Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

Quan họ- nỗi đau sau câu hát

Quan họ Bắc Ninh được ghi nhận là di sản nhân loại

TT (HÀ NỘI) - Tối 30-9, từ thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, tiến sĩ Lê Thị Minh Lý - cục phó Cục Di sản văn hóa, Bộ VH-TT&DL - cho biết: “Tại kỳ họp lần 4 của Ủy ban Liên chính phủ công ước UNESCO bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (diễn ra từ ngày 28-9 đến 2-10), Quan họ BN đã được ủy ban công bố là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Đọc tin này tôi thấy vui một mà buồn mười. Lấy cái danh ấy để quảng bá hình ảnh đất nước chăng? Để có tiền tài trợ chăng?...

Ầm ĩ thế nhưng trong khi đó chính những người đang cất giữ cái báu vật đó thì sống hay chết cũng chả ai quan tâm. Tôi đã viết bài báo về vấn đề này. Xin mời các bạn đọc lại.

 

http://vnca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=51665

Ngay sau khi có bài báo, tôi đã gửi bài báo và mấy chữ cho ông Nguyễn T. T, Bí thơ Bắc Ninh ngày đó, đề nghị ông quan tâm đến các cụ. Nếu ông Bí thư quan tâm thì vô số doanh nghiệp sẽ xin chăm lo các cụ... Tiếc rằng có lẽ ông quá bận, không hồi âm thư của tôi và một năm sau trở lại thăm cụ Ngô Thị Nhi thì cụ cho hay: "chả thấy gì sất...

Tôi biết chỉ một vài năm nữa thôi các cụ sẽ về Trời.

--> Read more..

Cái giá của tấm bằng TS bên Tàu

Trung Quốc: 70% nữ nghiên cứu sinh bị thầy hướng dẫn "lạm dụng"?

Trang web chinanews hôm 15/9 đăng bài viết đầu đề “Hiệu phó Đại học Bắc Kinh khuyên bạn chớ nên cho con gái làm tiến sĩ trong nước”.

2 thumb216 Trung Quốc: 70% nữ nghiên cứu sinh bị thầy hướng dẫn "lạm dụng"?

Tin này lập tức được nhiều mạng khác đưa lại, giật tít “Tin cực kỳ giật gân”.

Bài viết nói trên kể chuyện hôm trước một vị cựu hiệu phó ĐH Bắc Kinh kiên quyết phản đối bạn thân của mình đưa con gái vào trường này làm tiến sĩ. Lý do: ngoài việc trình độ học thuật trong nước chưa cao ra, điều quan trọng nhất là e ngại con gái bạn mình bị thầy hướng dẫn “xài”.

Vị cựu hiệu phó này được các bạn giáo sư trong trường cho biết, không ít thầy hướng dẫn tiến sĩ ngoài việc tất cả trước tác của mình đều do các trò nam giới cất công viết hộ ra, còn tranh thủ kiếm một hai nữ ; các trò nữ này nếu muốn được đội mũ mặc áo tiến sĩ thì nhất thiết phải hiến thân xác cho thầy.

Cựu hiệu phó nói, theo thống kê của giới giáo sư ĐH Bắc Kinh, có tới trên 70% nữ tiến sĩ bị các thầy hướng dẫn trong khi truyền thụ “kiến thức” cho trò thường tranh thủ làm chuyện đồi bại.

Nghe nói câu chuyện giữa cựu hiệu phó với bạn diễn ra tại nhà ăn tập thể và một nhà báo tình cờ ngồi bên đã ghi âm lén được câu chuyện này. Vị hiệu phó được bạn nhờ giúp đưa con gái vào làm tiến sĩ nhưng ông không tán thành nên người bạn nổi cáu, cho là ông không muốn giúp, vì thế hiệu phó đành phải nói rõ lý do mình phản đối. Ngoài ra ông còn nói nhiều chuyện nữa. Những chuyện ấy hiện giờ đã đồn ầm khắp kinh thành Bắc Kinh.

Đương nhiên tính chân thực của thông tin này chưa hề được chứng thực, và cái kiểu kết luận- 70% thầy hướng dẫn "ghẹo" nữ nghiên cứu sinh có lẽ làm cho người ta sợ. Khi đưa lại tin này, mạng Tư tưởng TQ bình luận: con số 70% có thể không chính xác, song dù sao cũng có thể thấy trong các trường đại học hiện nay đang thịnh hành một thứ “quy tắc ngầm”: Nếu muốn cho người TQ tin rằng, hầu hết các giáo sư là người đứng đắn, thì e rằng rất khó chấp nhận.

Khi những thông tin như thành quả luận văn là  sao chép và bao nữ sinh liên tục lộ ra, cho dù “70% trở lên” không phải là loại “kết luận thống kê” tin cậy; thì những vị giáo sư đầy mình chính khí cũng khó mà thoát khỏi sự gượng gạo.

Việc tin nói trên xuất hiện trên chinanews đã cho thấy vấn đề không nằm ở tính chất thực hư của nó nữa; bởi vì điều quan trọng là mạnh của nó không còn là “giả hay thật”, sự ảnh hưởng của nó không còn là “sự thực” mà là “tín nhiệm” . Kiểu phán đoán – hơn 70% các vị thầy hướng dẫn  là "cầm thú đội lốt người” đã chứng tỏ một điều rằng: ít nhất các vị giáo sư TQ  hiện nay đã hoặc đang đánh mất dần hình ảnh lương tri xã hội.

Nó cũng cho thấy, khi sự tín nhiệm bị mất đi thì nhiều câu hỏi dễ dàng đặt ra là: liệu nhóm người đứng trên đỉnh cao tri thức dân tộc có thể trở thành kẻ phá hoại văn hóa dân tộc tệ hại nhất? “Cầm thú đội lốt người” là loại “thầy giáo” trên nẻo đường nào? họ làm thầy cho ai?

Chuyện thầy Tàu thế chả biết ở ta thế nào? Giả sử ở ta cũng thế mà có bằng TS mới được làm quan vì biết "đột phá" thì kinh sợ quá, các bác ạ.

--> Read more..

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009

Sinh nhật

Bây giờ bọn trẻ thấy sinh nhật là chuyện bình thường. Đứa nào cũng được tổ chức sinh nhật, có bánh gato, có nến và quà... Thế hệ cha anh không có điều kiện như thế, nhất là nông thôn.

Hồi còn nhỏ, ở quê, chỉ thấy chuyện sinh nhật trên phim ảnh. Ít ai nhớ đến ngày sinh của mình. Ngược lại, lại rất nhớ giỗ các cụ. Nhớ để cách đấy dăm ba ngày có định mua thịt cũng thôi, để dành đến ngày giỗ... Thói quen ấy thành nếp nhà. Bây giờ ở thành phố, tuy không phải tiết kiệm chờ giỗ mới mua thịt nhưng không quên giỗ cụ nào.

Bà xã dân con nhà công chức Hà Nội quen làm sinh nhật, ngày xưa làm cả sinh nhật bác Hồ. Hiii... Về nhà chồng một thời gian thì nhận xét: nhà anh hay thật, không thấy làm sinh nhật cho ông bà. Người sống chả quan tâm, toàn quan tâm đến người chết.

Nói thế nhưng cũng quen với việc lo cúng giỗ, mua hoa qủa về thắp hương xong mới ăn. Mà không phải ngày Rằm, mùng Một mới thắp hương mà ngày nghỉ nào cũng thắp hương.

Bây giờ cúng bái chu đáo và sinh nhật cũng liên miên. Đúng là Đông tây kết hợp.

--> Read more..

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009

Gỗ Sưa

Hồi này Hà Nội xôn xao về vụ các cây sưa bị chặt trộm và Công an Hà Nội đã bắt hai chục nghi can  liên quan đến các vụ này.

 

go sua

 

Cây Sưa ở vườn Bách Thảo rất nhiều, trẻ con gọi là cây hạt thối. Trẻ con đi lấy về đốt, thối um lên... rất khoái. Nhất là đốt ở trường học, bọn con giá bịt mũi chạy hết.

Trước cửa cơ quan tớ cũng có một cây sưa nhỏ, mới độ chục tuổi. Gốc nhỏ như cái chày giã cua nên chưa kẻ nào ngó tới. Cây này có đặc biệt là mùa xuân, mùa hè thì lá nó xanh nõn nà, mướt mát. Lá gần giống lá khế nhưng không có răng cưa. Đến mùa đông thì ngược lại, lá không rụng mà khô từ trên cây. Cái cây trông như chết. Sếp tôi chả biết nó là cây gì gọi là cây sống dở chết dở.

Thực ra, cây có tên chữ là Hùynh đàn. Người ta mê tín, cho rằng gỗ này chế tác đồ phong thuỷ rất linh nên vì thế mà cây gặp hoạ.

--> Read more..

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2009

Nhật dại hơn VN?!

Cách đây đúng 20 năm , ở thành phố Hiroshima của Nhật có xảy ra một vụ án mạng hiếp dâm. Vụ việc bắt đầu bằng 2 ông cảnh sát trẻ đi tuần ban đêm đã bắt một cô bé học sinh hãm hiếp sau đó giết luôn để phi tang. Sự việc bị phanh phui , giám đốc cảnh sát ra lệnh bắt giam ngay 2 cảnh sát viên dưới quyền và họp báo xin lỗi gia đình nạn nhân và dân chúng.

 Nhưng sự việc không ngừng ở đó, ngay ngày tòa án xử tù án giam cho 2 cảnh sát viên xong thì ông cảnh sát trưởng đó đã vào phòng riêng trong sở để lại một bức thư xin lỗi Thiên hoàng, xin lỗi toàn quốc dân vì đã không hoàn thành nhiệm vụ trên cương vị của mình rồi nỗ súng tự sát. Tòa án không xử ông ta nhưng lương tâm và lòng tự trọng của ông ta đã buộc ông ta phải tự xử.

 Người Nhật có một câu nói trong "tam thập lục kế"  của binh pháp Tôn Tẫn họ chỉ học  35 chước đầu . Chước cuối cùng là " Tẩu Vi Thượng Sách " không có trong văn hóa biết xấu hổ và tự trọng của họ.    (ST )

Thế ra, văn hoá Nhật và văn hoá ta, dẫu "đồng văn, đồng chủng" mà khác nhau xa các bác nhỉ?!

--> Read more..

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009

Nghiêm cấm tiết lộ thông tin

Nhà có cậu con trai út 5 tuổi đi học mẫu giáo. Mỗi khi cu cậu đi học về cả nhà lại xúm lại hỏi chuyện lớp.

- Trưa  nay ở lớp con ngủ trưa cạnh bạn nào?

- Khánh Huyền hôm nay mặc đẹp không, mặc váy hay mặc quần? Vì cu cậu có vẻ thân với cô bạn này.

-Hôm nay có bạn nào bị cô phạt không?

Cu cậu nghe nhưng mím môi nhất định không trả lời. Gặng mãi nó mới nói: Cô dặn về nhà không được nói chuyện ở lớp cho bố mẹ. Tức điên cả người mà không dám phun ra trước mặt con. Định bụng hôm nào đi đón con hay họp cuối năm phải nhắc nhở các cô... nhưng quên mất, lại đến kỳ nghỉ hè.

Mấy hôm nay vào năm học mới, hỏi con thì cu cậu vẫn nhớ lời cô giáo năm ngoái... không nói. Bố phải bảo: À, năm ngoái là mẫu giáo nhỡ, cô sợ về nói không đúng, nên dặn thế thôi. Năm nay mình 5 tuổi rồi, nói thoải mái. Cu cậu bùi tai nói ra chút chút rồi nghĩ lại... lại thôi.

Té ra nó tự kiểm duyệt trước khi trả lời ông bà bố mẹ. Khổ thế!

--> Read more..

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2009

Khai giảng cho ngưòi lớn hay cho học trò?

Ngày mai cả nước khai giảng năm học mới. Nhưng có lẽ cảm xúc của học trò bây gìơ khác ngày xưa. Ngày xưa, sau kỳ nghỉ ba tháng mới gặp lại thầy cô, bạn bè. Bây giờ trẻ con học hè suốt mấy tháng rồi.

Photobucket

Cách làm đó nó còn làm cho trẻ mất tự nhiên, quen sống với… kịch bản, trong khi đó kỹ năng sống thực thì lại không dạy. Giá như trẻ em từ nhỏ đến hết phổ thông được dạy  những kỹ năng sống. Ví dụ trẻ tiểu học được dạy những kỹ năng đơn giản, gần gũi như biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước mọi người, biết trò chuyện với cha mẹ và người thân, biết thực hiện các hành vi vệ sinh, biết bảo vệ mình trước người lạ để không bị xâm hại, lạm dụng...

Chưa có ai dạy cho trẻ khi ăn phải như thế nào, biết cách mời, cách lấy thức ăn, cách trò chuyện sao cho lịch sự, hợp vệ sinh. Hay những kỹ năng giao tiếp khi nhà có khách… Cái này tuỳ vào mỗi gia đình.

 

Trong Kinh Thi, cách đây vài ngàn năm người ta đã dạy những quy tắc này rất kỹ, kiểu như vào nhà phải đánh tiếng; nếu thấy cổng khép thì mình đi qua rồi cũng phải khép lại; trong buổi gặp gỡ, khi bậc trưởng thượng chưa đứng dậy thì mình vẫn phải ngồi yên…

Có phải vì không được dạy những kỹ năng đó nên bây giờ  hiện tượng ngưòi lớn vô hàng quán cùng nhau chạm cốc rồi đồng thanh hô “dzô… dzô” ngày càng phổ biến với buồn chứ. Hay đi đám tang không ít ngươì cười nói bô bô. Chuyện nhường ghế cho phụ nữ có thai, người già yêu ngày càng trở nên hiếm hoi...

 Khi học đến cấp 3, học trò cần phải biết thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức, thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, vấn đề môi trường, hoả hoạn và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống... Những cái đó sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em.

Vì nhà trường không dạy nên nhiều gia đình phải đi tìm đến các Trung tâm để gửi con. Như vậy thì tính chuẩn mực chung không được đảm bảo…“Tiên học lễ, hậu học văn” nhiều truờng kẻ khẩu hiệu này lắm nhưng “lễ” và “văn” song hành là điều mà mỗi học sinh cần được giáo dục thì lại bị quên...




 

--> Read more..

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009

Con mày

Có nhiều loại con, con đẻ, con nuôi nuôi, con dâu , con rể... ở quê tôi ngày xưa và cả bây giờ mới hay chứ, có thêm "con mày". Mày nghĩa là xin, như ăn mày ấy.

Hôm qua, vợ chồng ông anh họ tôi ở quê ra chơi, kể chuyện thàng cháu nội 2 tuổi hay ốm đâu quá, vừa rồi phải cho đi làm con mày. Thủ tục là ông thầy bói tính xem nó phù hợp với ông "bố mày" tuổi nào thì tìm đến người đó mà nhờ cậy. Cháu ông anh tôi được xác định phải chọn ông bố tuổi Đinh Tỵ 1977.

Đi nói với một vài người nhưng đa số họ từ chối vì ngại phiền phức... Tìm mãi mới được một gia đình nhận lời. Thế là hai bên thống nhât thực hiện một kịch bản, gia đình mang thằng cháu ra đặt ở ven đường, ông "bố mày" kia đi xe máy đến đón về nhà mình. Sau đó một hai tiếng, bố mẹ cháu bé mang xôi gà đến để cũng gia tiên nhà ông bố mới và đón cháu về. Trước đây, ông bố mày còn đặt tên mới cho đứa "con mày" này , thường là theo thứ tự trong nhà ông ta, ví dụ có 9 con rồi, nay đặt thêm đứa trẻ này là Mười. Dịp này họ cũng may cho đứa con mới một bộ quần áo.

Đứa con này tuy vẫn ở nhà bố mẹ đẻ nhưng đi lại với nhà bố mẹ mày rất gần gũi. Tết nhất phải mang lễ đến. Khi bố mẹ mày chết phải để tang như con đẻ...

Phong tục cổ xưa này tưởng không còn nữa, nào ngờ vẫn diễn ra. Hay thế! Viết ra đây để các bác biết cho vui.

--> Read more..

Flags

Flag Counter