Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

MỐI TÌNH CẢI CÁCH


Gia đình cụ Ngó ở làng tôi rất nhiệt tình với kháng chiến. Nhà cụ giàu có, ở quê mà có nhà Tây, đẹp lắm. Cả nhà tham gia kháng chiến nên các con cụ tên là Quì, là Cánh, là Búp, là Nhụy… đều đổi tên mới thành Kháng, Chiến, Thắng, Lợi…

Cô Quì là chị cả, được gả cho anh hàng xóm, con một lương gia khá giả. Hai gia đình đã làm lễ ăn hỏi. Phong trào kháng chiến lên cao, cô rất hăng hái nhưng anh chồng kiên quyết không tham gia. Thế là cô “trả tiền trầu cau”, tức là thoái hôn, để toàn tâm toàn ý cho kháng chiến. Tiền bạc thóc lúa gia đình ùn ùn gánh lên chiến khu.




Giải phóng miền Bắc năm 1954, chị Qùi ( tên mới là Kháng) làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã... Tố chức vun vén cho chị  lấy anh Khoăn,  Chủ tịch xã - một cán bộ đang có uy tín lúc bấy giờ. Anh Khoăn bị tật nên tập tễnh từ nhỏ, anh cao lênh khênh, mặt nhăn nhó với dáng đi chấm phảy. Vốn không phải người làng, Khoăn được một gia đình hiếm muộn trong làng nhận làm con nuôi… Hai bên tổ chức đính hôn theo nếp sống mới. Cặp đôi như biểu hiện của mối tình cách mạng, con gia đình giàu có lấy người thuộc tầng lớp dưới, vốn bị coi là nghèo hèn, nay là lớp trên của thời đại mới. Cả hai tuy xuất thân khác nhau nhưng cùng chung lý tưởng.

Chưa kịp cưới thì Cải cách ruộng đất nổ ra, nhà cụ Ngó bị quy thành phần địa chủ kháng chiến. Thế là đang hồ hởi, hy vọng thì họ rơi xuống đáy. Anh Khoăn thể hiện ngay lập trường giai cấp, từ bỏ con nhà địa chủ… Khoăn còn thể hiện sự kiên quyết đoạn tuyệt bằng cách bắt cụ Ngó và cô Quì ra quét chợ, việc xưa nay của mõ. Trong mấy chục địa chủ, công việc bị hạ nhục nhất này lại rơi xuống nhà cụ Ngó - địa chủ chui đầu vào kháng chiến để phá hoại.

Sau này, bà Quì được gả cho một ông người làng, con nhà tử tế nhưng ông này không thật hồn, hâm hâm, dở dở. May thay, sau đó các con bà đều giỏi giang, tử tế. Vợ chồng bà bỏ quê ra HN sinh sống. Bà Quì mới cách đây mất vài năm.

Chuyện tình duyên lận đận của bà không biết các con có biết không nhưng trong làng đôi khi vẫn kể lại…

Đang dở chuyện cải cách nên kể thêm chuyện này cho vui.

5 nhận xét:

  1. Thảo nào mà ngày xưa những nhà ái quốc như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu... luôn muốn cải thiện dân trí, người ta suy nghĩ đơn giản, hồn nhiên đến tội nghiệp, thành ra ác (không kể những kẻ ác... chuyên nghiệp).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân trở thành công cụ của những tay chuyên nghiệp anh H ạ. Ở quê em, sau CCRĐ có một số cán bộ phải bỏ làng đi kinh tế mới.

      Xóa


  2. Người ta tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp. Giai cấp len lỏi vào trong mọi mặt đời sống xã hội kể cả tình yêu. Người đi tiên phong trong vụ này là Tố Hữu “Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ anh giành riêng cho Đảng phần nhiều, phần cho thơ và phần để em yêu”. Đảng là gì??? là giai cấp!!!. Cái tư tưởng bệnh hoạn mất nhân tính này một thời lan tỏa trong dân chúng đặc biệt thời CCRĐ làm nhiều đôi lứa tan vở hnạh phúc, phong hóa đất nước bại hoại….

    Trả lờiXóa
  3. Cái món đấu tranh giai cấp này nó mới hoại gia phong, quốc tục đấy bác Bu nhỉ... Di họa còn dài, như đất bị ngấm dioxin.

    Trả lờiXóa
  4. Hihi đất ngấm dioxxin ? Hay lắm.
    Nó không chỉ nhiểm độc cho một thế hệ mà còn nhiều thế hệ ung thư và quái thai nữa. Nhưng dioxxin của Mỹ thì dần dà Mỹ họ giúp ta trừ khử đi còn cái độc hại giai cấp kia thì không ai trừ khử đi được. Bạn đọc Đèn cù rồi, vậy đã đọc Trần Đức Thảo những lời trăng trối chưa? Theo ông Thảo thì chủ nghĩa Mác sai từ gốc huhuhu!

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter