Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Hải Vân Quan...

Cách đây mấy tháng em có dịp đi ô tô từ Huế vào Đà Nẵng, mới có dịp thăm  “Đệ nhất hùng quan” là đỉnh đèo Hải Vân, mà những lần đi tàu hỏa không có dịp đặt chân lên. Cảnh quan tuyệt đẹp, mây núi, biển trời hùng vĩ, thơ mộng. Ngày xưa, cụ Lê Thánh Tông đã qua đây, hẳn khi đó còn khó khăn, hiểm trở và hùng vĩ hơn bây giờ, cụ mới xếp hạng đây là đệ nhất hùng quan, đó quả là lời khen tặng đặc biệt và xứng đáng.


Nhưng điều bất ngờ và em thấy tiếc nhất chính là cái cổng Hải Vân Quan, xây dựng thời Minh Mạng trông nó không khác gì cái lò gạch bỏ hoang. Em ngờ rằng phần dưới, có biển đá  là gốc, còn phần bên trên là làm thời Pháp thuộc hoặc muộn hơn. Mà nếu như vậy thì ta phải phá bỏ những phần ngoại lai đó, trả lại vẻ đẹp nguyên gốc của di tích.

Không biết trong thư tịch có còn lưu được hình nguyên góc của Hải Vân Quan không, mong các bác quan tâm...



15 nhận xét:

  1. Cao Bá Quát, một nhà thơ một đời chỉ biết lạy hoa mai (Nhất sinh đê thủ bái hoa mai)
    cũng đã phải sững sờ:

    Nhất bích ngưng vi giới,
    Trùng vân nhiễu tác thành
    (Biếc một dãi làm mốc,
    Mây muôn trùng dựng thành).

    Trả lờiXóa
  2. Chị đưa hết những hình ảnh đẹp về đây để lưu cho đủ bộ luôn em ạ.

    Trên đèo Hải Vân, có hai cửa ải.

    Một cửa khắc chữ "Hải Vân Quan" (海雲關).




    Cửa thứ hai khắc chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (天下第一雄關). )




    Đỉnh đèo


    Đoàn tàu Thống nhất qua đèo Hải Vân.

    Trả lờiXóa
  3. Sưu tầm về hết rồi, để các bậc cao nhân tìm thêm cái cửa ải nguyên gốc nào mà kg có tu bổ không?

    Trả lờiXóa
  4. GR chưa một lần đặt chân lên đây. Thật là tiếc.
    "Ngọn" cũng vẫn là "ngọn", đừng vội phá kẻo lúc GR lên thì chả còn gốc ngọn gì mà xem nữa.

    Trả lờiXóa
  5. Nhìn kỹ thì giống như xây thêm thật, nhưng cũng nên giám định lại hai loại gạch mới biết đc..

    Trả lờiXóa
  6. Tôi đã qua nơi này, lâu rồi. Cái quan trọng bậy giờ không phải là đi tìm lại một cái gốc nào đó của Hải Vân Quan, rồi đập cái hiện có đi để xây lại Toro à, bởi cho có xây lại thật giống cái gốc nào đó chăng nữa thì cũng là của mới xây tức thì, chẳng còn chút giá trị cổ gì nữa. Quan trọng là làm sao giữ được những gì còn lại, cho dù trông nó có giống lò gạch. Có thể bây giờ chúng ta nhìn quá quen với những kiến trúc đẹp đẽ nên Hải Vân Quan mới trở nên thô kệch như thế. Những hình khác về các lô cốt mà chị Huynhtran sưu tầm đưa lên thì chắc chắn là có từ thời Pháp, hoặc muộn hơn nữa là thời Mỹ, bây giờ cũng đã trở thành di tích, chứng nhân của một thời...
    Bây giờ đã có hầm Hải Vân, thì con đường đèo hiểm trở nhưng cũng rất hùng vĩ này lẽ ra phải trở thành một di tích, gồm cả con đèo. Có vẻ như người ta đã và đang làm cho nó trở thành phế tích...!

    Trả lờiXóa
  7. Hình như nhiều những công trình xưa ở VN đã bị "trùng tu" theo chiều hướng này, nghĩa là đập bỏ hẳn cái cũ để làm lại một cái hoàn toàn mới (như vụ cái lò gạch ở Tuyên Quang). Tôi nhớ mới cách nay vài năm chùa Vĩnh Nghiêm ở Saigon bị mở đường, nhà chùa đã làm một việc rất đúng và rất đáng khen ngợi, là mướn ông "Thần đèn" Cẩm Lũy di dời nguyên đoạn tường rào mặt tiền cùng cái Tam quan vào phía trong thay vì đập đi xây lại đỡ tốn tiền hơn nhiều, cho dù ngôi chùa này cũng chỉ mới xây dựng dăm bảy chục năm thôi chẳng cổ tích gì, chắc bởi kiến trúc của tường rào, cổng và ngôi chùa khi thiết kế là hòa hợp, người ta có thể đập đi rồi xây mới giống vậy, hoặc xây bằng vật liệu đẹp hơn... Nhưng có lẽ nhà chùa nghĩ như vậy là khập khiễng... Một suy nghĩ rất đúng.

    Trả lờiXóa
  8. Cám ơn chị M đã cho một seri ảnh về HVQ và cả văn chương, báo chí viết về nơi này nữa...
    Trùng tu, phục hồi được nguyên gốc, nhưng phải giấu được cái mới phục chế, trông như cũ mới đạt yêu cầu. Ví dụ một ngôi nhà cổ ở Bắc Ninh được chuyên gia Nhật trùng tu, họ bổ đôi cây cột cũ đã rỗng ruột, thay vào đó một lõi cột lim, rồi ốp vỏ cột cũ vào. Thay cột mà như không thay...
    Nhưng đúng như bác H lo ngại, bây giờ ta đụng vào cái gì hỏng cái đó, họ chỉ cốt làm cho nhanh để nghiệm thu, quyết toán thì mất cả gốc lẫn ngọn...

    Trả lờiXóa
  9. Đừng đụng tới nữa mà hãy để nó như nó đương là...

    Chỉ lo dọn dẹp sạch sẽ đừng để rêu phong quá nó xuống cấp. Cũng như nhà cũ, nếu ta luôn quét tước thì nhà vẫn gọn gàng sạch sẽ, còn nếu ta bỏ phế đó thì nó như ngôi nhà hoang phế càng ngày càng phế.

    Trả lờiXóa
  10. @torovn, nếu trùng tu được như chuyên gia Nhật thì hay quá, như vậy mới đúng là trùng tu, vẫn giữ được cái hồn phách cũ.
    Còn trùng tu như kiều của ta bây giờ thì không thể chấp nhận được, như có người bảo, ối dào các bác khó tính thế, bây giờ trông mới tinh tươm thế chứ vài tháng nữa nó lại xuống cấp mốc meo y như cũ ấy mà... hihi!

    Trả lờiXóa
  11. Anh PNH ơi! ở Angor Wat, năm 2000 M ghé đó, thì thấy đang được trùng tu bởi chuyên gia Nhật.
    Nhưng ngày ấy, nhìn hoang phế sao mà thấy hay vô cùng kg diễn tả được những hoang phế đó, rồi hai năm sau, ghé vẫn còn được rồi thêm hai năm nữa vẫn thấy được. Nhưng bây giờ ghé đó thì thấy ôi thôi là.. bị biến tướng luôn.
    Nên chỉ đứng xa mà ngắm là tốt nhất, đến gần thì thấy dấu tích mới cũ lẫn lộn thấy mà buồn cho hoang tích.

    Trả lờiXóa
  12. @huynhtran, cái khó nhất là chuyện trùng tu, chẳng hạn ở Angkor, tôi để ý những tượng đá bên Angkor Thom (2 hàng tượng ở lối gần cổng đi vào) cũng đã được trùng tu, những tượng bị mất đầu, sứt tai gãy gọng đã được chắp vá bằng đá mới, quả thật đứng xa nhập nhèm còn đỡ chứ đến gần trông lỏi chỏi thế nào. Rõ ràng có lấy đá ở mỏ đá ngày xưa xây dựng Angkor, thì tượng đá bây giờ cũng vẫn là tượng đá mới tinh cho dù về hình dáng là giống tượng xưa... Cho nên tôi nói với người hướng dẫn du lịch giá cứ để những bức tượng đó mất đầu gãy tay trông còn hay hơn nhiều...
    Hôm nọ tôi uống cafe ngồi nói chuyện với mấy người bạn Chăm nhân mấy bạn ấy ghé Saigon chơi, có một cô bạn làm gốm, và một anh bạn hiện đang làm công tác bảo tồn mấy tháp Chăm, cũng may là mình cũng mới "nghiên cứu" về tháp Chăm nên mới có chuyện để nói. Anh bạn Chăm bảo, cái khó vô cùng của trùng tu tháp Chăm chính là gạch Chăm, viên gạch bây giờ có làm được theo đúng kiểu của người Chăm xưa đi nữa thì cũng là những viên gạch mới, gắn vào tháp đã ngàn năm trông nó không giống chút nào, nó không có được cái hồn của ngàn năm... Quả là khó quá, có lẽ cách hay nhất là ráng giữ lấy những gì còn có được, đừng can thiệp thêm nữa...

    Trả lờiXóa
  13. TMH cũng qua đây nhiều lần , bằng nhiều phương tiện và lần nào cũng rung động bởi vẻ đẹp hoành tráng của con đèo.Tất nhiên so về vẻ hùng vĩ , hiểm trở với những con đèo ở phía bắc như Mã Phí Lèng , Ô Quy Hồ hay Khau Phạ ,thì Hải Vân không so sánh được . Nhưng Hải Vân thật sự vẫn được coi là đệ nhất hùng quan, bởi vị trí đặc biệt của nó về mặt lịch sử cũng như địa lí.

    Trả lờiXóa
  14. 13 năm làm việc ở SGTVT Bình Trị Thiên, bu tui lên đây kể hàng chục lần, nhưng hồi đó chưa có máu hoài cổ nên không quan sát cụ thể. Phải nhận bà chị TTM quan tâm nhiệt liệt chú em TORO làm bu tui đâm thấy ...phấn khởi !!
    Theo bu thì nên giữ nguyên trạng những gì đã có không làm đẹp thêm, không làm mới ra. Đừng làm như kiểu Lam Kinh ở Thanh hóa. Lê Đình Cánh có thơ về vụ này


    May mà

    May mà Huế ở Thừa Thiên
    Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
    Tháp xưa còn tiếng chuông lành
    Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.

    May mà Huế ở trời Nam
    Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
    Nhà vườn còn gác trăng treo
    Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.

    Nếu mà Huế ở xứ Thanh
    Lầu son ngói nát, Cổ thành gạch tan
    Hán Nôm nghìn tuổi thành than
    Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.

    Trả lờiXóa
  15. Nghe qua ý kiến các bác thì ngành bảo tồn,phục chế của ta bị mất lòng tin tuyệt đối... Buồn quá!!

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter