Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Tưởng nhớ Hà Tây

Hôm nay, 1-8. Ngày này cách đây 3 năm Hà Tây chính thức sáp nhập vào Hà Nội, tỉnh Hà Tây không còn có tên trên bản đồ nữa.

Mất đi một địa danh như Hà Tây, nơi có các danh nhân Phùng Hưng, Ngô Quyền, có Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Chú... Có các địa danh thiêng như Núi Tản, sông Đà, Hương Tích, Tây Phương, Đường Lâm... thì không thể không xót xa.

Với tôi, nó quan trọng ở chỗ, đấy là quê tôi.

Bây giờ "Đôi mắt người Sơn Tây/ U uẩn chiều lưu lạc"...

Tháng 7 lịch Trăng cũng là tháng tưởng nhớ vong nhân,

Ba năm, với người là Giỗ hết, với Hà Tây thì nhớ thương không bao giờ cạn...

--> Read more..

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Ăng co toàn tập

Sau những lát cắt về Ankor, về Campuchia, nhà cháu tạm ngừng một chút... Trong khi bác Bu đi Miến về viết đến 6 kỳ rồi, sốt ruột quá. Nhưng thực ra, nhà cháu ngừng để viết kỹ hơn, kiếm nhuận bút.

Kính mời cả nhà, ai có thời gian hơn thì vào đọc "Angkor ký sự" vừa đăng trên Phaply.net.vn ở đường link dưới đây ạ. (Chỉ có một lưu ý nhỏ là người trình bày đã chú thích ảnh lung tung, nhưng không sao...)

Tuy nhiên, vẫn còn có những chuyện rất tuyệt nữa, em chưa kể với các bác được.


http://phaply.net.vn/van-hoa-phap-ly/angkor-ky-su.html
--> Read more..

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Kẻ sĩ, kẻ anh hùng...

"Nguyễn Huệ là kẻ phi thường

Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu

Ông đà chí cả mưu cao

Dân ta lại biết cùng nhau một lòng

Cho nên Tàu dẫu làm hung

Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà"


Theo thông tin của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, bài thơ trên đây của cụ Hồ được khắc vào bia tại Đền thờ Quang Trung trên núi Quyết - Nghệ An đã bị thay bằng bài khác. Lý do dám bỏ thơ cụ Hồ vì thơ Cụ nôm na quá, lại gọi Quang Trung là " kẻ -  kẻ phi thường".

 Người ta cho rằng chỉ gọi "Kẻ" với nghĩa coi thường như kẻ cướp, kẻ trộm, kẻ gian.

Nếu quả vì lý do đó thì e không ổn. Theo tôi, Kẻ là từ cố, chỉ người thôi. Có vô số từ dùng chữ kẻ với nghĩa tốt đẹp như Kẻ sĩ, Kẻ Chợ, Kẻ Cả...

Nguyễn Du viết:" Người lên ngựa, kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san".

Nguyễn Khuyến có câu " Bác là kẻ cả trong làng, tôi là người sang trong nước".

Trong bài Vịnh hang Thần, núi Sài Sơn cũng có câu thơ " Hoặc kẻ anh hùng khi chiến trận/ Hay người thôn dã lúc binh đao"...

Rồi  nhiều thành ngữ như "Kẻ ở người đi" , " Kẻ Bắc người Nam" , "Kẻ trên người dưới". "Kẻ khóc người cười", "Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra", "Kẻ vui người buồn" , "Kẻ thắng người thua"...

Chữ "Kẻ anh hùng" dân ta cũng quen dùng " Thứ nhất sợ kẻ anh hùng"...

Xin mời các bác bàn thêm ạ.


--> Read more..

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Im lặng là đỉnh cao của âm thanh...

--> Read more..

Sông Hồng còn loang máu giặc


Có người gửi tấm ảnh này đến hỏi xem những chữ Hán đó là gì... Đây là một dòng chữ được giơ cao trong cuộc biểu tình chống giặc phương Bắc, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa sáng nay ở Hồ Gươm.

Không khó lắm để biết đây là câu " Đằng giang tự cổ huyết do hồng" của Thám hoa Giang Văn Minh  lẫy lừng trong lịch sử đi sứ Tàu, làm quân thù khiếp vía.

Thám hoa Giang Văn Minh ( 1573-1638) người làng Đường Lâm , Sơn Tây, quê hương của Phùng Hưng, Ngô Quyền. Năm 1638 ông dẫn đầu đoàn sứ bộ sang tuế cống nhà Minh.

Vua Minh ngạo nghễ đưa ra vế đối:

 
Đồng trụ chí kim đài dĩ lục

Nghĩa là, cột đồng đến nay rêu đã xanh, nhắc đến thuyết Mã Viện sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng oanh liệt đã cho dựng cột đồng với lời nguyền "Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt" - cột đồng gãy thì Giao Chỉ sẽ bị diệt.



Thám hoa Giang Văn Minh khẳng khái đối lại : "Đằng giang tự cổ huyết do hồng"- sông Bạch Đằng đến nay máu vẫn còn đỏ, không chỉ đối chữ chan chát, mà vế đối còn  nhắc đến chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, của nhà Trần khi giặc phương Bắc đến xâm lăng.

Vế đối đọc ngay trước bá quan văn võ như cái tát vào mặt vua Minh, khiến chúng bầm gan tím ruột và dùng thủ đoạn hèn hạ lấy đường trám vào mắt, vào miệng ông, rồi mổ bụng xem "gan sứ An Nam to đến đâu"... Hôm đó là mùng 2 tháng 6 âm lịch.

Tuy vậy, chúng cũng không thể không tỏ lòng kính trọng khí phách lẫm liệt của ông. Do đó chúng cho ướp xác ông bằng thủy ngân, cho đưa thi hài ông về nước. Khi thi hài về đến Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng đã đến viếng và truy tặng ông chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh Quận công và ban tặng câu " Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng"- Đi sứ không làm nhục mệnh vua,  xứng đáng là anh hùng thiên cổ.


Quả thật, ông mất đi nhưng tên tuổi ông đã bất tử, gắn liền với núi sông bờ cõi thiêng liêng của Tổ Quốc. Ai đó đã viết lại câu này giơ cao trong cuộc biểu tình, thật sâu sắc...


--> Read more..

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Đàn bà, đàn ông


Hôm qua có người bảo:

 
"Người đàn bà yêu nhiều thứ ở một người đàn ông, nhưng người đàn ông chỉ yêu một thứ ở nhiều người đàn bà".

Nói thế có chết không chứ.


Câu này ngắn, có thể để ở Note, nhưng do tính chất nghiêm trọng của vấn đề và sợ bác Đèn đỏ suy diễn, từ "ẩm ướt" đến ... cái khác nên phải đưa sang đây cho quang minh, chính đại.

Các bác bàn giúp xem thế nào. Kẻo oan anh em ta lắm!

--> Read more..

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Đánh bạc ở CPC

                 Nhân viên sòng bạc

Đến Phnom Penh, mình được ở Khách sạn,đồng thời là một sòng bạc lớn mang tên Naga World, bên cạnh Quảng trường Hunsen, không biết có phải tên Thủ tướng đương nhiệm , dĩ nhiên còn sống không?. Nếu đúng thì khác bên ta, chết mới đặt phố. Hii...

Buổi tối bên ngoài sòng bạc

Buổi tối, ô tô nối đuôi nhau, nườm nượp đến đánh bạc. Đa số là Việt Nam sang. Vì vậy, có rất nhiều áp phíc bằng tiếng Việt, và bạn có thể nói tiếng Việt thoải mái, vì có phiên dịch và nhiều cô gái VN kiếm ăn ở đây. Tôi bảo: không biết người đẹp đốt chồng Thúy Liễu cùng bồ đã đánh bạc ở đây bao nhiêu lần, đã ngủ ở phòng nào trong số các căn phòng sang trọng này.

Một khu đánh bạc được trang trí như Las Vegas, nghĩa là vòm trần cao vút được vẽ bầu trời xanh, mây lững lờ trôi và chiếu đèn, khiến cho suốt 24 giờ luôn luôn là lúc chiều tà, cho con bạc quên thời gian.

Khách hàng tiềm năng (?!)

Phòng ốc rất sang trọng, có két sắt, túi Nilon tốt ( chắc để đựng tiền). Trước khi lên phòng, tour gide nói: Quý khách có thể dùng tất cả các thứ có trong tủ lạnh miễn phí, vì đây là sòng bạc. Cả đoàn phấn khởi lắm. Khi mở tủ lạnh mới biết, trong đó chỉ có hai chai nước suối thôi. Hiiii. Té ra là nhiều vị khi đến thì như ông Hoàng, khi về tay trắng , không có tiền trả tiền phòng nữa, để bia rượu trong đó thì chết...

Phòng tôi ở nhìn thẳng  ra cây cầu Kim Cương, đã khiến hằng trăm người chết năm ngoái do dẫm đạp, hoảng loạn.

Tầng 1 đánh bạc, các tầng trên là dịch vụ và phòng nghỉ. Mỗi khách được phát một coupon trị giá 10 đô, bỏ thêm 10 đô là bạn có 20 đô để đánh bài. Tôi chỉ xem, không chơi, cậu cùng phòng cầm cả hai phiếu đi đánh, sau mấy tiếng chơi đã thắng 185 đô, hay thế!

                             Ăn sáng...

Sáng hôm sau, mang phiếu đi ăn sáng. Hai anh em tôi vào tầng 2, được nhân viên mặc đồng phục màu hồng phấn đon đả chào mời, phục vụ chu đáo. Ngồi cả giờ không thấy ai trong đoàn mình cả. Té ra họ đều phải xuống tầng 1, nơi có nhân viên phục vụ mặc đồ đen... Hii. Anh em tôi suy đoán, bọn tôi đã chơi bài và đã thắng, nên là khách hàng tiềm năng, họ chăm sóc chu đáo. Còn khách chỉ đến xem và ngủ thì khó quay lại.

Nếu đúng như vậy thì họ làm ăn... thật chuyên nghiệp.

--> Read more..

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Đời đẹp quá, đời chiều ta đến thế...

--> Read more..

Du lịch CPC khác bên ta



CPC có thể nói chậm phát triển hơn VN nhiều, nhưng có mấy góc nhìn, tôi thấy họ làm du lịch hay hơn, chuyên nghiệp hơn bên mình.

Thứ nhất, rất quan trọng, đó là các di tích không bị những yếu tố hiện đại chen lấn, làm hỏng khung hình và cảm xúc của du khách. Cụ thể là tại Angkor Wat, Angkor Thom, tuyệt đối không có quốc kỳ CPC, không có chân dung Vua hay Thái hậu, dù những thứ đó tràn ngập, hay nói cách khác là phổ biến trên đường phố.

Angkor không ảnh vua, không quốc kỳ, băng zon...


Nhờ đó, các di tích nguyên vẹn với rêu phong, với nắng gió và giữ cho du khách một không gian di tích trọn vẹn. Họ không treo quốc kỳ, không treo chân dung nhà vua không phải vì họ thiếu tôn trọng, mà họ làm du lịch chuyên nghiệp, họ biết du khách cần gì.

Ngồi ở Angkor nhớ Ngọ Môn, Huế, tôi còn nghĩ rằng họ cũng làm chính trị cũng chuyên nghiệp nữa, nếu để chân  dung nhà vua cạnh tranh với nụ cười Bayon thì phản cảm, và phản tác dụng tuyên truyền chứ đâu có lợi gì. Cái gì cũng phải đặt đúng chỗ của nó, thế mới chuyên nghiệp.

Thứ hai, Angkor được giao cho tư nhân thầu nên họ quản lý rất hiện đại, không thất thoát. Vé vào thăm Angkor đến 20 USD, nhưng không trốn vé được vì ngay từ chỗ mua vé, một camera nhỏ xíu đã chụp hình du khách ngay và... in vào vé. Vé có ngày tháng, chỉ có giá trị trong 1 ngày thôi. Vô số Cảnh sát du lịch sẽ kiểm tra vé của bạn bất kỳ lúc nào. Nếu không có vé sẽ bị phát gấp 5 lần và mua 1 vé mới, tất cả 120 USD. Vì thế, khó ai dám trốn vé. Hơn nữa, du khách có một "giấy chứng nhận" đã đến Ankor thật tuyệt.

Ở ta chưa có chỗ nào làm được như thế.

Du khách có thể ăn trong 3 giờ với hàng trăm món ăn...

Thứ ba, có nhiều thứ để nói về hạ tầng du lịch, tôi xin nêu một thứ, đó là nhà hàng Tonle Mekong Restaurant ở Siêm Riệp, nhà hàng có sức chứa 500-700 người một lúc, trên có sân khấu biểu diễn nghệ thuật truyền thống, dưới là món ăn tự chọn có đến cả... trăm món cho mọi khẩu vị. Khách có thể ăn từ 6 giờ đến 9 giờ tối... Ở ta hình như cũng chưa có nơi nào như vậy...

Xem ra, ta cũng có thể học được từ CPC vài điều.

--> Read more..

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Ăn xin lịch sự nhất





Vô số cảm xúc sang trọng và thăng hoa, nhưng trước hết xin mời cả nhà xem những hình ảnh về người ăn xin ở Cămpuchia. Ăn xin rất nhiều, ở đâu cũng có.
 

HÌnh ảnh tôi gặp đầu tiên ngay tại điểm dừng chân ăn trưa, cách biên giới vài chục km , thuộc tỉnh Congpong Thom là một phụ nữ quỳ xuống đất giữa trưa hè nóng như lửa, ngay bậc lên xuống xe ô tô của đoàn. Trông thật ái ngại...


Ban đêm, trẻ em cũng bu loại xin tiền du khách



Bà cụ này cũng ngồi chờ sẵn bên cửa xe bus của chúng tôi, nhưng cụ ngồi trên ghế, chỉ chắp tay xin khi có khách lên xuống thôi.





 Hai ba cụ liên danh đi xin ở chợ Trung tâm Phom Penh, như chợ Đồng Xuân hay Bến Thành của ta.



Một người tàn tật ăn xin, kiêm bán sách ở chợ đêm, nơi tập trung du khách, giữa Phom Pênh.

Ở Biển Hồ, có rất đông người Việt trụ lại từ lâu lắm rồi, họ sống bằng nghề đánh bắt cá. Nhưng bây giờ đang là thời gian cấm đánh bắt cá, nên họ ăn xin. Mỗi khi có khách du lịch là bố mẹ chở thuyền, có máy đuôi tôm hẳn hoi, mang con ra để xin trông rất phản cảm và ái ngại.




Có ông bố còn quàng lên con gái 1 con trăn to tướng để gây ấn tượng nữa... Trông thấy đồng bào mình thế này thật buồn. Thanh niên này mới 25 tuổi mà nghe nói có 4 đứa con.


Xin tiền lịch sự nhất có lẽ là những người này, họ là nạn nhân bom mình, tàn tật. Thay vì lê lết đi xin, họ tụ họp nhau lại thành một ban nhạc, ngồi ở lối vào di tích, với bảng chữ bằng tiếng Anh, tiếng Campuchia, tiếng Việt... Điều đặc biệt là họ trông cờ của hướng dẫn viên mà biết đoàn khách đang đến là đoàn nước nào để họ tấu ngay một bài nước đó. Đoàn chúng tôi được đón tiếp bằng bài "Như có BH trong ngày vui đại thắng" rộn ràng.

Phải nói là họ có cách xin tiền lịch sự.


--> Read more..

Căm pu chia


Choáng ngợp vì phù điêu ở Ankor Thom

Định đi Campuchia từ lâu vì ngưỡng mộ Angkor, nhưng cũng phải đến những ngày cuối tháng 6 vừa qua tôi mới có chuyến đi tuyệt vời này.
Angkor huy hoàng trong tàn phai và rêu phong, hoành tráng trong tuyệt mỹ của những phù điêu tinh tế... đã khiến tôi lặng đi xúc động. Tôi lắng nghe lòng mình trong cái nắng cái gió Angkor với những nàng Apsara sống động, gợi tình nhưng vẫn hết mực đoan trang. Các nàng đã cuồng say vũ điệu này 10 thế kỷ mà vẫn non tơ... Trong cơn mê đắm, tôi đến bên em tự lúc nào. Rạng ngời, tinh khôi, tinh nghịch... Em khiến các vũ nữ Apsara trở nên lặng lẽ, u trầm... Mình đã tu bao nhiêu lâu để có cái "duyên" này, hỡi các nàng Apsara xinh đẹp hay ai đó hãy nói giùm tôi...

Đến Biển Hồ nơi nghe nói cá nhiều vô tận, ta chợt ứa nước mắt khi thấy đồng bào mình, những đồng bào tuổi 8, 9, 10 trong một lớp học tình thương, nói tiếng Việt giữa đói nghèo, tăm tối, tương lai chỉ có những con thuyền còm cõi, chỉ có những cái xoong là bóng loáng vì được kỳ cọ suốt ngày cho hết thời gian... giữa sóng gió đục ngầu dư vị phù sa sông Mê Kông hùng vĩ. Nàng Apsara của tôi cũng hoen mi thăm thẳm.
--> Read more..

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Tứ phương vô sự


Mượn cái tên một công trình ở Huế để đặt cho cuộc hội tụ của bốn anh em tui ở Sè Goòng thôi, thưa quý vị, chứ tuyệt không có liên quan gì đến vụ cải tạo công trình hay biến di tích thành quán cafe, dẫu chúng tôi cũng gặp nhau ở một quán cafe.



Nhìn tấm hình các bạn cũng thấy bốn anh em cười như Phật Di lặc, tâm thế vô tư, vô sự, vô cầu. Bác Bu từ Quảng Bình vô, say sưa kể về vụ thăm Phật giáo nguyên thuỷ ở Miến Điện...


Bác PNH , suốt mấy ngày tận tình chạy qua chạy lại chỗ cậu em út lớ ngớ từ HN vào, lại sắm cho tớ cái bảo vệ ống kính... Hôm nay bố trí đựơc cuộc hội tụ, bác rất vui. Bác có nhiều kỷ niệm về các blogger nữ rất hay. Bác bảo lần sau phải bố trí thời gian đi cafe Chim. Nhất định rồi bác ạ.



Bác Đèn đỏ thì nói chuyện đời và truyền cho tớ những bí kíp... Hay lắm, nhưng xin được giữ cho riêng mình. Bác H như Thiền sư nhưng lại rất thân với bác Đèn lãng tử, tuần nào cũng phải gặp nhau. Hai bác bổ sung cho nhau, bên Đạo bên Đời nên thân nhau là đúng rồi...




Toro nói chuyện gì, xin ba bác bí mật cho em nhé. Chết đấy!

Xin cảm ơn sự quan tâm của ba bác với em ạ.
--> Read more..

Dù muộn cũng phải nói với nhau...

--> Read more..

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Nếu không biết em thì mỗi ngày qua đi sẽ thanh thản biết bao nhiêu...

--> Read more..

Biển và sự tử tế

Hãy ra với biển, đứng trước những lớp sóng vô hồi kỳ trận, mênh mông, bát ngát để thấy cuộc đời thật ngắn ngủi, nhỏ bé, hãy sống với nhau thật tử tế, hãy bớt đi những thủ đoạn lọc lừa, gian dối làm đau lòng nhau.

Nếu không đến được với biển , bạn hãy đến những nghĩa trang lớp lớp những ngôi mộ lặng im đế thấy sự sống quý giá và ngắn ngủi, hãy sống sao cho ấm áp tình người...

Đây là ý mà nhà văn Chu Lai vừa phát biểu trong một cuộc ra sách ở Thư viện quốc gia... Ý cũng không có gì thật mới, nhưng tôi suy nghĩ một điều, tại sao nhà văn lại phải kêu gọi sự tử tế như vậy, chứ không nói đến sự dũng cảm, chí khí hay những cái tưởng như lớn lao hơn...

--> Read more..

Flags

Flag Counter