Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Ghê rợn tục "Điểu táng"


Điểu táng là tập tục chôn cất người chết ở Tây Tạng, thuộc tỉnh Meldor Gungkar. Nghi lễ này có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào trên cao nguyên Tây Tạng, nhưng có ba điểm nổi tiếng và thuận lợi hơn cả, trong đó có Drigung.

Họ quan niệm đối với người chết thì linh hồn mới quan trọng, các thầy tu Latma sẽ cầu nguyện cho linh hồn qua đỉnh đầu thoát ra đi làm một kiếp khác.

Điểu táng tức là mang thi hài người chết cho chim xâu xé, đến hết sạch là được. Cụ thể điểu táng thế nào, mời cả nhà xem những hình ảnh dưới đây.
 

Sau khi đã cầu nguyện, người ta dùng ô tô, xe máy chở xác lên núi cao. Họ lấy những con dao lớn phanh thi hài để hấp dẫn đàn chim kền kền.








Chim sà vào trong phut chốc giải quyết hết phần thịt, chỉ còn trơ lại bộ xương. Một người thu dọn những xương này giã nát, trộn với bột lúa mạch để mời lũ chim xơi cho hết.


Tuy vậy, không phải ai cũng được dùng nghi lễ này, phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi không may qua đời không được điểu táng. Gia đình người chết không coi đây là việc đau buồn mà là giúp cho thân nhân họ giải thoát.


Việc chụp ảnh bị cấm vì cho rằng làm như vậy ảnh hưởng đến sự siêu thoát của linh hồn. Những tấm hình trên đây là chụp trộm.




 

28 nhận xét:

  1. Kinh hoàng quá bác ơi, nhìn người ta cầm đống xương mà rợn người quá.

    Trả lờiXóa
  2. :(( May em k0 ở Tây tạng.

    Thế mới biết sự va chạm giữa các nền văn minh nó khủng khiếp thế nào.

    Trả lờiXóa
  3. chết là hết mà, làm thế này bớt ô nhiễm môi trường hơn chôn hoặc đốt

    Trả lờiXóa
  4. Quan trọng là, người trước khi chết mong muốn mình được điểu táng, người còn sống cảm thấy việc điểu táng giúp siêu thoát cho người chết.
    Cũng như một số người khác lại muốn được địa táng (chôn dưới đất)/hoả táng (thiêu)/thuỷ táng (bỏ xác chết xuống nước cho cá ăn)/huyền táng (táng treo trên vách núi) hay một số khác lại muốn hiến xác cho y học.

    Đây là tâm nguyện của người chết, thuộc về tâm linh, chẳng hại đến ai, mà cũng chẳng làm ô nhiễm môi trường, vậy thì không nên gọi là "man rợ"

    Trả lờiXóa
  5. Hihi, cái quan trọng là cách nhìn sự việc, đối với các dân tộc khác điều này là man rợ hay kỳ quái, nhưng với người Tây Tạng thế mới "gút", có khi người ta lại coi việc hỏa táng hay địa táng là man rợ cũng nên. Cho nên chân lý bên này dãy Pyrénées chưa hẳn là chân lý ở bên kia dãy núi :-)

    Trả lờiXóa
  6. Chi cung da xem qua nhung phong tuc nay roi, nhin thi so that, nhung nhu anh NHP noi rat dung. Vi day la phong tuc la nghi le cua tung dan toc o dat nuoc nay.

    Trả lờiXóa
  7. 1- Xuất hiện một câu hỏi làm người thích tìm hiểu đạo Phật băn khoăn: Phật giáo không chấp nhận có linh hồn vỉnh cửu vì như vậy trái với điều Phật day "Chư hành vô thường chư pháp vô ngã". Đã vô ngã thì không còn gì vĩnh cữu nữa.
    2- Đạt lai Lạt Ma thuyết giảng bên Mỹ không nói có linh hồn trong khi ộng là đệ nhất giáo chủ tinh thần của người Tây Tạng
    3- To ro nên tìm đọc bộ sách '"Tây Tạng sinh tử thư" nói về vấn đề này
    4- Qua vụ điểu táng này mới thấy người đánh nhau chủ yếu do khác văn hóa. PNH nói phải lắm

    Trả lờiXóa
  8. Có lẽ các nền văn hoá sẽ mãi cùng chung ghét thói tục ''đểu cáng'' là cái chắc anh nhỉ.

    Trả lờiXóa
  9. @bulukhin, @huynhtran, cám ơn 2 bác đã nhắc đến. Tôi cũng có những suy nghĩ như bác Bu, có dịp tìm hiểu kinh kệ, đến chùa chiền bây giờ, nghĩa là chuyện đạo Phật ở VN thôi, tôi thấy có nhiều điều rối trí khó hiểu quá. Đức Phật là người tìm ra "Đạo", là Con Đường Đi để ngài đạt được An Nhiên Tự Tại ngay lúc còn đang sống. Để đạt được điều này chừng như tất cả nằm trong 4 chữ "Từ Bi Hỉ Xả". Đừng quên ban đầu Đức Phật là một nhà tu Bà La Môn, sau ngài thấy tu tập theo đạo phái này cũng không làm sao tìm ra Chánh giác cho nên ngài đã tự đi theo con đường của ngài và đắc đạo, và sách vở có nói đến câu này mà tôi tin là của Phật: Ta là Phật đã thành, Chúng sinh là Phật sẽ thành. Như vậy chuyện thần chú Án ma ni bát mê hồng, hay kinh kệ có nhắc đến một cõi Cực Lạc mà ở đó Đức Phật là Giáo chủ, cung điện lợp ngói lưu ly, cây cối bằng pha lê... nghe hoang đường quá...
    Các tôn giáo khác,Thiên chúa giáo chẳng hạn, tin có Thượng đế (Đức chúa trời) ngài là người sáng lập ra vũ trụ, muôn loài (tôi không nói tới tính khoa học)...
    Bây giờ tôi thấy có nhiều người năng tới chùa kinh kệ, tin vào Đức Phật y như thế, là một đấng phép tắc quyền năng, như Đức chúa trời... Rõ ràng không phải thế!

    Trả lờiXóa
  10. Theo Phật dạy, con người ta vô ngã, không có linh hồn bất tử, gặp duyên thì thành, hết duyên thì tán, đâu có nói đến linh hồn bất tử. Nhưng vậy thì cái linh hồn luân hồi, có kiếp trước kiếp sau là sao? Mong các bác định hướng cho anh em.
    Còn về chuyện điểu táng, theo cái nhìn của ta thì ghê rợn thật, không chấp nhận được (và không có đàn kền kền để thực thi điểu táng) nhưng phải nó là rất hiệu quả, nghĩa là người chết không chiếm mất đất hay tốn kém chi phí như điện táng. Ở ta hiện nay do tình trạng xi măng hóa mồ mả nên đất nghĩa địa là một vấn nạn lớn. Suy cho cùng cũng đều về với đất cả, con cháu sau này nó cũng đâu quan tâm đến viễn tổ... Nếu ta hỏa táng rồi mang tro rải xuống sông hay ra biển được thì tốt.

    Trả lờiXóa
  11. "Theo Phật dạy, con người ta vô ngã, không có linh hồn bất tử, gặp duyên thì thành, hết duyên thì tán, đâu có nói đến linh hồn bất tử. Nhưng vậy thì cái linh hồn luân hồi, có kiếp trước kiếp sau là sao? Mong các bác định hướng cho anh em."

    Huhuhu...có lẽ phải có một ẻn dài dòng nhiều kì ...TORO à

    Trả lờiXóa
  12. Đừng huhuhu nhé bác Bu ơi! M và Toro..lại lót dép ở cửa Mul chờ xem bài của Bác và bác PNH nói về đề tài này nhé!

    Trả lờiXóa
  13. "Bây giờ tôi thấy có nhiều người năng tới chùa kinh kệ, tin vào Đức Phật y như thế, là một đấng phép tắc quyền năng, như Đức chúa trời... Rõ ràng không phải thế!"

    PNH nhận xét rất đúng, do nhận thức sai nên người ta xem đức Phật là một đấng quyền năng. Chúng sinh đến chùa để thưc hiện một cơ chế xin cho như cơ chế bao cấp một thời ở xã hội ta. Giáo lí đức Phật giúp ta tự thắp sáng ngọn đèn trí huệ để tìm đường đi đến giác ngộ và giải thoát....

    Trả lờiXóa
  14. Ghê quá đi thôi, tối nay mà có mê thấy ác mộng là do tội của ẻn này đấy nhà báo nhé!

    Trả lờiXóa
  15. Các bác ạ, có lẽ chúng ta phải phân biệt điều này, Đức Phật và Đạo Phật, cũng như Jesus và Đạo Thiên Chúa. Chấp nhận sách vở chúng ta cứ coi như Đức Phật và Đấng Jesus là những nhân vật có thật, là 2 con người bằng xương bằng thịt, tuy lồng vào đó là những huyền thoại, chẳng hạn Đức Phật được hạ sinh ở... nách, khi mới sinh ra đã giơ ngón tay chỉ lên trời phán "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn", còn Đấng Jesus được sinh ra do mầu nhiệm của Chúa Trời, Mẹ của Chúa Jesus vẫn đồng trinh... Đức Phật không phải là Thượng đế hay thần thánh gì hết, rõ ràng ngài thấy được nỗi khổ của kiếp nhân sinh, nên tuy là hoàng tử của một vương triều ngài vẫn bỏ đi tìm sự giải thoát, sau bao nhiêu năm tu tập đủ cách (nghiền ngẫm triết lý nhân sinh, khổ hạnh ép xác...), cuối cùng ngài đã tìm được Bến Giác, nghĩa là sự Giác ngộ, An Nhiên Tự Tại, ngay chính lúc ngài còn sống, tôi xin nhấn mạnh là chính lúc ngài còn sống, chứ không phải sau khi tịch diệt ngài mới đến được cõi Tây phương cực lạc, hay một cõi Niết bàn nào... Còn Đạo Phật, kinh Phật... là do những người đời sau "bày ra", dùng hình ảnh, tư tưởng của Đức Phật để ngày càng cổ xúy cho những điều xem ra là hoang đường, hoang tưởng... như Niết bàn, Cõi cực lạc, Thập điện diêm vương... quỷ sứ, đầu thai, luân hồi...
    Tôi nhớ đọc cuốn sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma (ngài được cho là hóa thân của Đức Phật), ngài nói có nhiều người đến cầu xin ngài ban phép lạ, nhưng ngài chẳng có một quyền phép gì để ban phát cho ai hết, ngoài sự chân thành đối với tất cả mọi người...

    Trả lờiXóa
  16. Người ta chọn những nơi xa ''cửa khổ'' của mẹ làm lối vào đời của thánh thần. Hèn chi nhiều người sau này thích sinh mổ. Hihi

    Em vẫn thích người ta thực sự có linh hồn các bác ạ.

    Trả lờiXóa
  17. Cool đang nhức đầu vì đám tang gần nhà cho tụng kinh và...hát karaoke qua micro váng cả óc đến hơn nửa đêm mà xem ra vẫn còn văn minh hơn điểu táng này :(

    Trả lờiXóa
  18. Nếu các bạn đọc "Đức Phật lịch sử" của H W. SCHUMANN (người Đức) do Trần Phương Lan dịch, Hòa thượng Thích Minh Châu giới thiệu, NXB TPHCM -2000 thì sẽ thấy đức Phật hiển hiện như một người bình thường. Hoàn toàn không có chi tiết nào là hoang đường. Người có vợ, có con, đi tu, và qua đời do ngộ độc thức ăn. Một gả thợ rèn chiêu đãi ngài bữa tiệc chay trong đó món nấm. Khi ngài qua đời các đệ tử khó khăn lắm mới xoay đủ kinh phí để mua củi làm lễ trà tì.....

    Trả lờiXóa
  19. @bulukhin, tôi nghĩ đấy mới chính là hình ảnh của Đức Phật, cũng như hình ảnh của Đức Jesus là đầu trần chân đất trong sa mạc...

    Trả lờiXóa
  20. Anh H noi dung. Nhung nguoi doi sau them that vao Thich Ca, Gie su nhieu dieu ma cac ngai khong noi. Nhu o ben dao Thien Chua lay ngay 15-8 la ngay Duc me hon xac len troi. Troi ay la cho nao?
    Da la ton giao la phai co Niem tin. Neu khong tin ma lat di, lat lai van de thi... cac Thay, cac Cha cung bo tay. Hii...

    Trả lờiXóa
  21. Một tôn giáo nhất thiết phải có 3 yêud tố
    1- Giáo chủ
    2- Giáo lý
    3- Thần thoại
    Sau khi Thích Ca nhập diệt thì yếu tố thứ 3 càng tăng tiến.
    Khi nói về số kinh Phật hiện có, Giáo sư EDWARD CONZE trong quyển Lược sử Phật giáo viết: "Trước tiên cần phải nói rõ rằng không có một tiêu chuẩn khách quan nào cho phép chúng ta chọn ra được những phần nào trong số kinh điển này là do chính đức Phật đã nói ra"

    Trả lờiXóa
  22. Hihi, người đời sau "thích" gán cho các ngài quyền phép thần thông, hô phong hoán vũ, trong khi cái giá trị đích thực của các ngài là tư tưởng, nhân cách sống và xử thế...

    Trả lờiXóa
  23. Do đó trong đầu mỗi kinh sách của Phật giáo luôn có câu : "如是我聞" = "Như thị ngã văn:" = "Tôi nghe như vầy:"
    Còn muốn xác mình thêm lần nữa thì chúng ta lại .. đi tìm ngài Ananda - người lập "biên bản" cho những lần đức Phật giảng pháp - để hỏi lần nữa vậy..

    Trả lờiXóa
  24. @huynhtran, "như thị ngã văn" (Ta nghe như thế), aha, cái này là để dễ... đổ thừa chị Huynhtran à, có gì dễ nói, ta nghe như thế chứ đâu phải ta nói... Hì hì!

    Trả lờiXóa
  25. Chính cụ Thích Ca cũng khiêm tốn và thành thật nói rằng: Ta như ngón tay chỉ mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng. Cụ không dám lấy mình làm tấm gương hoàn hảo cho môn đệ noi theo mà...
    Do nhu câu của Phật tử, họ cần danh, lợi, sức khỏe, tiền bạc... nên buộc cụ Thích phải gánh thêm những khả năng phù hộ độ trì đấy ạ.

    Trả lờiXóa
  26. Phong tục ai thấy đúng thì theo không sao. Theo cách nhìn của người mình thấy vẫn ghê ghê, Em đang nghĩ VN mà có ai theo tục này, xong lại có nhóm khác thích nhậu "chim nhà đòn" thì .....

    Cái hình thứ nhì, "nạn nhơn" bị trói và bịt mặt, trông không giống xác chết đựơc đem đi táng mà giống một vụ thanh trừng dã man kiểu trung cổ anh Toro à.

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter