Quê tôi từ xưa cho đến nay, Trung thu bao giờ cũng gắn liền với Tiến
sĩ giấy. Tục đó chưa bao giờ đứt quãng, kể cả thời chiến tranh. Hồi
nhỏ, từ đầu tháng 8 bọn trẻ chúng tôi đã đến nhà ông Lạc, một gia đình
chuyên làm đồ trung thu để xem làm TS. Mỗi ông TS thật sự là một tác
phẩm nghệ thuật.
Có ba loại TS. Loại thông thường là mặt mẹt, mặt chỉ in trên giấy. Loại này ít tiền nhất, một ông kèm theo 4 cái cờ đuôi nheo là 2 hào, chắc bằng 10 ngàn bây giờ.
--> Read more..
Có ba loại TS. Loại thông thường là mặt mẹt, mặt chỉ in trên giấy. Loại này ít tiền nhất, một ông kèm theo 4 cái cờ đuôi nheo là 2 hào, chắc bằng 10 ngàn bây giờ.
Loại thứ hai là TS mặt lai, tức là mặt nổi khối, mũ áo, lọng che đều đẹp và lớn hơn rất nhiều. Giá gấp 5 lần loại thứ nhất.
Loại đặc biệt thì đẹp hơn nữa, hai ống chân cũng nối, đôi hia cũng nối.
Dù loại nào thì hai biển TS cũng đều in bằng khuôn có hai chữ Hán TIẾN SĨ màu tím rất đẹp. Áo có hình thủy ba, bố tử… như thật.
Không hiểu sao mẹ tôi thường chỉ mua cho tôi ông TS mặt mẹt, nhưng bao giờ mâm cỗ trung thu cũng rất đầy đặn. Cỗ bày trên mâm chữ nhật sơn son, ông TS ngồi chính giữa, bốn góc cắm bốn lá cờ. Trên mâm có ngũ quả, có na, có hồng ngâm, bánh trái. Mâm đặt trên cái cối đá đặt dưới tán cây ngâu già, trải cái chiếu hoa, cả nhà cũng ngồi ngắm trăng. Thật là vui.
Có thể nói xem TS giấy trưng bày ở Viện BT Mỹ thuật tôi thấy cũng không đẹp bằng TS nhà ông Lạc quê tôi xưa. Và cả làng, nhiều nhà làm TS nhưng không ai sánh được với nhà ông Lạc.
Nhà ông rất nghèo, bà vợ mắt xấu kèm nhèm và ba người con là chị Thìn, anh Tỵ và chị Trật. Ai cũng hiền lành, và khéo tay. Ông bà đã mất từ lâu, ngôi nhà mặt đường cũng đã bán nên không còn hiệu TS nhà ông Lạc nữa. Cách đây vài năm, gặp lại anh Tỵ tôi có hỏi những khuôn mẫu biển TS, thủy ba đó còn không thì anh nói bỏ lâu rồi, không giữ được. Thật là tiếc. Tôi nói: TS gia đình anh làm là một ký ức đẹp của tuổi thơ chúng tôi.
Xưa nữa, trước 1954 thì làng tôi có gia đình làm hẳn kiệu sơn son thiếp vàng như ở đình, nhưng cỡ nhỏ hơn, để rước TS đêm trung thu. Đám rước có cờ biển, trống phách rộn rã đi quanh làng, trên kiệu nhất định là một ông TS giấy cỡ đặc biệt…
Có ông chơi ngông đóng giả TS làm kiệu cho người khiêng quanh làng. Tất nhiên kèm theo đám rước đó là phải làm dăm mâm cơm rượu thết đãi phu kiệu... Xưa ăn chơi Trung thu vậy đó.
Loại đặc biệt thì đẹp hơn nữa, hai ống chân cũng nối, đôi hia cũng nối.
Dù loại nào thì hai biển TS cũng đều in bằng khuôn có hai chữ Hán TIẾN SĨ màu tím rất đẹp. Áo có hình thủy ba, bố tử… như thật.
Không hiểu sao mẹ tôi thường chỉ mua cho tôi ông TS mặt mẹt, nhưng bao giờ mâm cỗ trung thu cũng rất đầy đặn. Cỗ bày trên mâm chữ nhật sơn son, ông TS ngồi chính giữa, bốn góc cắm bốn lá cờ. Trên mâm có ngũ quả, có na, có hồng ngâm, bánh trái. Mâm đặt trên cái cối đá đặt dưới tán cây ngâu già, trải cái chiếu hoa, cả nhà cũng ngồi ngắm trăng. Thật là vui.
Có thể nói xem TS giấy trưng bày ở Viện BT Mỹ thuật tôi thấy cũng không đẹp bằng TS nhà ông Lạc quê tôi xưa. Và cả làng, nhiều nhà làm TS nhưng không ai sánh được với nhà ông Lạc.
Nhà ông rất nghèo, bà vợ mắt xấu kèm nhèm và ba người con là chị Thìn, anh Tỵ và chị Trật. Ai cũng hiền lành, và khéo tay. Ông bà đã mất từ lâu, ngôi nhà mặt đường cũng đã bán nên không còn hiệu TS nhà ông Lạc nữa. Cách đây vài năm, gặp lại anh Tỵ tôi có hỏi những khuôn mẫu biển TS, thủy ba đó còn không thì anh nói bỏ lâu rồi, không giữ được. Thật là tiếc. Tôi nói: TS gia đình anh làm là một ký ức đẹp của tuổi thơ chúng tôi.
Xưa nữa, trước 1954 thì làng tôi có gia đình làm hẳn kiệu sơn son thiếp vàng như ở đình, nhưng cỡ nhỏ hơn, để rước TS đêm trung thu. Đám rước có cờ biển, trống phách rộn rã đi quanh làng, trên kiệu nhất định là một ông TS giấy cỡ đặc biệt…
Có ông chơi ngông đóng giả TS làm kiệu cho người khiêng quanh làng. Tất nhiên kèm theo đám rước đó là phải làm dăm mâm cơm rượu thết đãi phu kiệu... Xưa ăn chơi Trung thu vậy đó.