Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Chuyện các vãi đi chùa

Đang trong seri Phật giáo, chùa chiền, tiện thể chia sẻ với mọi người chuyện các bà đi chùa ở ngoài Bắc.

Không hiểu sao các bà đi chùa thường được gọi là các vãi, hoặc các vãi già. Bà ngoại cũng được gọi là vãi.



 Trong vở Quan âm Thị Kính, Thị Mầu hát là " Muốn cho một tháng đôi rằm/ Trước là lễ phật sau thăm vãi già"... Do đó, chùa nào cũng có lực lượng Phật tử- các vãi rất đông. Rất đông nên lắm chuyện.

Ở làng tôi, nghe nói từ cổ xưa đến giờ lúc nào Chùa cũng tối thiểu có hai, ba phe, phe bên sư, phe bên bà vãi nào có thế lực, một phe trung lập, mũ ni che tai...

Ngày tôi còn nhỏ thì chùa khá lặng lẽ, chỉ Rằm và mùng Một mới có lễ. Sư cụ là một bà rất đáo để, chửi những đứa trẻ con trêu bà như ăn vã mắm. Riêng tôi, ngay từ nhỏ tôi đã kính trọng người già, người tu hành nên có lần ra chùa chơi, tiện thế ngồi phơi nắng đuổi lũ chim sẻ ăn thóc của sư phơi trên sân nên cụ cho tôi một quả chuối chín mõm.

 Khi đó, không phải ai cũng đi chùa nên số các vãi cũng chỉ đến 5-7 chục người. Bây giờ, người đông, số vãi ở chùa làng tôi có lẽ đến 5-7 trăm người. Và các vãi bây giờ thì khiếp lắm, ngoài những bà cụ hiền hậu thì có nhiều vãi coi chùa như câu lạc bộ để thể hiện, có người coi chùa là nơi kiếm chác.

Các bà này ra chùa lễ Phật nhưng sẵn sàng cãi nhau ở chùa. Ngày tết, vào chùa ở HN thì im ắng, ai cũng khẽ khàng nhưng về quê thì chùa vui như chợ. Sư cũng phát khiếp những bà vãi lắm mồm, sẵn sàng chơi tay đôi với sư.

Tệ nhất là trò đuổi sư, vì nếu không có sư thì các vãi làm tướng, muốn làm gì thì làm. Hiện tượng đuổi sư diễn ra ở khá nhiều địa phương nhưng hầu hết là rất khó giải quyết. Ở làng tôi hiện nay, chùa rất đẹp, làm từ thời Lê Chính hòa nhưng sư không được lên Tam bảo làm lễ, những ai theo sư thì Rằm, mùng Một cũng chỉ lễ dưới Nhà tổ thôi. Tam Bảo đã bị phe vãi hung hăng chiếm rồi.

Trong mắt, chưa nói trong tâm của nhiều người quy y tam bảo hiện nay không có Phật mà cũng chẳng có Tăng, nói chi Tam bảo. Dù danh nghĩa Phật tử rất đông nhưng tính Phật không có được bao nhiêu...



Ngày xưa, nói đến chùa là nói đến phẩm oản, quả chuối. Oản là xôi đóng khuôn, dưới có lót miếng lá mít tròn, ăn rất thơm, rất dẻo. Bây giờ các vãi đông nhưng người ta không muốn vất vả nên mua oản đường, cho trẻ con không thèm ăn...

Thăm sư Lào mà thương sư ta quá các bác ạ!

48 nhận xét:

  1. Em cũng thấy thương.
    Chả thể hiểu nỗi nữa.
    Ôi sư ta!!!
    Ôi vãi ta!!!

    Trả lờiXóa
  2. "những bà vãi lắm mồm, sẵn sàng chơi tay đôi với sư...Tam Bảo đã bị phe vãi hung hăng chiếm rồi."
    Mạt pháp! Mạt pháp hung rồi
    Đức Phật có tiên đoán một câu "Phụ nữ làm giảm một nữa tuổi thọ giáo pháp"
    (Sẽ dẫn trang nào sách nào sau...hihihi đột ngột vào đây bu tìm chưa ra)

    Trả lờiXóa
  3. "vãi trẻ" như ảnh minh hoạ, mặc áo mỏng tang đi lễ Chùa thế kia thì tính Phật liệu còn được bao nhiêu?

    Trả lờiXóa
  4. Du'ng la` co' nhung chu`a va~i la^n ca? su* , nhat la` ngoa`i Bac . Von ca'c vai di chu`a de giu'p su* nhung co' doi no*i tha`nh ra coi nhu cho^ kie^m lo*i nhuan , ma^t ca hay anh nhi

    Trả lờiXóa
  5. à, những bà vãi "miệng Nam mô bụng bồ dao găm" hehehe

    Trả lờiXóa
  6. Người ta thường nói: Trẻ vui nhà, già vui chùa, nhưng bây giờ xu hướng đi chùa lại trẻ hơn xưa mới chết chứ.
    Nhiều vãi chỉ ngoài 50, người ta gọi là "vãi mầm". Các bà này vui cả nhà lẫn vui ở chùa.
    Không biết vãi thuthuy đi chùa dạo này ăn mặc có kín đáo hơn không? Phật vô chấp, cứ mặc cho thoáng mát và bắt mắt, không sao đâu Thuy ạ...

    Trả lờiXóa
  7. Nhưng tuổi của Tử có muốn cũng chưa được làm vãi đâu nhé... Hí hí

    Trả lờiXóa
  8. TRong Quan âm Thị Kính, nàng Thị Màu nói "thăm vãi già" là thăm bà vãi sống ở trên chùa, chứ ko phải thăm các bà đi lễ chùa. Thường chùa "nuôi" một hoặc vài bà vãi chuyên làm các công việc nhang khói và giúp đỡ các nhà sư. Thường đó là những người phụ nữ không nơi nương tựa hoặc là người làm công đức.

    Nhà sư trụ trì không thể không dựa vào lực lượng các vãi già. Các bà tuy không còn trẻ nhưng tận tụy với nhà chùa. Ai đốt nhang quét chùa hàng ngày? Ai nấu cơm cho các thày ăn? Ai sắp xếp khóa lễ hương hoa oản khảo? Ai làm cơm những ngày giỗ tổ, ngày rằm mùng một? Ai thỉnh chuông khi sư thày đi vắng? Ai làm chủ xám cho các buổi lễ v.v...Không có các vãi, chúng ta lên chùa sẽ ra sao?
    GR liệt kê như vậy cũng chưa hết các việc "công quả" của các vãi trên chùa.
    Sư cũng có sư không tốt, có "sư hổ mang". Ai là người biết rõ và phản đối?
    Chùa là chùa của làng xây dựng và bảo tồn bao đời nay. Các sư lại do trung ương hội Phật giáo điều về. Nói vậy để hình dung việc "đuổi sư" bắt đầu tại sao.
    Cũng có bà vãi ghê gớm, lạm quyền...
    Và tất nhiên, nơi nào trong XH ta cũng có nhiều biểu hiện chia phe chia phái...
    Nhưng đã nói đến từ "vãi" thì nói cho rộng, mọi người đừng nhận định sai về các vãi mà phải tội.

    Trả lờiXóa
  9. Anh, cho em hỏi, ảnh vãi trẻ áo mỏng kia là tác phẩm của anh trong ngày mồng Một vừa rồi phải không ạ? Chắc chắn cảnh đấy thuộc chùa Quán Sứ, có hai "nến khủng" tổ chảng hai bên à.

    Trả lờiXóa
  10. Thôi, em không làm vãi đâu.
    Nghe anh nói thế này em sợ.
    Em cũng hung hăng lắm à.

    Trả lờiXóa
  11. Vãi Hằng nói rất đúng, không phải vãi ở nơi nào cũng thế... Và sư ở ta sướng hơn sư Lào rất nhiều. Sư Lào ngày ăn có một bữa, không được có tài sản riêng như ô tô , xe máy, không được đứng gần phụ nữ... Nói một cách khách quan và toàn diện theo quan điểm XYZ thì như thế.
    Vãi Hằng mà đi chùa thì sư cũng ngại lắm đây! Hii. Với lý lẽ, chùa làng nhưng sư của Giáo hội điều về thì sư mếu rồi. A Di Đà Phật!
    Em tudinhhuong rất dịu dàng nên là nguồn nguy hiểm cao độ với tăng!

    Trả lờiXóa
  12. Xin lỗi, GR ko phải là vãi. GR chỉ đơn giản là đến chùa lễ mỗi năm 1 đến 2 lần mà thôi, chả làm công quả được gì đâu.

    Trả lờiXóa
  13. GR: 50 tuổi, gọi là vãi được rồi. Gọi thế ở quê là quý lắm đấy...

    Trả lờiXóa
  14. Mất cả hay! Char nói thật nhẹ nhàng, đúng là có chất Thiền.

    Trả lờiXóa
  15. Không dám đâu ạ, GR chẳng biết gì nhiều về Phật Pháp, chẳng thắp được bao nhiêu nén hương...
    Nhưng vẫn là người theo PHật giáo nên một lòng kính Phật, không dám "gần chùa gọi Bụt bằng anh" như những người uyên bác khác.

    Trả lờiXóa
  16. Anh lại cứ suy bụng anh là bụng tăng thế.

    Trả lờiXóa
  17. Tu: Sao em biết đó là bụng anh?
    Bác Bu ơi, em GR nói không dám gần chùa gọi Bụt bằng anh như người uyên bác kìa, ở đây có mỗi bác vừa uyên lại vừa bác, bác có nhời cứu em đi ạ.

    Trả lờiXóa
  18. Em đi giầy cao gót trong bụng anh mà.

    Trả lờiXóa
  19. Thuỷ chưa Quy y Tam bảo cũng chẳng năng đi lễ chùa, chỉ là tập sống an vui và hướng thiện theo Phật thôi chứ làm sao mà thành vãi được!

    Bác Bu chẳng có nhời nào cứu được Toro đâu, Hằng nhỉ ! :D

    Trả lờiXóa
  20. Bu cứu TORO thì ai cứu bu đây huhuhu

    Trả lờiXóa
  21. Ơ kìa! GR vừa hiền vừa lành, tại có mấy bà vãi quen trên chùa nên hiểu việc các vãi làm liền bênh vài câu vậy thôi. Ai đã làm gì ToRo đâu mà mọi người nói cứ như cần "cứu khổ cứu nạn" vậy hả?
    :)

    Trả lờiXóa
  22. Em không đi chùa chiền chi, nhưng hình như chùa chiền trong Nam tình hình "bà vãi (gây) khiếp hãi" như trong entry không đến nỗi như vậy, coi ra họ không đến nỗi đuổi sư hihi.

    Em cứ tưởng người cạo đầu vào chùa mới gọi bà vãi chớ. Hình như trong này dùng để chỉ mấy bà tu trong am, cốc, không hẳn là chùa.

    Trả lờiXóa
  23. Trong ẻn mình đã nói, bên cạnh " những bà cụ hiền hậu" thì... Té ra là cả Hang và thuthuy đều khẳng định mình ở diện " hiền hậu". Thiện tai, thiện tai. Nếu thế thì nhận xét "Vãi Hằng mà đi chùa thì sư cũng ngại lắm đây" là không phù hợp.
    Bác Bu ơi, em Hàng nói những người uyên bác, tức là nói bác đấy chứ... Bác M ơi, sang hỗ trợ bác Bu đi ạ. Bác Bu đang gọi dóng kìa...
    Comieng: Tôi cũng nghĩ là chỉ ngoài Bắc mới như vậy thôi. Từ miền Trung trở vào thì có đạo hơn nhiều...

    Trả lờiXóa
  24. Từ này nghe như của bên công giáo hay dùng ấy nhỉ.
    Phái Nam Tông chủ yếu thuộc các chùa miền Nam. Phái Bắc Tông thường là các chùa miền Bắc. Nhưng có nhiều ngoại lệ như chùa Vĩnh Nghiêm lại thuộc Bắc tông chẳng hạn...
    GR nhận thấy, dù Bắc tông hay Nam tông, Thiền tông đều có những ưu điểm riêng. NGười theo phái nào thì cũng là người theo Phật. Chúng ta chẳng nên phân biệt Bắc Trung Nam gây chia rẽ Phật giáo.
    Có đạo hay không tự mỗi người biết chứ đâu phải tôi ở miền Bắc thì vô đạo hơn bác nào đó ở Miền Trung hay miền Nam.
    GR nói thế có đúng không ạ?

    Trả lờiXóa
  25. Tiện thể gõ Goog "Chùa Phật Quang Bà rịa Vũng Tàu" nữa nha.

    Trả lờiXóa
  26. Nghe Toro kể những người đi chùa làm công quả ở một số chùa ngoài Bắc thì thấy buồn cho thời mạt pháp, mạt vận của đạo Phật đó Toro ơi!

    Ở chùa Hoàng Pháp, có những vãi như thế này nè, vào đọc thử xem nhé!

    http://www.chuyenluan.net/index.php?option=com_content&view=article&id=5859:niem-vui-lam-vai-trong-chua&catid=16:tongiao&Itemid=19

    Trả lờiXóa
  27. Mà cái cô gái đi lễ chùa mà Toro minh họa kia, đúng là phải ca tụng công đức của cô gái đó đó Toro à!

    Vì quí Sư Thầy có nhìn thấy cũng "chẳng thấy động lòng" mà lại lấy đó làm một ngoại cảnh để mà "diệt dục", ngoại trừ mấy Vãi anh nhà ta vào còm ở đây thì ríu rít quá chừng đi. Thiện tai, thiện tai!

    Trả lờiXóa
  28. Chẳng thấy nguy hiểm gì đối với các Sư, ngoại trừ mấy Vãi anh ở nơi này..heeee

    Trả lờiXóa
  29. Chị ạ, em đã vào link trên để đọc về chùa Hoằng Pháp. Em tuy ko phải vãi cũng chưa hề quy y nhưng cũng đã vào bếp cùng một số chị nấu cơm chay cho hàng trăm người ăn trong khóa tu 4 ngày tại chùa Đình Quán. Em thấy đạo Phật không hề mạt pháp hay mạt vận ... Trái lại nó đang phát triển hơn. Ai không tin tự vào chùa tìm hiểu chứ đừng lấy những ấn tượng "xôi chuối oản khảo" từ thời ấu thơ hay những chuyện tranh chấp nghe được bên rìa của báo lề trái lề phải để đánh giá đạo Phật.

    Trả lờiXóa
  30. Em ạ, chị nói qua bài viết của Toro ở một số chùa ngoài bắc, chứ ở trong Nam không có hiện tượng vãi đuổi sư, mình không phân biệt Nam Bắc, nhưng việc đi lễ Phật, đi chùa ở hai nơi cũng có khác nhau đúng không em!

    Trả lờiXóa
  31. Người đi lễ Phật thường nói: "Phật ở đâu cũng là Phật".

    Trả lờiXóa
  32. E quả là không hiểu chị và Toro định ca ngợi công đức của cô gái mặc áo mỏng có cái cổ đẹp kia vì "công đức" gì.
    Nếu chị và Toro là người theo Công giáo, em xin rút lui để tránh một cuộc tranh luận giữa những người thuộc các tôn giáo khác nhau.

    Trả lờiXóa
  33. Lem cũng le te xin phát biểu.Lem không theo Đạo giáo nào...nhưng lem luôn nghĩ :Phật ở trong Tâm, Chúa cũng ở trong Tâm.Vậy thôi ạ

    Trả lờiXóa
  34. Hanggraphic ơi! đó chỉ là cách nói ẩn dụ mà thôi!

    Vì cho dù cô ấy có mặc như thế nào thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tâm người nhất là tâm của những nhà tu hành chân chính, nhưng nếu xem xét về mặt tập quán, về mặt đạo đức, về ý thức.... của cô gái này thì dù chúng ta không nói ra cũng thấy sự không chuẩn mực, nhất là đến nơi tôn nghiêm rồi em ạ!

    Trả lờiXóa
  35. Chúng ta không nói đến đức Phật... mà chúng ta nói đến hiện tượng của những người đến chùa ngày nay thôi mà em!

    Trả lờiXóa
  36. Cô gái mặc áo mỏng đó có công đức là để các sư tăng chứng tỏ được đươc sự an tĩnh trong lòng các thầy, không ngất ngây như người phàm. Nếu có công đức thì có thể nói như vậy. Tuy nhiên, Phật vốn vô chấp, có khi người ăn mặc không được cẩn thận đó lại có tâm Phật hơn những người mũ áo đủ đầy. Không nên căn cứ hình dung sắc tướng bên ngoài mà quy kết.
    Thứ hai, đây là vấn đề thực tế nhưng cũng nhạy cảm, chúng ta không nên suy diễn quá đà. Ở đâu cũng có người tốt người xấu, nhận xét cũng dựa vào quan sát chủ quan thôi, không dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học hay cơ quan chức năng nào. Do đó, cái này là "đồng khí tương cầu", nhưng ai có ý kiến khác thì cùng là lẽ bình thường.
    Nam mô thập phương pháp giới thường trụ tam bảo!!!

    Trả lờiXóa
  37. Các cụ vẫn bảo trông mặt mà bắt hình dong mà, ăn mặc như thế nào nó cũng nói lên một phần tính cách của con người ấy. Thuỷ hiểu chị M nói cô gái ấy công đức cho nhà Chùa theo nghĩa là các tăng ở trong chùa đã hoàn toàn giác ngộ, chẳng động vọng, xao tâm gì dù cô ấy có ăn mặc ra sao! Còn đúng là ở đâu cũng có người tốt người xấu, may mắn là tớ và Hằng toàn được tiếp xúc với các vãi tốt nên chưa có cái nhìn toàn cục chăng?

    Trả lờiXóa
  38. Mô Phật!
    May là ngài TORO đây không có cơ làm vãi. May nữa là ngài vãn cảnh chùa cho vui chứ không có ý định làm sư. Thế nên ngài chộp cô em áo mỏng chả biết để ngắm thêm hay để phê hoặc phê bình. Chỉ biết ngài lên blog ngài post đủ thấy phần đời xôm hơn phần đạo.

    Theo em, ngay cả các nhân vật hành lễ (chuyên nghiệp) như sư, sãi, quan chức Phật giáo cũng vẫn chỉ là 'trên đường hành đạo, chờ ngày thành chính quả". Theo khía cạnh nào đó họ chưa thoát đời thực, tham sân si vẫn còn ẩn góc nọ góc kia, vì họ là trung gian giữa người đời trần tục với bậc thiêng liêng. Lớp phật tử như vãi, người đi chùa càng còn nặng phần đời hay có dở có. Chuyện cộng đồng tôn giáo phản ứng vì những sư ông, thầy tu... không giữ được chuẩn mực của vị trí tu đạo là chuyện ... nên có và không có gì phản cảm cả. Sinh hoạt trong cộng đồng tôn giáo thì phải tuân thủ chuẩn mực chung thôi dù chưa thành chính quả nổi. Thế nên hễ các vãi mà hành xử nhiều hơi chợ hơn hơi chùa thì có lẽ lại phải xem xét vấn đề giáo dục tư cách phật tử, vai trò của quan chức tôn giáo và các sư rất quan trọng ở điểm này, vừa truyền giáo lý nhà Phật, vừa làm gương tu dưỡng.

    Em hỏi khí không phải, ngài TORO lúc vào chùa chộp em áo mỏng thì mặc gì và lòng động cỡ nao?

    Trả lờiXóa
  39. Ý kiến em chuồn chuồn đúng như báo Nhân dân. Chuẩn không cần chỉnh. Trò hư phải hỏi xem thầy thế nào? Vãi hư hỏi sư thế nào? Dân hư hỏi pháp luật ra sao?...
    Qua đây có thể thấy, chị em phụ nữ còm vụ này nhiều. Tự nhiên này sinh câu hỏi có tính học thuật, đề nghị Trưởng lão Bulukhin, Cư sĩ TTM, Cư sĩ đa tôn giáo PNH nghiên cứu dùm một vấn đề là, Phật giáo là thứ tôn giáo- triết học, rất sâu sắc, nhưng thực tế chùa lại gần như mặc nhiên dành cho phụ nữ, cho các bà, các vãi. Phụ nữ đi lễ chùa đông hơn nam giới, hay nói cách khác, họ là tín đồ chủ yếu. Tính nữ trong Phật giáo là điều rất đáng quan tâm. Kính mời các bác suy nghĩ cho ạ.

    Trả lờiXóa
  40. Mình đi chùa nhiều nơi, gần như mình có thể nói, trong Nam và miền Tây, hiện tượng vãi như Toro nói là không có, trong này, các sư thầy rất được tôn trọng, và các vãi không bao giờ tùy tiện , hầu như các vãi , nhât là vãi lớn tuổi vào chùa chỉ làm công đức, mà không lấn sân việc của các sư.
    Các chùa lớn đều có gai đình Phật Tử và hội đoàn, nhưng nhất nhất đều phải có ý kiến của Đại Đức trụ trì chùa.
    Mà Walk không hiểu rõ lắm cách dùng từ "vãi" ngoài Bắc. Vậy "Vãi Giác Duyên" trong Kiều không phải là Sư Bà , mà chỉ là người tu tập ở chùa ?

    Trả lờiXóa
  41. Xã hội nhiễu nhương thì hệ quả của nó tất nhiên cũng phải có mặt ở trong chùa rồi, không nói những người xuất gia xa lánh hẳn cuộc sống hàng ngày, các vãi hư đâu chỉ do lỗi một phía từ nhà sư mà còn do bản thân người đó, do ảnh hưởng của cuộc sống đời thường. Còn chỉ bằng một số hiện tượng không hay ở các chùa mà suy diễn là Đạo Phật ở Việt Nam đang mạt pháp, mạt vận thì chẳng công bằng chút nào!

    Trả lờiXóa
  42. Em đồng ý với chị Thủy.
    Sao mọi người lại cứ cố suy luận xa như thế.
    Các anh chị chỉ cần mỗi lần đi chùa theo cái tâm của mình là được rồi.
    Còn những nhận xét này kia theo em nghĩ, chính ta lại cứ bị tham sân si làm cho cuống cuồng cái đầu óc cần sự tĩnh tại.

    Trả lờiXóa
  43. Vì chúng ta thích chùa, quan tâm đến Phật giáo nên mình phản ánh một sự thật không vui như vậy thôi. Đó là một hiện tượng cần biết, còn suy luận là tùy mỗi người. Đương nhiên, đó chỉ là số nhỏ so với đại đa số Phật tử, mình tin và cũng hy vọng như thế, vì không ai thống kê. Nhưng cũng phải biết chuyện không hay đó để tránh, để làm việc thiện hơn, nếu có thể thì đấu tranh cho chùa trong lành hơn, tùy duyên mỗi người.
    Bạn Walk: Vãi là từ dân gian Bắc Bộ chỉ những bà là Phật tử, hay ra lễ chùa thôi, chứ không chỉ riêng những bà ở chùa. Vãi Giác Duyên cũng theo ý đó.
    Nam mô Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn linh cảm Quan Thế Âm bồ tát!!!

    Trả lờiXóa
  44. Hihi, có việc đi vắng mấy ngày, về qua nhà Toro thấy vui quá.
    Thật ra theo như tôi hiểu, "vãi" là từ của miền Bắc cách nay dăm bảy chục năm, và đúng như GR. nói, đấy là một người không phải là "nhà tu chuyên nghiệp" như tăng, ni... cũng không phải là Phật tử bình thường thỉnh thoảng đến chùa lễ bái, hay làm công đức. Xưa đây là một loại người đặc biệt (phụ nữ), đã có tuổi, vì một hoàn cảnh nào đó mà phải lên chùa nương nhờ cửa Phật, ở hẳn trong chùa lo việc dọn dẹp, cơm nước cho nhà chùa... Họ cũng chay tịnh, nâu sồng nhưng không phải là sư hay ni... Bên Thiên chúa giáo ngày xưa, thỉnh thoảng cũng có nhà thờ có tương tự, nữ hoặc nam, thường là nam, được gọi là ông Bõ già.
    Chùa hay nhà thờ, xin nói thẳng không khen hay chê đâu, rất nhiều vấn đề "đạo, đời) ở nơi đó, xưa tôi đã được đọc những loại tài liệu mật của chính nhà chùa, nhà thờ nói về chính họ, ... Rất đỗi phức tạp. Phật tử, Con chiên... có đến hãy thành tâm vì Phật, vì Chúa, hay thậm chí vì chính mình (cầu xin gì đó cho bản thân chẳng han), thế là được,
    Nam mô!

    Trả lờiXóa
  45. Anh Hiệp ơi, không phải những bà ở chùa làm công quả mới là "vãi". Ở quê em bây giờ vẫn gọi tất cả các bà đã quy Phật, ngày Rằm, Mùng Một ra lễ chùa là các vãi.
    Anh nghiên cứu đề tài tính Nữ trong Phật giáo đi ạ, hay đấy. Quan âm bồ tát là Nam sang ta thành Nữ, Phật tử nữ đông hơn nam...

    Trả lờiXóa
  46. "Anh nghiên cứu đề tài tính Nữ trong Phật giáo đi ạ, hay đấy. Quan âm bồ tát là Nam sang ta thành Nữ, Phật tử nữ đông hơn nam...", Hihi, niềm tin mà Toro ơi, Quan âm bồ tát là nam hay nữ cũng có quan trọng đâu, hoặc Quan âm bồ tát có thật không? Đại loại như thế, hoàn toàn không quan trọng và không bao giờ có câu trả lời, tựa như Thiên đường, Niết bàn, Ngục a tì... ở đâu?, có hay không? Ai tin có thì chắc chắn có, ai tin không thì chắc chắn không...

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter