Thứ Sáu, 29 tháng 2, 2008

29-2, nghe bạn gái tỏ tình đi...

Cứ 4 năm mới có một ngày 29/2, ngày này ở châu Âu được coi là “Ngày phụ nữ tỏ tình” - tức là phái đẹp chủ động cầu hôn với giới mày râu.

Học tập chị em bên Tây, năm nay website môi giới hôn nhân nổi tiếng Trung Quốc “Bách Hợp” cũng tổ chức chương trình “Bây giờ đến lượt chúng ta ngỏ lời” để cổ vũ, khuyến khích chị em vốn e thẹn nhút nhát hãy mạnh dạn “vùng lên” giành lấy hạnh phúc.

Ngay từ năm 1288, người Scottland đã thông qua đạo luật lấy ngày 29/2 là “Ngày quyền lợi phụ nữ”. Hồi đó, Nữ hoàng Margarit đã tuyên bố: Trong ngày này phụ nữ có thể cầu hôn với đàn ông và tiến hành trừng phạt những gã đàn ông thích thả dê nhưng lại chối bỏ trách nhiệm.

Từ thế kỷ XVII, phong tục này đã lan ra khắp châu Âu. Ngày 29/2/2004 đã có hơn 7.000 phụ nữ Anh chủ động cầu hôn, trong đó có cô MC một đài truyền hình đã cầu hôn bạn trai ngay trên sóng truyền hình và đã thành công.

Hiện nay, những vị mày râu nào từ chối lời cầu hôn của bạn gái trong ngày này sẽ phải nộp 1 Bảng tiền “thế chấp” hoặc phải tặng một tấm áo lụa cho người con gái bị tổn thương, nhưng tình huống này rất hiếm khi xảy ra.

Theo thống kê, trong ngày 29/2 lần trước có tới 92% đàn ông được ngỏ lời đã vui mừng chấp nhận tình cảm của bạn gái, 4% lúc đầu không đồng ý vì bất ngờ, nhưng sau khi suy nghĩ đã vui vẻ chấp thuận. Đối với nhiều phụ nữ Anh, 29/2 là một ngày có ý nghĩa quyết định trong cuộc đời.

Ngày lễ Giáng sinh và mới đây ngày Valentine đã được người Việt hoan hỷ đón nhận, liệu ngày Phụ nữ tỏ tình 29-2 này có được chấp nhận không nhỉ? Tôi nghĩ là hơi khó, có lẽ chỉ giới trẻ, sinh viên may ra có thể thích thú với ngày này.

Nói như vậy không có nghĩa là ở nước ta không có chuyên phái nữ tỏ tình trước. Chỉ có điều là phương pháp, cách thức thôi. Nếu đối với một chàng trai rụt rè, thiếu tự tin hay quá vô tư thì rất cần có sự "bật đèn xanh", những cử chỉ gợi mở của đối tác. Tất nhiên, cô gái có thể là người đạo diễn, dẫn dắt nhưng phút chót, nên để chàng nói ra :" I LOVE YOU!", như thế đẹp hơn, phù hợp hơn với tâm lý người Việt.

Nhân ngày này, dù chả hy vọng được nghe ai "tỉnh tò" với mình, cũng xin bàn vài câu cho trẻ trung.

Chúc mừng những ai được nghe lời tỏ tình ngày hôm nay!!!

--> Read more..

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2008

Khỏa thân chính trị

Đây là bức tranh sơn dầu của tác giả Lưu Dật - một họa sỹ Trung Quốc hiện sống tại Toronto, Canada. Lúc đầu bức tranh có tên là: "Thiếu nữ chơi mạt chược". Nhưng trong lần triển lãm đầu tiên vào tháng 3.2006 tại New York, họa sỹ đã đổi tên bức tranh thành "Bắc Kinh-2008" để gắn với sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008. Họa sỹ Lưu Dật giải thích: ở phương Tây, Olympic được gọi là "trò chơi" (les jeux), và mạt chược cũng là một trò chơi.

Ngay từ khi xuất hiện năm 2006, bức tranh đã gây ra rất nhiều cuộc tranh cãi ở Trung Quốc bởi không chỉ là trò chơi của các thiếu nữ, đó còn là cuộc chơi chính trị tại châu Á Thái Bình Dương với Trung Quốc là trung tâm. Trang Chine-informations.com đã phân tích bức tranh này như sau:

Ở phía góc trái của bức tranh, người ta có thể thấy một khung hình treo trên tường mà chân dung trong đó vừa quen vừa lạ. Ông ta có bộ râu của Tôn Dật Tiên, có cái đầu trọc của Đặng Tiểu Bình và có khuôn mặt của Mao Trạch Đông. Đó là chân dung của lịch sử Trung Quốc trong 100 năm cuối của thế kỷ 20.

Trên bàn mạt chược, có 4 cô gái, 2 tóc vàng và 2 tóc đen. Ngồi ở phía bên trái là một cô gái châu Á có vẻ ngây thơ nhất và hoàn toàn chú tâm vào trò chơi. Cố có vẻ rất thận trong nhưng thực chất, cô lại không biết những chuyện gì mờ ám gì đang diễn ra dưới gầm bàn, cả những mối nguy của cuộc chơi. Cô chính là Nhật Bản.

Ở chính giữa của bàn mạt chược là cô gái quay lưng lại phía người xem. Cô đang sở hữu 3 quân "Đông phong", thể hiện một thực tế không thể chối cãi: một Trung Quốc đang nổi lên. Cô gái này đang giấu hai quân cờ đằng sau lưng với những toan tính riêng. Trang phục của các cô gái thể hiện sức mạnh của mỗi người. Cô gái Trung Quốc mình trần, cho thấy bề ngoài có vẻ nghèo khổ. Nhưng ở bên dưới, cô lại mặc váy bằng lanh rất tinh tế, nghĩa là trên thực tế, cô không thiếu phương tiện hay sức mạnh.

Đối diện với cô gái-Trung Quốc là một cô gái tóc vàng có vẻ ít chú tâm vào trò chơi nhất. Trong khi chơi, cô lại lơ đãng nhìn về phía ánh sáng (biểu tượng cho tương lai). Nhìn vào cách phục sức của cô, có thể thấy cô ăn mặc sang trọng và cầu kỳ. Điều đó cho thấy tiềm lực tài chính của cô có vẻ mạnh. Nhưng phía bên dưới lại không mặc đồ, nghĩa là sức mạnh của cô chỉ có bề nổi mà không thể huy động để tự bảo vệ. Cô có vẻ không thực sự chú tâm vào trò chơi hoặc đang tự hỏi chơi tiếp liệu có thú vị hay không. Cô có vẻ hơi lo lắng và bận bịu với những mối lo riêng. Cô chính là Mỹ.

Bên phải cô gái Trung Quốc là một cô tóc vàng đang nằm ngả ngón. Cô chơi trò chơi của Trung Quốc mà chẳng biết luật chơi và cô nàng dường như đang muốn “đi đêm” với Trung Quốc (nhìn vào tay phải). Nhìn dáng thế ngả ngón này, nhiều người nói rằng Nga không quan tâm đến cuộc chơi, nhưng thực tế, đó là nhân vật tích cực trong thế cuộc bởi không chỉ đổi quân cho người chơi bên trái, cô gái này còn đặt chân lên đùi cô gái bên phải (Mỹ). Cô gái này chính là Nga.

Ở bên phải của bức tranh là một cô gái Trung Quốc mặc đồ truyền thống. Đó là Đài Loan - kẻ muốn tham gia cuộc chơi của các ông lớn nhưng không thể. Giỏ hoa quả trên tay cô thể hiện những lợi ích của khu vực. Trên khuôn mặt của cô, người ta đọc được sự khó hiểu lẫn sự không bằng lòng. Cô không hiểu luật chơi nhưng cô quan sát và học hỏi.

Ở phía phải bức tranh, phía trước ngôi nhà, là dòng sông và ghềnh đá, ượng trưng cho tương lai khó đoán định của Đài Loan.

Sau khi rất nhiều người đưa ra lời bình về bức tranh Bắc Kinh-2008 của Lưu Dật, vào tháng 7.2006, họa sỹ đã vẽ một phiên bản khác. Điểm khác biệt rõ nhất trong phiên bản mới là cô gái bên trái (Nhật Bản) không còn vẻ quá ngây thơ và chú tâm vào cuộc chơi như trước. Trong phiên bản mới, tác giả cũng làm một cử chỉ ý nghĩa khi để dòng chữ 2008 trên chiếc yếm của cô gái bên góc phải bức tranh (Đài Loan).

Copy từ bonghongthuytinh's Blog

--> Read more..

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2008

Ngắm người đẹp Oscar 80

Nhà hát Kodak, Los Angeles (Mỹ) đang trở thành nơi "nóng" nhất thế giới với sự xuất hiện của hàng loạt những ngôi sao nổi tiếng thế giới trên thảm đỏ Oscar 80.

Bất chấp những cơn mưa nặng hạt, Oscar năm nay vẫn diễn ra tưng bừng. Trên thảm đỏ dẫn vào Nhà hát Kodak, người hâm mộ lại được chứng kiến hình tượng quen thuộc: những ngôi sao nổi tiếng bước trên thảm đỏ vẫy chào người hâm mộ trong ánh đèn flash chói lòa.

Cả một danh sách dài các ngôi sao nổi tiếng đã trở lại với Oscar năm nay: Jennifer Garner, Jessica Alba, Cameron Diaz, Helen Mirren, Anne Hathaway, Amy Ryan, Heidi Klum, Daniel Day-Lewis, George Clooney, Saoirse Ronan, Jennifer Hudson, Keri Russell. Jennifer Hudson, Keri Russell, Miley Cyrus, Hilary Swank, James McAvoy, Katherine Heigl, Renee Zellweger...

Dễ nhận thấy sắc đỏ vẫn là màu chủ đạo của thời trang Oscar năm nay khi rất nhiều ngôi sao như: Katherine Heigl, Helen Mirren, Miley Cyrus, Julie Christie, Ruby Dee, Anne Hathaway và Heidi Klum đều chọn màu này.

Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn
Helen Mirren, "bà hoàng" của Oscar năm ngoái đã trở lại.
Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn
Amy Adams và Laura Linney
Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn
Heidi Klum và Seal
Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn Amy Ryan
Amy Ryan - Jennifer Hudson
Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn
Katherine Heigl
Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn Miley Cyrus -
Miley Cyrus - Anne Hathaway
Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn
Jennifer Garner
Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn
Hilary Swank - Jessica Alba
Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn
Cameron Diaz
George Clooney và bạn gái - Daniel Day-Lewis với vợ. George Clooney và bạn gái - Daniel Day-Lewis với vợ.
George Clooney và bạn gái - Daniel Day-Lewis với vợ.
Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn
Renee Zellweger
Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn
Keri Russell (trái) - James McAvoy và vợ.
Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn
Keith Urban và Nicole Kidman
Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn Penelope Cruz -
Penelope Cruz (trái) và Johnny Depp cùng vợ, Vanessa Paradis (ảnh phải).

  • (Hạnh Phương)

  • NOTE: Độc giả blog này có những vị đọc lén, không ra mặt và không ưa một đôi bài hay vài chi tiết nào đó nhưng em biết các bác ấy rất thích gái đẹp. Mà ai chả thích gái đẹp cơ chứ. Vì thế em copy bài này lên để các bác cùng giải trí chút cho đỡ xì trét.

--> Read more..

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2008

Nhìn mỗi mặt người đều muốn ghé...

Sáng qua, đi sớm, dọc con đường theo hướng Đông Tây Nguyễn Thái Học, giữa những vòm cây khẳng khiu chờ nảy lộc, mặt trời đỏ như quả bóng bay treo lơ lửng trên bầu trời. Lâu lắm, giữa bao nhiêu giá lạnh mới lại thấy một bình minh hứa hẹn một ngày ấm áp như vậy.

Chợt nhớ câu thơ thời "lên đồng" của Chế Lan Viên:" Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ/ Nhìn mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn". Sao nhà thơ lại có được cái nhìn đắm đuối, say mê như vậy với cuộc đời nhỉ?

Nghĩ ngợi linh tinh và tự hỏi không biết bây giờ có được bao nhiêu phần trăm dân số nước ta đồng tình , chia sẻ được với cảm xúc này của nhà thơ?!

Tôi cũng tự trắc nghiệm mình. Tôi điểm lại những người mình sẽ gặp hôm nay xem ai là người mình muốn ghé môi hôn ( theo nghĩa bóng thôi nhé). Thú thật với các bạn là không nhiều... Nghĩ thương mình và thương...người ta nữa. Nhiều người trước đây cũng không đến nỗi nào, cũng luôn muốn xây dựng hình ảnh mình tốt đẹp mà chỉ trong vài năm , khi hội đủ điều kiện thì chân dung hiện ra nhếch nhác, thảm hại làm sao? Nghĩ đến người A, người B...càng nghĩ càng buồn. Nghĩ nữa thì hỏng mất buổi sáng ấm áp mất.

Tôi trở về danh sách những người mình trân trọng, yêu quý...Điểm một lát mới thấy danh sách cũng không ít. Hoá ra, trong lòng mình, sâu xa vẫn là nhớ những gì tốt đẹp hơn là những chuyện không hay. Mà những người không tốt mình đã loại ra khỏi qũy đạo tình nghĩa rồi, chả có lý gì mà giận hay thương họ cả...

Còn các bạn, thử làm bài trắc nghiệm xem sao nha!

--> Read more..

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2008

Hoa trên mộ Xuân Diệu

Hôm qua, đưa đưa tang nguyên Chánh án TANDTC Trịnh Hồng Dương đến Nghĩa trang Mai Dịch, tiện thể đi xem những ai được nằm ở Nghĩa trang sang trong bậc nhật quốc gia này. Giữa những hàng mộ của các nhà hoạt động chính trị, tôi thấy có ngôi mộ nhà thơ Xuân Diệu. Ngôi mộ dễ nhận ra vì bia mộ khác thường, có phù điêu chân dung nhà thơ nhìn nghiêng...Tôi biết rằng, khi mất , nhà thơ được an táng tại khu A Nghĩa trang Văn Điển, nơi dành cho cán bộ nhà nước hạng trung, gần với nhân dân lao động. Sau này, do có thay đổi tiêu chí nên Xuân Diệu cũng như một số văn nghệ sĩ nối tiếng khác cũng được đưa vào Mai Dịch.

Mộ nhà thơ có chân nhang mới thắp, đặc biệt là có hoa hồng tươi thắm. Tôi cứ nghĩ thầm, ai mang hương hoa đến thăm ông nhỉ? Cù Huy Hà Vũ, con ông Huy Cận, cháu gọi ông bằng bác chăng?! NHư thế thì chả có gì đáng nói.

Hay một "người tình trai" nào đó của ông khi xưa?! Hay một nữ sinh viên xinh đẹp yêu thơ ông mà đến...Theo các bạn, ai đã đến viếng mộ Xuân Diệu? Nhìn ngôi mộ ông vàng rực trong nắng chiều tôi chợt nhớ bài thơ Xa cách của ông...

Có một bận em ngồi xa anh quá
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn,
Em xích gần hơn một chút anh hờn,
Em ngoan ngoãn xích gần hơn chút nữa.

Anh sắp giận, em mỉm cười, vội vã
Đến kề anh, và mơn trớn: "Em đây"
Anh vui liền, nhưng bỗng lại buồn ngay.
Vì anh nghĩ, thế vẫn còn xa lắm.

Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm!
Ôi trời xa, vừng trán của người yêu!
Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều
Mà ta riết giữa đôi tay thất vọng.
Dầu tin tưởng: Chung một đời, một mộng,
Em là em; anh vẫn cứ là anh.
Có thể nào qua Vạn Lí trường thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.
Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất,
Quá khứ anh, anh không nhắc cùng em.
- Linh hồn ta còn u ẩn hơn đêm,
Ta chưa thấu, nữa là ai thấu rõ.
Kiếm mãi, nghi hoài, hay ghen bóng gió,
Anh muốn vào dò xét giấc em mơ,
Nhưng anh giấu em những mộng không ngờ,
Cũng như em giấu những điều quá thực...

Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!
Hãy khǎng khít nhữg cặp môi gắn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của rǎng;
Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng:
"Gần thêm nữa! Thế vẫn còn xa lắm!"

Xuân Diệu có cái khó của mình, muốn gần hơn nữa mà không được.

Hay bài thơ Vội vàng của ông cũng nhắc nhở chúng ta nhiều điều. Thời gian có hạn thôi, làm được điều gì, gần thêm được chút nào... thì làm đi nhé...

--> Read more..

Bị tát vào má phải có chìa nốt má trái ra không?!

Câu chuyện kể rằng có hai người bạn thân cùng nhau đi qua sa mạc. Trời nóng bức đến độ họ trở nên gắt gỏng và cãi vã nhau. Một người bạn không kềm chế được nên đã tát vào mặt người kia. Người bị tát đau lắm, nhưng không nói lời nào, anh viết lên cát:

Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi

Tuy ngạc nhiên, nhưng người tát bạn không hỏi lý do. Anh xin lỗi và cả hai tiếp tục lên đường. Họ đi mãi cho đến một ốc đảo. Vừa đến nơi, họ quyết định xuống tắm. Bỗng người bị tát lúc trước bị chuột rút và anh ta chới với giữa hồ, thế là người bạn kia nhảy xuống cứu anh. Khi tỉnh dậy, anh viết lên tảng đá :

Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã cứu mạng tôi

Ngưòi bạn từng cứu và tát anh mới hỏi:

“Vì sao, sau khi tôi đánh anh, anh viết trên cát, mà bây giờ anh lại viết trên đá?”

Người bạn kia mỉm cười trả lời:

“Khi một người bạn gây đau đớn cho mình, mình nên viết trên cát, để cho ngọn gió rộng lượng lo quét nó đi, và khi một điều tuyệt diệu xảy ra, ta cần phải khắc ghi vào tảng đá của ký ức trong lòng, nơi không ngọn gió nào tẩy xóa được.”

Câu chuyện nhắc người ta nên quên đi những chuyện không hay và ghi nhớ những việc tình nghĩa. Đó là cách hành xử nhân hậu, có ảnh hưởng của tôn giáo, của "Từ bi hỷ xả " nhà Phật và bác ái kiểu Thiên Chúa giáo:" Nếu kẻ thù tát ta vào má phải thì ta chìa nốt má trái ra cho nó tát. Nếu nó lấy áo khoác thì đưa luôn cả sơ mi cho nó"... Người như vậy chắc chắn chả bao giờ có kẻ thù nữa...

Nhưng cuộc đời không đơn giản như thế. Có người không chiụ được nhục, không chịu được bất công nên bị xúc phạm thì nhất quyết phải tìm cách trả thù. Không rửa được hận chết không nhắm mắt. Chả thế mà người ta có câu "Trả thù mười năm vẫn không cho là muộn", trong khi có người lại nói: "Người quân tử không giận ai cách đêm"...Thật là mỗi người là một thế giới riêng.

Hồi còn học phổ thông, tôi nhớ mãi một đoạn tuỳ bút của ai đó:" Nếu kẻ thù kia bắt ta rút gươm ra khỏi vỏ thì ta sẽ là kẻ tra gươm vào vỏ cuối cùng". Để được tra gươm vào vỏ cuối cùng chắc chắn là gian nan, không dễ chút nào...

Theo các bạn, chúng ta nên sống theo hướng nào?!

--> Read more..

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2008

Ngắm chị em để thư giãn nha

Mặc dù blog của "nhà cháu" không muốn làm phiền lòng ai nhưng không được, vẫn có ai đó phiền lòng. Thế có chán không hở các bác?! Không lẽ, không nghe, không nói, không chơi blog cho yên thân...Hôm nay đành copy mấy cái hình này lên cho nó lành. Các bác chia sẻ với "nhà cháu " nha.

Những điều khiến bạn sexy trong mắt chàng

100 anh chàng ở Mỹ đã bỏ phiếu bình chọn về những kiểu ăn mặc mà chàng thèm muốn nhìn thấy ở người con gái. Hãy làm mình trở nên hấp dẫn hơn trong mắt chàng qua những gợi ý sau.

79% đàn ông muốn nhìn thấy khóe ngực

"Tôi yêu một chiếc váy có cổ sâu", Mike, 40 tuổi, New York, Mỹ.

72% đàn ông muốn ôm một cô gái mặc một chiếc áo len mềm mại, ấm áp.

"Những sợi vải mềm mại khi sờ vào khiến người phụ nữ trở nên thật sexy", Judd, 30 tuổi, Brooklyn, New York, Mỹ.

56% đàn ông thích những bộ trang phục dân dã: quần bò và áo 2 dây.

"Nàng trông sẽ hấp dẫn trong chiếc áo mỏng màu trắng và quần bò", Chad, 31 tuổi, Brooklyn, New York, Mỹ.

79% đàn ông cho rằng một chiếc vảy mỏng mềm mại thật nóng bỏng.

"Tôi thích những chiếc váy nhẹ nhàng tung bay trong gió", Barry, 27, Rochester, New York, Mỹ.

64% đàn ông muốn đi chơi với cô gái trang điểm nhẹ nhàng.

"Tôi thích kiểu trang điểm mà trông như không có gì", Bryan, 39, Richmond, Mỹ.

67% đàn ông bị mê hoặc bởi mái tóc rối như khi vừa ngủ dậy.

"Mái tóc khi vừa ngủ dậy khiến cô gái trông lả lơi mà lại quyến rũ", Travis, 28, Newfane, New York, Mỹ.

60% đàn ông mê tít chiếc váy ngắn bó sát hông.

"Tôi thích kiểu chân váy tôn vinh đường cong của người phụ nữ", Dangelo, 35, Los Angeles, Mỹ.

M.T. (theo Redbook)
--> Read more..

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2008

Tây sành tiếng Việt

Đông Tây kết hợp

Tôi hay qua lại nhà cụ Nguyễn Văn Bách- một nhà Hán học thâm hậu, nhà thư pháp số Một ở Hà Nội hiện nay. Cụ là tác giả ba chữ Văn Miếu môn ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội và nhiều câu đối phục chế di tích này từ những năm 1960 đến nay. Một lần nói về hội nhập, cụ Bách kể hồi còn làm chuyên viên ở Viện Đông y, cụ học cùng lớp giảng viên với một cụ vốn là quan Bố chính chế độ cũ. Cụ Bố chính kể:

Một tay trùm mật thám Pháp ngồi trò chuỵên với các quan ta, nó bảo, trong Kiều có câu “Sè sè nấm đất bên đường/ Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” dở quá, làm gì có ngôi mộ nào giữa mùa xuân mà cỏ mọc nửa vàng nửa xanh nhỉ? Các quan nhà ta chả biết nói thế nào, cũng phải tán đồng, đúng là không có lý thật. Chờ cho các quan gật gù xong nó mới nói, nhưng đọc tiếp thì thấy câu đó đúng là tuyệt cú. Lúc cô Kiều ghé mộ Đạm Tiên là buổi chiều tà, ánh mặt trời chiếu có một bên, thành ra ngôi mộ bên sáng bên tối, cỏ nhìn hoá hai màu. Tinh tế vô cùng các ông ạ. Các quan lại ồ lên, phục tài viên quan Tây mê Kiều và thẩm thơ sành sỏi.

Không phải chỉ giỏi tiếng Việt mà kiến thức Hán Nôm của ông ta cũng ghê. Câu ca dao: “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/ Nhớ người đãy gấm khăn điều vắt vaimà nó dịch thành thơ chữ Hán:

Hoàng hôn vô hạn hoàng hôn tứ

Hồng phách hà bao nhỡn lý nhân.

Hay câu “ Núi cao chi mấy núi ơi/ Núi che mặt trời chẳng thấy người thương” nó dịch là” Kỷ trùng nham thuý vô cùng hận/ Nhật ảnh vân già cách cố nhân” thì phải nói là tuyệt hay.

Bao giờ ta cũng có những người giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn... như vậy để làm việc với đối tác nhỉ?!

--> Read more..

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2008

Đầu năm nói chuyện kiêng hay điềm báo

Mùa xuân

Tùy mức độ khác nhau, nhưng vào những thời điểm quan trọng, như đầu năm, ngày cưới, về nhà mới... những hiện tượng xung quanh dễ khiến chúng ta liên tưởng đến sự báo trước nào đó, vì thế mà người ta kiêng cữ cẩn thận, tránh đổ vỡ, hay những chuỵện không vui.

Nhưng dù kiêng cữ cẩn thận rồi vẫn không ít chuyện xảy ra ngoài ý muốn, ám ảnh gia chủ suốt thời gian dài...Nhân dịp đầu năm tôi xin kể vài câu chuyện xảy ra trong gia đình để các bạn tham khảo.

Ông chú tôi đông con nên mua một mảnh đất mới rộng rãi, nhìn ra cánh đồng làng và gần đường để dựng nhà mới. Lúc đó còn khó khăn, xây móng xong vài năm sau mới xây dựng tiếp.Ngày khánh thành ngôi nhà bốn gian, gỗ xoan, có hiên tây , sân gạch rộng ai cũng vui, nhưng tối đó chú tôi mới cho hay, sáng nay có con chim bỗng đâu bay vào trong nhà, đuổi mãi nó không bay ra. Cuối cùng phải bắt mang ra sân tung lên nó mới bay đi. Người ta có câu :" Chim sa, cá nhảy" nên cũng hơi lo, không biết có chuyện gì không...

Trước đó, khi đi mua bát hương về lập bàn thờ, chú tôi ra chợ, thấy người bán bát hương là đôi vợ chồng già không có con, bán hàng cũng ế ẩm nên tắc lưỡi mua cho họ đắt hàng. Về nhà có người chê, sao lại mua của bà ấy, mua của gia đình đầy đủ, khá giả ấy chứ. Thế vẫn chưa hết, sáng hôm sau mang cái bát hương mới mua ấy ra để bốc bát hương thì thấy nó vỡ đôi. Đó là điều bất ngờ vì hôm qua khi mua hẳn đã xem không thấy vết nứt...Chú tôi vội phóng xe đi mua bát hương khác...

Những ghuyện ấy cứ ám ảnh chú tôi và gia đình mãi không thôi. Không biết có chuỵện gì xấu xảy ra mà có nhiều chuỵện không hay như vậy?! Hai mươi năm đã trôi qua, chú tôi giờ là người giàu nhất trong nhà. Con đường nhựa phía trước khiến nhà chú tôi có ba cửa hàng, mỗi cửa hàng rộng 5 m rất quý đối với một làng nghề như làng tôi. Các con chú tôi đều khá giả, ai cũng có cơ ngơi rộng rãi; hai con học xong đại học, cháu trai cháu gái đầy nhà . Hiện giờ cả hai ông bà đều đã hơn 60 khỏe mạnh, vui vầy.

Gần đây hơn, Tết năm 2006, đúng lúc giao thừa, theo thông lệ gia đình, sau khi cúng giao thừa, tôi cũng mở một chai sâm banh để cả nhà uống mừng xuân mới. Tất nhiên cũng mong tiếng nổ đầu năm lấy hên (may mà chưa năm nào gặp rượu rởm). Bất ngờ năm đó, tôi hướng chai ra phía cửa và bật nút, nút chai bật vào cánh cửa, nảy sang đúng bóng đèn tuýp. Choang một tiếng, sàn nhà đầy mảnh thủy tinh. Thế là năm mới vẫn phải quét. Không ai bảo ai nhưng ai cũng nghĩ thầm trong lòng, năm mới chắc có chuyện không hay. Năm 2006 trôi qua, may thay nhà tôi bình an, vô sự.

Thế ra không pahỉ chuyện gì xảy ra lúc nhạy cảm ấy cũng đều là điềm báo. Đó chỉ là sự ngẫu nhiên thôi. Vì vậy, nếu đầu năm các bạn có thấy chuyện gì không vui thì cũng đừng lo. Cứ sống tốt, gieo nhân lành để có quả tốt đẹp nha...

--> Read more..

Ông Trịnh Hồng Dương tạ thế

TS luật học Trịnh Hồng Dương- Nguyên Chánh án TANDTC, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đã từ trần lúc 12 giờ trưa ngày hôm nay, 16-2-2008, tức Mùng Mười tháng Giêng năm Mậu Tý, hưởng thọ 71 tuổi.

Ông Trịnh Hồng Dương quê gốc ở Đức Thọ- Hà Tĩnh; quê ngoại là Bắc Ninh; sinh tại NInh Bình và lớn lên tại Hà Nội. Ông đã du học và tốt nghiệp Phó Tiến sĩ Luật học tại Liên Xô, khi tiếp tục làm Tiến sĩ thì ông phải bỏ giữa chừng vì bệnh đau dạ dày. Giới luật học đánh giá ông là một chuyên gia về luật hình sự hàng đầu của đất nước.

Ông từng làm Chánh án TAND tp Hà Nội rồi Chánh án TANDTC.

Ông là người liêm chính, khắc kỷ và gương mẫu trong làm việc và trong sinh hoạt. Ông ưa thực chất, không thích hư danh phù phiếm.

Dự kiến tang lễ sẽ tổ chức vào ngày 22-2.

Xin nghiêng mình vĩnh biệt và chia buồn cùng gia đình ông!

--> Read more..

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2008

Đối câu đối thách đối

Nhân nói đến chuyện câu đối, TORO nảy ra một vế đối về blog, để mời các bạn tham gia đối cho vui.

Màn hình sáng triệu tâm tư chia sẻ, kẻ buồn, người vui, kẻ thương, người giận, bờ lốc gơ bốn biển thân quen, tiếng gõ phím là âm thanh cuộc sống!

Ngay sau đó, bạn Starf... đối lại rất sớm rằng:

Máy tính nối vạn tấm lòng hội tụ, ta nhớ, bạn mong, ta khen, bạn chê, chatters năm châu gần gũi, âm nhấn chuột thành tiếng gọi dòng đời.

Đây là kiểu đối hai vế cùng một ý.

Hôm nay, cơ quan chưa có việc gì, TORO làm nốt về thứ hai, có làm mới biết khó, người xưa nói: Ra đối dễ, đối lại mới khó là đúng thật.

Nhưng dù khó cũng phải làm cho hoàn chỉnh, cũng như gợi ý để các bạn gần xa tiếp tục đối cho vui (nếu rảng rỗi). Tớ nghĩ được hai vế thì có người rủ đi nhậu. Tạm post lên để các bạn đọc cho vui.

Đối 1:

Đất nước Xuân, vạn tấm lòng hồ hởi, trẻ hăng, già vui, trẻ tươi, già khoẻ, tình đồng bào ba miền ruột thịt, nối vòng tay để hưng thịnh non sông.

Đối 2:

Chợ tăng giá, vạn túi tiền ngơ ngác, anh bán , chị mua, anh co , chị kéo, công nhân viên ba miền đâu khác, việc đếm xu như tiếng hỏi đầu tiên?

--> Read more..

Làm mới ngày Valentine

Ảnh: hometown.aol.co.uk
Thay vì đi nhà hàng - tặng hoa hồng - mua chocolate, những "thực đơn" quá quen thuộc, bạn có thể "phá cách" để có một Valentine mới mẻ

1. Cũ: Đi ăn tại một nhà hàng sang trọng

Mới: Tham gia một lớp học nấu ăn cùng nhau - một cách thú vị để vui vẻ bên nhau mà vẫn làm đầy bụng mình trong khi không phải chịu đựng không khí ngột ngạt.

Kế hoạch: Tìm kiếm các trung tâm dạy nghề và tìm một lớp học dạy làm các món ăn mà người ấy yêu thích. Bạn hoàn toàn có thể nấu lại những lần sau này và món quà sẽ không bao giờ chấm dứt.

2. Cũ: Hoa hồng đỏ

Mới: Một cành hoa phong lan đẹp mắt - hãy tặng nàng một loài hoa kiểu cách và tinh tế như chính nàng vậy. Bạn có thể cũng mất nhiều tiền như với hoa hồng, nhưng phong lan sẽ lâu héo hơn so với hoa hồng, đồng thời nó thể hiện bạn đã đặt rất nhiều suy nghĩ vào đó.

Kế hoạch: Bạn vẫn cần phải gửi nó đến nơi làm việc của nàng - mục đích là để các đồng nghiệp của nàng phải ngưỡng mộ và ghen tị. Hãy tìm một địa chỉ điện hoa ngay từ bây giờ.

3. Cũ: Chocolate

Mới: Món đồ ngọt tự làm - nó không nhất thiết phải do chính tay bạn làm, nhưng cần phải được gửi đến công ty của nàng để tạo nên sự bất ngờ lớn nhất.

Kế hoạch: Hãy đặt một cửa hàng làm một món bánh mà nàng yêu thích. Viết lên đó dòng chữ yêu thương dành cho nàng.

4. Cũ: Đồ lót

Mới: Bộ áo tắm 2 dây màu đỏ - kết hợp đôi vé đến một bãi biển ấm áp. Món đồ sexy này sẽ được mặc không chỉ một lần.

Kế hoạch: Hãy đến các cửa hàng đồ tắm và chọn món đồ phù hợp với cơ thể nàng.

5. Cũ: Nước hoa

Mới: Album ảnh - hãy gắn vào đó những bức ảnh tình tứ của 2 người để ghi lại những ngày tháng bên nhau.

Kế hoạch: Bên cạnh một quyển album thực sự, thì bạn cũng có thể vào các trang web cho phép làm album ảnh và tải các bức hình của mình vào đó. Điền thêm những dòng chú thích ảnh thật riêng tư, thân mật.

Theo M.T. (VNE / MSN)

--> Read more..

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2008

Đầu năm suy ngẫm về "kẻ sĩ"

GS Tương Lai vừa có bài viết rất hay về "kẻ sỹ" và người trí thức. Ông viết:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”, đừng bảo xuân tàn, hoa cũng rụng hết. Đêm hôm qua, trước sân rộ nở một cành mai! Liệu việc tìm cảm hứng từ tứ thơ của Mãn Giác Thiền sư mười thế kỷ trước đây để dẫn nhịp cho bài báo Tết mở đầu năm Đinh Hợi có đem lại hanh thông sau một năm nhìn lại?

Năm Đinh Hợi đi qua để lại những âm vang của thành tựu, của khởi sắc, đồng thời cũng để lại những dư vị đắng cay. Nhưng cho dù còn có những dư vị đó, thì nét chủ đạo vẫn là sức cuộn chảy bất tận của sự sống không gì cản được.
Sự sống của con người, sự sống của tự nhiên. Xuân tàn, hoa rụng không có nghĩa sự sống dừng lại. Hoa tàn để nụ nẩy mầm rồi hoa lại nở, con người vẫn đi tới. Trong sự sống Việt Nam, trong triết lý Việt Nam “người ta là hoa của đất”. Người là vốn quý nhất, “một mặt người, hơn mười mặt của”. Vì thế, vẫn trong cảm hứng “nhất chi mai” ấy, bài báo Tết năm Mậu Tí này xin vẫn bàn về chuyện con người, tập trung vào chủ đề hiền tài, về “nguyên khí quốc gia” như ông cha ta từng trân trọng, để thử suy ngẫm về kẻ sĩ, về người trí thức xưa và nay.
Trong “Bình Ngô Đại Cáo”, Nguyễn Trãi giải thích nguyên nhân dẫn đến thắng lợi cuộc kháng chiến mười năm chống xâm lược ở thế kỷ XV là do Lê Lợi đã biết “cỗ xe cầu hiền, thường chăm chăm còn dành phía tả”?
Dành phía tả” là lấy tích của chuyện Tín Lăng Quân nước Nguỵ nghe tiếng Hầu Doanh là hiền sĩ, bèn đem xe đến cầu, mình ngồi phía hữu, để trống phía tả, biểu tỏ sự trọng thị người hiền, mời ngồi trên.“Dành phía tả” diễn đạt theo ngôn ngữ hiện đại, phải chăng là chiến lược con người của ông cha ta, đặt “hiền sĩ trong thiên hạ”, ngày nay gọi là người trí thức, ở vị trí xứng đáng nhất.
Nhưng “hiền sĩ trong thiên hạ” của đời nay là những ai đây? Là giáo sư, tiến sĩ ư? Thì hẵng! Đương nhiên phải là của thật, tránh đồ rởm. Nhưng rồi có còn ai nữa không? Đấy là chưa nói đến chuyện có bằng cấp này nọ đã hẳn là trí thức chưa, cũng như người xưa gọi những ai là kẻ sĩ, cũng phải thật tường minh. Chuyện này quả thật không dễ.
Cao Bá Quát, con người “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (suốt cuộc đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai mà thôi), đã từng chia kẻ sĩ, nay ta gọi là trí thức, thành ba loại, ứng với ba loài chim. Loại thứ nhất là hồng hộc bay giữa trời xanh. Loại thứ hai là hạc đen ẩn bên sườn núi. Loại thứ ba là hoàng yến luẩn quẩn ở chốn lâu đài của kẻ quyền quý. Con người “những muốn vin mây mà lên cao mãi” như Cao Bá Quát tất nhiên muốn được là loại chim gì, và khinh loại chim gì rồi. Đấy là chỉ lẩy ra từ một bài thơ làm khi uống ruợu ở nhà bạn, trong những bài thơ khác của ông, còn bao hình ảnh những kiểu loại chim khác nữa. Khi thì là cánh cò trắng giữa sông hồ trong cảnh sắc mùa xuân: “Xuân tĩnh giang hồ nhất bạch âu”. Có khi đó là “con hạc ốm kêu ở đền cổ”. Có khi chua chát, thảm hại như con sáo “chỉ vì có thể nói được tiếng người, để đến nỗi cụt mất đầu lưỡi”.
Chao ôi, chỉ để nói được tiếng người, đúng hơn, nhại được vài âm thanh vô hồn theo đúng tiếng người để rồi bị giam trong lồng và rồi không bao giờ còn véo von được tiếng của chính mình nữa, cái thân phận con sáo nói được tiếng người sao mà khốn khổ làm vậy. Giá mà con sáo cũng biết suy nghĩ như con người thì liệu nó có cam chịu phận cụt mất đầu lưỡi như vậy không? Ấy thế nhưng, vào thời ông, lắm kẻ sĩ tuy không bị cụt đầu lưỡi nhưng nào có nói được chính tiếng của mình đâu, họ “...phải nói khẽ, sợ nói to trái ý trời, trời ghét”! Đâu phải là ý trời mà là ý người đấy thôi, người có quyền! Đâu phải là trời ghét mà là người ấy ghét đấy. Mà ghét, là vì lời của kẻ sĩ không thuận tai. “Trung ngôn nghịch nhĩ”, đó là một khái quát xuyên thời gian! Kẻ sĩ, người trí thức mà không nói được tiếng nói của chính mình, không nghĩ được điều mình cần nghĩ và muốn nghĩ, thì suy cho cùng, nào có khác gì con sáo bị cụt mất đầu lưỡi đâu?
Ấy vậy mà làm con “hồng hộc” bay giữa trời xanh thật quả là khó lắm lắm. Còn chọn được cách thế của con “hạc đen” ẩn bên sườn núi đâu có dễ? Vả chăng, cho dù không khẳng định rằng “lập thân tối hạ thị văn chương” như cụ Phan Bội Châu từng chua chát nhắc đến thì “trì thân vị tất độc thư đa” (lập thân chưa hẳn do đọc nhiều sách) mà Nguyễn Trãi đã sâu sắc nêu lên. Tuy nhiên, điều mà người đứng số một trong đội hình trí thức của dân tộc, là “kẻ sĩ” xứng đáng là “danh nhân văn hoá thế giới của Việt Nam”, Nguyễn Trãi đã chiêm nghiệm và đúc kết lại là: “cổ lai thức tự đa ưu hoạn”, xưa nay người biết chữ thường lắm lo âu, hoạn nạn.
Sự khái quát đó đương nhiên là nói về “người biết chữ” có nhân cách! Chứ loại “biết chữ” do mua được bằng nhờ “cái giá khoa danh ấy mới hời” mà Nguyễn Khuyến đã dè bỉu thì chẳng hề “đa ưu hoạn” chút nào! Cũng không hề có chuyện phải ưu hoạn đối với những người cốt kiếm dăm ba chữ chỉ để vênh váo với đời như nhà thơ tài hoa ấy từng tạc vào câu đối “giàu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay đã vểnh râu tôm” vì đã có mấy dòng sang trọng ghi vào “cạc vi dít”. Thảm thương hơn, người ta không chỉ “vểnh râu tôm” vì cái chức danh rởm ghi trong danh thiếp, lâu dần “lộng giả thành chân”, lại cứ tưởng của giả là của thật, cứ thế bò dần lên trên các bậc thang danh vọng “trăm năm mặc kệ tiếng chê khen” của những ông “tiến sĩ giấy” mà nhà thơ ấy đã đóng đinh trên đài dư luận.
Phải có cốt cách như Chu Văn An thì mới có được sự “đa ưu hoạn” mà Nguyễn Trãi nói đến. Tất cả tư tưởng và thơ văn của nhà trí thức lớn này còn giữ lại được chỉ vỏn vẹn có mười hai bài thơ. Thời kỳ ông đi ở ẩn, mở trường dạy học dài hơn rất nhiều thời ông tại triều. Ấy vậy mà hơn sáu trăm năm qua, tên tuổi và nhân cách của ông khó bậc “hiền sĩ” nào sánh kịp. Giới trí giả đương thời cho rằng: “Huân Hoa chỉ thị thuỳ thường trị, Tranh đắc Sào Do tác nội thần” (được ông, Nghiêu Thuấn buông rèm trị nước, còn hơn được Sào Phủ, Hứa Do làm cận thần). Nỗi “ưu hoạn”của ông thể hiện khá tiêu biểu trong "thất trảm sớ”, “Lôi đình bất toả cô trung phẫn, Quỷ mỵ do kinh thất trảm chương”, Cô trung sấm sét không chồn chí, Thất trảm yêu ma phải rợn lòng” như Cao Bá Quát đã viết về ông.
Bụi thời gian đã phủ mờ bao trang sử sách, ấy vậy mà, tên tuổi của nhà trí thức Chu Văn An, một kẻ sĩ của đầu thế kỷ XIV vẫn ngời ngời sáng chói: “Hạo khí dĩ bằng thiên địa bạch, Cao phong do đối thuỷ sơn trường”, Trời đất soi chung vầng hào khí, Nước non còn mãi nếp cao phong. Và rồi, cũng theo cách ứng xử quen thuộc của bậc chân nho “dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng”, sau bài sớ đòi chém bảy tên gian thần, Chu Văn An từ quan về ở ẩn ở núi Chí Linh, nêu một tấm gương cho hậu thế: “Thanh tu khổ tiết cao thiên cổ, Sĩ vọng nham nham ngưỡng Thái San”, Khí tiết thanh cao nêu thiên cổ, Sĩ phu ngưỡng vọng tựa Thái San. Không phải ngẫu nhiên mà trong “Kiến văn tiểu lục”, Lê Quý Đôn đánh giá Chu Văn An “đấy là bậc thanh cao nhất”.
Nhưng cũng chính Lê Quý Đôn vẫn thường trực với mối băn khoăn: “Nếu tài sức chưa làm nổi thì cũng thành một người biết bồi bổ nguyên khí cho nước. Còn nếu dùng chút ít hiểu biết riêng của mình thì dù bằng hình danh pháp thuật có thỏa mãn được một thời, nhưng rồi sẽ để độc hại đến đời sau”. Cùng thời với nhà bác học thế kỷ XVIII ấy, Ngô Thì Sĩ cũng từng lo âu về sự đào luyện nhân tài: “Văn thể ngày một kém, nhân tài ngày một mòn mỏi. Nếu không một phen chấn chỉnh, thay đổi hẳn nếp cũ, e rằng trong vài chục năm nữa, sẽ rơi vào con đường ti tiện không còn văn chương nữa”. Cái “độc hại đến đời sau” mà nhà bác học Việt Nam thế kỷ XVIII nói đến. “Con đường ti tiện không còn văn chương nữa” mà danh sĩ thế kỷ ấy lo âu, cũng là mối lo âu của chúng ta hôm nay về những cái “ti tiện không còn văn chương” của lối nhồi sọ, áp đặt tư tưởng nhằm cổ vũ cho sự vâng chịu không dám tranh luận để làm rõ đúng sai, chỉ khuyến khích đi theo một lối mòn, người đi sau giẫm lên dấu chân của người đi trước, không bứt phá, không sáng tạo.
Xem thế đủ hiểu, làm được người trí thức đúng nghĩa, kẻ sĩ đích thực như ông cha ta quan niệm, thật là khó. Nhưng cũng vì thế, “đó là của quý không gì thay thế đựơc của một nước, một dân tộc. Có nó thì sẽ có tất cả, thiếu nó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” như Phạm Văn Đồng khẳng định. Vậy thì hiện nay chúng ta đang “có nó” hay đang “thiếu nó”? Câu hỏi ấy không dễ trả lời nếu không thật sự tường minh trong sự nhận thức về nhân tài, về kẻ sĩ trong thời đại mới, những trí thức chân chính.
Xin chỉ dẫn ra một gương mặt trí thức, cụ Nguyễn Văn Tố, mà khi ông hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rơi lệ viết rằng: “Than ôi! Sương bay nghi ngút, sao Đẩu ám mờ. Mây phủ mê man, Thái sơn ngừng biếc. Nhớ cụ xưa. Văn chương thuần túy, học vấn cao sâu. Thái độ hiền từ, tính tình thanh khiết. Mở mang văn hóa, cụ dốc một lòng. Phú quý, công danh, cụ nào có thiết. Đến ngày dân tộc giải phóng thành công, thì cụ sẵn sàng ra tay giúp việc. Giữ chức bộ trưởng thì cụ ngày càng gần gũi nhân dân. Đại biểu Quốc hội thì cụ luôn luôn tính bàn kiến thiết... Cụ dù hy sinh, tinh thần ngàn thu sẽ vẻ vang bất diệt. Với cụ, dân tộc mất một người chí sĩ, thế giới mất một người danh nho...”. Cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố chỉ đậu bằng thành chung, nhưng Cụ đích thực là một đại trí thức, một “kẻ sĩ” chân chính của thời hiện đại.
Và rồi, hình ảnh người trí thức chân chính càng làm nổi bất sự thảm hại diện mạo của một người mạo danh trí thức đang làm xôn xao dư luận hôm nay. Vì chỉ để hoàn thiện hồ sơ xin phong tặng chức danh giáo sư mà một vị chức sắc nọ, đã từng leo dần lên những cái ghế lãnh đạo cấp thứ trưởng để hôm nay trở thành người đứng đầu một học viện đào tạo công chức cao cấp của nhà nước, đã phạm tội “đạo văn”, biến công trình tập thể thành sách nghiên cứu cá nhân”. Chao ôi, giả thử chuyện này mà ỉm đi được, vị quan chức kia vẫn đường đường dẫn dắt sự nghiệp đào tạo những viên chức cao cấp để rồi đây sẽ ngồi vào những cái ghế quan trọng trong bộ máy “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” ở trung ương và ở địa phương, thì không hiểu sự việc sẽ được dẫn dắt về đâu đây?.
Cứ nhớ lại lời bình của học giả Phan Khôi cách đây ba phần tư thế kỷ, mà thấy thật thấm thía một nỗi đau: “Dường như con ma Việt nào cũng sợ nhất lá bùa, còn người Việt đang sống nào cũng bái phục nhất trước những tấm bằng”! Thật ra, trước đó khá lâu, cụ Tam nguyên Yên Đổ đã từng chỉ rõ “mảnh giấy làm nên thân giáp bảng” và lột trần chân tướng vị “tiến sĩ giấy” của mọi thời kỳ “ngỡ rằng đồ thật hóa đồ chơi”.
Trước đó hai trăm năm, đầu thế kỷ XVIII, Vũ Khâm Lâm đã nghiêm khắc cảnh báo: “năm sáu mươi năm gần đây, kẻ trên thì dạy nó, kẻ dưới thì học nó, đua nhau theo đòi cái ngọn của từ chương... nhưng tìm xem có điều gì quan hệ tới quốc kế dân sinh thì tuyệt nhiên vắng bóng. Lề thói thì ưa chuộng sự là lướt, theo đó sẽ dân dần đi tới sự mất nước, mà kẻ sĩ chuộng nghĩa tử tiết cũng chẳng thấy bao nhiêu”.
May thay, như mong muốn của Nguyễn Hành đầu thế kỷ XIX, một trong “năm người tài giỏi” thời bấy giờ: “mơ tưởng về người xưa, sao bằng mắt thấy tai nghe về đời này”, và “đời này” đã có những trí thức mà tên tuổi và sự nghiệp của họ đã ghi những dấu ấn đậm nét trong tâm tưởng của nhân dân, những Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng, Trần Đức Thảo, Tạ Quang Bửu, Đặng Văn Ngữ, Đào Duy Anh... và biết bao tên tuổi khác nữa.
Trong họ, có những người được phong anh hùng, song cũng có những người bằng sự nghiệp thầm lặng và nhân cách cao đẹp đã làm xúc động trái tim nhân hậu và ngưỡng mộ nhân tài của các tầng lớáp nhân dân. Cuộc đời và sự nghiệp của họ, nói như tâm sự của một nhà ngôn ngữ và dịch thuật nổi tiếng vừa qua đời “mỗi người trong chúng ta phải có đủ nhiệt huyết để dám tự thiêu hủy trong đấu tranh thì Chân mới thắng được Ngụy, Thiện mới thắng được Ác”. Đây là cách giải thích của nhà trí thức ấy khi đề nghị phải hiểu đúng để dịch đúng lời thơ của Nazim Hikmet: “Nếu tôi không cháy lên, Nếu anh không cháy lên, Thì làm sao, Bóng tối, Có thể trở thành, Ánh sáng”.
Cuộc đời cần biết bao ngọn lửa cháy sáng ấy, ngọn lửa của trí tuệ, ngọn lửa của lý tưởng và của nhân cách. Và chúng ta tin rằng, trong sâu thẳm tâm hồn Việt Nam vẫn hằng ấp ủ ngọn lửa đó. Nếu biết nhen nhóm và làm bừng nở cháy sáng lên, sẽ là động lực lớn lao của sự nghiệp phát triển và hội nhập hôm nay.
Vì, dân tộc ta vốn có cái “gốc lửa” đó như thiền sư Khuông Việt thế kỷ XI đã từng thâm thúy gợi ra: “Trong cây vốn có lửa. Sẵn lửa, lửa mới sinh ra. Nếu cây không có lửa. Khi cọ xát sao lại thành”. Ông cha ta đã truyền cho chúng ta ngọn lửa kỳ diệu đó.
Thế nhưng, “tri nhân giả trí, tự minh giả tri”, biết người gọi là trí, biết mình gọi là minh, biết người để biết mình rõ hơn. “Kẻ sĩ”, người trí thức trong thời đại của nền văn minh trí tuệ và nền kinh tế tri thức, cùng với ngọn lửa của ông cha truyền lại đó, còn phải có đôi mắt mới để nhìn vào một thế giới mà độ phức tạp của nó đã có phần vựơt quá năng lực trí tuệ phán đoán của con người như người ta vẫn tưởng.
Từ đây trở đi, cuộc hành trình đi đến tương lai sẽ là diễn biến nằm ngoài kinh nghiệm đã trải qua và chúng ta cần phải thay đổi tư duy một cách tương ứng. Sự thật là tương lai sẽ không phải là tiếp tục của quá khứ. Cách nhìn cũ, cách hiểu cũ, các phương pháp khoa học mà chúng ta đã biết đang tỏ ra bất cập trong việc nhận thức bản chất của thế giới mới. Không có một sự lớn lên vượt bậc về văn hoá và trí tuệ, cùng với sự khẳng định về bản lĩnh và nhân cách, khó mà làm được người trí thức đích thực của đất nước trong bối cảnh của thời đại mới.
Trong buổi Xuân về, mong sao nở rộ một vườn hoa mà trong đó, “người ta là hoa của đất” có những trí thức mới, người có ngọn lửa được cha ông truyền lại cháy sáng trong tim và trí tuệ của thời đại đầy ắp trong đầu. Cần phải có những trí thức như vậy sự nghiệp phát triển và hội nhập mới thành công.

Tương Lai
--> Read more..

Cầu khấn đầu năm

Bàn thờ tổ tiên nhà TORO ở HN

Hôm qua, làm lễ hóa vàng, tạ ơn tổ tiên, sau khi bày biện đầy đủ, mẹ tôi lên khấn các cụ. Ngồi bên máy tính ngó blog, tôi nghe thấy mẹ tôi làm rầm khấn khứa, xin Trời Phật, Tổ tiên phù hộ cho con cháu:" Được khỏe mạnh, no bát cơm, lành manh áo".Thế ra mẹ tôi không cầu như các blogger chúc tụng: đắc tài, đắc lộc, đắc vinh hoa...

Lại nhớ ngày trước tôi cũng thường nghe ông tôi khấn khứa. Mỗi khi có lễ tết, ông mặc áo dài, khăn lượt, tam vái ngũ bái xong thì quỳ trên chiếc sập , hai bàn tay kết lại che trên trán và khấn: "Duy tuế thứ...Cảm chi cốc vu..." và cuối cùng bao giờ cũng là lời cầu xin phù hộ "Vạn sự bằng an, lão ấu tráng kiện". Ông cũng chỉ cầu xin thế thôi.

Bây giờ người ta cầu cúng, xin thật nhiều điều. Mấy bà đồng bóng thì khấn xin : "Đi một về mười, đi tươi về tốt, gặp chúng gặp bạn gặp vạn sự may" rồi "Có ngân có xuyến, nói có người nghe, đe có người sợ"...

Nghe họ khấn mà muốn bật cười, có mấy quả quýt Tầu, ít vàng mã mà họ xin nhiều thế nhỉ?! Đúng là "Nhất bản vạn lợi" - một vốn vạn lời...

Nhìn cách cách họ dâng lễ mà phát buồn. Mỗi tay pho tượng Phật được nhét vào một vài tờ tiền lẻ, 500-1000đ. Chả thế mà nhiều người có nhu cầu đổi tiền lẻ để...đi lễ. Nhiều bàn thờ Phật có cả bia và thịt gà.

Thật ra, gieo nhân nào gặt quả nấy, gieo hạt phúc mới nhận được điều tốt đẹp. Cầu khấn, dẫu chỉ như làn khói hương may mất vào hư vô nhưng nó cũng phản ánh cái tâm, cái nhân cách con người...

Đầu năm xin chúc các bạn "già trẻ khỏe mạnh, vạn sự bình an " nhé. Có sức khỏe, có bình an là bạn có tất cả. Thế thôi!!!

--> Read more..

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2008

Thách đối tặng các blogger

Nhân nói đến chuyện câu đối, TORO nảy ra một vế đối về blog, để mời các bạn tham gia đối cho vui. Mấy ngày Tết tớ cũng sẽ nghĩa nốt về thứ hai.

Màn hình sáng triệu tâm tư chia sẻ, kẻ buồn, người vui, kẻ thương, người giận, bờ lốc gơ bốn biển thân quen, tiếng gõ phím là âm thanh cuộc sống!

Mời các bạn đối nha!

--> Read more..

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2008

Xin đừng lì xì cho trẻ nhiều tiền

Nhà tớ có ba đứa trẻ con, ngay trước tết đã phải "quán triệt", khi nhà có khách phải lên tầng trên ngay, tránh để cho khách phải lì xì. Có những người khách nhiệt tình quá, mừng tuổi mỗi cháu 50 ngàn chẳng hạn là điều hết sức phiền phức. Không cho con nhận thì không được, mà nhận thì trong lòng rất bực và áy náy.Không những làm tốn kém cho khách mà còn làm hư trẻ con.

Trên VNEx cũng có bài về vaans đề này rất hay, để trẻ không coi lì xì là việc "cho tiền", người lớn không nên mừng tuổi trẻ bằng tiền mệnh giá cao. Việc lì xì nhiều tiền vô tình tạo cho trẻ thói quen sử dụng số tiền lớn và tự do, trái với ý thức tiết kiệm. Nguy hiểm hơn là sự hình thành ý thích có nhiều tiền nhưng không bằng con đường lao động (có thể sẽ manh nha suy nghĩ kiếm thật nhiều tiền bằng con đường may rủi, chờ thời... khi trưởng thành).

Mặt khác, việc lì xì nhiều tiền sẽ tập cho trẻ thói quen so bì không đúng, gây khó khăn cho việc giáo dục nhân cách, giao tiếp trong gia đình, xã hội. Do đó, nên trả tập quán lì xì về với ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của nó là "chúc may mắn", "chúc sức khỏe".... không phải để tiêu xài. Cho vào phong bao những đồng tiền mới, đẹp.

Hoặc thay vì tiền, người lớn có thể lì xì cho trẻ bằng một món quà nhỏ khác, phục vụ cho việc học tập, giải trí, mở mang kiến thức hoặc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ em, như sách, đồ chơi, dụng cụ học tập.

Phụ huynh cũng nên "thảo luận" và hướng dẫn trẻ cách sử dụng tiền lì xì một cách bổ ích, thiết thực và phù hợp hơn, coi đây là cơ hội để giáo dục cho trẻ ý thức tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.

Ở nông thôn có thể mừng tuổi 2000, hay 5000 tiền mới, ở thành phố thi 10000 là đẹp. Xin đừng ai làm hư các cháu nha!!!

--> Read more..

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2008

10 bí mật của thành công

Năm mới đang đến gần, chúc các bạn thành công trong cuộc sống nha. Blogsach.com tặng các bạn 10 bí mật của thành công đây.

Một nghiên cứu của báo Investor's Business đã chỉ ra 10 điểm chung phổ biến nhất của những nhân vật thành công. Đây cũng là 10 bí quyết giúp họ biến ước mơ thành

sự thật.

1. Luôn suy nghĩ lạc quan


Có một danh ngôn rất nổi tiếng: "Gieo tư tưởng, gặt hành động, gieo hành động, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận". Tư tưởng của chúng ta sẽ quyết định mọi thứ. Hãy luôn suy nghĩ tích cực trong mọi trường hợp. Hãy nghĩ đến thành công thay vì luôn lo sợ viễn cảnh sẽ thất bại. Và nhớ là hãy tránh xa những môi trường thiếu tích cực cũng như những người bi quan.

Tự tin để thành công


2. Chọn cho mình những ước mơ và đặt ra những mục tiêu cụ thể


Ví dụ, thay vì nói: "Tôi sẽ tham gia một khoá học Maketing", bạn có thể nói: "Đầu tháng tôi sẽ đăng ký một khóa học maketing thực hành của trường Đại học Kinh tế". Hãy lập ra kế hoạch cụ thể để đạt được những mục tiêu của mình, đồng thời luôn bám sát kế hoạch đó để thực hiện.

3. Hành động

Thật vô nghĩa nếu ta cứ đặt ra mục tiêu rồi... để đấy. Bạn phải hành động để biến mục tiêu thành hiện thực. Đừng để sự sợ hãi đe doạ chúng ta.

4. Không bao giờ ngừng học hỏi

Ghi danh học các khóa học, đến lớp, đọc sách, tham gia các nhóm thảo luận. Nếu bạn quan tâm đến một vấn đề nào đó, hãy tìm hiểu về nó. Liên tục học những kỹ năng mới.

5. Bền bỉ và chăm chỉ làm việc

Thành công là một cuộc chạy maratông chứ không phải chạy nước rút. Luôn nghĩ đến mục tiêu của mình và hành động hướng đến mục tiêu. Đừng bỏ cuộc.

6. Học cách phân tích các tiểu tiết

Tập thu thập tất cả các dữ kiện của một vấn đề nào đó trước khi có hành động cụ thể. Hãy học hỏi từ sai lầm chứ không phải sai lầm làm bạn thoái chí.

7. Tập trung

Khi tin tưởng vào việc gì, hãy tập trung và dồn hết năng lượng vào đó. Đừng để ai hoặc bất cứ việc gì làm bạn xao lãng.

8. Đừng sợ thay đổi

Thành thật với bản thân và có chính kiến. Theo số đông là một cách để bạn trở nên mờ nhạt và tầm thường.

9. Giao tiếp hiệu quả

Không có ai là một hòn đảo hoàn toàn độc lập. Trình bày những ý nghĩ và lời yêu cầu của mình một cách chân thành, đồng thời động viên người khác cùng làm như thế với bạn. Hãy học cách hiểu và khích lệ người khác.

10. Hãy chân thành và đáng tin cậy; chịu trách nhiệm những gì mình làm

Đừng bao giờ lừa bịp hay dối trá. Giữ lời hứa. Hãy thừa nhận sai lầm của mình. Đây là điều quan trọng nhất trong số 10 thói quen của người thành đạt.

--> Read more..

Flags

Flag Counter