Hồi mới học xong cấp 3, được ông chú đưa lên Phú Thọ chơi, tôi ngỡ ngàng vì vẻ đẹp của cây cọ, tôi bảo những chiếc lá cọ là những mặt trời xanh. Có thể nói "rừng cọ, đồi chè" là nét đặc trưng của vùng đất cổ này.
Nói đến cây cọ, ngoài Bắc ai cũng biết bài hát thiếu nhi mà người lớn ai cũng thích: Hôm nay mẹ lên nương/ Một mình em tới lớp/ Hương rừng thơm đồi vắng/ Suối uốn quanh rì rào/ Cọ xòe ô che nắng/ Râm mát đường em đi... Bài hát viết về buổi đầu đi học không có mẹ đưa đi, rất hay, vui tươi, trong sáng nhưng lại có chút ngậm ngùi...
Hôm tôi lên đó, anh Chủ tịch xã mời uống rượu, chạm một chén lại bắt tay. Anh ấy bảo: Đặc sản Phú Thọ là Chè, Cọ, Mít và Bắt tay... Mỗi bữa, có khi bắt tay nhau đến chục lần. Cỗ nhất định có gà đồi và măng.
Ở đây người ta trồng cọ rất nhiều, dưới những tán cọ là chè. Chè Phú Thọ nước đỏ, không ngon bằng chè Thái Nguyên. Hôm tôi về cũng được cho 1 ký chè "sao suốt", nhưng tôi quen uống chè Thái hơn. Sao suốt là chỉ laoij chè hái về cho lên chảo sao ( rang) ngay. Họ làm liên tục cho đến khô, thành phẩm mới thôi. Đây là loại chè đắt tiền, dành để uống. Còn lại, họ làm chè kiểu công nghiệp, vò bằng máy, sao cũng có lò, dân ở đây không uống mà bán sang Tàu, không hiểu Tàu mua làm gì... Hay lại thêm hương vị biến thành Ô Long, Thiết quan âm bán cho mình cũng nên.
Tàu còn bịa ra chuyện thuê các trinh nữ, hái chè bỏ vào ngực, cho đượm mùi thanh tân nữa... thì không biết ra giá bao nhiêu một lạng chè. Còn dân Phú Thọ nhà mình thì hái về đổ đống ra nền nhà thế này đây...
Dụng cụ vò và sao chè kiểu công nghiệp.
Cọ sống rất lâu, có nhiều cây cọ sống 70-80 năm vẫn cho ra lá, thân mốc rêu, rất đẹp.
Lá cọ bây giờ vẫn dùng để lợp nhà nhưng ít dần, chỉ người nghèo mới lợp lá cọ. Hồi xưa thì khá giả mới lợp lá cọ, vì cọ bền , hàng chục năm mới hỏng. Nhà nghèo thì lợp rơm rạ. Bây giờ giá lá cọ cũng chỉ khoảng 2000đ/ tàu. Mỗi năm một cây cho khoảng chục tàu lá. Vì thế, dân ở đây nghèo...
Nhà lợp lá cọ cũng có cái lợi là mát muà hè và ấm khi mùa đông, hơn lợp ngói hay pro ximang. Đây là bà chị dâu họ tôi và con trai, trước căn nhà mới lợp lá cọ.
Phú Thọ cũng nhiều mít nữa. Nhưng họ chỉ ăn mít chín chứ không lấy mít non làm nộm, làm dưa ( nhút) như Nghệ An ( Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn).
Ẻn này khép lại chuyến đi về Phú Thọ, với những địa danh thị xã Phú Thọ, Đoan Hùng, Tuyên Quang, sông Thao, sông Lô, sông Chảy... một vùng non nước thanh bình, êm ả, mang nét đặc sắc trung du Bắc Bộ...
Nhìn mít chín là thèm lắm rồi.
Trả lờiXóaEm cũng có tấm hình ôm quả mít ở chùa Phật Tích.
"những chiếc lá cọ là những mặt trời xanh" đây là một câu thơ
Trả lờiXóaĐặc sản bắt tay thì lạ. Kiên giang có đặc sản công an giao thông, Quảng Bình có đặc sản hoa sữa và bia ôm tưởng đã lạ rồi
Bạn làm tui nhớ Phú Thọ quá. nhớ kỷ nhiệm dạy hai em bán sách (tên Nga , Nhật ) hát bài Tiếng hát rừng cọ đồi chè của Trương Quang Lục sau đó bị lớp trưởng phê bình là lãng mạn tiểu tư sản huhuhu, có lẽ làm môt ẻn chăng
Sao suốt như bạn yehanoi nói là đúng, Các thầy lang thường nói "sao vàng hạ thổ", lý do phải sao ngay như bạn ấy nói hay lắm
Cám ơn bác Yeuhanoi, đã còm rất kỹ lưỡng, cung cấp nhiều thông tin quý về Phú Thọ, hẳn bác phải là người yêu Phú Thọ lắm.
Trả lờiXóaTudinhhuong: Đọc còm của em anh lại nhớ đến câu thơ được cho là của HX Hương, " Quân tử có thương thì đong snox/ Xin đừng măn mó nhựa ra tay"...
Bác Bu, viết ẻn Phú thọ đi ạ...
Mình tuy không phải quê ở đất Phú Thọ nhưng tình cờ đã sống tại đất này chừng hơn 1 năm liền và có nhiều kỷ niệm khó quên, chẳng hạn như do may mắn mà thoát khỏi tay tử thần. Chuyên là mỗi lần máy bay Mỹ ném bom nhà máy giấy Việt Trì thì mình đều trú ẩn an toàn trong cái hầm kiên cố nhất ở cổng nhà máy. Nhưng hôm ấy máy bay tới oanh tạc mình chủ quan chỉ xuống hố cá nhân ngay cạnh phòng làm việc. Không ngờ một quả bom lớn đã rơi trúng chiếc hầm kiên cố ấy, khiến các tường hầm bị bẻ nát ra từng mảnh gây thương vong thê thảm. Xe ủi phải hoạt đông từ chiểu hôm trước tới gần sáng hôm sau mởi moi được xác người lên để chôn cất.
Trả lờiXóaNói đến Phú Thọ là phải nhắc tới bưởi Đoan Hùng nổi tiếng là bưởi ngọt, đặc biệt là một loài cá ngon mà có lẽ cả thế giới chỉ có ở vùng sông Thao dưới chân cầu Việt Trì - Phú Thọ. Người dân ở đây thường gọi là cá Anh Vũ, một loại cá da trơn trắng, thịt nó thơm ngon (có phần hơi giống với thịt lơn). Ngày xưa thịt cá Anh Vũ thường được đem tiến vua, dân ít dùng vì là của quý hiếm.
Nhắc đến Phú Thọ người Việt trong và ngoài nước đều nghĩ đến khu vực đền Hùng hàng năm nhiều người hành hương về đây thắp hương bái Tổ.
Người Phú Thọ xưa hiền lành chất phác đa phần làm nương dẫy, ít mấy ai buôn bán ngược xuôi. Vào những năm 70 thế kỷ trước, đang còn trong thời "bao cấp" nếu bạn tới thị xã Phú Thọ hay thành phố Việt Trì, bạn không thể tìm đâu ra một quán tư nhân bán hàng. Do đó bạn không thể mua được dù chỉ là một ly nước trà, hay một điếu thuốc lá......
Đọc như đi du lịch cùng với anh Toro vậy :))
Trả lờiXóaBác yeuhannoi đúng là yêu Phú Thọ, bưởi Đoan Hùng ngon nhất là trồng ở xã Chí Đám, trong ẻn trước tôi đã nhắc đến và ngon hơn cả là bưởi Sửu... Tiếc rằng họ chưa biết phát huy thương hiệu như Năm Roi.
Trả lờiXóaNói đến Việt Trì, ngoài cá Anh vũ, bây giờ rất hiếm, tôi muốn nhắc đến cụ Nguyễn Bá Lân, vị đại khoa có tâm hồn khoáng đạt, cụ tả Ngã Ba Hạc như tả cuộc làm tình thế này: " Vui thay Ngã Ba Hạc, vui thay Ngã ba Hạc/ Dưới chảy một dòng trên chia ba ngác... Ba góc bờ chia vành vạnh... Hai bên bờ cỏ mọc lâm râm... Lơ thơ đầu ông lão thả cần/ Trần trụi Chử đồng ngâm nước..."
Comieng: Bài này chủ yếu dành cho các bạn phía Nam như Cô đấy.
Bu chép vào đây mấy câu trong ca khúc "Tiếng hát bên rừng cọ đồi chè" cho đỡ nhớ miền trung du Phú Thọ
Trả lờiXóaÀ ơi mênh mông đồi chè
À ơi xanh xanh rừng cọ
Ta mến làng ta đồi nương bát ngát
Biêng biếc cành lá chè xanh trên sườn đồi
Ta mến rừng cây thân vút lên trời
Tàn xanh vờn gió phất phơ như chẳng thôi
.....
Khi nắng vừa lên bầy chim ríu rít
Cô gái đẹp hái chè xanh trên sườn đồi
Cô ngắm đồi nương càng thêm yêu đời
Đượm tô màu nắng má cô thêm hồng tươi
hì, bởi vậy đọc thấy như viết cho mình :))))))
Trả lờiXóaMặt trời xanh của tuổi thơ TORO đây
Trả lờiXóaBác Bu kiếm được tấm hình đẹp quá, lại bổ sung bài hát nữa. Thế ra lắm người có tình với Phú thọ thật.
Trả lờiXóaComieng và các bác đọc thêm bài Phú của cụ Nguyễn Bá Lân cho khoái hoạt nhé, y như tả cuộc làm tình:
Vui thay! Ngã ba Hạc ; vui thay! Ngã ba Hạc.
Dưới họp một dòng ; trên chia ba ngác.
Ngóc ngách khôn đo rộng hẹp, dòng biếc lẫn dòng đào ; lênh lang dễ biết sâu nông, nước đen pha nước bạc.
Nhớ xưa: Vũ trụ mơ màng , càn khôn xếch-xác.
Vua Bàn cổ khai lò tạo hóa, hồng mông đà phơi phới hơi xuân ; họ Hữu Ngu khơi mạch sơn hà, cương giới vẫn rành rành dấu tạc.
Vậy có: Nắm đất Đoài phương ; cạnh giời Nam quốc.
Ba góc bờ chia vành vạnh, huyệt kim qui hẻm đá rộng hông hênh ; hai bên cỏ mọc lâm dâm, hang anh vũ giữa dòng sâu huếch-hoác.
Mọi thú mọi vui ; một chiều một khác.
Lơ thơ đầu ông Lã thả cần ; trần trụi mặc Chử đồng ngâm nước.
Bè khách thương bạ bến, cắm neo quỳ gối lắc cày xuôi ; thuyền ngư phủ thuận dòng, giương nách khom lưng chèo tếch ngược.
Dùi điểm thùng thùng trống gọi, cửa tuần ty rộn rã khách chen vai; chày đâm văng vẳng chuông đưa, nền Phật tự lao xao người rén bước.
Khác gì : Những chốn Tiêu Tương ; đồ Tranh thủy mặc.
Trên lọ phải vén quần vua Tống, ra sức anh uy; dưới cũng vui vỗ bụng giời Nghiêu, dắng ca canh tạc.
Ta nay : Qua miền Tam đái, dứt dải sông lô; thấy Ngã ba Hạc vui thay, làm chơi một đạc.
Ai hữu tình ngắm lại mà coi, kể làm cực nhân sinh chi khoái lạc.
Ngã ba Hạc vui thay, làm chơi một đạc
Trả lờiXóaGiỏi !!!
Đọc Ngã ba Hạc vui thay thật anh Toro à.
Trả lờiXóaMà anh sưu tầm ở đâu hay thế chứ.
Trả lờiXóaNhìn mít chín treo lủng lẳng thấy hay nhỉ?
Trả lờiXóaPhú Thọ là vùng quê cha đất tổ đây, với lá cọ êm đềm...
Em chưa được nhìn tận mắt những rừng cọ bạt ngàn anh Hiệp ạ nên đành để cảnh êm đềm trong trí tưởng tượng mà thôi.
Trả lờiXóaTôi cũng chưa ra Bắc nên chỉ nhìn qua hình chụp của Toro và bác Bu đưa lên thôi là đã thấy êm đềm...
Trả lờiXóaAnh Hiệp ơi, chúng ta cứ thích những căn nhà cổ xưa lợp lá vách đất nhưng rõ ràng là cuộc sống hiện đại thì nhà cửa phải tiến bộ hơn chứ ạ. Ai cũng mong mỏi gia đình mình có cuộc sống đủ đầy, phương tiện sống không đến mức "lộng lẫy" thì cũng phải "tươm tất", đó là điều hiển nhiên.
Trả lờiXóaNếu chúng ta cứ mong nhà lợp mãi bằng lá thì bản thân người sống trong những căn nhà ấy họ có muốn không. Rồi còn che mưa bão, nắng cháy nữa chứ.
đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi
Trả lờiXóarừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt
nhớ bài học ngày xưa :)
Hihi, tôi không hiểu rõ lắm ý của bạn Tử, tôi đâu chỉ còm thấy hình ảnh bác Bu và Toro đưa lên về cây lá cọ xanh mướt êm đềm, đâu có đề cập gì đến nhà lợp lá cọ? Nói như bạn Tử đúng quá chứ, cũng như tôi về miền đồng bằng sông Cửu Long, thấy người dân ở nhà lá, mái lá (lá dừa) tội nghiệp quá... :-)))
Trả lờiXóaEm không phản biện lại còm của anh mà em đang chia sẻ với anh ý nghĩ đó thôi ạ.
Trả lờiXóaHihi, vậy thì rất nhất trí cao với bạn Tử, cũng như nếu không phải vì "mốt" thì chẳng ai thích đi một cái xe Mobylette thời Bảo Đại cả, chạy cái tay ga phun xăng điện tử vẫn sướng hơn nhiều. :-))
Trả lờiXóaVui quá, Lá Cọ đã khiến cho anh H và em Tử giao lưu nồng nhiệt. Hy vọng khi anh H ra Bắc, em Tử sẽ dẫn anh đi những nơi êm đềm, thơ mộng như thế này...
Trả lờiXóaNhững nơi êm đềm, thơ mộng mà em Tử rành thì chỉ có em Tử biết và 1 người nữa biết mà thôi, không có ai lai vãng tới được.
Trả lờiXóaNếu có dẫn anh Hiệp đi, em sẽ dẫn tới những nơi náo nhiệt của kẻ chợ Thăng Long mà thôi.
Hì hì, tôi cũng như bạn Tử, chỉ thích đến những nơi êm đềm với một người... Còn thường khi đi đâu xa lại thích những nơi náo nhiệt hơn.
Trả lờiXóaNếu khi nào có dịp ra Bắc thể nào cũng nhờ bạn bè ngoài đó dắt đi đây đó :-))
Anh Toro hay thầy dùi làm tình anh em chị em bị sứt mẻ đó anh.
Trả lờiXóaThật tình là mình thích cái nhà sàn lợp lá cọ khô (gồi) hơn mọi nhà cao ốc. Lá gồi là một trong những tuyệt tác của Thượng đế (thiên nhiên). Cả nền công nghiệp văn minh tiến tiến của Hoa Kỳ cũng không thể sản xuất được một mảnh cái lá gồi như ở Phú Thọ ta đâu hé.
Trả lờiXóaMình bật mí thêm:
- Nhà lợp lá cọ sau 9-10 năm, nắng mưa có thể bào mòn dần phần đuôi lá . Khi lợp lại thay lá mới, bạn chớ có vứt bỏ phần lá cũ. Hãy dùng những chiếc lá cũ này để lợp cho một mái nhà khác. Mái lợp bằng lá cũ này rất phảng đẹp và rất bền (dĩ nhiên bạn phải là tay lợp lá giỏi).
- Ở nhà gạch cốt bê tông có thể bị rệp cắn, chúng chui rúc khắp các kẽ hở kể cả dưới giát giường, (phải đi mua thuốc phun phòng rệp, hoặc rải lá sen lá cọ để đuổi chúng đi.) Nhưng ở nhà lợp lá cọ thì không rệp nào dám bén măng tới.
Nhớ lại hồi xưa, Từ khi mình được chuyển từ tầng hai nhà cao ốc xuống ở nhà lá cọ mới nhận ra được niềm hạnh phúc trời cho đấy, chứ trước đây cử tưởng ở nhà cao tầng mới là sang, là sướng.
Hóa ra có khối người còn khôn trước mình. Quanh xóm mình nhận ra nhiều tay quan to mà khôn lỏi đã lẹ lẹ chuyển đến đây từ đời nào kia rồi. Ha ha !!
"thầy dùi", cái từ Bắc lâu quá tôi mới nghe lại :-))
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaHôm nay mẹ lên nương/ Một mình em tới lớp/ Hương rừng thơm đồi vắng/ Suối uốn quanh rì rào/ Cọ xòe ô che nắng/ Râm mát đường em đi... Bài hát viết về buổi đầu đi học không có mẹ đưa đi, rất hay, vui tươi, trong sáng nhưng lại có chút ngậm ngùi...
“…nhưng lại có chút ngậm ngùi .....“ Bạn quả là có cái tai thẩm âm tinh tế.
"Hì hì, tôi cũng như bạn Tử, chỉ thích đến những nơi êm đềm với một người...", không ngờ anh H và em Tử hợp nhau đến thế. Nhưng tôi rất ngờ câu đồng tình này, có lẽ nó chỉ biểu lộ sự đồng cảm thôi, chứ sao có chuyện nơi "êm đềm" thì đến đó chỉ với một người, còn đông người thì đi nơi náo nhiệt. À, có lẽ hai vị này hiểu êm đềm như "chăn êm nệm ấm" đây, nếu thì chuẩn.
Trả lờiXóaAnh thấy hai anh em hợp nhua thì khen vậy, em Tử lại bảo anh là "thầy dùi" là sai rồi, anh đã dùi em khi nào chưa?
Cảm ơn ý kiến bạn yeuhanoi, bài hát đó nghe có chút thương thương. Em bé phải đi học một mình, tuy bé rất can đảm nhưng một mình giữa khung cảnh rộng lớn, lủi thủi quá.
nhìn đẹp quá anh à, em chưa bao giờ được thấy cái cây này ở ngoài hic
Trả lờiXóaMoi do: Thì em phải chịu khó rời "khúc chả " ra mà đi chơi đây đó chứ...
Trả lờiXóaa Toro viết hấp dẫn quá, e cứ theo a mà đọc hết ẻ này đến ẻn khác
Trả lờiXóaỒ, hay quá, Hồng Hóa đã chơi blog. Đổi nick sang honghoa, hay hongxinh đi hongden ơi... Thỉnh thoáng ghé vô em nhé!
Trả lờiXóaNhớ Phú Tho mình nhớ nhất con sông Lô (). Trên dòng sông này chiến sĩ ta đã đánh chìm nhiều tàu chiến của giặc Pháp trong chiến dịch Thu Đông - 1947. Nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác "Trường ca Sông Lô" từ cảm hứng chiến thắng lịch sử này. Xin post vào đây bản trình diễn của dàn Hợp Xướng Nhạc viện Hà Nội để cùng thưởng thức và "Nhớ Sông Lô":
Trả lờiXóaTrường ca Sông Lô - nhạc sĩ Văn Cao
Dàn Hợp xướng nhạc viện Hà Nội trình bầy
Cám ơn bác Yeuhanoi đã cung cấp cho bạn đọc đoạn clip về tiết mục trình diễn Trường ca sông Lô của VC rất tuyệt.
Trả lờiXóaTuy nhiên, sông Thao là tên gọi đoạn sông Hồng chảy qua tỉnh Phú Thọ bác ạ, sông Lô vẫn là sông Lô thôi.
Thế à ! Ngày xưa mình hay ra chỗ ngã ba sông thì chỗ đó thuộc sông nào nhỉ ? (có thể là thuộc sông lớn : Hồng Hà)
Trả lờiXóaVậy cho chắc ăn mình bỏ món trong dấu ngoặc đi nha.