Từ tháp Prome về, do leo đèo dốc, mà bộ phận máy lạnh của xe bị hư, đành phải đưa vào tiệm để sửa. Đạt, cán bộ Tòa án Ninh Thuận trong khi ngồi uống nước vặt chờ sửa xe mới kể về nhà của ông Thiệu ở Tri Thủy, cách đó không xa... Vậy là mấy anh em gọi taxi đi luôn.
Taxi đi chừng 15 phút gì đó là tới.
Qua một Thiền viện đang xây dựng, Đạt nói dừng xe, chỉ cho anh em tôi xem một mỏm đá và kể: Đây là mũi của một khối đá vốn dựng đứng như thanh kiếm. Đầu năm 1975, thanh kiếm sụp đổ nhưng lại đổ vào trong núi chứ không đổ ra ngoài, lạ thế.
Qua một cây cầu bê tông, Đạt chỉ dấu vết cây cầu bên cạnh nói: Hồi nhỏ ông Thiệu và bạn bè đi học qua đây bằng đò rất vất vả, nên luôn mơ ước có cây cây cầu cho trẻ em đi học dễ dàng. Sau khi lên làm Tổng thống, ông liền cho làm một cây cầu bê tông thay cho bến đò. Do năm tháng, cầu cũ đã xuống cấp nên mới đây Nhà nước đã làm cây cầu mới bên cạnh cầu cũ.
Nhìn về bên tay trái có ngọn núi nhỏ, dưới chân núi có chùa và sóng nước, khá đẹp. Nghe nói ông Thiệu đã cho vẽ bức tranh ngọn núi này treo trong Dinh Độc lập, bây giờ vẫn còn.
Ngõ vào nhà ông Thiệu ở làng chài này cũng nhỏ, khá quanh co, chỉ đủ cho xe taxi khéo léo đi lọt.
Nhà ông Thiệu xây dựng theo lối hiên chạy xung quanh, sảnh trước rộng, khoảnh sân hẹp, từ thềm nhà đến tường bao chỉ khoảng 3-4 m. Nếu không được giới thiệu thì ông ai ngờ đây là nhà của một ông Tổng thống. Tôi phải sang sân nhà hàng xóm chụp qua mới thấy được mái ngói của căn nhà. Ngôi nhà tính cả hiên chạy quanh, chắc khoảng 150 m2. Phía sau có khoảnh vườn nhỏ.
Tôi vào sảnh chính, ngôi nhà yên ắng. Gian giữa, một thiếu nữ đang chải tóc, thấy tôi xin phép chụp hình vội cúi đầu chào và chạy vào gian trong. Phần trên cho thấy đây là nhà thờ, có cửa võng kiểu mới, khá trang nhã. Nhà chia làm 3 gian, giữa có bức hoành phi Đức Lưu Quang, không sơn son thiếp vàng, chữ viết cũng xoàng. Ba chữ này cũng chỉ như gia đình thường dân quen dùng, không có "khẩu khí đế vương" gì cả. Hoành phi ghi rõ thời gian là mùa thu năm Quý Sửu - 1973.
Sảnh trước gian giữa
Gian giữa
Bên phảiBên trái
Nhà hàng xóm đối diện nhà ông Thiệu.
Toàn cảnh nhỉn từ sân nhà hàng xóm
Bên trái có bức hoành gỗ khảm trai, đề bốn chữ Phần hạnh sinh quang ( Quê hương sinh ánh sáng vinh quang), do bản xã Tri Thủy kính tặng, gian bên phải có bức tương tự đề bốn chữ Thiện gia hữu khánh ( Gia đình lương thiện có phúc), do viên chức tỉnh Ninh Thuận kính tặng.
Như vậy, đây là ngôi nhà dựng trên đất cũ của gia đình, có sao làm vậy, nên chỉ có ba gian thờ không có buồng ngủ. Chủ mới kê giường, kéo ri đô ngủ ở hai gian bên. Trên cột nhà, tôi thấy treo một tấm bằng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang...
Ông chủ nhà mới là một người đàn ông cao gầy, để tóc dài như đạo sĩ, sống bằng nghề làm cây cảnh. Ảnh nói: Nhà này cấp cho bà già, hoạt động cách mạng từ xưa. Làng này cả hai bên đều có người làm lớn. Ngay cả chú ruột ông Thiệu cũng là Bộ trưởng ngoài Hà Nội ( chưa kiểm chứng được thông tin này)... Khi xây ngôi nhà thờ này xong ông Thiệu về đây suốt.
Có lẽ chiến sự ác liệt, diễn biến bất lợi từ Hiệp định Pari... khiến ông Thiệu về quê nhiều hơn mong tìm thấy sự an ủi về tinh thần chăng...
Ông Thiệu còn xây ngôi "Nhà mát" nhỏ ngoài bờ biển để nghỉ ngơi mỗi khi về quê, nhưng ngôi nhà đó đã nằm trong khu du lịch nên tôi không vào.
Bình yên...
Tôi cho rằng, ngôi nhà này, gắn với một nhân vật đặc biệt, rất có sức hấp dẫn với du khách, nên chăng dùng ngôi nhà này làm điểm tham quan cho du khách, thu hút khách ở lại Ninh Thuận lâu hơn, xung quanh ngôi nhà thờ này và cái nhà mát kia...
Toro thích ghê ha, tình cờ có cơ hội chụp hình nhà cựu TT NVT. Nhà thật dể thương và thoáng mát ghê.
Trả lờiXóaÝ của Toro rất hay đó nhưng không biết sau khi ngôi nhà này được làm nơi cho du khách tham quan thì sẽ sinh ra nhiều vấn đề gì nữa đây. Nếu LT là chủ nhà sẽ không chịu vậy đâu vì nơi nào có dấu ấn trong lịch sữ mà có khách đến tham quan thì nơi đó sẽ có phát sinh ban bệ nhà nước quản lý, phiền não lắm, chưa nói đến chuyện sẽ sinh ra nhiều cái chung quanh nữa.
Nhà nghỉ mát của Tổng thống Thiệu trên bãi biển Ninh Chữ đây anh:
Trả lờiXóaNgôi nhà này cũng khá đơn giản (hồi xưa các nhà lãnh đạo không khoái cất nhà to như các vị bây giờ hay sao ta???).
Hiện giờ ngôi nhà thuộc quản lý của Resort Sai Gòn - Ninh Chữ, và dùng làm nhà hàng. Rất vắng vẻ. Buồn.
Nhà của ông Thiệu là 1 điểm đến khá thú vị, nhưng đưa vào khai thác du lịch chính thống thì có lẽ hơi kẹt. Bởi đến đây, ai cũng có thể so sánh: Nhà cựu tổng thống thì cấp 4 tuềnh toàng, còn nhà quan tỉnh, quan huyện bây giờ to đẹp, hoành tráng gấp trăm lần.
Trả lờiXóaCám ơn anh phnhan đã có một hình ảnh bổ sung hoàn hảo.
Trả lờiXóaGà: Đúng là nhà báo nhạy cảm quá. Không sao đâu, có thể nói: Tổng thống mỵ dân, giả nghèo giả khổ trong khi vàng đầy vali thì sao... Hiii.
Chị nhớ còn có một nơi nữa, hình như là ngọn núi nhỏ có hình thù lạ, lâu quá cũng quên mất rồi, để hỏi lại thông tin này, sẽ bổ sung sau.
Trả lờiXóaNơi ấy hồi nhỏ tụi chị ghé vào chơi, nói rằng ngọn núi đó là long mạch của gia đình ông Thiệu, nhưng vì là hình thù lạ, nên lúc đó chị cũng nghe bàn xôn xao, nhưng vì còn nhỏ quá chẳng để ý tới chính trị, chỉ đến tham quan do hiếu kỳ do thích leo trèo.
Vậy Toro thử hỏi lại người bạn Chăm xem sao. Hình như nơi ấy ở Ninh Chữ đó.
Nhà thế này ở sướng nhỉ, mát, ước gì mai mốt em có 1 cái như này, và sắm cả 1 gã lực điền lông lá chuyên phụ trách quét dọn nữa
Trả lờiXóaƯớc mơ của Moido không khó thực hiện, xuống Ninh Chữ, vào xóm mau một cái, rẻ bèo à... Còn lão lông lá thì miễn phí quét dọn, khối thằng xếp hàng.
Trả lờiXóaChị M: Có lẽ đó nó núi kiếm bị đổ đó chị. Ông chủ nhà tóc dài cũng nói lại chuyện đó...
Rẻ bèo hả? ngay cả bèo em cũng ko có xiền mua
Trả lờiXóaXem nhà ở của gia đình TT NVT xưa và cả ngôi nhà nghỉ mát ở bãi biển Ninh Chữ thấy bình thường, đấy có lẽ là nét đặc trưng của nhiều người làm lớn hồi trước, có thể là họ ngại điều gì đó ít dám khoe khoang, hay cũng có thể họ được giáo dục tốt...
Trả lờiXóaVấn đề có nên dùng nhà của ông NVT, kể cả nhà nghỉ mát để làm nơi du lịch không? Có thể là "nhạy cảm" bởi nhiều lý lẽ (trong đó có cả lý lẽ như bác htgiap đã nêu), nhưng tôi thiết nghĩ cái lý lẽ lớn nhất có lẽ là cái ơ hờ của những người có trách nhiệm (chẳng hạn về lịch sử), lẽ ra những nơi như thế này cần phải bảo quản , trở thành tài sản của quốc gia, có thể không nên trở thành điểm du lịch, nhưng nên là một nơi được gìn giữ cẩn thận, để các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, hay những ai quan tâm đến lịch sử đất nước đến tham quan, tham khảo. Phải nói về điều này thì xã hội ta quá dở, ta hay vẽ ra những chuyện trên trời, dưới biển, nhưng chuyện trong lòng bàn tay thì không coi ra gì...!
"tượng thờ dù đổ vẫn thiêng/miếu thờ dù nát vẫn nguyên miếu thờ" Nhà của tổng thống NVT mà bây giờ để thành nhà một người dân thưòng thế thì đến đời con đời cháu... của chủ nhà bây giờ thì di tích đó có khi chẳng còn gì. Tiếc thế!
Trả lờiXóaChị nhớ đó là núi Quỉ, vì nó có hình thù kỳ lạ.. nói chung lâu quá rồi.
Trả lờiXóaBu tui cũng đã đến vùng này nhưng không ghé thăm nhà TTNVT. Dù sao đây cũng là một nhân vật lịch sử, những gì liên quan đến NVT nên giữ lại để làm bằng chứng sống cho một thời ....
Trả lờiXóaThiệu có nói “Hãy nhìn cộng sản làm, đừng nghe cộng sản nói” Luật sư NPK quy ông ta vào tội chi cho phải nhỉ
NG Van Thieu, 30 nam luu vong, chang lam duoc gi
Trả lờiXóaBat tai, vo dung, tham nhung, mat nuoc
72 My rut quan 75 Mat nuoc, chi ton tai duoc 3 nam,
lich su se len an,
Chakadao, Bulukhin: Lich sử sẽ còn tiếp tục phán xét, và TT NVT là một trong những nhân vật chịu sự phán xét ấy... Cái quan định luận, dù ổng đã qua đời nhưng cũng chưa phải đã định được dư luận. "Dù sao cũng là nhân vật lịch sử", bác Bu nói đúng quá.
Trả lờiXóaLịch sử là một cái gì đó nhiều khi rất vô lý và vô nghĩa, dưới một góc nhìn này người đó là có tội, một góc nhìn khác không hẳn là như thế, người ta hay nhân danh một cái gì đó để phán xét.
Trả lờiXóaNgoại trừ rơi vào tay ngoại bang, như những thời thuộc Trung Hoa, thuộc Pháp..., còn không nước VN vẫn còn đó, một chính thể, một nhà cầm quyền, chỉ là một giai đoạn trong lịch sử, không thể tượng trưng cho một dân tộc, một đất nước...
Anh H: NHư vậy là rất có nhiều ý kiến xung quanh ông Th, đó cũng chính là một lý do để phải bảo tồn căn nhà đó...
Trả lờiXóaLịch sử sẽ phán xét những gì thuộc về lịch sử, ông Th., ông Kỳ, hay ông Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu... xét cho cùng cũng chỉ là những nạn nhân hơn là những nguyên nhân. Lịch sử diễn ra như nó đã là thế, một khi không thể thay đổi được lịch sử, có lẽ điều khôn ngoan nhất là chúng ta phải chấp nhận nó, để những người đời sau, bình tĩnh hơn, sẽ nhìn lại hầu rút ra được một kinh nghiệm...
Trả lờiXóaHôm đến Đài Loan, tôi ghé vào một khách sạn cổ của Đài Loan: Viên Sơn đại Tửu điếm 園山大酒店 xây từ 1952, thấy nơi đó vẫn còn lưu hình ảnh chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng Thống của VNCH cũ, người ta chẳng vì thay đổi hệ thống chính trị của mình mà gỡ xuống hay xóa tên người đó ra khỏi lịch sử.
Trả lờiXóaNhưng, giống như năm xưa khi đến Tam đảo, thấy toàn bộ những khu biệt thự, lâu đài do Pháp xây trước thời 1945, sau chiến tranh thì bị san bằng, nay chỉ còn lại cái nền và móng, thì thấy tiếc thật. Nếu cứ giữ gìn và bảo tồn thì tài sản vẫn còn đó cho con cháu nhỉ?
Ta hay có bệnh, xóa cái cũ vì sợ ảnh hưởng... Khi nghĩ lại thì đã muộn các bác ạ.
Trả lờiXóaBác H, nói đến "người đời sau" vậy thì phải giữ lại cho họ có cái mà nghiên cứu hay suy ngẫm.
Em đã đọc và không thấy tò mò chi hết về ông này và nơi này.
Trả lờiXóa:)
Lịch sử là cái nó vốn đã như vậy, chứ không phải là cái chúng ta muốn nó như thế, phải không chị M. Bây giờ nguời ta luôn có một sai lầm rất lớn, là muốn lịch sử xảy ra theo như cái chủ quan của mình, cho nên những giá trị bị làm cho sai lệch, hoặc cố tình không tôn trọng (những giá trị tinh thần, và giá trị vật chất). Chữ Hán là chữ vay mượn (kể cả chữ Nôm cũng vay mượn từ chữ Hán), nhưng khi vô tình (cứ cho là như thế) được thay thế bằng chữ quốc ngữ theo a, b, c... thì cả một quá khứ của dân tộc bị chặt đứt và quên lãng...
Trả lờiXóaAnh H đã đụng đến vấn đề rất quan trọng là lịch sử được ghi lại theo chủ quan, sai lệch so với hiện thực đã xảy ra. Vì thế đời sau phải tốn nhiều giấy mực để tìm ra sự thật sau những hàng chữ đó. Vì dụ vụ Lê Ngọa Triều chẳng hạn. Lịch sử vẽ ông này như vua quỷ, ăn chơi sa đọa nên bị trĩ, coi chầu không ngồi mà nằm... THực ra ông này từng cầm quân đánh giặc, không thể trĩ được; do mẹ là người Chăm, có thói quen ngồi trên chiếu, chống tay vào gồi ( nửa nằm nửa ngồi)... Đại khái thế.
Trả lờiXóaTrở lại vụ này, cái gì của lịch sử thì nên giữ lại, ví dụ như đã giữ lại Kinh thành Huế, giữ lại Dinh Độc lập, giữ lại Nhà Hội đồng Trạch...
"Trở lại vụ này, cái gì của lịch sử thì nên giữ lại, ví dụ như đã giữ lại Kinh thành Huế, giữ lại Dinh Độc lập, giữ lại Nhà Hội đồng Trạch...", hoàn toàn đồng ý với Toro... Rất nhiều nơi như thế, khu mộ ông Petrus Ký ở đường Trần Hưng Đạo Saigon, nhà chú Hỏa, Quách Đàm, Công tử Bạc Liêu... Nước mình có cái may mắn là luôn có những con người, những nơi chốn để mà nhớ từng quãng không gian, thời gian, những biến cố... của đất nước...
Trả lờiXóa