Báo TT đưa cái tin rất hay, cứ đến khoảng giữa trưa ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, người dân phố biển Quy Nhơn (Bình Định) lại đổ xô đi tắm biển… xả xui.
Cao điểm nhất là lúc 12 giờ, bãi biển đông nghịt người như đi hội. Người dân ở đây quan niệm, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) tết Đoan ngọ, nước biển sẽ cuốn phăng những xui xẻo, phiền toái, rắc rối và đem đến nhiều may mắn.
|
Nhiều thí sinh và phụ huynh từ nơi khác tới đưa con đi ôn thi đại học cũng xuống biển tắm cầu mong một mùa thi thuận lợi.
Không biết tục lệ tắm xả xui, cứ như tắm nước sông Hằng bên Ấn Độ, này có ở Quy Nhơn từ bao giờ? Có vẻ nó cũng có hơi hướng liên quan đến sự tích ngày này một chút.
Tết Đoan ngọ bên Tàu gắn với tên tuổi Khuất Nguyên (340 TCN - 278 TCN) là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Ông học rộng, nhớ dai, giỏi về chính trị, lại có tài văn chương. Lúc đầu ông được vua yêu quý, sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại. Vua Sở nghe lời gièm pha nên ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ.
Ngoài tập Ly tao là tập thơ bất hủ của ông để lại, ông còn có nhiều sáng tác thơ khác như Sở từ, Thiên vấn (Hỏi trời).v.v.
Đến cuối đời ông bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú "Hoài sa" rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.
Ông chết vào ngày 5-5, dân chúng thương xót, vớt thi thể lên thì thấy giòi bọ đã xuất hiện, họ bèn giết hết sâu bọ, lấy màu đỏ bôi lên những móng tay, mong chân đã bợt bạt của ông làm tang lễ. Vì vậy, đến ngày này, thì dân chúng lại diễn lại tục giết sâu bọ và nhuộm móng tay, móng chân để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông.
Phải chăng tục tắm xả xui cũng liên quan đến tắm thi thể Khuất Nguyên?!
Ở quê tôi tục lấy "lá móng" nhuộm móng tay, móng chân cho trẻ con từ đêm hôm trước, kéo dài mãi đến gần đây, do nhũ và sơn móng xuất hiện nên mới chấm dứt.
Ngày này và ngày 10-10 còn là ngày Tết của ông đồng bà cốt, con nhang đệ tử đến lễ chùa, đền rất đông. Thông thường, trẻ em trai được "bán khoán" cho Đức Ông ( Cấp Cô Độc) và con gái "bán khoán" cho Phật Bà, cho đến năm 13 tuổi mới hết cúng.
Hôm nay nhà tôi cũng cúng rượu nếp, hoa quả và cùng nhau ăn để nhớ phong tục quê... Có nơi như Khoái Châu, Hưng Yên, ngày này nhà nào cũng nấu chè đỗ đen...
Thảo nào mẹ em nấu chè đỗ đen.
Trả lờiXóaEm đã xơi hẳn một rổ vải sáng nay cho Tết Đoan ngọ rồi anh ạ.
Lần đầu em mới biết điều này anh à.
Trả lờiXóaỞ vùng quê Hưng Yên nấu chè đỗ đen, trước đây người Hoa và cả người Việt ở Saigon cũng cúng chè nhưng là chè xôi (trôi) nước, còn gọi là "bánh trôi bánh chay", hồi nhỏ nghe có người giảng là cúng bánh trôi bánh chay với ý nghĩa là để vớt xác ông Khuất Nguyên tự trầm.
Trả lờiXóaỞ miền quê Nam bộ người ta gọi ngày này là ngày Tết nông nghiệp, có nhiều nơi làm lễ cúng khá lớn, cũng có nghe nói còn gọi là lễ giết sâu bọ, xưa người ta ra ruộng đồng cày ải để giết sâu bọ phá hại mùa màng, chuẩn bị cho mùa gieo hạt mới... Rồi cho đến bây giờ vẫn còn một tục lệ ngay ở Saigon vẫn còn nhiều người làm theo, đó là mua treo trước cửa nhà một bó lá xông (gồm mấy thứ lá như lá khuynh diệp, lá xả..., có kèm thêm cả một khúc cây xương rồng), nghe nói để trừ tà ma...
Nhiều tục lệ có vẻ như mê tín nhưng thấy cũng hay hay...
Hôm nay bà xã tôi cũng cúng mùng 5, gồm cơm rượu (miền Bắc gọi là rượu nếp) nhà làm, bánh tro (người Bắc gọi là bánh gio), miền Nam kêu là bánh ú gồm bánh chay và bánh nhân ngọt đậu xanh, gói bằng lá tre, bánh này mua thường chỉ bán vào dịp mùng 5 tháng 5, trái cây...
Trả lờiXóaỞ Thanh hoá ngày này còn ăn thịt vịt còn ở nhiều nơi thì 5/5 không thể thiếu bánh gio. Mình nghe nói Tết 5/5 ở mình còn trùng với ngày lễ mẫu Âu cơ. Mỗi địa phương có một nét văn hoá khác nhau về Tết Đoan Ngọ nhỉ. Hôm nay ở nhà mình cũng giết được vô khối sâu bọ bằng rượu nếp và trái cây...
Trả lờiXóaGiống như Thu Thủy nói , ở Huế nhiều người cũng cúng vịt , không biết ý nghĩa ra sao
Trả lờiXóaEm chưa ăn rượu nếp chị ơi, em quên mất.
Trả lờiXóaEm thấy nhiều tục lệ hay đó chứ.
Trả lờiXóaMiễn là đừng quá trớn.
@nguyenthutthuy, @bangtamngt, hay nghe người ta nói "ăn thịt vịt xả xui", chẳng biết hư thực ra sao? Nếu ở Bình định người dân tắm biển xả xui, thì cũng có thể người Thanh hóa, Huế xơi thịt vịt để xả xui lắm ((-:
Trả lờiXóa@tudinhhuong, mỗi nơi lại tùy theo tình hình địa phương mà có những tục lệ khác nhau, thí dụ nơi có biển thì kéo nhau xuống tắm biển, nơi có ruộng thì đi cày, rất hay đó, nơi không có biển hay ruộng thì treo lá xông hay xực thịt vịt, rất hay :-))
Trả lờiXóaDạ!
Trả lờiXóaNăm sau em sẽ áp dụng ké.
Ủa , sao lại ăn thịt vịt xả xui . Thường Tết nghe nói người ta cúng gà chứ không cúng vịt và ăn thịt vịt , vì đầu năm sợ xui , hihi , chỉ là tục lệ , thói quen của mỗi địa phương nhỉ ...
Trả lờiXóaThỉnh thoảng cũng hay nghe nói đi ăn hột vịt lộn xả xui nữa, hihi, mùa Euro này chắc dân cá độ bóng đá đua nhau xả xui đây (((-:, đọc báo thấy các tiệm cầm đồ đầy nhóc xe cộ đồ đạc cầm cố.
Trả lờiXóaLàm chị già ở xa lại nhớ nhà. Nhớ tết Đoan Ngọ năm ngoái ở nhà, năm nay ở trên máy bay..
Trả lờiXóaChén cơm rượu năm ngoái.
Bánh trôi, bánh chay là tết Hàn thực 3-3, có lẽ bác PNH nhớ nhầm. Đó là ngày ăn thực ăn nguội, không nổi lửa để tưởng nhớ ông Giới Tử Thôi bên Tàu. Ông này tòng vong công tử Trùng Nhĩ, nhưng khi thành công thì ông trốn vào rừng, không muốn nhận thưởng, có người nói cứ đốt rừng là ông ấy phải ra. Nào ngờ Giới Tử Thôi thà chết cháy chứ không ra... Vua Tấn ân hận ra lệnh ngày đó, 3-3, dân gian tuyệt đối không được đốt lửa...
Trả lờiXóaHồi nhỏ tớ vẫn nhuộm móng, trẻ con trai gái nhuôm hết. Nhưng không nhuộm ngón trỏ, vì đó là ngón tay Phật. Lá móng nhỏ như móng tay, được người ta cắt từng cành nhỏ, quấn lại như vương miện đường lên đỉnh Olimpia, bán hồi đó 1 hào/1 cành, đủ cho 5-7 người nhuộm. Mua được lá rồi mấy chị em tôi rủ nhau ra tận đầu làng để lấy lá vông. Buổi tối sắp đi ngủ thì giã lá móng ra, cho một ít lên móng tay, lót lá vông và bọc kín lại. Cả đêm cứ thấp thỏm sợ nó rơi. Sáng sớm, đưa nào chịu khó thò được ngón tay vào vại cà muối thì màu đỏ sẽ tươi bền. Tháo bọc ra , đứa nào cũng hồi hộp, phần đỏ loang ra cả ngoài móng, nhưng dăm ba ngày thì chỉ còn móng đỏ thôi, rất đẹp.
Hôm qua, phone cho bà chị ở quê hỏi giờ còn bọc móng không, thì biết đã mất 5-7 năm nay rồi, các tiệm nail đã đặt dấu chấm cho bọc móng. Tuy nhiên, tục đi lễ cho các con nhang đệ tử, ăn rượu nếp trái cây thì vẫn còn.
Entry này của anh thú vị , em thuộc lòng chuyện tết Đoan ngọ liên quan đến cái chết của Khuất Nguyên nhưng nấu chè đỗ đen thì không biết . Nhà em hay ăn cơm rượu nếp , bánh gio mật mía và trái cây rồi thì tắm lá mùi
Trả lờiXóaTết Hàn thực mùng 3 tháng 3 thì biết rồi, sự tích chết cháy của ông này liên quan đến chữ "Túc hạ" nữa, sau khi rừng cháy thì thấy Giới Tử Thôi ôm một thân cây mà chết, vua thương tiếc mới sai lấy gỗ ở cây ấy làm thành đôi guốc đi dưới chân, gọi nôm na là túc hạ, sau chữ "Túc hạ" thấy trong truyện kiếm hiệp, để gọi người được coi là bạn.
Trả lờiXóaCòn chuyện bánh trôi bánh chay cúng Khuất Nguyên mùng 5 tôi nhớ đã đọc ở đâu lâu rồi, có nói khi giỗ Hai Bà Trưng người mình cũng dâng bánh trôi bánh chay nữa, ý nói khi múc vớt bánh như vớt xác Khuất Nguyên và 2 Bà vì tự trầm... Ấy là sách vở chép thế.
"Nhân gian đục cả chỉ mình ta trong", không tự tử như Khuất Nguyên thì cũng bị bức tử, án tử. Loài người ghê quá...! Anh Toro nhỉ?
Trả lờiXóa1- Bu tui là người dân tộc cực đoan chăng? Không hào hứng gì với những ngày lễ có gốc gác từ Tàu từ Tây. Ông Khuất Nguyên tài hoa mà thiếu nghị lực sống, cái chết của ông có đáng để dân Việt ta tôn sùng cúng bái không? Lại thêm ông Valentin nữa, trong lịch sử nước nhà có thể tìm ra nhiều mối tình đẹp để học tập, kỷ niệm, tôn thờ, cớ sao cứ phải ông Tây Valentin. Mùng 5 tháng 5 năm nay bu tui ngồi ô tô lên SG thăm bà xã, tối mùng 6 đọc TORO mới biết Đoan Ngọ qua rồi ...
Trả lờiXóa2- Mấy ông bạn thân ở Hà Nội, Sài gòn, cù rủ bu 15.7 này tề tựu ở cái rề sọt gì gì đó ngoài Phú Yên. Nể bạn mà nhận lời chứ bỏ biển Vũng Tàu để ra Phú Yên thì hơn gì. Cái đáng sợ là nghe nói cá mập tấn công. Ai tắm biển vùng này thì nên tìm hiểu vụ ngư tặc kẻo thiệt mạng...
Cháu cũng giống chú Bu, chả thiết tha gì mấy ngày này chú ạ.
Trả lờiXóaNếu mẹ cháu không nhắc thì cháu cũng không để ý hôm rồi là Tết Đoan ngọ.
Anh Bu nói thế chứ, VN ta đã Việt hóa tết Đoan Ngọ này lâu còn gọi với danh xưng là ngày Tết giết sâu bọ. Và Tết Đoan ngọ này cũng tồn tại trong văn hoá dân gian Phương Đông từ lâu lắm rồi.
Trả lờiXóaM nhớ, từ ngày còn nhỏ cứ vào buổi sáng vừa thức giấc của ngày mùng 5/5 là được mẹ cho ăn chén cơm rượu, bánh tro, trái vải hay trái chôm chôm chua chua để giết sâu bọ là thích lắm, lúc ấy chẳng biết ông Khuất Nguyên nào cả, cũng chẳng biết có giết được sâu bọ không? Chỉ biết ngày tết đó được ăn, được đoàn tụ gia đình, sau đó giữa trưa còn được theo bạn bè xuống biển tắm để tiếp tục vui chơi nữa là thích rồi.
Các phong tục lâu đời đã có thì ta cứ giữ, chứ chờ mất rồi tìm lại thì khó lắm đó.
Nghe nói anh chàng Hàn Quốc còn đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan ngọ vào ngày 5 tháng 5 là "di sản văn hoá phi vật thể" của Hàn Quốc. Thế rồi hai anh chàng TQ và HQ cãi nhau để dành tết đó là tết của ai..
Của ai thì mặc của ai
Còn ta ta nhớ mùng năm tháng năm mà về..
Mùng bảy tháng bảy gần về
Ta về yêu vợ cận kề bên nhau
Dù cho ô thước bắc cầu
Cho chàng ngâu chức nữ chỉ một ngày bên nhau....
M phải làm việc rồi. Tạm ngừng ở đây thôi.
Bạn huynhtran
Trả lờiXóaChỉ có những từ Hán Việt ông cha ta lỡ dùng rồi thì đành chịu, nhưng khốn khổ cho con cháu bây giờ dùng mà không biết nó là gì. Cho nên người ta hô hào làm trong sáng tiếng Việt thì tiếng Việt ngày càng tù mù lổn nhổn. Bỏ các từ Hán Việt thì người Việt không còn gì mà dùng nữa nhưng không cúng bái cái ông Khuất Nguyên chết vô duyên trên sông Mịch La bên Tàu thì chẳng sao cả.
Người Việt có tật sùng Hán, bạn giỏi chữ Hán thì cho biết Bái Tử Long là gì? Một ông Tây nào đó đến đây thấy cảnh biển đẹp quá, kêu lên Ô la la be tu lông (baie Toulon). Be (baie) là cái vịnh, Tu lông (Toulon) là thủ phủ tỉnh Var gần Địa Trung Hải, nước Pháp. Anh Việt Nam nghe be tu lông nói trại ra Bái Tử Long. Từ đó người ta tán ra rồng con lạy chầu rồng mẹ..làm như dất nước này đi đâu cũng gặp toàn rồng là rồng ...Khổ thế!!
Nghe bác Bu giải thích hay quá, từ tiếng Tây thành ra tiếng Hán Việt, từ ngữ hình thành hay thật :-)
Trả lờiXóaVụ Ô la la... của bác Bu hay quá, nguồn gốc thông tin này ở đâu ra bác?
Trả lờiXóaTa là dân tộc nhỏ bên cạnh anh Tàu to quá, nên bị vừa bị cưỡng bức, vừa hân hoan tiếp nhận văn hóa Tàu. Bệnh đó di căn đến tận bây giờ, cái gì ta làm giống Tàu là Ok. Lấy cảm hứng từ Tàu là chuyện gần như vô thức của nhà ta.
Tuy vậy, với dân gian thì Tàu cũng bị hòa tan, bị Việt hóa đấy ạ, người Việt không cực đoan như Tàu. Mấy cái tết nguồn gốc Tàu cũng thế, bị dân gian hóa lâu rồi. Nếu lễ tết thuần Việt thì may lắm mới có 10-3, mà tích này cũng mới xuất hiện hồi năm 1910-1911 gần đây thôi, và mãi cách đây vài năm NN mới coi là Quốc lễ. Rồi thì Nguyên đán, Nguyên tiêu, Hàn thực, Trung nguyên, Trung thu cơm mới là Tàu, Noel, Valentin, 8-3, 1-5 là Tây, Mỹ... Bỏ hết thì dân mình phải lao động quanh năm bác ạ.
1- Người VN ta phải đóng sách mà học ông Lý Quang Diệu. Khi đón ông Chu Ân Lai sang thăm Singapor, ông Diệu vừa bắt tay ông Lai vừa nói: Đảo quốc này 85% dân Trung quốc nhưng ngài nhớ cho đây là đất nước Singapor.
Trả lờiXóa2- Gần đây thấy QH Việt Nam ra Luật biển, lại cho tàu tay Sukhôi 27 ra tuần tiểu đảo Trường Sa trong khi Tàu Khựa bảo lãnh thổ của họ. Bu tui "bút phê" cho QH và ông Phùng Quang Thanh một khuyên son
Bác Bu, can đảm và quyết tâm lắm mới dám ra Luật Biển đấy ạ. Ta càng nhân nhượng bọn chúng càng lấn tới mà...
Trả lờiXóaVề mặt văn hóa, tư tưởng, VN bây giờ có cơ hội vượt qua cái bóng của Tàu, để tiếp thu văn minh nhân loại bốn phương... Có điều kiện nhưng ta có thoát ra khỏi nó hay không lại là chuyện khác.
Bác cho em xin nguồn cái vụ O la la đi ạ.
Trong số các bài viết của Bu có nói Dung Quất là Lũng Quýt, Bái Tử Long là Be tu lông, do ông bạn nhà văn Hoàng Bình Trọng ở QB nói cho bu nghe.mấy năm trước. Cha này cũng nghe ai nói chứ hắn ta không biết mang là gì, để bu đọc lại và thông báo sau nhé...
Trả lờiXóaHihi, cái vụ tiếng Tây thành tiếng Hán (Việt) trong địa danh thì hay thật, nhưng có phần nhiều là chuyện tếu táo cho vui, tự như chuyện Phái phố (Hội An) ấy, tôi cũng có nghe kể trong... bàn tiệc là do xưa có ông Tây mới học tiếng Việt đến thăm Hội An, gặp người dân mới hỏi "Phải phố (Hội An) không?", do... Tây nói tiếng Việt nên phải nhắc đi nhắc lại "Phải phố" mấy lần, mà cũng không nói được chữ "Phải" dấu hỏi mà nói thành dấu sắc nên mới ra Phái phố, từ đó có thêm từ Phái phố, rồi vụ Nha Trang nữa, cũng nghe nói Nha Trang là do người Pháp hồi xưa gọi cái dinh thự màu trắng (Nhà trắng, kiểu dinh Bảo Đại quét vôi màu trắng ở Vũng Tàu chăng?), nhưng Tây viết không dấu nên Nhà trắng thành Nha trang... Nhưng đấy chỉ là chuyện tếu táo cho vui :-))
Trả lờiXóaCòn chuyện Tây Tàu này tôi cũng thấy thế, trong ngôn ngữ nếu ta cứ "thuần Việt" thì chẳng còn làm sao mà diễn tả được ý tứ nữa (nhưng đã dùng Hán Việt thì phải ráng dùng cho trúng), và trong đời sống cũng cứ "thuần Việt", thì nước mình chắc chẳng còn cái gì để mà vui, như Toro nói Nguyên đán, tết Tây, Noel, cả Phật đản, 8/3, 1/5, Trung thu... gốc gác chẳng phải của mình, cái chính của mùng 5 tháng 5 (nói như toro là đã được Việt hóa), ở mình (miền Nam) dưới quê gọi là tết nông nghiệp, ở phố gọi là... giết sâu bọ, chứ cũng chẳng có ai nghĩ để cúng ông Khuất Nguyên bên Tàu, và cứ đà này thì bây giờ mình cũng nên... chít khăn đóng áo dài đi mần chứ chẳng nên mặc Âu phục, huhu!
Trả lờiXóaChuyển TORO đọc một đoạn trong bài VỀ VỚI LINH GIANG của bu, (có nói đến Bái Tử Long)
Trả lờiXóaNgười ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v...Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc "trại" thành một từ Gianh được. Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa.
Từ "Gianh" là biến âm của chữ "Tranh", "Tr" thành "Gi", chúng ta còn thấy trong "Bánh tro" (tro bếp) thành "bánh gio", cũng như từ "Lạng (lạn) lách"(trong giao thông) ở miền Nam, chữ "Lạng" (thực ra viết đúng là Lạn), là biến âm của chữ "Lượn".
Trả lờiXóaNhư vậy không rõ có thể nào "Sông Gianh", chữ Gianh liên quan gì đến chữ Tranh có ý nghĩa là cỏ tranh chăng? Chẳng hạn vùng sông nước này ngày xưa có nhiều cỏ tranh? trở lại từ "Nha Trang", tôi nhớ đã đọc được từ lâu lắm, trong một quyển sách ở miền Nam (của ông Sơn Nam hoặc Bình Nguyên Lộc), có nói, có lẽ Nha Trang bắt nguồn từ chữ "Ya trang", tiếng Chăm để chỉ tên một loại lau sậy, ngày xưa có nhiều ở Nha Tang, mà Nha Trang có tháp Bà là vùng ngày xưa của người Chăm, tên Chợ Đầm ở Nha Trang, chữ Đầm là đầm lầy, lau sậy mọc nhiều ở nơi đầm lầy cũng có lý. Địa danh được hình thành từ tên cây cỏ có lẽ phổ biến ở VN, chẳng hạn Gò Vấp ở Saigon (đúng là chữ Vắp), tên một loại cây. Nhiều nơi nữa, vườn Lài, vườn Xoài, cây Da xà, Hàng Xanh... (đúng là chữ Sanh, cây Sanh, cây Si)...
Trả lờiXóa