Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2008

Sen Hà Nội mùa thu

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}






Mùa thu, sen đã bắt đầu tàn, nghe quen như câu Kiều ai cũng thuộc: Sen tàn, cúc lại nở hoa. Một chút ngậm ngùi nuối tiếc về vẻ đẹp rực rỡ của sen hồng chen lá biếc đã đi mất rồi cùng với mùa hè chói chang. Bất chợt hiện về trong tôi, thoảng đâu đó hình ảnh một hồ sen bên hồ Tây, những bạn trai với tay hái sen cho bạn gái, những con thuyền nhỏ len lỏi giữa hồ sen chở hai người…

Thế rồi, trưa nay, một buổi trưa đầu thu, sự tình cờ dẫn tôi đến với hồ sen thu dẫu chỉ còn lác đác hoa mà vẫn thơm ngát. Nắng vẫn rực rỡ nhưng không còn gay gắt, gió heo may chưa thực về nhưng như đã đến rất gần trong vẻ thướt tha của liễu, trong vẻ nuối tiếc của một vài chiếc lá sen còn dùng dằng chưa nỡ héo, trong một chút hanh hao có có không không của đất trời. Tôi chợt nhận ra, mùa thu đang ở bên mình.

Bạn tôi đọc mấy câu thơ của Hữu Thỉnh: Đã thoảng nghe hương ổi, Phả vào trong gió se, Sương chùng chình qua ngõ, Dường như thu đã về.

Có phải đâu chỉ mình tôi đợi thu về. Mùa thu có tháng 9 nồng ấm, có lá vàng rơi và bay xao xác trên đường Trần Phú ngày ngày tôi qua lại, có sương giăng mờ hồ Tây mà một sáng đi trên đường Cổ Ngư ta như lạc lối, có hoa (hình như) là điệp vàng mà bạn có thể thấy rõ từ trên cao ở quán café Phố cổ bên hồ Gươm, và cả hoa sữa nồng nàn mà giờ đây ta có thể thấy ở bất cứ thành phố nào. Hà Nội không có quá nhiều chỗ để giới thiệu với bạn bè ở xa đến nhưng lại thấm sâu vào lòng người sống ở đây bởi bao kỷ niệm.

Trong đó, có kỉ niệm về một trưa mùa thu với những nụ cười rạng rỡ bên hồ sen chớm tàn mà ngát thơm. Để vui cùng mùa thu mà bớt đi nuối tiếc trước những cánh sen đang tàn, và thấy cuộc đời, nhiều khi, thật là đáng sống.












--> Read more..

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2008

Nhớ sen Hà Nội

Trông sen thật tuyệt phải không các bạn?! Một cậu em rất trẻ trung vừa chụp tấm hình này cho hay, đây là một góc Hồ Tây. Xung quanh nó là con đường Hàn Quốc của tuổi teen tuyệt vời. Chi chít trên đường là nhưng lời tỏ tình, những trái tim đủ mọi kích cỡ, ngộ nghĩnh, đẹp mắt... chỉ để nói lên một điều Anh yêu em!

Hãy tưởng tượng mà xem, giữa bạt ngàn hương sen, gió thu lồng lộng, mặt hồ phẳng lặng, sóng gió mênh mang mà lại có người ấy đi cùng...trong không gian thơ mộng, yên tĩnh ấy thì thật thiên đường phải không ?!

Hoa sen còn là đề tài muôn đời của thi ca, người có tâm hồn hẳn mê hoa sen lắm...

Giá như được cùng ngồi với người ấy trên chiếc thuyền nhỏ xinh xinh, rẽ sóng vào giữa đầm sen ngào ngạt, úp mặt vào lá sen thơm ngát, mát rượi, thì thầm cho nhau nghe những điều muốn nói nhỉ...

Nghe cậu em tán một hồi mà ngẩn ngơ. Ai đi xa mà không nhở một đầm sen như thế, không nhớ " mắt biếc" và nụ cười như thể " hoa sen" ...

--> Read more..

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2008

Chính trị đồng tiền

Ở tuổi ngoài 80, ông Lý Quang Diệu vẫn là chính trị gia có ảnh hưởng lớn - Ảnh: AFP

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu vừa có phát biểu gây xôn xao dư luận châu Á. Trong đó, một mặt ông ca ngợi nền chính trị Singapore, mặt khác chỉ trích cái mà ông gọi là "chính trị đồng tiền".

"Chính trị đồng tiền"

"Ở nhiều nước châu Á, "chính trị đồng tiền" đơn giản là "thuật ngữ được mã hóa" của việc mua lá phiếu để nắm quyền. Và sau khi có được quyền lực, người ta tìm cách thu hồi "chi phí", cộng thêm một ít lợi nhuận để mua phiếu tiếp trong vòng tới". Đó là nguyên văn lời cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, hiện giữ chức Bộ trưởng cố vấn trong nội các của con trai ông, Thủ tướng Lý Hiển Long, tại buổi tiệc tối mừng quốc khánh thứ 43 (ngày 9.8) với cử tri khu vực Tanjong Pagar.

"Một trong những vấn đề mà các nước này đang đối mặt là những người nắm quyền muốn giữ lấy đồng tiền cho riêng mình. Vì vậy, họ loại trừ những người trẻ tuổi tài năng muốn tham gia vào nhóm của họ. Kết quả là không có nhân tài trong các đảng chính trị đang tồn tại" - ông Lý nói tiếp về hậu quả của những thể chế chính trị bị "bóng ma" đồng tiền ngự trị - "Bầu cử không đưa được vào chính phủ nhóm lãnh đạo hạng nhất, mà chỉ là nhóm hạng ba, hay nhóm hạng B, hạng C, kéo đất nước đi xuống trong vòng 3-4 năm... Hãy nhìn Thái Lan, Philippines, các nhóm thay phiên nhau cầm quyền chỉ đẩy đất nước vào tình trạng ngày một rối rắm thêm". Ông Lý Quang Diệu cũng tự tin nói rằng: "Tại sao những vấn đề như vậy không xảy ra ở Singapore? Vì không có "chính trị đồng tiền" ở đây! Và chúng ta có một nhóm hạng A lãnh đạo đất nước!". Các phát biểu của ông được tường thuật chi tiết trên báo Today, nhật báo của tập đoàn truyền hình MediaCorp của Singapore, và được báo chí nhiều nước châu Á đăng lại.

Singapore tự tin

Ông Lý giải thích thêm: "Ở Singapore, chúng ta chọn lựa ứng cử viên kỹ càng. Năm này qua năm khác, thông qua bầu cử, chúng ta thấy được chất lượng của những nghị sĩ quốc hội, trình độ học vấn, năng lực của họ. Sức trẻ của họ luôn được vun đắp, và chúng ta có một đội ngũ lãnh đạo có đủ phẩm chất đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng cao hơn của xã hội". Đồng thời trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Mỹ, và nhiều khả năng ở châu Âu và Nhật Bản, ông Lý vẫn có đủ tự tin nói rằng Singapore đã có những "vùng đệm", những "yếu tố hấp thụ cú sốc suy thoái" giúp nước này chẳng bị ảnh hưởng mấy trong tình hình ảm đạm chung. Đó là hai "cỗ máy" kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ có thể bù đắp mức sụt giảm nhập khẩu của Mỹ và châu Âu đối với hàng hóa của khu vực Đông Nam Á. Đó là những lao động nước ngoài trình độ thấp bị mất việc chứ không phải người Singapore. Đó là những vùng đất mới mà Singapore đang vươn đến như Nga và Trung Đông. Đó là hai sòng bạc tổng hợp trị giá trên 5 tỉ USD mỗi cái, là nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời trị giá 4,5 tỉ USD đang xây dựng mà khi vận hành sẽ thu hút lượng lao động rất lớn. "Bởi vậy, khi kinh tế Mỹ đi xuống, chúng ta không bị ảnh hưởng nặng nề như lần kinh tế Mỹ suy thoái trước đây", ông Lý khẳng định, cho dù một tuần trước đó, chính phủ nước này đã hạ mức dự đoán tăng trưởng năm 2008 xuống còn 4-5% (từ mức 4-6% trước đó).

"Tại sao chúng ta đứng ngoài các vấn đề toàn cầu được? Bởi có một chính phủ biết lập trước những kế hoạch, nhìn thấy trước, tính toán trước và đưa ra những quyết định đúng đắn trước. Vâng, sẽ có một cuộc suy thoái diễn ra trên toàn thế giới. Nhưng chúng ta đã và đang có đủ những sự đầu tư để vượt qua", ông Lý tự tin.(TN)

Ông Lý là một chính trị gia lão luyện và có uy tín hàng đầu ở Châu Á mà lại nói trắng ra về tình hình các nước khác như vây, hẳn không phải hồ đồ. Những nước bị nêu đích danh, những nước nằm trong dấu chấm lửng kia hẳn ... tự ái lắm. Không biết họ sẽ phản ứng ra sao.

Nhưng tự ái không bằng điều quan trọng là chữa bệnh của chính mình khi được người khác khách quan chỉ ra các bác nhỉ?! Ông Lý dùng thuật ngữ chính trị nhưng dân ta quen dùng từ nôm na dễ hiểu là " chạy" ( chạy chức, chạy quyền) , xưa hơn thì gọi là "mua quan bán tước".

Bệnh cũ tái phát...Vấn đề là có muốn chữa hay không thôi!

--> Read more..

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2008

Tiếng quê

Vừa đi dự đám giỗ về. Hôm trước ông anh gọi điện đến bảo: Chủ nhật này giỗ bà già anh, cô chú với các cháu đến nhé! Mấy giờ bác? 11 giờ, nhưng đến sớm cho vui, lâu lâu chưa gặp nhau. OK, em sẽ đến sớm.

Hôm nay đến, lên gác thắp nén hương rồi xuống nhậu, lại nói chuyện trên trời dưới bể, từ Olympich đến Nga- Grudia. Nhậu về lại nhở chuyện thời thơ ấu đi ăn giỗ ở quê, xin kể lại để bà con nghe cho thấy "cái khéo" của người dân xứ Đoài xưa.

Hồi đó không hiểu sao rất hay ăn cỗ vào lúc mờ sáng. Khoảng 4 giờ là có tiếng gọi, gọi mãi mới có ngươì ra mở cổng vì đang ngủ ngon quá. Mắt nhắm mắt mở, bao giờ tôi cũng nghe thấy bà bác họ ngoại nói với bà tôi:" Hôm nay nhà cháu kiếm lưng cơm cúng ông cháu, mời cụ trẻ lại xơi vơi nhà cháu miếng cơm". Đây là những câu cửa miệng nhà tôi hay mang ra diễu như một giai thoại. Làm giỗ mà có "lưng bát cơm" thì mời cụ đến " xơi một miếng " là đúng quá rồi...

Nói khiêm tốn thế thôi, tôi mắt nhắm mắt mở được bà nội cõng lên vai. Đến nơi bao giờ cũng thấy đông người lắm, nhưng chả rõ mặt ai. Trong bếp lửa đỏ bập bùng, trên nhà đèn hương nghi ngút. Cỗ bao giờ cũng đầy đặn, có xôi có miến và nhất định phải có thịt gà. ăn xong troài mới sáng, các cụ ngồi uống chè tươi, trẻ con thì nô đùa. Một anh đang học cấp 3 bao giờ cũng lấy cho mấy tờ giấy kiểm tra cũ để cho tôi gói phần mang về, một đĩa xôi vài miếng thịt gà, mấy quả chuối. Vui lắm.

Đấy là nhà các cụ sinh ra bà tôi. Sân gạch đỏ au, nhà cổ rộng thênh thang, chỉ có điều tuyệt không bóng cây nào vì sân còn để phơi thóc.

Lại nói về cách nói khiêm tốn. Quê tôi hay có cỗ bàn, người ta có việc dựng nhà mới, khao thọ, cưới con đều ăn uống dăm bảy chục mâm, thậm chí vài trăm mâm nhưng khi đi mời bao giờ cũng nói:" Hôm này, nhân... nhà cháu kiếm dăm mâm để mừng nhà mới ( tạ ơn trời đất, tổ tiên...) mời ông bà đến uống với nhà cháu chén rượu nhạt". Rượu nút lá chuối sủi tăm, bây giờ là bia hà Nội đấy nhưng mà vẫn nói thế.

Với những người trẻ hơn thì câu kết là " mời hai bác đến làm giúp". Cho nên ở quê tôi có thời nói " đi làm giúp" tức là đi ăn cỗ. Ăn cỗ mà không phải mừng gì cả, đến làm cỗ giúp gia chủ và ăn luôn thôi. Tuy nhiên chỉ vài chục người làm, còn cả trăm người ngồi chơi, đánh cờ, uống nước... ăn cỗ không phải mừng gì cả, hay thế.

Khi cỗ đã bưng lên, gia chủ xếp khách ngồi theo theo thứ tự tuổi tác, từ trong nhà ra ngoài sân, coõ bưng lên đầy đủ rồi người đại diện gia chủ bao giờ cũng " có nhời" thế này: Kính thưa.... hôm nay... gia đình ông bà X nhà tôi có việc vui miừng ( gì đó), gia đình gọi là " lấy mâm làm cỗ" để kính mời trên các cụ. Các ông các bà, họ hàng nội ngoại, bạn bè gần xa chứng kiến cho.

Lấy mâm làm cỗ tức là cỗ tượng trưng thôi, đơn bạc lắm, chả có gì cả. Cỗ đủ các món mà vẫn nói thế. Một cụ đại diện dân làng cám ơn gia chủ, chúc tụng vaì câu rồi " kính mời trên các cụ và đông dân làng "ra chén". Lúc đó các mâm mới so đua, rót rượu.

Bây giờ nhưng kiểu nói như thế đang mai một dần, khó tránh khỏi.

--> Read more..

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2008

Bản lĩnh người Việt

Tối qua coi chương trình thời sự, cập nhật tin tức Olympic thấy có chuyện thế này. Đoàn ta hôm nay sẽ về, chỉ còn lại một hai nguời vì hết tiết mục tham gia. Ngoài caí huy chương bạc thì nhiều vận động viên thi đấu thua cả chính mình, chất lượng thấp hơn lúc tập. Cho nên một vận động viên bơi lội của ta xếp thứ 56 , tức là cách huy chương vàng đến 55 bậc. Vận động viên bắn súng của ta cũng tương tự.

Nụ cười của Ngân Thương VĐV thể dục dụng cụ không còn tươi như thế này nữa vì vừa bị phát hiện dính doping!

Lý do thì có nhiều nhưng chung nhất là sự hoảng hốt, choáng ngợp, sợ hãi của các vận động viên. Vận động viên bơi lội trên đây thành thật: Khi đứng trên cầu nhảy em không còn biết gì nữa, không biết mình làm gì nữa. Như vậy là mụ mỵ hết cả.

Vận động viên cầu lông ta tin là sẽ vào vòng 16 thì bị loại ngay từ vòng 32, thể hiện sự rúm ró trước đối thủ, nói không hiểu sao lại như vậy . Em đánh không được, tay nó không theo ý mình. Rất tội nghiệp.

Bản lĩnh người Việt ta yếu đuối thế sao? (Tất nhiên , có mấy vận động viên mà đã suy ra cả dân tộc là không được, nhưng nếu anh ta được huy chương vàng, người ta chả lôi ngay Tổ quốc ra đó sao. Mang vinh quang về cho Tổ quốc nhé!)

Tại sao ta lại hoảng hốt đến thế?

Một người cùng phòng tôi bảo, dân ta quen làm giả, tự thoả mãn với nhau rồi, bây giờ đến chỗ làm thật lại đông người là sợ hãi, như thằng xã quen bố láo bố toét ở xã giờ lên Trung ương ý mờ.

Không biết bao nhiêu mỹ từ khi gia nhập WTO kiểu như ra biển lớn, cất cánh bay lên... có phản ánh được thực sự thái độ của ta khi giao tiếp với thế giới không nhỉ? Hay cũng sợ hãi, lép về như đi thi thể thao ở TQ lần này?! Nghi lắm.

Chợt nhớ lại một bài báo Tết đầu 1980, GS Trần Quốc Vượng có nói ta vẫn tự nghĩ, vẫn tự hào mình là Rồng nhưng khi hoà nhập với thế giới, như nước tràn vào ngập các bờ vùng bở thửa, ta mới thấy rõ mình chỉ là một con rắn liu điu hoảng hốt.

Bây giờ thì câu ấy có dẫn chứng trực quan...

--> Read more..

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2008

Tư khai mạc Olympich BK đến 1000 năm Thăng Long

Trên VVN có bài Từ đêm kỳ ảo Trung Hoa đến một nỗi lo... viết rằng:

Cuốn cổ thư mở ra và mở ra mãi mãi. Hay có thể gọi đó là sách. Sách mở ra và mở ra mãi mãi. Người Trung Hoa mà đại diện ưu tú của họ là đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã gửi tới toàn thế giới một thông điệp. Nội dung bản thông điệp đó là : Sách (văn hóa) là nền tảng duy nhất dẫn đường cho nhân loại.

Cảnh đốt ngọn lửa Olympic Bắc Kinh thật giản dị nhưng thật kỳ vĩ. Một vận động viên cầm ngọn đuốc chạy dưới mặt trời. Vận động viên kia là một con người nhưng đó cũng là toàn bộ nhân loại. Cuốn cổ thư (sách) mở ra và dẫn đường cho nhân loại. Không có văn hóa, con người không tìm được lối đi, không tới được ánh sáng.

Dân tộc Trung Hoa cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới đã phải đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Nhưng cái duy nhất có ý nghĩa còn lại với thế gian này chỉ là văn hóa. Chính vì thế mà Trương Nghệ Mưu thay mặt dân tộc Trung Hoa nói với thế giới về dân tộc mình là nói về nền văn hóa vĩ đại và đặc sắc của họ.

Trên nền tảng là cuốn cổ thư (văn hóa) những điều kỳ vĩ của nhân loại được sinh ra. Chúng ta không tìm thấy ở đó sự hận thù, không tìm thấy ở đó những cuộc chinh chiến, không tìm thấy ở đó máu chảy, không tìm thấy ở đó người thắng kẻ thua… Chúng ta chỉ tìm thấy ở đó sự kỳ vĩ của trí tuệ con người và chủ nghĩa nhân văn cao cả.

Tôi không còn cách nào khác là gọi đêm khai mạc Olympic Bắc kinh là Đêm kỳ ảo Trung Hoa. Với tư duy ấy và với tư tưởng ấy, dân tộc Trung Hoa sẽ làm được những điều trong tương lai mà chúng ta không tưởng tượng hết được. Sau những giây phút kinh ngạc, xúc động và kính phục đối với đêm khai mạc Olympic Bắc Kinh, tôi bắt đầu nghĩ về dân tộc mình với một việc rất cụ thể: lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sắp tới của chúng ta.

Tôi có cơ sở để tin rằng chúng ta sẽ không làm được một lễ khai mạc cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đúng với tầm cỡ và ý nghĩa của sự kiện trọng đại này. Chúng ta phải thừa nhận mình còn rất kém cỏi và vụng về. Trong nhiều năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều đêm khai mạc các lễ hội diễn ra trong nước và chúng ta thất vọng. Tôi luôn luôn cảm thấy các đạo diễn hay tổng đạo diễn của những đêm khai mạc lễ hội hay đêm khai mạc các sự kiện lớn diễn ra trên đất nước ta rất lúng túng và không biết phải làm gì.

Những đêm khai mạc như thế, chúng ta luôn luôn bị rơi vào một trong hai “bi kịch” chính sau đây:

Một: Biến đêm khai mạc thành một sân khấu hội diễn quần chúng. Chúng ta thường cho diễn viên đóng những Anh hùng dân tộc đi đi lại lại, nói nói cười cười. Chúng ta tưởng như thế là tôn vinh các Anh hùng dân tộc. Nhưng hiệu quả hầu như ngược lại. Rồi xen vào đó là những màn minh họa các thời kỳ xây dựng, lao động và chiến đấu của địa phương đó hoặc là của cả dân tộc. Có những đêm khai mạc như thế còn kèm theo một lời bình dài như không thể kết thúc. Người viết lời bình như sợ tất cả những ai theo dõi không hiểu được cái gì đang diễn ra trước mắt họ nên viết như tường thuật vụ án. Đêm khai mạc Olympic Bắc Kinh hầu như không có một lời bình nào. Nhưng người Trung Hoa đã nói tất cả những gì cần nói về dân tộc họ và về thế giới này một cách giản dị nhưng vô cùng sâu sắc và kỳ vĩ.

Hai: Biến đêm khai mạc thành một cuộc tiểu diễu hành. Những lễ khai mạc như thế làm cho những người thường xuyên phải đi dự sợ đến “bạc tóc”. Cuộc nào cũng giống cuộc nào. Một trong những màn diễn sáo mòn và gây mệt mỏi nhất là màn biểu diễn trống. Nếu chỉ một lần và ở một lúc nào đó thì được. Nhưng lần nào cũng thấy trống. Cứ như Việt Nam là nơi sản sinh ra trống và duy nhất biết đánh trống. Rồi nơi nào thuộc vùng biển thì phải có thuyền có cá, nơi nào vùng núi thì phải có cồng chiêng hay rượu cần. Rồi thì nông dân xuất hiện, công nhân xuất hiện, bộ đội xuất hiện, công an xuất hiện, trí thức xuất hiện, văn nghệ sỹ xuất hiện… nghĩa là có lực lượng nào thì lực lượng đó phải xuất hiện. Chẳng lẽ Trung Quốc hay tất cả những nước khác không có những lực lượng kia và những nghề kia mà chỉ Việt Nam có?

Tôi biết khi chuẩn bị cho SEA Games tổ chức ở Việt Nam, người ta muốn có một slogan cho Ngày hội thể thao lớn nhất khu vực. Một giáo sư Malaysia, người vốn là kiến trúc sư trưởng của lễ khai mạc SEA Games tổ chức ở đất nước này đã đến Việt Nam và được hỏi về nội dung slogan đó đã viết hai chữ tiếng Anh: WE CAN (chúng tôi có thể). Lúc đó, thế giới và đặc biệt là khu vực đang muốn biết Việt Nam có khả năng tổ chức các sự kiện lớn của khu vực hay không. Nhưng người ta đã không chấp nhận hai chữ đó. Cuối cùng họ quyết định một slogan dài dằng dặc với đủ các nội dung mà đến giờ không ai nhớ nổi.

Nếu với tư duy như vậy thì đêm khai mạc Olympic Bắc Kinh sẽ phải diễn ra khoảng 40 giờ mới gọi là tạm đủ...

Chắc chắn Hà Nội sẽ bỏ ra không ít tiền cho lễ khai mạc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Mà bỏ tiền cho sự kiện ấy là rất xứng đáng. Một trận đấu với độ tuyển Olympic Brazil mà chúng ta còn dám bỏ ra mười tỷ cơ mà. Biết đâu cụ Lý Công Uẩn lại được một diễn viên chèo ăn mặc xanh đỏ bước ra chào mọi người và đọc Chiếu dời đô. Biết đâu những gì thuộc văn hóa và lịch sử của Hà Tây giờ đã thuộc Hà Nội cũng phải được xuất hiện. Thế thì phải có cuộc chiến của Sơn Tinh chống Thủy Tinh. Thế thì phải có cuộc diễu hành của các làng nghề Hà Tây. Thế thì phải có lụa Hà Đông phấp phới bay. Biết đâu chẳng có cảnh các chiến sỹ ôm bom ba càng lao vào xe tăng Pháp. Biết đâu lại chẳng có những đoàn quân tiến về Hà Nội năm 1954. Biết đâu lại chẳng có 12 ngày đêm chiến thắng B52 Mỹ vv…

Hãy nghĩ đến nền tảng văn hóa của Thăng Long và hãy để con người Việt Nam bay lên lộng lẫy và huyền ảo với những giấc mơ vĩnh hằng của họ từ mảnh đất thiêng liêng và huyền ảo này. Đêm khai mạc lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cho dù chúng ta làm ở quy mô hay hình thức nào cũng sẽ cho thấy khả năng tư duy, khả năng sáng tạo và giấc mơ mang tính nhân loại của dân tộc chúng ta.

...

Tác giả đưa ra nhiều ý kiến tâm huyết khiến các nhà tổ chức 1000 Thăng Long phải quan tâm và lo lắng. Còn tôi, sợ nhất là lại phải nhìn thấy con rồng thiêng bây lên ẩn hiện trong lịch sử lập đô hiện diện bằng bằng xốp , bằng vải và sơn phết dật dờ trên sân vận động Hàng Đẫy năm nào.

Người Việt mình ưa bình dị. Bình dị nó vừa "tầm tiền" và vừa tầm tổ chức. Xin hãy làm một lễ hội 1000 năm Thăng Long đúng với tinh thần Lý Công Uẩn:" Các khanh nghĩ thế nào?!".

Xem khai mạc Olympic Bắc Kinh tôi lại sợ một chiều hương khác, nó khiến các nhà tổ chức nổi máu "bắt chước" thì ngân sách lại oằn lưng mà sản phẩm thì khó ai tin là nó đáng đồng tiền bát gạo"...

--> Read more..

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2008

Mùa thu naỳ buồn hay vui

Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm. Trước ngày 8-8-08 được nhiều người coi là đại phát thì trời đất cũng vừa lập thu. "Ngô đồng nhất diệp lạc thiên hạ cộng tri thu".

Nhưng chúng ta đã không thấy một trời thu “đắm đuối, không của riêng ai”. Nước cũng không có cơ hội để phô diễn “làn thu thủy, nét xuân sơn”… vì mùa thu được chào đón bằng những một cơn mưa lũ do ảnh hưởng cơn bão từ biển Đông dội vào. Thông tin ban đầu cho thấy đã có đến hơn 100 đồng bào ta ở các tỉnh phía Bắc chết và mất tích. Nhiều gia đình đã mất nhà cửa. Thảm thương vô cùng.

Khi Trung Quốc khai mạc Thế vận hội hoành tráng với những thông điệp tốt lành về tình hữu nghị, về khát vọng hòa bình thì ngay tại Bắc Kinh, hai người khách Hoa Kỳ đã bị một người Trung Quốc đâm chết. Chiến tranh bắt đầu bùng nổ giữa Nga và Grudia…Lại bom đạn, chết chóc và hận thù.

Những thông tin mở đầu cho mùa thu 2008 như vậy đấy.

Hy vọng những tín hiệu xấu sớm qua đi…

--> Read more..

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2008

Học tập Ban Ki Moon

TP - Ông Ban Ki Moon có lẽ là Tổng thư ký (TTK) Liên Hợp Quốc (LHQ) đầu tiên trút bỏ bộ vét đen cùng chiếc cà-vạt lịch lãm để tới trụ sở làm việc ở New York (Mỹ) từ sáng 1/8 bằng việc mặc áo sơ-mi cộc tay.

Đây là hành động nêu gương của TTK Ban Ki Moon để phát động chiến dịch giảm việc lạm dụng điều hoà trong các trụ sở làm việc, góp phần cắt giảm hiệu ứng nhà kính và tiết kiệm chi phí cho LHQ khi giá năng lượng ngày càng tăng cao.

Chiến dịch “Cool UN” (Làm mát LHQ) kêu gọi tăng nhiệt độ máy điều hoà trong các văn phòng hành chính tại tổng hành dinh của LHQ từ 22 độ C lên 25 độ C và từ 21,1 độ C lên 23,9 độ C trong các phòng hội nghị.

Nhiều cố vấn cấp cao của ông Ban Ki Moon cũng noi gương TTK khi tới trụ sở làm việc ngày 1/8. Chiến dịch cũng kêu gọi không sử dụng hệ thống quạt thông gió và điều hoà trong những ngày nghỉ cuối tuần.

Các nhà ngoại giao và đông đảo nhân viên làm việc trong tổng hành dinh của LHQ được khuyến khích mặc áo sơ mi cộc tay đi làm hơn là đóng bộ vét, cà-vạt.

Michelle Montas, Phát ngôn viên của TTK Ban Ki Moon, cho biết, LHQ tiết kiệm được 100.000 USD trong chiến dịch kéo dài 1 tháng này. Các chuyên gia ước tính tổ chức này có thể tiết kiệm thêm 1 triệu USD nếu chiến dịch “Cool UN” kéo dài 1 năm.

Đây không phải sáng kiến mới , ông cựu Thủ tướng Kuzumi của Nhật Bản- một quốc gia giàu có thứ hai trên thế giới khi đương nhiệm cũng đã phát động mặc sơ mi thay vì comple để tiết kiệm năng lượng.

Vấn đề là xứ ta nghèo hơn họ nhiều lại đang phát động tiết kiệm, kiềm chế lạm phát mà chưa thấy có hành động nào cụ thể để biến những ý tưởng trên giấy thành hiện thực. Bao giờ Chính phủ có những có những hành động cụ thể như các vị trên đây nhỉ. Ngược lại, ta vẫn còn vô số thứ chi tiêu lãng phí trong lúc khó khăn này.

Các bác hiến kế đi, chúng ta bắt đầu tiết kiệm từ cái gì nào?!

--> Read more..

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2008

Chia buồn với 5/7 nhà báo

Ngày 1-8-2008, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Qúy Doãn đã ký quyết định thu hồi Thẻ nhà báo của 7 cán bộ, phóng viên có vi phạm nghiêm trọng. Trong đó, 5 trường hợp gồm:

ông Nguyễn Quốc Phong, Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên;

ông Bùi Văn Thanh, Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ Tp. Hồ Chí Minh;

ông Huỳnh Kim Sánh, Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Thanh Niên;

ông Dương Đức Đà Trang, Trưởng Văn phòng đại diện Báo Tuổi trẻ Tp. Hồ Chí Minh tại Hà Nội

Trần Đình Dũng (Việt Dũng), phóng viên Báo Khoa học và Đời sống vì đã vi phạm nghiêm trọng trong thông tin trên báo chí.

Những nhà báo trên đây bị kỷ luật nặng do liên quan đến việc đưa tin sau khi hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị bắt tạm giam. Riêng Việt Dũng thì liên quan đến bài Thủ tướng đi Hoa Kỳ.

Xin chân thành chia buồn với các nhà báo trên đây. Đây cũng là bài học sâu sắc cho anh em làm báo!!!

(Hai trường hợp khác bị thu thẻ là bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Tổng biên tập Báo Người cao tuổi, bà Hoàng Tuyết Oanh, cán bộ Báo Người cao tuổi bị Cơ quan điều tra khởi tố bị can về tội tham ô tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

--> Read more..

Flags

Flag Counter