Ba diễn viên Hàn Quốc, trong đó có những người rất nổi tiếng thi nhau tự tử trong tuần qua khiến dư luận xót xa va lo ngại. Nhìn bề ngoài họ đều là những người thành đạt, có nhân sắc, tài năng và tiền bạc, tại sao họ phải chạy trốn cuộc đời?!
Viêt Nam cũng vậy, theo TT, sáng 8-10, tại hội nghị khoa học của BV cấp cứu Trưng Vương, BS Phạm Anh Tuấn đã báo cáo một nghiên cứu mới nhất về vấn đề tự tử. Theo BS Tuấn, từ tháng 5-2007 đến 5-2008, BV Trưng Vương tiếp nhận cấp cứu 310 trường hợp tự tử (sau khi được điều trị chỉ có 1,3% tử vong). Tính bình quân cứ hơn một ngày lại có một ca tự tử vào cấp cứu, trong đó gần 72% trường hợp là nữ.
Tuy nhiên, tỉ lệ tự tử “thành công” ở nam giới lại nhiều hơn nữ. Đa số người tự tử ở độ tuổi dưới 35, trong đó 50% dưới 25 tuổi. Đối tượng tự tử chiếm tỉ lệ cao nhất là công nhân (19%), kế đến là HS-SV (hơn 16%), nông dân chiếm tỉ lệ thấp nhất (4,2%). Về học vấn, 47% người tự tử có trình độ trung học cơ sở, 30% trình độ trung học phổ thông. Đặc biệt, trước khi tìm đến cái chết có đến gần 43% BN có triệu chứng trầm cảm.
Nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử chủ yếu là vấn đề tình cảm (62%), kế đến là do vấn đề tiền bạc (gần 15%). Đáng lưu ý, có 53% trường hợp tự tử là người độc thân. Cách thức tự tử nhiều nhất là uống thuốc (gần 98%), trong đó loại thuốc BN thường dùng tự tử là thuốc ngủ, kế đến là thuốc bảo vệ thực vật (gây tử vong 100%). Chỉ có tỉ lệ nhỏ treo cổ tự tử hoặc cắt mạch máu.
Gần 93% số ca chọn nhà mình làm nơi tự tử; vì vậy nếu gia đình quan tâm, để ý có thể ngăn chặn được và phát hiện sớm người thân tự tử để đưa đi cấp cứu kịp thời. Về thời gian tự tử, đa số BN chọn ngày chủ nhật và thứ hai, ít nhất là vào thứ bảy. Thời điểm tự tử nhiều nhất là từ 20g trở đi cho đến gần sáng (49%), kế đến là buổi trưa (38%).
Trong lúc BS Tuấn đang báo cáo về vấn đề tự tử, tại BV Trưng Vương cũng vừa cứu sống BN H.T.Đ. (26 tuổi, Đức Huệ, Long An). Ngày 4-10, vì buồn giận người yêu, trong một phút nông nổi, H.T.Đ. đã mua thuốc rầy về uống. Sau khi cấp cứu, BV Hậu Nghĩa đã chuyển H.T.Đ. lên BV Trưng Vương. Qua ba ngày điều trị tích cực, H.T.Đ. đã thoát khỏi tử thần.
Trước đó, ông C.V.Q. (50 tuổi, TP.HCM, nhập viện ngày 6-4) cũng tự tử bằng thuốc rầy. Ông C.V.Q. là một người có học thức, địa vị cao trong công việc và sống với vợ con rất hạnh phúc. Tháng 1-2008 biết mình bị nhiễm HIV ông đã suy sụp tinh thần, bỏ việc, sống cô lập và bắt đầu có ý nghĩ tự tử. Ông thu xếp mọi chuyện và trở về ngôi nhà ở Q.12 mua thuốc rầy tự tử.
Anh L.M.H. (31 tuổi, Long An, nhập viện ngày 13-4) tự tử bằng thuốc diệt cỏ Paraquat. BN làm nghề bảo vệ, có gia đình và một con nhỏ 3 tuổi nhưng cuộc sống vợ chồng không được hạnh phúc. Trong một lần cãi nhau, vợ anh mang con bỏ nhà đi. Buồn chán, BN uống hết 1/3 chai thuốc diệt cỏ Paraquat.
Có liệu pháp nào chữa trị cho những người trầm cảm, quá căng thẳng hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét