Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Bí ẩn chuyện tìm ra mộ của 9 vị lãnh đạo "Hà thành đầu độc"

Như đã nói, 9 vị lãnh đạo Hà Thành đầu độc bị chém, có người được thân tộc, đồng chí lấy trộm được thủ cấp mang về an táng, có người không, nhưng 9 thi hài ở Vườn bàng đều không có đầu. Các cụ nằm dưới rặng tre đó suốt 90 năm không ai hỏi đến, chỉ có chủ đất biết đó là mộ của các vị thôi. Mãi đến năm 1988, mộ các cụ mới được một người ở Phú Thọ, tên là Nguyễn Văn Khải tìm đến và xây mộ. Nguyên do ông Khải tìm được mộ rất huyền bí.

Ông Khải vốn người làng Cao Xá Trung, Hoài Đức, Hà Nội, vốn là làng tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam.Ông đi bộ đội, sau đó định cư ở Đoan Hùng, Phú Thọ, mang nghề tổ ra kiếm sống. Vì vậy, suốt mấy chục năm ông chụp ảnh, cung cấp nguyên liệu làm ảnh cho cả vùng trung du này, nên rất giàu có. Bỗng một hôm có người khách lạ đi qua nói: Ông đang hồi thịnh phát, nhưng sợ không được bền. Ông có người hiển linh phù hộ cho bao nhiêu năm mà không quan tâm hương khói, để mộ lạnh lẽo. Vị này không có đầu, máu chảy ròng ròng từ cổ xuống. Ông Khải nghe nhưng chả tin.

Sau hai lần đổi tiền, cơ nghiệp tích cóp của ông Khai teo tóp. Lần đổi tiền sau ông mang hai bao tải tiền vứt xuống sông Lô cho khỏi mang tiếng giàu có, đổi 1 ăn 10 chả được bao nhiêu. Lúc đó ông mới ngẫm nghĩ đến lời ông khách hồi nọ.

Đúng lúc đó, vợ chồng ông Khải liên tục ngủ mê thấy có người đàn ông trẻ, mặc đồ Tây, mặc áo dạ, quần dạ. Có lần vị ấy đứng ngay đầu giường nói chuyện, trước khi đi còn nói " thế nhé, thế nhé"... nhưng ông Khải cố nhìn kỹ cũng không thấy mặt, hóa ra vị đó không có đầu...

Vợ chồng ông Khải đi xem bói, thầy phán: Cả hai vợ chồng vị này đều chết trẻ, bị chết chém, không biết mộ ở đâu... Ông Khải hoang mang, không biết làm thế nào để hoàn thành cái nhiệm vụ lạ lùng này. Một lần về quê ăn giỗ, ông mang câu chuyện của mình ra kể, các cụ mới kêu lên: Ôi, đó là cụ Hai Hiên đấy. Cụ Hai Hiên, một trong những người lãnh đạo cuộc Hà thành đầu độc chính là anh ruột của ông nội ông Khải. Lúc đó ông Khải mới vỡ lẽ và tìm đọc tài liệu, bắt đầu hành trình gian nan, đau khổ, nhiều lúc như tuyệt vọng... để tìm được mộ cụ Hai Hiên.

Đến năm 1988, ông mới tìm đến được mộ các cụ, khi đó nằm trong góc vườn thấp trũng, bẩn thỉu, cỏ dại um tùm. Ông khóc nức lên, "có máu thì xót xa, cụ nhà tôi nằm trong số đó, cầm lòng sao được". Ông đã xin phép gia chủ cho xây tạm mộ các cụ lên. Do không phân biệt được danh tính nên xây thành mộ chung. Lúc ấy không chuyện ngoại cảm như bây giờ.

Gần đây có sự tham gia của gia đình cụ Đồ Đàm nên mộ được xây lại như hiện nay. Và cũng chỉ có thân nhân hai cụ thường thăm viếng, còn 7 gia đình khác không thấy tìm đến. Những thông tin trên đây do nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, người nhiều năm theo dõi đề tài này viết trên báo Văn nghệ trẻ.

Bây giờ, chúng ta hy vọng các cụ được di chuyển lần cuối cùng, đến chỗ tốt đẹp hơn để thật sự được an nghỉ.

--> Read more..

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Đi viếng mộ nghĩa sĩ vụ Hà Thành đầu độc

Khi tôi đang viết bài này, thì giờ này cách đây đúng 104 năm, tối 27-6-1908, Hà Nội đang xảy ra vụ binh biến, đánh úp nhằm chiếm thành Hà Nội, khởi đầu bằng việc đầu độc các binh lính Pháp, mà lịch sử gọi là vụ "Hà Thành đầu độc".




Không mấy ai không biết những tấm ảnh nổi tiếng chụp hình thủ cấp ba vị lãnh đạo vụ binh biến bị tử hình và bêu đâu thị chúng, và hình các nghĩa sĩ bị cùm trong nhà lao với anh mắt cương nghị, không sợ hãi.

Vì thế, sáng nay tôi đã trai giới, mua hương hoa tìm đến viếng mộ chín vị anh hùng lẫm liệt ấy. Mộ các cụ nằm trong góc một khu vườn tư gia, nên không phải ai đến họ cũng cho vào. Có lẽ do trông tôi thật thà, lơ ngơ nên may mắn được đến viếng các cụ và may mắn là đại diện duy nhất cho hậu thế đến viếng các cụ nhân 104 năm sự kiện này...

Đầu tiên, phải đi qua hành lang đầy quần áo này...

 Sau đó qua vườn cây, mộ các cụ ở cuối vườn







Tôi đứng tưởng niệm các vị anh hùng lẫm liệt vị nước quên thân mà không khỏi xót xa, ngậm ngùi vì sự vô cảm của hậu thế đối với các cụ...

Tôi đã viết một phóng sự để đăng báo, ai không ngại xin đọc dưới đây.


Kỷ niệm 104 năm “vụ Hà thành đầu độc” 27- 6 ( 1908-2012)

Ngậm ngùi, khuất nẻo anh hùng

Nguyễn Phan Khiêm

Nói đến lịch sử chống ngoại xâm hồi đầu thế kỷ XX, không thể không nhắc tới vụ “Hà thành đầu độc” - một sự kiện làm chấn động hệ thống cai trị của thực dân Pháp ở Đông dương khiến cho hơn 200 binh lính, sĩ quan của Pháp bị ngộ độc. Thực dân Pháp đã xử chém bêu đầu những thủ lĩnh cuộc binh biến này.

Đúng ngày 27-6, ngày mà 104 năm trước đã diễn ra sự kiện bi tráng này, tôi lặng lẽ đi tìm và viếng mộ 9 vị lãnh đạo cuộc binh biến đã lẫm liệt hy sinh vì Tổ quốc…

1.Hà Nội sáng 27-6 không có nắng gắt, gió thổi lao xao, tôi chạy xe trên đường phố nhà cửa san sát, người xe tấp nập. Tôi cố hình dung ngày này 104 năm trước, con đường tôi đang đi như thế nào, các nghĩa sĩ đang nung nấu tâm can, chuẩn bị để tối nay ra tay khởi nghĩa cam go, sinh tử ra sao. Tôi đi ngược lên Chợ Bưởi, để tâm trí mình lùi về quá vãng…

Lực lượng làm binh biến hồi đó là các bồi bếp và binh lính người Việt ( lính khố đỏ) thuộc trung đội công nhân pháo thủ Hà Nội nằm trong trung đoàn pháo binh bảo vệ thành Hà Nội của Pháp. Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên, còn gọi là Hai Hiên, cùng với bếp Xuân, bếp Nhiếp, Đặng Đình Nhân, Nguyễn Trí Bình, Dương Bê… Nhóm có nhiệm vụ nội ứng, đầu độc 200 binh lính Pháp thuộc hai trung đoàn pháo binh và bộ binh Pháp đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu làm hiệu lệnh tiến công cho các cánh quân đánh vào chiếm lại thành Hà Nội.

Lực lượng tiếp ứng bên ngoài chia thành 3 mũi tấn công, có tài liệu nói mỗi mũi khoảng 200 người. Mũi thứ nhất, nghĩa quân tập kết ở Lò sát sinh được lệnh đánh thẳng vào Đồn Thủy phía bờ sông ( Bệnh viện Quân đội 108 ngày nay); Một mũi phân tán trên các các thuyền bè đậu gần một xưởng thuốc lá (có lẽ là hồ Trúc Bạch hay hồ Tây) tiến đánh thẳng vào cửa Bắc; Mũi thứ ba, tập kết ở ngoại ô phía Tây, có nhiệm vụ phối hợp với cánh quân từ Sơn Tây về. Trong mũi này 20 người là người của Hoaangf Hoa Thám, được trang bị súng lục, chờ sẵn trước vọng lâu của phủ Toàn quyền, chuẩn bị đánh trại lính khố đỏ ở phía Tây.

Trong bữa tiệc tối 27 tháng 6 năm 1908, sau khi ăn phải những bát súp trộn cà độc dược, 80 lính Pháp thuộc Trung đoàn pháo binh thứ 4 và 125 lính Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 9 đã trúng độc, ngất xỉu nhưng không chết. Ngay sau đó quân Pháp báo động toàn thành và toàn bộ lính người Việt trong thành tham gia khởi nghĩa, chưa kịp bắn ba phát đại bác như đã định, thì đã bị tước vũ khí và bị bắt giam. Nguyên do là một người lính tên là Trương tham gia vụ đầu độc đã vội vã thú tội với linh mục nên Pháp phản ứng nhanh chóng, cho ngay các thầy thuốc đến cứu chữa binh lính ngộ độc và ban hành lệnh thiết quân luật.

Sự kiện này gây chấn động cả hệ thống cai trị của thực dân Pháp, khiến chúng hoang mang, kinh hãi, mấy hôm liền không dám ăn cơm ở trại, phải lũ lượt kéo nhau lên Phủ Toàn quyền biểu tình đòi giới cầm quyền phải có biện pháp cứng rắn đối phó với tình thế.

2. Khi viên Tổng đốc Hà Đông hỏi cung, các nghĩa sĩ đã chất vấn lại: “Những điều ông hỏi làm chúng tôi rất ngạc nhiên. Chúng tôi tự hỏi rằng không biết tại sao ông lại còn hỏi chúng tôi như thế. Bởi vì, suy cho cùng, ông cũng là người Việt Nam, ông phải hiểu cái việc mà chúng tôi đã cố làm. Chính các ông, những ông quan, ông lớn, các ông phải làm cái việc đó trước tất cả mọi người mới phải”.

Ngay ngày hôm sau, 28-6-1908, Hội đồng Đề hình được thành lập cấp tốc để xét xử vụ đầu độc, đã kết tội các binh sĩ và đầu bếp "xâm phạm nền an ninh của chính phủ Bảo hộ". Ngày 8-7-1908 Pháp xử chém ba thủ lĩnh là Đội Bình (Nguyễn Trị Bình), Đội Cốc (Dương Bê – Nguyễn Văn Cốc) và Đội Nhân (Đặng Đình Nhân) ngay tại Bãi Gáo, gần Cột Cờ Hà Nội (Vườn hoa Chi Lăng ngày nay) và mang bêu đầu ba vị ở ô Cầu Dền, ô Cầu Giấy và Chợ Mơ để thị uy và làm tê liệt ý chí phản kháng của nhân dân Việt Nam. Cả ba người trước khi bị hành quyết đều tỏ thái độ hiên ngang, bất khuất, như sau này tác giả bài “Khóc những người hy sinh sau vụ “Hà thành đầu độc” đã cảm kích: “ Thương thay thất bại anh hùng/ Tấm lòng son với non sông thẹn gì? Gan vàng dạ sắt tri tri…”.

Tháng 10-1908, Hội đồng Đề hình Pháp xét xử, khép tội tủ hình 13 binh lính và bồi bếp người Việt, trong đó có Hai Hiên, Lang Sèo, Cai Tôn, Đội Hổ, ngoài ra là 6 người tử hình vắng mặt, 4 người chung thân, còn lại khá nhiều người tù có thời hạn. Vụ án có 59 bị cáo, trong đó có hai phụ nữ, một trong hai vị đó là bà Nguyễn Thị Ba ( bà Nhiêu Sáu) – người có mặt trong tấm hình chụp cùng các đồng chí đang bị cùm trong nhà lao. Bà đã bị tra tấn đến chết. Vị liệt nữ thứ hai là cô Đồng Đa, giữ một ngôi chùa ở Phúc Yên làm liên lạc cho Đề Thám cũng bị bắt và tuẫn tiết.

Ngày 3-8 -1908 chúng xử tử tiếp ba người là Bếp Hiên (Nguyễn Văn Hiên), Cai Ngà và Bếp Xuân. Ngày 29 chúng hành quyết ba người nữa là Lang Sèo, Cai Xe và Cai Tôn. Cuối cùng ngày 27-11- 1908 thì bốn người cuối cùng bị chém Đồ Đàm ( Đỗ Khắc Nhạ), Đội Hổ, Lý Chánh, và Vinh.

Địa điểm chém là Vườn Bàng ở gần chợ Bưởi. Mộ tập thể không đầu của 9 người này lúc đầu chôn ngay tại pháp trường. Về sau khi người Pháp lấy Vườn Bàng làm xưởng nhuộm thảm thì mộ bị chuyển tới một khu đất thuộc Nghĩa Đô, Từ Liêm…

3. Tôi đứng lặng bên Vườn Bàng, pháp trường oan nghiệt khi xưa, nay là con phố Lạc Long Quân đông đúc, không còn chút bóng dáng nào của trăm năm về trước, có chăng là cây đề cổ thụ đầu chợ Bưởi là nhân chứng không lời vẫn đứng đó, rì rào như đang nói chuyện với thời gian…
Tôi mua bó hoa cúc vàng và thẻ hương, rồi hỏi ông xe ôm đầu làng Nghĩa Đô về nơi có ngôi mộ các vị nghĩa sĩ ”Hà thành đầu độc”. Ông xe ôm nói ngay: Ồ, mộ đó ai mà không biết, anh rẽ phải qua cổng làng vào hỏi nhà ông Thành”. Tôi cám ơn và rẽ vào ngõ, qua cái cổng làng cổ có ba chữ đại tự “Thiểu cao đại”, tôi xuống xe hỏi thăm một cụ già tóc bạc phơ, cụ bảo, “có đây, để tôi dẫn vào”. Đường làng Nghĩa Đô sạch đẹp, nhà cổ lẫn mới xây. Qua một cái cổng cổ và vài chỗ rẽ thì đến ngôi nhà số 12. Tôi thấy cụ thoăn thoắt đi trước, cứ ngỡ cụ là chủ nhà nhưng không phải, cụ dẫn đường cho tôi. Tôi bước vào sân thấy một người đàn ông lúi húi bên bể nước, biết đó là chủ nhà, tôi ôm bó hoa trên tay và nói: “Thưa anh, em là nhà báo, hôm nay đúng là ngày diễn ra vụ “Hà thành đầu độc” 104 năm trước, xin phép anh cho em được thăm mộ các cụ”. Ông chủ nhà chăm chú nhìn tôi một lát rồi nói: Thôi được, anh để xe đấy rồi tôi dẫn vào. Sau đó tôi biết ông tên là Thành, giáo viên một trường trung học cơ sở gần nhà.
Nhà này đất rộng nên xây nhiều nhà cho ở thuê, dây phơi đầy quần áo như một khu tập thể nhỏ. Phần giữa là một vườn bưởi và cây cảnh, tre trúc um tùm. Ông Thành rẽ lối, đưa tôi rẽ cây vào phía trong và dặn lưu ý những cây trúc đang mọc mầm… Đi sâu đến cuối vườn, ông Thành dẫn tôi đến ngôi mộ ốp gạch men đỏ và nói: ”Mộ các cụ đây” rồi quay ra. Ngôi mộ xây ốp vào tường một ngôi nhà khác, dài chừng hơn 2m, rộng gần 1m, trên mặt mộ đã bong tróc, có những túi nilon vứt lại. Nơi đây, có chín thi hài nhưng chỉ ghi tên được hai vị là cụ Hai Hiên và cụ Đồ Đàm, và mộ do con cháu hai cụ xây nên. Một cái đĩa nhựa rụng đầy lá cây, nồi hương đầy nước. Tôi nhặt rác, rồi cắm hoa, đốt bó hương lên. Tôi không dám cắm hết hương vào bát hương đầy nước, nên dành một phần cắm đều trên mặt mộ. Tôi đứng lặng trước ngôi mộ của những người Việt Nam anh hùng đã lẫm liệt đi vào lịch sử, thành kính tưởng nhớ đến ý chí sắt đá và khát vọng đấu tranh cho độc lập dân tộc của các cụ… Và không khỏi ngậm ngùi. Sao những vị anh hùng lại khuất nẻo nơi xó vườn lâu như vậy? Sao không có chỗ tưởng niệm đàng hoàng để con cháu và nhân dân có nơi thăm viếng và giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ mai sau?

4. Tôi mang nỗi ngậm ngùi ra trò chuyện với ông Thành, ông Thành nói: Nói thực với anh, lâu nay chúng tôi cam kết với con cháu các cụ và chính quyền là chỉ có ngày tết, ngày giỗ và thanh minh là các con cháu các cụ đến thắp hương thôi, còn những người khác thì phải qua chính quyền, vì mộ nằm trong khuôn viên gia đình. Hôm nay, anh đã đến, lẽ ra phải qua Phường đấy, nhưng thôi… Nghe ông Thành nói tôi mới biết, hôm nay mình may mắn được là người duy nhất thay mặt hậu thế đến thắp hương tưởng niệm các cụ.
Nhà ông Thành ở mảnh đất này đã đến đời thứ 8. Khi khu đất Vườn Bàng được Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu xây dựng trang trại thì họ chuyển 9 ngôi mộ đặc biệt này ra lũy tre, thuộc đất gia đình ông Thành. Chỗ này cách mộ cũ chỗ cũ chừng 100 m… Ông Thành chỉ ra những tòa nhà đang xây ven đường Lạc Long Quân và nói đấy chính là Vườn Bàng ngày xưa. Suốt hơn 100 năm qua, những ngôi mộ vẫn nằm đó, mãi đến 1988 mới được xây và gần đây tu bổ thêm. Chia sẻ nỗi băn khoăn của tôi, ông Thành bảo: Việc này gia đình tôi không có ý kiến gì, đây là quyết định của UBND thành phố với thân nhân các cụ anh ạ.
Trước khi chia tay, tôi ngỏ ý muốn gửi chút tiền, nhờ gia đình thỉnh thoảng thắp giùm mấy nén nhang lên mộ các anh hùng, nhưng ông Thành từ chối.
Cách đây ba năm, trước thời điểm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, người ta đã tổ chức một Hội thảo khoa học về tôn tạo phần mộ các nghĩa sĩ hy sinh trong vụ “Hà thành đầu độc” vậy mà rồi lại lãng quên… Không lẽ chúng ta tiếp tục để các vị anh hùng khuất nẻo trong vô tâm như thế?!


--> Read more..

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Đoan Ngọ, tắm hay giết sâu bọ...

Báo TT đưa cái tin rất hay, cứ đến khoảng giữa trưa ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, người dân phố biển Quy Nhơn (Bình Định) lại đổ xô đi tắm biển… xả xui.

Cao điểm nhất là lúc 12 giờ, bãi biển đông nghịt người như đi hội. Người dân ở đây quan niệm, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) tết Đoan ngọ, nước biển sẽ cuốn phăng những xui xẻo, phiền toái, rắc rối và đem đến nhiều may mắn.

Hàng ngàn người tắm biển xả xui
Nhiều người tin rằng nước biển sẽ cuốn phăng đi mọi xui rủi vào ngày tết Đoan ngọ

Nhiều thí sinh và phụ huynh từ nơi khác tới đưa con đi ôn thi đại học cũng xuống biển tắm cầu mong một mùa thi thuận lợi.

Không biết tục lệ tắm xả xui, cứ như tắm nước sông Hằng bên Ấn Độ, này có ở Quy Nhơn từ bao giờ? Có vẻ nó cũng có hơi hướng liên quan đến sự tích ngày này một chút.


Tết Đoan ngọ bên Tàu gắn với tên tuổi Khuất Nguyên (340 TCN - 278 TCN) là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Ông học rộng, nhớ dai, giỏi về chính trị, lại có tài văn chương. Lúc đầu ông được vua yêu quý, sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại. Vua Sở nghe lời gièm pha nên ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ.

Ngoài tập Ly tao là tập thơ bất hủ của ông để lại, ông còn có nhiều sáng tác thơ khác như Sở từ, Thiên vấn (Hỏi trời).v.v.

Đến cuối đời ông bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú "Hoài sa" rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.

Ông chết vào ngày 5-5, dân chúng thương xót, vớt thi thể lên thì thấy giòi bọ đã xuất hiện, họ bèn giết hết sâu bọ, lấy màu đỏ bôi lên những móng tay, mong chân đã bợt bạt của ông  làm tang lễ. Vì vậy, đến ngày này, thì dân chúng lại diễn lại tục giết sâu bọ và nhuộm móng tay, móng chân để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông.

Phải chăng tục tắm xả xui cũng liên quan đến tắm thi thể Khuất Nguyên?!

Ở quê tôi tục lấy "lá móng" nhuộm móng tay, móng chân cho trẻ con từ đêm hôm trước, kéo dài mãi đến gần đây, do nhũ và sơn móng xuất hiện nên mới chấm dứt.


Ngày này và ngày 10-10 còn là ngày Tết của ông đồng bà cốt, con nhang đệ tử đến lễ chùa, đền rất đông. Thông thường, trẻ em trai được "bán khoán" cho Đức Ông ( Cấp Cô Độc) và con gái "bán khoán" cho Phật Bà, cho đến năm 13 tuổi mới hết cúng.

Hôm nay nhà tôi cũng cúng rượu nếp, hoa quả và cùng nhau ăn để nhớ phong tục quê... Có nơi như Khoái Châu, Hưng Yên, ngày này nhà nào cũng nấu chè đỗ đen...

--> Read more..

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Tuần du Bái Tử Long

Bái Tử Long thuộc huyện Vân Đồn, thương cảng từ thời nhà Trần... Nơi đây ít đảo hơn Vịnh Hạ Long nhưng cũng tuyệt đẹp, hoang sơ hơn, ít bị khai thác du lịch hơn...

Đi thong thả trên Vịnh, ngắm đảo xa gần, thiên hình vạn trạng... thật tuyệt.




Đặc biệt, những hòn đào này thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long. Vườn được thành lập ngày 01/06/2001  trên cơ sở mở rộng và chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn. Đây là một trong bảy vườn quốc gia của Việt Nam vừa có diện tích trên cạn vừa có diện tích biển.


Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong Vịnh Bái Tử Long, sát cạnh Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Từ truyền thuyết đến chính sử, cũng như từ huyền thoại đến hiện thực, đều chứng tỏ Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long là một thể thống nhất, với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và tự nhiên nổi trội.





Vườn quốc gia Bái Tử Long đã nhận được sự quan tâm của các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước như: Frontier Việt nam, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới -IUCN, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên-WWF, Quỹ môi trường toàn cầu-GEF/SGP, Tổ chức tình nguyện bảo tồn sinh viên Nhật Bản-JSCV, Quỹ môi trường toàn cầu Nhật Bản-JGFE, Hiệp hội Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam –VNPPA và Trung tâm Vườn quốc gia-NPC.










Cửa Đối - nơi kết thúc của Vịnh Bái Tử Long, bên ngoài là Biển Đông. Nơi đây có ngọn Hải đăng, sơn ba màu như quốc kỳ Bồ Đào Nha, không hiểu có ý nghĩa gì không?!




Vườn quốc gia Bái Tử Long – viên Ngọc xanh của vùng Đông Bắc Việt Nam, tuy nhiên, nhìn ở góc độ báo chí thì có nhiều vấn đề rất cần được quan tâm... Chúng tôi đã có loạt bài điều tra, nhưng trong entry này chỉ đưa vài thông tin có tính vấn đề thôi, kẻo lạc đề du lịch ( hii).


Vườn quốc gia được bảo tồn nghiêm ngặt. Về luật pháp và lý thuyết thì như vậy,  nhưng sao giữa khu bảo tồn lại có con đường như trên đất liền thế kia nhỉ? Chúng tôi đã tiếp cận và chụp ảnh.



Không thể ngờ được, ở đó là một công trường, họ đang làm đường. Họ đã chặt cây, phá đá rộng đến 4m, đủ để xe tải chạy được. Một nguồn tin cho hay, đây là con đường mở ra phục vụ... lâm tặc. Trong Vườn này nhiều đảo như Ba Mùn chẳng hạn đã rỗng ruột, chỉ còn Trà Ngọ còn nguyên vẹn, đặc biệt trong đó có rừng Trà Thần, còn nguyên rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ, nhiều nhất là lim, mấy người ôm mới xuể. Tuy nhiên, do không có lối kéo gỗ ra nên lâm tặc bó tay. Đã có lần lâm tặc mang trâu vào kéo gỗ nhưng trâu chết vì dốc cao... Kỳ này, có đường, chúng sẽ có điều kiện rút ruột Trà Thần, kéo ra đường, đưa lên tàu là Ok... Chưa kể vô số tê tê, trăn, rắn, khỉ...  rồi phong lan rừng, sẽ theo con đường này mà biến mất.
 



Khi chúng tôi về đến Hà Nội thì nghe đâu công trình đã được dừng lại, cái máy ủi đã biến mất... Tuy nhiên, ai đã cho phép làm đường ở Vườn quốc gia, ai đã chi tiền làm đường... là những câu hỏi phải làm rõ.



Một chuyện đáng quan tâm khác, là những dãy nhà như một nhà máy nhỏ ở ven một đảo khác, đó chính là nhà xưởng của người Trung Quốc. Họ có nhiều dãy nhà như thế để thu mua đầu sứa. Họ chỉ mua đầu, còn toàn bộ thân sứa lại vứt ngay xuống vịnh. Do đó khi vào mùa thì cả vùng Vịnh ô nhiễm, hôi thối, người nuôi trồng thủy sản khóc dở mếu dở. Nghe đâu những người TQ này cũng làm chui... Như họ đã nuôi cá ở Vịnh Cam Ranh ...




Chúng tôi lên thăm đảo Quan Lạn - Minh Châu. Cây cối trên đảo xanh tươi. Đảo có cái miếu nhỏ, chỉ ghi chữ Thần, không biết thờ vị nào...





Bãi biển Quan Lạn,  Minh Châu,  có lẽ đẹp nhất VN, cát mịn và trắng tinh, nước biển mặn và sóng vừa phải, bơi rất thích...



Trên đường trở về, ta có thể miên man ngắm biển đảo mênh mông, nhớ đến vua tôi nhà Trần, nhớ đến thương cảng Vân đồn lịch sử, bồi hồi khi nghĩ đến biển đảo của Tổ quốc và lo ngại về tình trạng lâm tặc đang rình rập Viên Ngọc Xanh vùng Đông Bắc Tổ quốc này.







Nếu nhà chức trách không quan tâm kịp thời để ngăn chặn thì chả mấy nỗi mà Viên ngọc xanh bị rỗng ruột, mất màu xanh... Và chuyện người Trung Quốc cư trú trái phép hàng tháng trên biển của ta nữa... Không phải chuyện chơi.

Báo chí có trách nhiệm gióng lên hồi chuông cảnh báo.



Đây là hòn Triumph, tên nôm là Vú Tiên... do Toro đặt tên... Hii.



--> Read more..

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Những câu nói hay về báo chí

Hôm qua, dự một tiệc gặp gỡ báo chí ở một Bộ, lãnh đạo Bộ nói, hôm nay là 30, mai mới là Mùng Một (tết ) của các nhà báo. Sáng nay, nhận được nhiều lời chúc mừng, như sáng mùng Một, xin chọn vài câu nói hay về báo chí, hay câu nói hay của nhà báo để kỷ niệm ngày của giới mình, để chia sẻ với các bạn.


Trong một lá thư năm 1787, cố tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ, Thomas Jefferson, viết gửi cho vị dân biểu vùng Virginia: “nền tảng của chính phủ chúng ta là ý kiến của quần chúng, mục tiêu tiên quyết phải là bảo vệ quyền tự do báo chí; và nếu tôi có được quyền quyết định để chúng ta nên có một chính phủ không có báo chí hay có báo chí mà không có chính phủ, tôi sẽ không do dự một chút nào để chọn điều sau”. Đối với vị cố tổng thống là tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ, báo chí cần được bảo vệ vì mục tiêu của báo chí là phản ảnh và đại diện cho tiếng nói của quần chúng, và tiếng nói của quần chúng là quan trọng cho nền dân chủ. Thêm vào đó, báo chí còn có thể đẩy mạnh cho tính toàn bộ của quần chúng, nếu báo chí truyền bá tất cả mọi ý kiến của nhiều thành phần khác nhau; điều này tương tự như mỗi một người dân có tiếng nói chính trị bình đẳng trong một thể chế dân chủ.

"Nói đến căn bệnh tức là nói đến thuốc chữa, nói đến người điều trị. Riêng con bệnh “tham nhũng” thì không con bệnh nào muốn uống thuốc hoặc tự nguyện uống thuốc. Bởi nếu uống sẽ mất chức, nếu uống sẽ mất quyền. Bản thân nhà báo, phải “liêm khiết” mới chống được tham nhũng"... Nhà báo Trần Đình Bá trả lời PV báo Tầm nhìn nhân dịp 21 tháng 6 -2012.


"Sức hấp dẫn của báo chí chính là nói đúng sự thật"- TBT Nguyễn Phú Trọng

“ Người mà không biết chán đời có khác gì lợn? ”

  Tản Đà 


Nói nhưng không làm, hứa nhưng không thực hiện, nói một đằng làm một nẻo, thói giả dối, báo cáo láo, kể cả những con số thống kê. Cứ giả thiết rằng những việc này xuất phát từ động cơ tốt hoặc vô tình đi nữa vẫn là hậu quả của việc thiếu học, dốt nát, mờ mắt do lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. Báo chí vẫn phải làm đúng đắn chức năng của mình là chống lại tất cả những gì kìm hãm sự tiến bộ của xã hội, nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh.

Làm việc đó không dễ dàng. Những nhà báo, đặc biệt là các tổng biên tập, của những tờ báo có nhân cách luôn đi trên sợi dây căng trên vực thẳm khi tự trả lời câu hỏi: “Báo mình có thể làm gì để đóng góp cho một xã hội lành mạnh và phát triển không ngừng?”.

Xã hội ta có thể đã khác đi nếu không có báo chí- Nhà văn Nguyễn Quang Thân


Không nên vô cảm nhìn máu nhà báo tiếp tục đổ để rồi lạnh lùng công bố không khởi tố bởi thương tích chưa đủ 11% ! - nhà báo Phan Lợi (Báo Pháp luật TP HCM) .


Năm 2009 có một kỷ lục đau xót: 77 nhà báo tử nạn trong khi tác nghiệp trên toàn thế giới và phần lớn do các đối tượng đang bị nhà báo tiếp cận, phản ánh hành hung. Đó là con số cao nhất từ trước tới nay.

Ở Việt Nam báo cáo thống kê vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền hành nghề của Hội viên” (từ 2006 đến hết quý 1 năm 2010) của Ban kiểm tra Hội nhà Báo Việt Nam cho thấy: Số vụ cản trở, hành hung là 18 vụ (trong đó số vụ cản trở là 5 chiếm 27.8%, số vụ hành hung là 13 chiếm 72.2%). Trong 13 vụ hành hung đó, số vụ khởi tố là 4 vụ chiếm 30.7%. Số vụ không khởi tố là 9 chiếm 69.3%. Trong 4 vụ khởi tố và có tin xét xử có 1 vụ chiếm 25%. Số vụ khởi tố mà không có tin xét xử là 3 chiếm 75%.


Dù sao, cây đời mãi mãi xanh tươi, đôi khi có những đồng nghiệp hấp dẫn như cô này thì cũng đủ cho các nhà báo đàn ông quên đi buồn phiền rồi... Hii, câu này không hay và không nổi tiếng, nhưng là của Toro.

Một nữ nhà báo ở Euro 2012.


--> Read more..

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Tượng đài ngoại...

1.

Cuối tuần, mời cả nhà giải trí bằng một số hình ảnh tượng đài ở nước ngoài. Đúng là thiên hình vạn trạng, sinh động, khoái hoạt.... Điều đó cho thấy người nghệ sĩ thật sự tự do trong sáng tạo, không có sự gò ép vào khuôn mẫu nào có sẵn. Cái này ta thiếu quá, cứ phải giông giống cái người ta đã làm mới yên tâm...


(Đây là loạt ảnh xin từ FB của bạn Điền Vương , khác với những hình đã đăng trong một entry năm ngoái)

2.

3. M M hoành tráng....

4. Người bán bưu ảnh...


5. Không hiểu họ giữ cân bằng thế nào để bức tượng có thể đứng được trong tư thế này

6. Bức tượng khó hiểu, không biết có phải rũ bỏ khả năng sinh con vì nhiều quá không...


7. Tình yêu

8. Trần trụi...


9. Người đàn bà ở đài phun nước

10. Yêu nhau qua chướng ngại vật

11. Người ngoan đạo và cô bạn gái


12. Bể bơi

13. CNXH - XHCN


14. Hồn nhiên


15. Dẫu là thú cũng yêu nhau lọ người



17. Đàn bà và nước

18. Cô gái và cái ô



19. Tình yêu
20. Tốc độ cao



21. Mẹ con vui vẻ


22. Phồn vinh

23. Trẻ thơ

24. Thời công nghiệp


25. No 1

26. Tình yêu thời trẻ

26. Nhễ nhại..


27. Nguyện cầu tình yêu


28. Tình yêu rắc rối



29. Tay ba


30 Thiên nhiên hoàn hảo

31. Người  đàn bà gầy

32. Ông lão hết rượu


33. Góc nhìn mới


34. Vô cảm...
--> Read more..

Flags

Flag Counter