Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Đứt quãng văn hóa



Miền Bắc sau những năm biến động, loạn lạc của thế kỷ XX đã đứt quãng văn hóa rất kinh khủng. Ví dụ ở làng Văn La, xã văn Võ, thuộc Chương Mỹ, Hà Nội mà tôi vừa đến là khá rõ.

Hôm đó về quê cậu phóng viên trong báo  ở làng Văn La, vào đình làng thì thấy một ngôi đình sạch sẽ, yên tĩnh và nguyên vẹn. Ông thủ từ mở cửa mời vào. Đình treo đầy hoành phi câu đối khảm trai. Chính giữa là bức hoành phi Văn Khắc Phối... Tôi hỏi chuyện ông từ, xem đình thờ Thành hoàng là vị nào... Đang vui vẻ giới thiệu đình, mặt ông từ trở nên trầm lắng và buồn bã. Ông bảo: Không biết thờ ai, do trộm lấy hết sắc phong  rồi. Tôi nói: Văn tế, văn khấn cũng có thể biết. Ông nói, không có văn tế. Tôi vào hậu cung xem bài vị, ôi trời, bài vị không có chữ... Tóm lại là lâu nay ông từ  chỉ biết ngủ trông trộm và giữ hương khói thôi chứ Ngài là ai thì chịu. Buồn lắm mà cả làng không biết tính sao...


Văn khắc phối



Máu giang hồ nổi lên, tôi nói, qua câu đối cũng có thể biết đôi chút về thân thế , công lao người được thờ nên cháu sẽ chụp lại và về dịch để các cụ biết thêm được chút nào hay chút đó.


Thế là hì hục chụp và về mày mò dịch, chữ nào không hiểu lên hỏi sư phụ, dịch xong mang cụ thẩm định lại, cuối cùng cũng tạm ổn. Vậy mà việc dịch của cháu gây cơn sốt cho làng, như người khát nước được uống nước dừa tươi... Hii, các cụ mở hội ba ngày, nhà cháu không về được thì các cụ gửi cho lộc là hai cái bánh chưng và con gà trống ( nó gáy từ ba rưỡi sáng.. Hii). Nội dung câu đối thấy Thần là vị có công lao hiển hách, đi sử Tàu, bình Chiêm, công lao được "Thiên tử trọng" rồi "Vị quán vương hầu"- đng đầu vương hầu... Tuy nhiên, danh tính Ngài thì vẫn đang là câu hỏi sẽ phải làm tiếp.

Sau đây là một số nội dung cụ thể:





TRẠC GIÁP  ĐỆ, SỨ HÁN KINH,

       BƯU BÍNH HÙNG VĂN, TRUNG NGOẠI PHỤC
Đăng khoa bảng, đi sứ Tàu, văn chương hào hùng, trong ngoài khâm phục
                                                                    ( Mùa hè năm Kỷ Mùi- 1919)

TÒNG TRIỆU TỔ PHÙ LÊ ĐẾ,

       CHẤN DƯƠNG NGHĨA LIỆT, CỔ KIM TRUYỀN
Theo triệu tổ giúp vua Lê, nghĩa liệt chói lòa, xưa nay truyền tụng
                                         ( Cử nhân Tạ Đình Uyển soạn, Tả Văn Hội cung tiến)







  TƯỚNG CÔNG KIẾN HỒNG HUÂN, SỨ HÁN,


            BÌNH CHIÊM, DANH THÙY VŨ TRỤ
Tướng công dựng nghiệp lớn, đi sứ  Tàu, đánh dẹp quân Chiêm,  danh tiếng bao trùm vũ trụ.
                                            (Triều Bảo Đại, mùa đông năm Mậu Dần, 1938 –
                                         Tú tài, Nguyên Nghị viên, Hàn lâm Lê Văn Sinh soạn )

 SINH HƯƠNG KHÂM VĨ LIỆT, TÁN TRỊ

           PHỤ QUỐC, VỊ QUÁN VƯƠNG HẦU
Quê hương tôn kính công lao, giúp vua giúp nước, đứng đầu vương hầu.
                                                        (Hội Thương mại xã Văn La cung tiến)


 HÁCH HÁCH THẦN CÔNG, XUYẾN NGA SƠN    BẮC
       Hiển hách công Thần, xuyên suốt từ núi Nga sang Bắc
(Triều Bảo Đại, mùa đông năm Bính Tý, 1936. Cựu Lý trưởng, nguyên Chánh hội Nguyễn Đức Mao làm lại như cũ)

 DƯƠNG DƯƠNG THÁNH TRẠCH, CÙNG HÁT THỦY NHI  ĐÔNG
       Mênh mông ơn Thánh, như  dòng sông Hát chảy sang Đông
 (Triều Tự Đức, mùa thu năm Kỷ Mão 1879, Cựu Lý trưởng Nguyễn Đức Hòa cung tiến)





 SỨ HÁN VĂN DANH TRUYỀN BẮC ĐỊA
       Đi sứ Tàu, văn tài lừng danh đất Bắc
                               ( Mùa xuân năm  Bảo Đại thứ nhất – 1925)

 BÌNH CHIÊM VÕ LIỆT CHẤN NAM THIÊN
       Dẹp loạn Chiêm, võ công chấn động trời Nam
                                 ( Hội Tư văn xã Văn La cung tiến)



 Đức bác thánh văn đằng vũ trụ/  Uy dương thần vũ chấn Hoa Di


 Vụ khoát tinh huy chương thánh đức/ Nhật lâm nguyệt chiếu diệu thần uy



 Hậu cung, có tượng nhưng bài vị không ch

 
 Nam Quốc Phan Hàn


Trong những chữ ở đây, cũng có một chữ từ điển không có, kính phiền bác Bu thẩm định. Đó là trán của nhà hậu cung ghi bốn chữ Nam Quốc Phan Hàn , chữ Phan ( phiên) lại có bộ trúc đầu thay vì bộ thảo. 

 
 Bắc Thần Kỳ Sở, chữ Thần có bộ Miên, mời bác Bu xem ạ.


Mời các bác xem, và góp ý thêm.


--> Read more..

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Chữ Hán ở Đền Hùng


Hôm nay 10-3, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đây ạ, xin kính chúc toàn thể đồng bào ( chơi blog) trong và ngoài nước an vui, hạnh phúc ạ. Chắc hẳn nhiều đồng bào chưa về thăm  Đền Hùng được nên xin được chia sẻ với các bác một số hình ảnh và nội dung về chữ Hán ở Đền Hùng. Hoành phi, câu đối ở đây hội tụ tinh hoa cả nước, nhưng cách hiểu lại không thống nhất, khó hiểu hoặc hiểu sai.





Một đôi câu đối khác, khá đặc biệt vì hội tụ tất cả tinh thần của các câu đối, hoành phi ở Đền Hùng:

Thử địa thử sơn Nam quốc kỷ
Ngô vương ngô thổ Bắc thần tôn

Tiếc rằng đôi câu đối này đang có nhiều cách nhiểu khác nhau, biểu hiện ở nhiều bài viết, nhiều bài báo, trong cả sách giới thiệu Đền Hùng, có người dịch rằng:

Đất này, núi này là của nước Nam
Vua ta, đất ta làm phương Bắc cũng nể vì.
(Nguyễn Khắc Xương - Tạp chí Hán Nôm số 2 – 1996).

Cuốn sách giới thiệu về Đền Hùng  dịch là:

Đất này, núi này, nước Nam dấy nghiệp
Vua ta, nước ta, vua Bắc nể vì.
“Phương Bắc cũng nể vì” hay “Vua Bắc nể vì” đều dịch từ chữ “Bắc thần tôn”, với lý lẽ: “Chữ Bắc trong Bắc thần tôn, nên hiểu và dịch là phương Bắc, Bắc quốc, mới đối được với vế trên là Nam quốc. Chữ Thần gồm bộ Miên ở trên và chữ Thìn ở dưới, Từ điển Số tứ giác của Trung Quốc trang 238 giải thích là Đế vương. Từ điển Trung Việt trang 150 giải nghĩa là Vua, thần cư là nơi  ở của vua, thần chương là văn chương của vua. Chữ Tôn ở đây nghĩa là tôn trọng, nể vì…”  (Phạm Thức – tài liệu đánh máy)

Tuy nhiên, “Bắc thần” không phải là phương Bắc hay Bắc quốc mà là chữ lấy từ sách Luận ngữ. Đó là câu trong chương Vi chính: " Tử viết: Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần cư kỳ sở nhi chúng tinh củng chi". Nghĩa là, Khổng Tử nói rằng: Người làm chính trị, cầm quyền trị dân mà dùng đức để thi hành chính sự thì mọi người dân đều tuân phục, tựa như ngôi sao Bắc thần (Bắc đẩu) ở một chỗ mà mọi vì sao khác đều chầu theo.

Do đó, chữ “Bắc thần tôn” trong đôi câu đối Đền Hùng trên đây phải hiểu là Vua ta lấy đức trị dân, được dân ta tôn kính, tuân phục, chứ không liên quan gì đến “phương Bắc” hay “Bắc quốc”.

Vì thế, câu đối này có nghĩa là: Đất này, núi này đã được ghi chép là của nước Nam/ Vua ta trị đất ta bằng đức nên dân chúng tôn kính, như sao Bắc  thần, muôn vì sao hướng theo. Như vậy “Nam quốc kỷ” cũng là sự thể hiện  tinh thần quả quyết “Rành rành định phận tại sách trời”. 




Nam Việt Triệu Tổ

Về đại tự thì trên Đền Thượng, nơi quan trọng nhất, đề bốn chữ Nam Việt Triệu Tổ - đây là công trình xây dựng thời nhà Nguyễn và xây lại , to hơn năm 2009, nhưng bốn chữ đó làm lại như cũ. Ông già tôi nói: Nam Việt là tên nước thời Triệu Đà, sao Đền Hùng lại viết Nam Việt Triệu Tổ mà không là Việt Nam Triệu Tổ hay Đại Nam, Đại Việt, Âu Lạc Triệu Tổ... Tôi cũng đã viết thắc mắc này lên báo đôi lần nhưng chưa ai giải thích. Mong các quý đồng bào uyên thâm như bác Bu, bác Hiệp, bác Mùi... tham gia giải đáp giúp.




 Vạn Đức Viên Chương - hoành phi cũ trông khác hẳn.




Bức này Nhân nghĩa Cúc Dân chữ lớn được, chắc sao từ bản cũ, nhưng chữ lạc khoản quá kinh khủng.






Ngoài ra, sau chuyến đi vừa rồi thì tôi thấy, nhiều hoành phi chữ quá tệ, không hiểu sao Ban quản lý di tích lại cẩu thả, dễ dãi đến thế... 

 Toro.

--> Read more..

Flags

Flag Counter