày hãy dạy con tôi bài học những khi thất bại và niềm vui trong những chiến thắng vinh quang.

Xin thày hãy dạy cho con tôi tránh xa đố kỵ, nhận biết sự kỳ diệu của những chiến thắng lặng thầm. Xin thày hãy dạy cho con tôi rằng những kẻ chuyên đi ức hiếp người lại là những kẻ dễ dàng hèn hạ.

Xin thày hãy dạy cho con tôi, những diệu kỳ trong trang sách, rằng hãy lặng lẽ suy tư về những huyền bí vĩnh hằng của những cánh chim dưới bầu trời , của ong bướm dập dờn dưới ánh mặt trời trên sườn đồi xanh ngắt đầy hoa.

Hãy dạy cho con tôi, biết ngã xuống trong danh dự còn hơn vinh quang trong lừa dối. Xin thày hãy dạy cho con tôi biết bảo vệ chính kiến của mình, dù biết rằng nhiều người phản đối.
Xin thày hãy dạy cho con tôi biết hòa nhã với những người đáng kính và cương cường đối với kẻ bất nhân.

Xin thày hãy dạy cho con tôi sức mạnh của niềm tin mà không chạy theo phường xu nịnh.

Xin thày hãy dạy cho con tôi biết gạn đục khơi trong khi lắng nghe ý kiến mọi người.

Xin thày hãy dạy cho con tôi cất tiếng cười trong những khi buồn bã và không ngại ngần khi đối mặt với những giọt nước mắt của mình.

Xin thày hãy dạy cho con tôi biết lánh xa những lời đường mật, biết tự cường trong những lúc bi quan.

Xin thày hãy dạy cho con tôi mang hết tinh thần và sức mạnh với trọn khối óc và trái tim để làm nên những việc phi thường nhất.
Xin thày hãy dạy cho con tôi vững tay chèo lái trước bão tố đám đông.

Chỉ có sắt tôi trong lửa đỏ mới trở thành thép cứng ngày mai, xin thày đừng nuông chiều mà hãy đối xử nhẹ nhàng với con tôi. Xin thày hãy giúp cho con tôi lòng can đảm để đương đầu với những khó khăn và kiên tâm đối với dũng cảm của mình.
Xin thày hãy dạy cho con tôi biết phụng sự lương tâm của mình và sau này là lương tâm nhân lọai.

Đây quả là niềm mong mỏi quá lớn, nhưng tôi xin đặt trọn niềm tin nơi thày. Tốt lành thay cho đứa con bé bỏng của tôi.

Abraham Lincoln

tmaiduongthi dịch


TB
(i) TT Abraham Lincoln là người khởi xướng chống lại việc mở rộng chế độ nô lệ và cũng là người chấm dứt chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ, cũng chính ông là người lãnh đạo đất nước trong thời gian xẩy ra nội chiến giữa hai mìền Nam Bắc. Do vậy, tuy là thơ gởi cho thầy hiệu trưởng nhưng ta thấy phảng phất các tâm tư, các quan điểm sống trong bối cảnh lịch sử nước Mỹ thời bấy giờ.
(ii) Xin lưu ý một điều, nhà trường mặc nhiên là nơi trang bị kiến thức cho học sinh, cho nên không thấy làm lạ khi vị TT đáng kính này chỉ yêu cầu các thày cô dạy con mình thành người trong tòan bộ lá thư.
(iii) Các nhận định nêu trên chỉ là ý kiến cá nhân, chưa biết đúng sai, mong các bạn chỉ giáo. Vì nếu biết được hòan cảnh ra đời bức thư này sẽ giúp ta phần nào hiễu rõ hơn ý tứ của tác giả muốn gởi gắm.

--> Read more..

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2007

Quốc hội và chuyện nói thật

Đại biểu Dương Trung Quốc: "Tôi biết Bộ trưởng không thể nói khác đi"

Trả lời phỏng vấn của VNN sau khi kết thúc mấy ngày chất vấn, ông Dương Trung Quốc nói:
Tôi cũng hoàn toàn chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Nội vụ khi tôi hỏi về vấn đề tuyển dụng người ngoài Đảng vào vị trí lãnh đạo. Bởi vì Bộ trưởng cũng không thể nói khác đi được. Tất nhiên tôi vẫn có thể tranh luận lại là nếu nói như Bộ trưởng là Chính phủ đã chủ trương tất cả những ai có tài có sức đều có thể tham gia quản lý Nhà nước.

Nhìn vào thực trạng hiện nay, người ngoài Đảng chiếm hơn 90% vì 85 triệu dân mới có 3 triệu đảng viên thì với tỷ lệ người ngoài Đảng làm quản lý hiện nay sẽ cho thấy những người ngoài Đảng đều ít người đủ năng lực phẩm chất.

Nhưng tôi đã không hỏi tiếp là vì biết cơ chế của chúng ta là như thế. Nhưng tôi tin chắc đại biểu ai cũng hiểu, vì nó có thực. Và thực trạng này cũng không thể kéo dài mãi.

Dù biết không nhận được câu trả lời nào khác nhưng tôi vẫn chất vấn Bộ trưởng bởi vì chất vấn là gì, là để nhận ra một thực trạng và tìm ra một giải pháp. Tôi chia sẻ với Chánh án Toà án Nhân dân Nguyễn Văn Hiện (với câu nói Không đủ thẩm phán, tòa án phải vơ vét. PV) vì ông ấy đã nói ra được một thực trạng. Không vòng vo tam quốc nhận lỗi này kia.

Câu chuyện của ông Dương Trung Quốc gợi nhớ đến một số thông tin. Trước đây, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã từng phát biểu, Bộ trưởng có thể không đảng viên. Tiếc là lời phát biểu đó chưa biến thành chủ trương cụ thể. Mới đây, Trung Quốc đã có Bộ trưởng đầu tiên là người ngoài đảng.

Sau Cách mạng Tháng Tám, nước VNDCCH đã kêu gọi được các vị nhân sĩ, trí thức ngoài đảng tham gia như cụ Phan Kế Toại, cụ Nguyễn Văn Tố, cụ Bùi Bằng Đoàn, cụ Vũ Đình Hoè... được các nhà tư sản ủng hộ. Sau đó, họ lại tiếp tục tham gia, ủng hộ kháng chiến và có những đóng góp lớn lao. Tiếc là giữ thời buổi yên bình này, truyền thống tốt đẹp đó đã không được phát huy.

Lại nhớ chuyện nguyên Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Hiện đã "vụng về" nói ra một sự thật. Giá như ông "khôn ngoan, khéo léo" hơn nhỉ?

Câu nói "thuốc đắng dã tật- sự thật mất lòng" quả là đúng. Biết sự thật rồi có chữa được tật không lại là câu chuyện dài. Câu chuyện ấy cũng lại bắt đầu từ công tác nhân sự.

--> Read more..

"Chia tay Nk Vàng Anh" làm phiền Thủ tướng

Ngay sau scandal clip sex của diễn viên đóng vai Vàng Anh, Đài THVN đã tổ chức chương trình chia tay Nhật Ký Vàng Anh gây ra nhiều phản ứng trong dư luận. Nhiều bài báo và nhiều trang blog đã phê phán mạnh mẽ, với những phân tích sâu sắc ở nhiều khía cạnh.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phê bình nghiêm khắc lãnh đạo Đài THVN về vụ việc này.

Hoàng Thuỳ Linh trong buổi ghi hình ngày 15.10.2007

Ngày 15/11/2007, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp chỉ đạo xử lý việc phát sóng chương trình chia tay Nhật ký Vàng Anh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến đã trình bày báo cáo kiểm điểm khá thẳng thắn về trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc phát sóng chương trình chia tay Nhật ký Vàng Anh vào lúc 22h ngày15/10/2007.

Sau khi nghe bản báo cáo, tham khảo nhiều ý kiến các đại biểu trong cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:

1. Báo cáo kiểm điểm của Đài Truyền hình Việt Nam là nghiêm túc, thẳng thắn, đã nhận rõ những thiếu sót và trách nhiệm của lãnh đạo Đài và các đơn vị, cá nhân có liên quan.

Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam đã cho phát sóng chương trình chia tay Nhật ký Vàng Anh không có tác dụng giáo dục, gây phản ứng trong xã hội, làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Đài truyền hình quốc gia.

Chương trình chia tay NKVA gây khá nhiều phản ứng trong dư luận

2. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng giao Tổng Giám đốc Đài Truyền trình Việt Nam:

+ Xem xét, có hình thức xử lý nghiêm đối với các tập thể và cá nhân có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, thực hiện chương trình kết thúc Nhật ký Vàng Anh.

+ Khẩn trương hoàn chỉnh Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài; bổ sung, hoàn thiện quy chế và xác định rõ chế độ trách nhiệm trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Đài; kiên quyết không để xảy ra những sai sót tương tự, làm ảnh hưởng không tốt đến vị thế và uy tín của Đài Truyền hình Việt Nam…

Như vậy, những điều dư luận quan tâm đã phải phiền đến Thủ tướng Chính phủ bỏ thời gian vàng bạc ra họp và chỉ đạo, mới được xử lý. Nếu như sau những bài báo đó, ĐTHVN nhận ra sai lầm, có thái độ ứng xử phù hợp thì vụ việc không đến nỗi động đến "thiên đình" như hôm nay.

Những việc như thế này lẽ ra không phải phiền đến Thủ tướng. Thủ tướng còn quá nhiều việc đại sự, đối nội, đối ngoại, từ lũ lụt miền Trung, đến dịch bệnh và nhiều vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh. Mới đây, vụ cô gái tố cáo bị hành hạ hơn 10 năm, Thủ tướng cũng phải quan tâm chỉ đạo.

Nếu như ta có chế tài xử lý nghiêm khắc những cán bộ, nhưng cấp chính quyền không làm tròn phận sự, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm thì bộ máy nhà nươc đã hiệu quả hơn rất nhiều, không có tình trạng vượt cấp tràn lan như hiện nay.

Mà thôi, nói chuyện "nếu như" làm gì nhỉ?!

--> Read more..

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2007

Những câu hỏi lớn về vụ tra tấn học sinh

Dư luận những ngày này xôn xao về vụ bốn em Trường THCS Trần Phú (cư xá Bắc Hải, P.15, Q.10. TP.HCM) sau khi bị áp giải về trụ sở Ban chỉ huy quân sự phường đã lần lượt bị lột hết quần áo, bịt mắt, còng tay. Tiếp đó là một trận nhục hình với cơn mưa nắm đấm, cú đá chí mạng khắp cơ thể...

Trong bốn học sinh bị nạn đó có Zamath- một học sinh người gốc Malaysia, quốc tịch VN. Theo Zamath , sau những đòn tra tấn, một dân quân cởi khăn bịt mắt, tháo còng cho Zamath rồi gí súng vào đầu dọa bắn nếu không chịu khai. Thấy em vẫn "ngoan cố", một dân quân móc ra một viên đạn gí vào ngực Zamath, tay kia cầm búa gõ vào đít viên đạn đe "nếu không chịu khai sẽ đập cho viên đạn nổ xuyên qua tim".

Người trực tiếp giao các em học sinh cho dân quân là ông Đặng Đình Học, hiệu phó Trường THCS Trần Phú. Lý do được giải thích là các em này hay đánh nhau. Ông Học đã không tìm hiểu hoặc giao cho giám thị xác minh mà vội vàng "hợp đồng" với phường đội để xử lý học sinh của mình.

Không ai nghe tin này không đau lòng và lo ngại cho cách hành xử kiểu bất chấp pháp luật và đạo lý xuất hiện công khai ở nhà trường và lực lượng quân sự địa phương như vậy.

Vấn đề đặt ra là thẩm quyền và trách nhiệm của các Phường đội hiện nay như thế nào? Tư cách và trình độ hiểu biết pháp luật của những cán bộ , dân quân này ra sao? Vụ việc cho thấy họ hành xử như xã hội đen, có nhiều dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, làm nhục người khác và đe doạ giết người. Vụ việc chắc chắn sẽ được khởi tố điều tra để xử lý nghiêm khắc, nhưng vấn đề chấn chỉnh các đơn vị quân sự kiểu này được đặt ra một cách cấp bách.

Vấn đề thứ hai là báo động về tư cách, năng lực của một bộ phận giáo viên hiện nay. Trong vụ này ông Hiệu phó đã ứng xử một cách phi giáo dục và thiếu hiểu biết pháp luật, coi thường những học sinh thân yêu của mình. Chúng tôi cho rằng, ông ta không xứng đáng làm giáo viên nữa.

Trở lại những vụ việc buồn lòng như bắt học trò liếm ghế, sai học trò tát bạn, bắt học trò cởi truồng để làm nhục trước lớp...xảy ra gần đây, chúng tôi cho rằng hiểu biết pháp luật và kỹ năng giáo dục của một bộ phận giáo viên hiện nay đáng báo động. Vấn đề này phải Bộ GD-ĐT mới giải quyết nổi...

Vụ việc quả là món quà đắng ngắt đối với ngành giáo dục khi mà Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 đang đến gần...

--> Read more..

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2007

Nói thật với nàng đến đâu ?!

Những ký ức không thể nào quên, có nên chia sẻ cùng cô ấy? Những dĩ vãng cuộc tình, có nên “khai” khi cô ấy “lấy cung”? Askmen sẽ cho bạn câu trả lời để cùng tham khảo.Quãng đời đã qua - chia sẻ để càng

gắn kết .

Tất nhiên những kỷ niệm đẹp của quá khứ là điều nên chia sẻ cùng cô ấy. Qua đó, cô ấy sẽ hiểu về con người của bạn hơn.
Tuy nhiên, có những điều bạn nghĩ là không nên nói cho cô ấy nhưng thực tế thì không cần thiết phải che dấu như vậy. Có thể trong quá khứ bạn đã trải qua những giai đoạn khó khăn của cuộc đời. Bạn đã phải đấu tranh để vượt qua một cách vất vả. Nếu bạn kể cho cô ấy biết, cô ấy càng khâm phục và tự hào khi có một người đàn ông từng trải ở bên.
Có đôi lúc cô ấy thắc mắc vì sao bạn tỏ ra trân trọng những đồng tiền đến thế, phải chăng đây là một con nguồi trọng tiền bạc. Nhưng nếu như bạn kể về những tháng ngày đói khổ trong cuộc sống trước đây thì cô ấy sẽ hiểu ra tất cả.
Quá khứ phản ánh một phần con người hiện tại của bạn. Cho nên, chia sẻ một phần quá khứ là cách để bạn và người yêu hiểu và gắn bó với nhau hơn.
Những cuộc tình cũ - giữ lại để giảm rủi ro.
Chắc chắn trong một vài thời điểm, cô ấy sẽ hỏi về người yêu cũ của bạn. Có thể bạn đã từng có một mối tình sâu sắc trong khoảng thời gian dài với một người nào đó. Rồi phải
khó khăn mới quên được mối tình tan vỡ ấy,… Đây là những thông tin chỉ có thể kể với bạn bè mà thôi. Tuyệt đối, trong bất kỳ tình huống nào cũng không được tiết lộ cho cô ấy. Dẫu rộng lượng thế nào cô ấy cũng suy nghĩ và so sánh với mình.
Những thành tích đáng nể trên chốn
tình trường trước đây của bạn cũng không thể là điều tích cực để đem ra khoe với cô ấy. Khi biết được những thành tích ấy, hình ảnh của bạn có thể sẽ được bổ sung thêm vài đặc điểm như đa tình, đào hoa, háo sắc. Và đây là cơ sở để làm cho khả năng ghen tuông của cô ấy càng ngày càng cao.
Bạn không thể tránh những câu hỏi kiểu này. Tuy nhiên, khi dược hỏi, bạn không nên vội trả lời ngay. Trước hết, dùng kế hoãn binh, rồi ậm ờ cho qua chuyện. Nếu nhất thiết phải trả lời thì bạn chỉ nên trả lời qua loa. Bạn nên nhấn mạnh vào cảm xúc hiện tại và những suy nghĩ về tương lai của bạn. Bạn cũng có thể đánh lạc hướng cô ấy bằng cách nhìn xa xăm và nói những câu… triết lý; đại loại như: “Mấy cuộc tình ở cái thuở non nớt ấy rồi cũng trôi mau. Anh nghiệm ra chỉ có tình yêu nào gắn bó trên cơ sở hiểu nhau và chia sẻ thì mới còn lại mãi ”,… Bạn nói và bất chợt hướng đôi mắt sâu lắng vào cô ấy để cô ấy hiểu bạn chỉ quan tâm đến người hiện tại mà thôi. Nói chung là có rất nhiều cách để bạn vượt qua thử thách này một cách dễ dàng và có thể cũng rất ngoạn mục.
La Giang - Theo Askmen
--> Read more..

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2007

Làm thế nào để chia tay?!

Thường thì người ta chỉ hướng dẫn cách bảo vệ tình yêu nhưng trong bài viết này, sẽ là điều ngược lại nếu như các chàng các ông muốn kết thúc một chuyện tình đã không còn chút tình cảm nào. Bởi nếu cứ cố níu giữ một quan hệ chẳng còn cảm xúc yêu đương sẽ mệt mỏi cho cả hai. Dưới đây là vài điều cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng”.

Chia tay…một lần và mãi mãi


Nếu bạn

tuyên bố chia tay để rồi lại làm lành 1 tuần sau đó, bạn đã tạo ra một tiền lệ xấu: bạn sẽ không bao giờ có thể dứt bỏ được nàng. Nếu thực sự muốn chia tay, hãy cân nhắc thật kỹ và cư xử như một người đàn ông, đừng hối tiếc quyết định của mình và thay đổi nó chỉ vài ngày sau đó.


Giải thích rõ ràng rằng
bạn không yêu cô ấy nữa


Phải đảm bảo rằng bạn đã làm cho cô ấy hiểu vì sao mọi chuyện lại chấm dứt và vì sao bạn không muốn quay lại. Biết chắc rằng không còn được bạn yêu nữa đã là quá sức chịu đựng đối với những người phụ nữ có tự trọng. Chỉ cần làm được điều này, bạn sẽ “cắt đuôi” dễ dàng hơn nhiều đấy.


Đừng

ve vãn cô ấy nữa


Các cô gái thường cho rằng tất cả mọi người đàn ông đều muốn trở thành bạn trai của nàng. Thế thì bạn dại gì đổ dầu vào lửa bằng những cử chỉ quá mức thân tình khi đã chia tay. Giữ khoảng cách cần thiết và thậm chí đừng thả lỏng mình kể cả khi cô ấy đã có những tín hiệu mời gọi rõ ràng. Đừng dại dột như thế.


Hẹn hò với một cô gái khác


Không nên gặp gỡ một cô gái chỉ để làm đau lòng một cô gái khác, nhất là khi bạn đang chán ngấy những chuyện yêu đương. Nhưng nếu có một ai đó làm bạn xao xuyến thì tại sao lại không nhỉ? Bạn hoàn toàn thoải mái hẹn hò với một cô gái khác khi đã chính thức chia tay với người yêu cũ cơ mà.


Đừng lờ đờ nửa đục nửa trong


Nếu không muốn tiếp tục với cô ấy nữa, hãy xác định chuyện đó thật rõ ràng, với cả cô ấy và chính bạn. Các cô gái rất thù ghét những anh chàng thích đùa cợt với tình cảm của họ. Cho dù không còn yêu nhau, bạn cũng muốn cô ấy dành lại cho mình một chút tôn trọng chứ?


Không gặp gỡ cô ấy ở những chốn riêng tư, đặc biệt là phòng ngủ


Chúng tôi không thể không nhấn mạnh điều này vì nhiều anh chàng đã mắc sai lầm mặc dù đã rất cảnh giác. Cho dù cô ấy có nói gì, có làm gì để kích thích bạn,

không được phép yếu lòng, bằng mọi giá phải tránh được chuyện này .

Theo Đàn Ông

--> Read more..

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2007

Đàn ông Ghen

Đánh ghen là chuyện đàn bà. Ghen mà không (dám) đánh mới là đàn ông”. Nói cho oai phong vậy, chứ một khi đã yêu và đã ghen, hiếm có quý ông nào để ý đến giới tính của mình để tìm cách ghen cho thật là nam tính. Tuy nhiên, ghen kiểu các ông cũng có nhiều chiêu đáng cho chị em... học hỏi.

Ghen “ẩn dụ”


Tinh tế và... khó hiểu nhất là kiểu ghen “kín đáo” này. Đối tượng có thể gửi một tin nhắn bâng quơ trong điện thoại của nàng người yêu khả nghi, kiểu như: “Em à, dừng lại là một nghệ thuật. Anh nói vậy em hiểu không?” (hiểu... chết liền!). T., một chuyên gia sử dụng “biện pháp tu từ” trong khi ghen, còn ẩn dụ hơn nữa. Khó chịu vì cứ nhìn thấy người yêu suốt ngày chat với mấy tay đồng nghiệp nam trong cơ quan, T. quyết định kể nàng nghe một câu chuyện cổ tích tự biên. Chuyện rằng ngày xửa ngày xưa, phú ông nọ có ba cô con gái, trong đó cô Út suốt ngày thích chơi bắn bi, rượt bắt với mấy thằng nhóc cùng xóm. Kết thúc truyện: hai cô chị đều có chồng, còn cô Út đến giờ vẫn ế vì... không anh nào thích lấy một cô nàng khoái chơi với con trai!
Nếu bạn xử lý cơn ghen giông giống với anh chàng vừa kể, hẳn là bạn yêu thích thể loại ghen “ẩn dụ”. Ưu điểm của thể loại ghen này là lỡ có... ghen lộn cũng đỡ quê, vì vốn cái sự ghen này rất lòng vòng và thường không bao giờ lộ liễu đến mức làm người sử dụng quê độ. Tuy nhiên, khuyết điểm của nó là có thể người “được” ghen không bao giờ hiểu bạn muốn gì, tệ hơn là nàng tưởng bạn... mua vui cho nàng bằng một câu chuyện nhí nhảnh con cá cảnh. Như cô người yêu của T., sau khi nghe bạn trai kể xong câu chuyện, nàng hì hì phán: “Đúng là chuyện cổ tích! Bây giờ còn thằng cha nào phong kiến dữ dzậy!”.


Ghen kiểu “thương tích đầy mình”


Bài viết này chỉ đề cập đến các kiểu “ghen mà không (dám) đánh”, nên hẳn nhiên, người chịu thương tích đầy mình chính là các ông đi ghen. Trường phái này còn được gọi là ghen “khổ nhục kế”. Đối tượng có thể bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ chơi game hay nghiêm trọng hơn, “dằn mặt” phe kia bằng cách chạy xe lạng quạng đâm cột điện, ngã cầu thang mẻ trán hoặc leo cây té lộn cổ..., nói chung là bất cứ hình thức gì giúp đưa chàng đến tình trạng nằm một chỗ. Thế là đương sự có một cái cớ hoành tráng để “kết tội” đối phương: “Tại vì anh thấy em đi chơi (đi ăn, đi cà phê...) với người ta, anh buồn, anh không thiết sống, anh gây tai nạn...”.

Ghen kiểu này rất dễ đạt được mục đích vẻ vang, vì phái nữ vốn dễ mềm lòng, hay nhẹ dạ và luôn luôn (tự hào) nghĩ mình là nguyên nhân của mọi bi kịch. Nàng sẽ ân hận ngoan ngoãn quay về bên bạn. Hạn chế lớn nhất của trường phái này là nếu chàng nào trót ghen hơi quá tay, kết cục có thể là nguy cơ nằm viện dài hạn hoặc bị thương nặng đến độ mất khả năng... mở miệng kết tội nàng. Kinh nghiệm: Nên vừa phải và vận dụng nghệ thuật hóa trang.


Ghen “thẳng thắn”


Đây là kiểu ghen được giới chuyên môn đánh giá là nam tính nhất! Áp dụng chiêu thức này, bạn hãy dẹp bỏ mọi tự ái, sĩ diện, đến nói thẳng với người yêu: “Anh đang ghen lắm đây. Anh không thích nhìn thấy em thế này thế kia... với gã này gã nọ... Anh rất khó chịu và ghen tuông khi em như vầy như vẩy...”. 99% xác suất là khi bạn chưa dứt lời, người yêu bạn đã vội vàng thanh minh, giải tỏa mọi hiểu lầm (nếu bạn ghen lầm) hoặc đưa ra giải pháp cho bạn không còn phải ghen nữa. 1% rủi ro, nàng không thèm nói lời nào mà đi thẳng, thì ít nhất bạn cũng biết được mình ghen chính xác đến độ nào, và tình cảm người ta dành cho mình cũng “thẳng đuột” đến mức nào.
Cho dù là phái mạnh hay phái yếu, khi ghen tuông người ta đều có quyền cay như ớt. Có điều, cay kiểu ớt hiểm, ớt sừng trâu hay tương ớt Trung Quốc có chứa... sudan lại là sở thích của từng người. Tuy nhiên, có lẽ cách ghen của người yêu khiến các nàng “giác ngộ” nhất là cay kiểu một... trái ớt Đà Lạt, nghĩa là ngòn ngọt, giòn giòn và “mát mẻ” như không hề là ớt

--> Read more..

Đàn ông Ghen

Ghen

--> Read more..

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2007

Nói thêm về chuyện Hôn

Nụ hôn - Sự khác nhau giữa nam và nữ



Nếu một bức tranh có thể nói thay nghìn từ, thì với phụ nữ, một nụ hôn cũng có ý nghĩa như vậy.

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học bang New York, Mỹ, đã tìm hiểu hơn 1.000 sinh viên và tìm thấy các cô gái rất chú trọng tới nụ hôn. Họ sử dụng nụ hôn như một cách đánh giá bạn đời tiềm ẩn, và sau đó là để duy trì sự thân mật và kiểm tra tình trạng mối quan hệ.


Nhưng đàn ông thì lại không coi trọng nụ hôn như vậy, mà chỉ coi nó như một cách để đạt tới mục đích sex.


Các câu trả lời cũng cho thấy đàn ông ít phân biệt khi quyết định hôn ai hoặc quan hệ với ai. Họ sẵn sàng làm "chuyện ấy" mà không cần hôn nhau. Họ cũng dễ dàng quan hệ với người họ không thực sự thích thú hoặc đồng ý lên giường với người mà họ thấy hôn rất tệ.


Trong khi đó, nụ hôn là một sợi dây gắn kết có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều đối với phụ nữ. Phái yếu cho rằng trong suốt quá trình yêu đương, nụ hôn là một điều không thể thiếu. Còn đối với cánh đàn ông, mối quan hệ càng kéo dài thì nụ hôn càng bị phớt lờ.


Cả 2 giới cũng có sự khác biệt trong các trường phái hôn, trong đó giới nam thường thích những nụ hôn sâu ướt át.

"Mọi người đều sử dụng nụ hôn như một cách kiểm nghiệm và gắn kết. Nhưng thực tế phụ nữ suy xét kỹ hơn đàn ông. Cánh mày râu có thể chỉ cần ra ngoài và phán tán hạt giống, trong khi phụ nữ lo nghĩ đến hậu quả và vì thế mà muốn kiểm tra kỹ lưỡng hơn", tiến sĩ Glenn Wilson tại Viện Tâm thần học tại London, Anh, nhận định.

--> Read more..

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2007

Chủ nhật nói chuyện Hôn

Nụ hôn không chỉ cho bạn cảm giác được “lên mây” mà còn có tác dụng hạn chế nếp nhăn và… ngừa sâu răng.

Có lắm điều thú vụ xung quanh nụ hôn. Hầu như tất cả những sinh vật sống trên trái đất đều thể hiện tình cảm yêu thương bằng những nụ hôn nồng nàn. Và con người là những kẻ tiên phong "hăng hái" nhất khi thể hiện tình cảm thông qua nụ hôn. Bạn có ngạc nhiên không khi phát hiện được những điều thú vị qua những nụ hôn sau đây

-
Một phút hôn nhau sẽ làm tiêu hao 26 kalo trong cơ thể con người.

- Dù không có ý, nhưng mọi người vẫn thường hay nghiêng về phía trái khi hôn nhau.

- Đàn ông Mỹ thường hôn gần 24 người phụ nữ trước khi cưới. Còn phụ nữ khóa chặt môi cùng với 17,5 người đàn ông trước khi bị trói buộc vào chuyện hôn nhân.

- Những sợi dây thần kinh đặc biệt sẽ giúp chúng ta tìm thấy sự yêu thương mãnh liệt trong lúc hôn nhau trong bóng tối.

- Đàn ông khi hôn tạm biệt vợ vào buổi sáng sẽ ít đi nếp nhăn hơn những người không hôn vợ vào buổi sáng. Thực tế cho thấy việc đó ảnh hưởng đến việc chăm sóc cảm xúc cho ổn định và có thứ tự.


- Nụ hôn say sưa, thắm thiết làm tăng nhịp tim lên đến 100 lần 1 phút.

- Hôn sẽ làm giảm sâu răng vì nước bọt phát sinh trong lúc hôn làm sạch răng của bạn.

- 9 trên 10 người
cảm thấy hạnh phúc với những nụ hôn trước khi họ chính thức là vợ chồng

Theo Mỹ thuật

--> Read more..

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2007

Ai tằn tiện hơn ai?!

Toà nhà trong kế hoạch phá dỡ

Báo chí mấy hôm nay bàn đến việc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) có kế hoạch phá dỡ toàn bộ cơ ngơi khang trang , toạ lạc ven bờ hồ Hoàn Kiếm- Hà Nội để xây Trung tâm thương mại. Người ta tính rằng nếu công trình này được triển khai sẽ gây lãng phí nhiều tỷ đồng. Nghe chuỵện này lại nhớ đến câu chuyện tiết kiệm của dân ta bác ạ.

- Nhớ sao chú?!

- Quê tôi không phải làng nghèo, chỉ cách Hà Nội vài chục cây số, nhưng người ta vẫn còn kể cho nhau nghe câu chuyện về gia đình nọ, tuy có bát ăn bát để nhưng có tiếng là tằn tiện. Hồi đó, cũng như nhiều gia đình khác trong làng, họ sống bằng nghề dệt và nhuộm vải. Một bữa, cơm sáng nấu xong thì trời đổ mưa, cả nhà phải nghỉ buổi sáng, thế là nồi cơm được treo lên. Cả nhà nhịn vì không đi làm.

- Tiết kiệm thế thì là keo kiệt chứ chú?!

- Đến thời bao cấp, ngay cạnh nhà tôi có một gia đình cũng tằn tiện không kém bác ạ. Nhà ông ấy có một chĩnh tương để ở góc sân, không may bị vỡ. Thế là cả nhà ông ấy ăn cháo hàng tháng trời cho đến khi bù đủ chĩnh tương.

- Ghê thật, nhưng quê tôi ở Hải Dương người ta còn kể một câu chuỵện tiết kiệm khác đáng nể hơn. Một bà đi chợ về, muốn đi giải quá nhưng lại tiếc bãi nước giải, nên cố nhịn để về nhà đi vào thúng gio, lấy cái bón ruộng. Đi đến cánh đồng thì không thể nhịn được nữa, bà ấy nảy ra sáng kiến, xuống ruộng bê lên một tảng đất cày phơi ải rồi tè vào đấy. Đất khô nên thấm hết, chả chảy ra ngoài giọt nào. Giải quyết xong bà ấy cho hòn đất vào rổ gánh về...

- Ở đất Bắc các cụ tiết kiệm như thế thì không hiểu vùng Thanh Nghệ hay xứ Quảng gió Lào cát trắng dân ta còn tiết kiệm đến đâu, bác nhỉ?!

- Chả cứ gì đất Bắc hay miền Trung mà ở nước ngoài họ cũng tiết kiệm chứ. Nhiều nước bây giờ vào nhà hàng họ ăn sạch như chùi, ai gọi nhiều món mà không ăn hết, bỏ thừa là bị phạt, mặc dù ông đã bỏ tiền ra mua.

- Thế sao mình không học các cụ mà cũng chả học nước ngoài thế nhỉ?! Tiền tỷ coi như bỡn...

- Họ chỉ lãng phí khi không phải bỏ tiền túi thôi chú ơi. Tiền tỷ đấy là tiền dân, tiền Chùa.

- Tiền dân là của “ bách nhân bách khẩu”, của Chùa thì “của Bụt mất một đền mười” chứ bác?!

- Đấy là cách nghĩ cổ rồi, bây giờ họ không nghĩ thế nữa đâu...

- Không theo mới, không theo cũ, thế là thế nào nhỉ???

- Anh em ta để các bác blogger bàn tiếp chú ạ...

--> Read more..

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2007

Cà phê chiều không em

Hà Thiên Sơn

Ngày đã cạn biết là em không đến

Cà phê buồn từng giọt cứ xô nghiêng

Và bất chợt bên thềm lá đổ

Mưa quất vào nỗi nhớ một miền riêng.

Em rất thích ngọn đèn vàng treo ngược

Bước chân trần trên đá vô tri

Làm sống lại mạch nguồn cảm xúc

Ngàn năm xưa quên lãng phải quay về.

Ta nhặt được câu thơ rất lạ

Khuấy đều với bóng chiều phai

Em xa quá làm sao chia được

Nghĩ về nhau cho ngắn những đêm dài
--> Read more..

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2007

Hoa tặng VL

Một blogger từ Úc Châu về nước sắp ra thăm Hà Nội, có lẽ vì thế mà thu Hà Nội có vẻ duyên dáng hơn, lãng mạn hơn. Các gánh hoa tươi cũng tràn xuống phố. Xin post lên vài hình ảnh tặng VL và những bạn phía Nam...
Photobucket - Video and Image Hosting

Photobucket - Video and Image Hosting

Photobucket - Video and Image Hosting

Photobucket - Video and Image Hosting

Photobucket - Video and Image Hosting

Photobucket - Video and Image Hosting

Photobucket - Video and Image Hosting

--> Read more..

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2007

Mắm tôm!!!!

Bình sinh tớ đại kỵ mắm tôm. Cái mùi vị thiên hạ gọi là “thơm” ấy đối với ta khủng khiếp làm sao?! Vì thế dù đậu phụ hay thịt cầy ta đều có bát bột canh vắt chanh tinh khiết.

Mọi người đều tiếc cho ta không biết thưởng thức “quốc tuý” . Thịt chó không có mắm tôm mất ngon đến 5 phần...Hihi...

Các vị còn đánh bát mắm cho nó sủi bọt lên nữa chứ...Trong cái đám sền sệt hồng hồng xam xám, bọt nổi lên lọt phọt. Có vị còn húp đánh sụp một thìa rồi xuýt xoa khen ngon. Tớ ngồi đó mà nhăn hết mặt mày. Chỉ sợ hăng quá, họ văng cả vào áo vào quần mình.

Có vị còn nhiệt tình lấy đũa dính mắm tôm gắp thức ăn cho tớ. Bỏ ra thì bất nhã, để đấy đâu dám ăn. Có vị mải nói chuyện gắp mắm tôm rớt vào cả bát bát muối chanh của tớ .

Tóm lại là việc nêu cao cảnh giác mắm tôm trong bữa ăn khiến tớ vất vả.

Bỗng một hôm đẹp trời, nhà chức trách tuyên bố cấm tiệt mắm tôm (sống). Ăn vào là Tào Tháo đuổi, gây đại dịch như chơi. Hoan hô tuyên bố hào hùng.

Cấm được pháo hà cớ gì không cấm được mắm tôm!?

--> Read more..

Flags

Flag Counter