Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Thơ tình trong Kinh...

Đọc lại một bài Phan Khôi viết 80 năm trước: 
(Xin giới thiệu với bạn đọc bài Thơ tình trong kinh điển của Phan Khôi đã đăng trên Hà Nội báo ngày 20/5/1936 (trang 2-4):

Mở đầu Kinh Thi là một bài thơ tình

“Văn học của một thứ tiếng nào cũng vậy, bắt đầu phát sinh ra bằng vận văn, mà trong những bài vận văn ấy thường lấy ái tình làm tài liệu.

Ấy tức là thơ tình, cũng gọi là tình thi. Trong đám sơ dân, trai gái yêu nhau rồi đem sự yêu nhau ấy ra mà ca vịnh nên lời, hoặc để gửi sự nhớ nhung, hoặc để tỏ niềm khăng khít.

Vả, trai gái yêu nhau là bởi tính tự nhiên. Ái tình, theo đúng bản chất của nó mà nói, là một vật cao thượng và thanh khiết. Thế thì những tác phẩm lấy nó làm tài liệu, về mặt nghệ thuật, khéo vụng thế nào chưa nói, chứ về mặt đạo đức, chẳng có gì là đáng chê. Cho nên đời xưa, những dân tộc nào đã góp tác phẩm của mình lại làm ra sách kinh điển là thứ sách coi như khuôn phép cho đời này sang đời khác, cũng đều đem ít nhiều thơ tình mà để vào trong đó.

Kinh Thi của người Trung Hoa và Cựu Ước của dân Hê-bơ-rơ cũng đều vậy cả.

Trong Kinh Thi, nhất là về sách Quốc Phong, có rất nhiều thơ tình. Mà chẳng những thơ tình, rất đỗi có những bài như bài Tang Trung, người ta đã gọi ngay nó là thơ “dâm bôn” nữa kia.

Thơ tình cho đến thơ dâm bôn đã được để vào Kinh Thi, sự đó người đời xưa coi là sự đương nhiên, không có ái ngại gì cả.

Nhưng về sau cái quan niệm về đạo đức của người đời mỗi ngày một thay đổi, bởi bó mình trong lễ giáo thái quá nên người ta đã coi ái tình như là một sự phạm tội và tình thi như là một thứ tác phẩm bất chính. Vì đó, bọn hậu Nho mới tìm cách để giải thích cho những bài thơ tình trong Kinh Thi thành ra không còn phải là thơ tình.

Kinh Thi mở đầu ra là sách Quốc Phong, sách Quốc Phong mở đầu ra là thiên Châu Nam, thiên Châu Nam mở đầu ra là bài Quan Thư, và bài Quan Thư là một bài tình thi. Thế là ông Thánh đời xưa dọn bộ Kinh Thi mà mở đầu ra đã cho chúng ta đọc một bài thơ tình, chẳng có khem cữ chút nào hết. Ấy vậy mà khi nó bị trải qua dưới cặp mắt có mang kính màu của hậu Nho, nó phải biến hình đi, thành ra một nghĩa khác.

Quan quan thư cưu

Tại hà chi châu

Yểu điệu thục nữ

Quân tử hảo cầu

(Quan quan chim thư cưu kêu/ Ở nơi doi sông hà/ Dịu dàng gái lành/ Xứng đôi cùng người quân tử).

Đó chẳng qua một người con trai một người con gái yêu nhau thì thốt ra như thế. Có tâng bốc nhau những là thục nữ, quân tử thì mới mạnh mẽ, mà hạ được cái ý dan díu nhau và gắn bó nhau.

Châu Nam là phần đất cai trị của vua Văn Vương nhà Châu. Hậu Nho tin vua Văn Vương là thánh, miền ngài cai trị phải có phong hóa tốt đẹp, chắc không có đâu sự trai gái ve nhau và do đó có những bài hát hoa tình. Thế nhưng bài thơ Quan Thư đã nghiễm nhiên đứng đầu Kinh Thi, không có thể nào xóa bỏ đi được, họ chỉ có một cách là giải thích nó ra nghĩa khác.

Quân tử đó là vua Văn Vương, thục nữ đó là bà hậu phi, vợ ngài; một đằng là thánh nhân, một đằng là trang khuê các, có đức “u nhàn trinh tĩnh”, hai đằng phối hợp cùng nhau, nhờ đó mà gây nên cái công hiệu tề gia trị quốc, nên thi nhân mới làm bài thơ này để khen. Đó là lời giải thích của các bậc hậu Nho, và lời giải thích thật là quanh co quá!

Nhưng cái bản sắc của bài Quan Thư là một bài thơ tình thì không vì lời giải thích ấy mà mất đi được. Vì cuối bài ấy có những câu (dịch ra là): So le rau hạnh/ Tả hữu thuận dòng theo đó/ Dịu dàng gái lành/ Thức ngủ tìm đó/ Tìm đó chẳng đặng/ Thức ngủ nhớ nhung/ Thảm thay! Thảm thay/ Trằn trọc tráo trở!

Những câu thơ tỏ ra cái tình ái luyến rất nồng nàn và nói ra một cách rất giản dị ấy không có thể hợp với cái thuyết đạo đức đứng đắn của hậu Nho được; nó đã là thơ tình thì bao giờ nó cũng vẫn là thơ tình.

Cũng như sách Nhã Ca trong Kinh Thánh Cựu Ước vốn cũng là những bài thơ tình, tả tình lại còn suồng sã xốc nổi hơn Quốc Phong nữa, thế mà cũng đã bị người ta thay đổi mặt mày của nó.

Nhã Ca mở đầu có những câu:

“Nguyện người hôn tôi bằng cái hôn của miệng người,

Vì ái tình chàng ngon hơn rượu” (*)

Như thế còn ai chối được rằng thơ ấy không phải bởi sự trai gái âu yếm nhau mà ra?

Suồng sã xốc nổi như những câu:

“Hãy lấy bánh nho uống đỡ lòng tôi,

Dùng trái bình bát bổ sức tôi lại,

Vì tôi có bịnh bởi ái tình,

Tay tả người kê dưới đầu tôi,

Còn tay hữu người ôm lấy tôi...”

Trong Kinh Thi có bài tả cái đẹp của các chi thể người đàn bà như cái đầu, cái cổ, chân mày, con mắt... thì Nhã Ca lại còn tả đủ hơn nữa, như đoạn này:

“Chơn nàng mang giày, xinh đẹp biết bao,

Vế nàng béo mướt, khác nào như ngọc,

Rốn nàng giống như cái ly tròn,

Bụng nàng dường một đống lúa mạch,

Hai vú nàng như hai con sanh đôi của hoàng dương,

Cổ nàng như một cái tháp ngà,

Mắt nàng khác nào cái ao tại Hết-bôn,

Mũi nàng như ngọn tháp Li-ban ngó về hướng Đa-mách,

Đầu trên mình nàng khác nào núi Cạt-mên,

Và tóc nàng như sắc tía...”

Tả sắc đẹp của đàn bà mà tả đến những cái vú, cái rốn, cái đùi (vế) thì thật là bạo quá. Không ai ngờ được rằng trong kinh điển của một tông giáo lại có được thứ văn chương như vậy. Thấy nói đương hồi thế kỷ thứ nhất có nhiều dòng đạo nghiêm chính không chịu nhìn những sách Nhã Ca là Kinh Thánh. Nhưng về sau, ai ai cũng nhìn nó cả, là vì nhờ cách giải thích của các học giả bên đạo, nó trở nên có một nghĩa rất cao và rất hay.

Người ta nói những bài thơ trong sách Nhã Ca đó là mượn sự yêu nhau giữa trai gái để ngợi khen sự quan hệ giữa Đức Chúa Trời với dân ngài. Theo văn học, đó là một nghĩa về tượng trưng chứ không phải là tả thực.

Sự giải thích quanh co ấy cũng giống như hậu Nho đối với Kinh Thi mà trên đây đã nói. Thực ra thì Nhã Ca có thể là một thứ sách về văn học của quốc dân Hê-bơ-rơ đời Thượng cổ, trong đó chỉ nói về sự trai gái yêu nhau cũng được, chứ không dính dấp gì với việc Đức Chúa Trời.

Ngày nay nhờ khoa học xương minh, trong xã hội nào cũng thấy bớt sự đè ép nặng nề của tông giáo và đạo đức cổ; nên những thơ tình trong kinh điển mới được phục lại cái bản sắc của nó. Ngày nay các nhà học giả tân tiến bên Trung Quốc và các nhà tông giáo khai thông ở khắp cả thế giới đều chịu coi thơ Quan Thư và thơ Nhã Ca là những bài thơ tình”.

Lại Nguyên Ân

(*) Những câu thơ ở Nhã Ca trên đây theo bản dịch Kinh Thánh của Hội Tin Lành và theo cả bản chữ Nho nữa (nguyên chú của P.K)

--> Read more..

Giữa đôi môi...

Hãy cắn vào đôi môi em
và giữ yên giữa hai làn môi
giống như
tên của khí trời
ùa vào giữa đôi môi của nước

Hãy dùng lưỡi ve vuốt em
và ôm lấy em rồi hát
giống như
vũ điệu của lửa
bập bùng trên làn da đất...

Tôi đang đọc cuốn sách có những câu thơ như thế.
--> Read more..

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Hoa cho ngày Yêu






Ngày mai là Valentin's Day, ngày lễ Tình Nhân, xin chúc tất cả các bạn những người đã yêu, đang yêu và sắp yêu luôn được sống trong ánh sáng ấm áp của tình yêu và luôn giữ cho nó toả sáng không bao giờ tắt!!


Hoa trên bàn thờ Thành hoàng làng tôi

Vì là một ngày lãng mạn như thế, chỉ có thể dùng hoa mà thể hiện, dù chuyên trang hoa bướm của bác PNH đã khiến các bạn mãn nhãn... nhưng tôi cũng xin nhặt vài bông hoa "hái " trong loạt ảnh tết để tặng các bạn.

Hải đường

Ý tưởng này nảy sinh khi tôi dọn lại bàn thờ sau tết, bất ngờ thấy trong tán lá trong lọ hoa cắm bàn thờ, một bông hải đường đang lặng lẽ khoe sắc thắm. Tết năm nào tôi cũng kiếm mấy cành hoa này cắm trên bàn thờ, phần vì lá nó xanh biếc, trông như cành lộc và quan trọng hơn, nó là thứ hoa của những miền quê.



"Hải đường lả ngọn đông lân"- tôi cắm hải đường còn vì câu Kiều ấy nữa.


Hoa lan, dù qua qua tết nhưng vẫn còn mơn mởn
.




Cúc vạn thọ, kiểu Nam Bộ



Hoa thuốc bỏng ( sống đời) dân dã cũng khoe sắc.

Lan tím - màu tím này có phải màu của thuỷ chung không nhỉ?!


Lan còn được kết hợp cắm hoa để bàn



Lay ơn ngày Vanlentin nhà tớ...



Thật và ảo



--> Read more..

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

Tuyết lạnh xứ Cờ Hoa ...

Năm nay, mùa đông kéo dài, lạnh cóng khiến nhiều sinh hoạt xáo trộn. Nhiều cụ không chịu được lạnh đã lên đường, trẻ con thì nghỉ học... nhưng xem loạt ảnh chụp ở Lead, South Dakota, Mỹ, hôm 5  tháng January  2011 vừa qua mới thấy họ khổ gấp ngàn lần vì tuyết.

Mời cả nhà xem, nhà giàu cũng khóc nè.


 

       

                  

                  

                  


                 
                

                  

                  

                  
                  



--> Read more..

Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì...

--> Read more..

Người đàn ông trẻ của thuthuy


Tết năm nay, nguyenthuthuy đi chơi tết với một chàng rất trẻ, cao to đẹp giai. Cả hai đều đeo kính trắng và chuyện trò ríu rít. Ai nhìn cũng biết thuthuy đang hạnh phúc và tự hào lắm. Quả thật, khi nói chuyện thuthuy không giấu điều đó và khắng định, anh chàng này là một bờ vai tin cậy, vững chãi của thuthuy trong những lúc yếu mềm.

Và chàng sẽ là chỗ dựa suốt đời.

Chàng trai ngồi bên cạnh mỉm cười xác nhận, sẽ không phụ lòng tin cậy và hy vọng của thuthuy. Nhìn gương mặt lương thiện và sáng ngời của anh chàng này tôi thấy vững dạ cho thuthuy lắm.



Tranh thủ chộp được tấm hình này, xin post lên để những ai quan tâm đến thuthuy có thể biết rõ tình hình để chúc mừng.



--> Read more..

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2011

Tết quê...


Về quê, một không khí náo nhiệt khác ở Hà Nội. Mọi người chen vai thích cách đi chúc thọ ( làng tôi nó thế). Bên cạnh cái ồn ào ấy, là một chút suy tư của màu thời gian đang làm tàn phai những bóng dáng của một thời đẹp đẽ... trong những ngôi nhà thân yêu, gắn bó của gia đình tôi.




Chúng tôi đã lớn lên trong ngôi nhà này...


Thời gian đã phủ bụi lên tất cả




Nhà ông nội tôi





Cửa buồng, có chữ Thiên tường vân tập


Một bài thơ viết tháng 8-1945 vẫn treo nguyên chỗ cũ.

Mắc áo, không biết bao nhiêu người đã từng treo áo vào đây...




Quá khứ, hiện tại và tương lai...







Làng cũng biến đổi từng ngày, cái cổ , cái xưa bị cái mới, cái giả lấn át. Tôi ghi lại một vài cái cũ còn sót lại của cả hai bên nội ngoại để chia sẻ với mọi người.


--> Read more..

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

Chieu 30


Chieu 30 tet, to chup vai tam hinh khong khi don nam moi trong nha, xin chia se cung cac ban nhu loi chuc dau nam tot lanh va cam on nhung loi chuc tot dep cua cac ban gan xa...







Nam nay khong co dao rung, danh choi dao vuon...


--> Read more..

Flags

Flag Counter