Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

HỒ GƯƠM MỜI ĐỐI



Khách ở xa đến HN nhất định sẽ lượn quanh Hồ Gươm, vào các quán cà phê quanh hồ, ngắm cầu Thê Húc, tháp Rùa, tháp Bút, chụp hình mênh mông, xả láng. Nhân thế, xin treo giải chầu cà phê bên Hồ Gươm cho người đối hay nhất vế đối sau đây:

THẦY GIÁO MÁC LÊ, CƯỠI XE KÍCH, LƯỢN HỒ GƯƠM XEM HOA SÚNG NỞ


--> Read more..

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Nhà thờ lớn Hà Nội

Qua lại Nhà thờ lớn bao nhiêu năm nhưng hôm qua, lần đầu tiên có bạn Suong Dang từ SG ra, em  Charming Pink triệu tập, dẫn khách đi chơi, tôi mới tình cờ vào trong Nhà thờ lớn Hà Nội. 

                                          
Theo một số tài liệu lịch sử như sách của Louvet “La vie de Mgr. Puginier”, tiểu thuyết lịch sử “Bóng nước Hồ Gươm” của Chu Thiên, các tài liệu trong Văn khố Hội Thừa sai Paris (M.E.P.) … thì khu đất này xưa kia là khu đất của Báo Thiên Tự (Chùa tháp Báo Thiên) được xây dựng từ đời Nhà Lý. Đây là một ngôi quốc tự nổi tiếng của kinh đô của Đại Việt trong suốt các triều đại từ -Trần. Đến thời  – Nguyễn, đây vẫn là nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an...


Các tài liệu nói về sự kiện phá hủy chùa Báo Thiên không thống nhất với nhau. Theo Bùi Thiết trong Tự điển Hà Nội địa danh, chùa Báo Thiên đến cuối thế kỷ 18 đã bị phá hủy và nền chùa cũ trở thành đất họp chợ trước khi chuyển giao cho nhà thờ. Còn ông Thống sứ Bắc Kỳ Raoul Bonnal, người chứng kiến việc chuyển giao khu đất, đã viết trong cuốn Au Tonkin rằng Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ đã cố gắng lấy lòng Giám mục bằng cách lấy lý do ngôi chùa đã đổ nát và không tìm thấy hậu duệ của người thành lập ngôi chùa nên đã cho phá sập và chuyển nhượng khu đất cho nhà thờ.




Nhà thờ xây dựng từ năm 1884-1888. Nguyên thủy, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) do vào năm 1678, Giáo hoàng Innôcentê XI tôn phong Thánh Giuse (cha nuôi của Chúa Giêsu) làm thánh quan thầy của nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất ở Hà Nội được tôn phong là "Nhà thờ chính tòa kính Thánh Giuse". Lễ khánh thành được tổ chức đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887).







Nhà thờ rất đẹp, đặc biệt là hệ thống tranh kính và kỹ thuật chạm khắc bàn thờ. Uy nghiêm nhưng ấm áp. Trong đó một số khách nước ngoài đang lặng lẽ cầu nguyện.





                                               


                         



Có hai thứ lần đầu tiên tôi thấy, đó là hộp ủng hộ công đức rất kín đáo, không phô trương như tôn giáo khác. Họ thực hiện lời Chúa, làm việc thiện kín đáo, tay phải làm và tay trái không biết chăng?
Cái thứ hai là một chóe nước, bên cạnh một bệ đá có khắc thánh giá, phía trước có chỗ để quỳ, chắc đây là nơi thực hiện nghi lễ rửa tội. Những thứ này đặt gần cửa ra vào, góc bên trái. (Đề nghị bác Phạm Ngọc Hiệp giới thiệu kỹ hơn chỗ rửa tội này ạ.)

                                                         

                                              
--> Read more..

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

BÍ THƯ BỊ ĐÂM NGỒI TRÊN NGAI...



Báo chí loan tin, Bí thư đảng ủy xã Phượng Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương bị đâm nhiều nhát vào ngực, lưng và tử vong sau đó. Công an đang điều tra nguyên nhân và truy tìm thủ phạm, theo quy trình bình thường, tuy nhiên nhìn tấm hình đám tang, xin bàn vài câu.

Bàn thờ người xấu số rất trang trọng, kiểu như đám cúng tế thần thành chứ không phải người thiệt mạng vì bị đâm. Chắc Đảng ủy, HHĐND, UBND, MTTQ xã nghĩ đến cương vị Bí thư của người chết nên bày đặt trang trọng như thế...

Tuy nhiên, điều phản cảm nhất là di ảnh người chết được đặt trên cỗ ngai, có hai con hạc chầu hai bên. Theo phong tục, người ta chỉ đặt tượng vua, thần thánh ngồi trên ngai.

Còn trong các gia đình, cỗ ngai thờ ở chính giữa, thường bỏ trống, chỉ đặt bát hương hay bài vị vị Tổ cao nhất, tượng trưng cho sự linh thiêng của nhiều đời tiên tổ, có người nói tượng trưng nền nếp, gia phong, cho tam cương ngũ thường... Đặt cái ảnh anh Bí thư này vào đó mang hàm ý cao hơn tất cả.

Nhìn hình anh Bí thư đội mũ bộ đội ngôi trên cỗ ngai có hạc chầu hai bên tôi thấy nó thật bi hài...
Nó cũng phản ánh sự khủng hoảng chuẩn mực văn hóa ở ta hiện nay rất lớn. Vì thiếu chuẩn mực nên những người tổ chức đám tang không tìm ra được cách thiết trí trang trọng, đúng mực.

Bàn thờ người xấu số rất trang trọng, kiểu như đám cúng tế thần thành chứ không phải người thiệt mạng vì bị đâm. Chắc Đảng ủy, HHĐND, UBND, MTTQ xã nghĩ đến cương vị Bí thư của người chết nên bày đặt trang trọng như thế...

Tuy nhiên, điều phản cảm nhất là di ảnh người chết được đặt trên cỗ ngai, có hai con hạc chầu hai bên. Theo phong tục, người ta chỉ đặt tượng vua, thần thánh ngồi trên ngai.



Còn trong các gia đình, cỗ ngai thờ ở chính giữa, thường bỏ trống, chỉ đặt bát hương hay bài vị vị Tổ cao nhất, tượng trưng cho sự linh thiêng của nhiều đời tiên tổ, có người nói tượng trưng nền nếp, gia phong, cho tam cương ngũ thường... Đặt cái ảnh anh Bí thư này vào đó mang hàm ý cao hơn tất cả. 



Nhìn hình anh Bí thư đội mũ bộ đội ngôi trên cỗ ngai có hạc chầu hai bên tôi thấy nó thật bi hài... 

Nó cũng phản ánh sự khủng hoảng chuẩn mực văn hóa ở ta hiện nay rất lớn. Vì thiếu chuẩn mực nên những người tổ chức đám tang không tìm ra được cách thiết trí trang trọng, đúng mực.
--> Read more..

Flags

Flag Counter