Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Dị ứng chữ L

Một anh bạn tôi nguyên là Thư ký riêng cho một lãnh đạo. Khổ nỗi, lãnh đạo nói ngọng, chữ L luôn ngọng thành N, kiểu như "nực nượng", "năn nộn", "nuột pháp"... vì vậy, trong các bài phát biểu soạn cho sếp luôn luôn phải tránh dùng chữ L. Nói cho nó có chữ nghĩa là "kỵ huý".

Anh bạn tôi bảo: Nghĩ lại mình cũng tài thật, có bài diễn văn 3 trang mà tôi không dùng một chữ L nào nên lãnh đạo đọc quá "nuột". Công nhận có lúc mình giỏi...

May mà chỉ kiêng chữ L trong diễn văn chứ kiêng tất thì có mà... "hỏng hết bánh kẹo"các bác nhỉ?! Hee...

--> Read more..

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Tôi được ăn... thịt

"Có nhà thơ ở nơi đâu trên thế giới làm thơ về miếng thịt như một ám ảnh, một mơ ước xa vời: "tôi hãy tưởng tượng một hôm tôi được ăn thịt/ tôi vui vẻ nói cười/ miếng thịt có khúc mỡ dày/ chảy tuột qua cuống họng tôi/ hai mắt tôi mở to/ tôi ngồi dưới đất và/ đĩa thịt rất nhiều trước mặt..." [bài "tôi được ăn thịt"], đấy là những câu thơ hiếm hoi bộc lộ niềm vui thật trẻ thơ của ông. Nhưng đó chỉ là trong mơ, "...nửa đêm cả nhà thức dậy thắp đèn bắt muỗi/ thấy máu nghĩ tới bữa ăn lúc tối/ đứa có thịt ăn lại không bị muỗi rệp cắn/ tôi chưởi..."" ...tôi thèm một miếng mỡ/ miếng mỡ to và dày nằm trong một thứ nước đặc/ đóng váng/ miếng mỡ ở trong miệng tôi/ tôi cắn/ miếng mỡ kêu bụp đứt ngang/ nước chảy giữa hai hàm răng... tôi đứng dậy/ nuốt nước miếng. ". Tôi chưa bao giờ tưởng tượng cái thôn Vỹ Dạ nên thơ của Hàn Mặc Tử ngày xưa [lá trúc che ngang mặt chữ điền], nơi Trần Vàng Sao sinh sống từ ấu thời đến nay lại có một nhà thơ bị ám ảnh "no ấm" đến vậy ".

Vừa đọc đoạn này trên một bài giới thiệu sách mới, đó là thơ của nhà thơ Trần Vàng Sao- mà những năm chống Mỹ học trò từng biết đến. Nỗi khốn khó mà nhà thơ nêu lên đọc mà đau như xát muối. Không biết bây giờ cuộc sống của ông đã khá lên chưa, trông ảnh thì thấy ông thật tiều tuỵ.

--> Read more..

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Yêu xác chết

VNN đăng tin một ông ở Quảng Nam, yêu vợ quá, nên sau khi vợ chết tối nào cũng lên mộ vợ để ngủ. Chưa "đã", ông ấy còn đào đường hầm để chui vào mộ vợ mà ngủ. Nghĩ đến thi thể đang thời kỳ phân huỷ mà rợn người.

 Cuối cùng, thấy bất tiện, ông áy nặn tựơng thạch cao rồi đào xác vợ lên cho vào trong tượng, mặc áo mặc quần, đưa lên giường ngủ. Suốt 7 năm qua ông ấy ôm xác vợ ngủ như vợ còn sống. Mỗi đêm trôi qua thế nào, phải huy động sức tưởng tượng của bạn đọc ...

Người ta bảo có bệnh "yêu xác chết". Bệnh này có nhiều lý do...

Theo đạo Phật, sau khi chết nên hoả táng để thân thể thành tro bụi, linh hồn không còn quyến luyến cái thể xác ấy nữa, dễ siêu thoát hơn.

Theo quan niệm ấy thì ông già chung tình ở miền Trung "Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau" nhỉ?!

--> Read more..

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Hành mỡ phi thơm và vấn đề đạo đức

 

-Báo Thanh niên đăng loạt bài về công nghệ làm hành phi mà kinh hãi quá anh à. Té ra họ đều  xài dầu bẩn để phi hành. Nguồn chủ yếu của thứ dầu này là … hố ga của các khu chế biến nông sản.

-Dư luận chưa nguôi vụ bao nhiêu tấn mỡ thối, lại thêm chuyện này được phát hiện…

-Khi hành đã thơm phức thì ai biết đâu anh nhỉ?

-Ở ngoài Bắc nhiều người cũng sợ món hành phi này rồi em ạ. Thứ nhất là hành khô được ngâm tẩm thuốc chống mối mọt, cực kỳ nguy hại cho sức khoẻ con người; thứ hai là nhiều loại hành phi giả, không phải là hành mà là cùi bưởi thái nhỏ. Nếu tinh ý, chỉ cần ngâm vào nước một lát là “hành” hiện nguyên hình em à.

-Quốc hội đang bàn đến Luật An toàn thực phẩm đó. Có cách nào ngăn chặn những hành vi coi thường sức khoẻ, sinh mạng ngươì tiêu dùng này hiệu quả hơn được không anh?!

-Cái này Quốc hội sẽ nghiên cứu nhưng anh thấy vấn đề nghiêm trọng hơn mà luật lệ khó điều chỉnh.

- Vấn đề gì anh?

- Đạo đức. Chỉ cần lướt qua báo chí những ngày gần đây ta đã thấy bao nhiêu tin kinh hoàng về sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Một phụ nữ dám đang tay xuyên cây kim cả chục cm vào đầu đứa trẻ sơ sinh vô tội; một phụ nữ chỉ vì giận chồng dám vứt đứa con mình dứt ruột đẻ ra xuống giếng; một thanh niên vừa lĩnh án vì sát hại bố rồi chặt ra nhiều mảnh; một thầy hiệu trưởng mua dâm học trò…

- Nhức nhối đến rùng mình anh à. Ai có thể ngờ một đất nước có truyền thống đạo lý bền chặt hàng ngàn năm như ta mà đạo đức lại sa đoạ đến như vậy. Ở trong này cũng có vụ cậu ruột chặt ngón tay cháu mình kìa…

-Do đó, anh thấy những người làm thực phẩm độc hại để có lợi nhuận cao, những người rải đinh trên đường để có việc làm, những người loè bịp để bán vòng ti tan giá cao… đều do căn bản đạo đức không còn. Khi trong thâm tâm họ chỉ còn có tiếng gào thét của đồng tiền thì họ sá gì những thủ đoạn bất lương.

-Có cách gì cứu vãn không anh?

-Câu hỏi khó quá nhưng không thể không nghĩ cách trả lời để khắc phục em à. Có lẽ sau những rao giảng giáo điều, người dân cần có những tấm gương đạo đức. Học trò không thể thôi quay cóp khi thầy cô cũng gian lận vì bệnh thành tích; không thể học thói liêm chính khi bố mẹ nó đưa hàng ngày vẫn chạy chọt, biếu xén phong bì… Xã hội cần lắm những người trên làm gương tốt cho kẻ dưới.

                                                                                     

--> Read more..

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2009

Lạnh và khô nẻ

Đó là đặc điểm thời tiết hiện nay ở Hà Nội và miền Bắc nói chung. Do độ ẩm quá thấp nên da mặt ai cũng bị khô ráp, nứt nẻ.

Hôm qua ngồi ở Nhà hàng Bánh Tôm Hồ Tây thật buồn cười khi thấy một anh chàng nhân viên nhà hàng đứng tô môi một cách kỹ lưỡng. Tưởng tay này xăng pha nhớt, hoá ra không phải, nó bôi kém chống nẻ.

Ngoài này có câu: "Bà khen con bà xinh, con bà tốt/ Đến tháng Mười một bà biết con bà " là thế. Da ai cũng xấu tệ...

Tôi rất thích những hôm trời thật lạnh... Cô nhân viên trong phòng thấy nói thế cươì rất nghi hỏi:" Ô... Tại sao anh thích trời lạnh, nói đi...?". Hỏi thế thì ai trả lời được.

Nhưng đi đường, hơi lạnh phả vào mặt có cái gì đó rất thú vị."Nghênh diện thu phong trận trận hàn"...

Tuy nhiên, tớ thích lạnh nhưng không thích khô nẻ, hay ngược lại là mưa phùn gió bấc.

Nói chuyện này để các bạn phía Nam chia sẻ với nguời ngoài Bắc...

--> Read more..

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Tự kiểm điểm

Không biết các cơ quan ngoài nhà nước có lệ này không chứ cơ quan có tớ có cái lệ "rất tệ" - tớ nghĩ thế, là hàng năm mỗi người phải tự kiểm điểm, đọc lên trước đơn vị để mọi người góp ý.

Nhiều người có bản mẫu từ năm ngoái, sửa đổi vài chữ là lại in ra và đọc. Cũng chẳng ai có ý kiến gì...

Tớ đã là công chức bao nhiêu năm nay rồi mà vẫn ngại tiết mục này. Mình nhận xét người khác nghe chừng vô lối. Khen trước mặt họ thì ngượng mồm, chê lại càng không được phép. Tớ đành im...

Tuy vậy, mình cũng tự kiểm điểm lại mình xem 1 năm qua mình có OK không? Thấy ổn là được. "Em" xin mức Lao động tiên tiến.

Cuối cùng ai cũng như ai... Nhưng có những lời nói ra thành vết thương lòng.

Cái này tàn dư của kiểu quản lý bao cấp chăng?!

--> Read more..

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Ngày Nhà giáo... nhớ ngày xưa

Một trong những ngày không thể nào quên trong ký ức thời học trò là ngày 20-11 hàng năm. Hồi ấy còn gọi là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Mỗi đứa góp vài hào và một ít hoa, nhà nào có hoa gì thì góp hoa đó, chủ yếu là hoa hồng và mào gà. Chúng tôi thường mua một cuốn sổ và cái bút máy làm quà tặng cô… Chỉ có thể thôi nhưng chúng tôi đi có khi đến dăm bảy cây số để đến chúc mừng thầy cô. Thường là chỉ có quà tặng thầy cô chủ nhiệm, còn nhiều thầy cô khác chúng tôi chỉ thăm và chúc mừng bằng lời và mấy đoá hoa dân dã…

Không chỉ đi thăm các thầy cô đang dạy mà bao giờ chúng tôi cũng đi thăm thầy cô giáo cũ. Cả 4 năm cấp 1 chúng tôi học cô Phùng Thị Uyên ở xã bên cạnh, nên những năm cấp 2 không năm nào bọn lớp cũ chúng tôi không rủ nhau đến chúc mừng cô.

Năm nào cũng chỉ có thế mà háo hức vô cùng.

Tôi có bà cô làm giáo viên cấp 1 ở Lạng Sơn. Cô kể, ngày 20-11 học trò kéo đến tặng cô một quyển số, lại một nải chuối nữa và ba quả cam. Bọn trẻ, đa số là con em các dân tộc ít người, thưa vì mua sổ xong vẫn còn thừa tiền nên mua nải chuối, mua xong vẫn còn thừa nên mua 3 quả cam mới hết tiền… Nhìn lũ học trò mồ hôi nhễ nhại vì đi bộ, hai má đỏ hồng, mắt đen láy mà cô xúc động trong lòng.

Bà cô tôi nay đã 70 tuổi, lũ học trò ngày ấy cũng đã lên ông lên bà, nhiều người đã thành đạt. Mỗi khi nhắc lại chuyện ấy cả nhà đều rất vui.

Ở thành phố thì hồi đó ngwoif ta hay tặng cô mấy quả cam (Không có phong bao như bây giờ) nên dân gian còn gọi chệch là "Ngày hiến cam các nhà giáo". Hii...

Bây giờ tôi có bà chị dạy học ở quê. Hỏi chị 20-11 vui không? Chị bảo đến mệt người, không lẽ nói các em không cần đến. Sao thế?

-Học sinh bây giờ không như mình ngày xưa đâu. Nó không có sự nể sợ cô giáo như ngày xưa mà suồng sã, cợt nhả. Có cô giáo là con dâu mới về nhà chồng mà 20-11 lũ học trò kéo đến lại ra vườn trèo cây, hái ổi, làm tan hoang cả vườn nhà cô. Mà cô ngại không dám nói chứ…

Quả thật, đối với thế hệ chúng tôi  hình ảnh thày cô giáo thật thiêng liêng, như không phải người bình thường. Tôi nhớ khi đã học cấp 2 mà bất chợt nhìn thấy thầy giáo dạy văn rẽ vào hàng thịt chó mà tôi kinh ngạc và nghĩ ngợi mãi không thôi…

Bây giờ mình lại là phụ huynh học sinh. Ngày 20-11 mình thay con đi chúc mừng các cô giáo của con ( bây giờ hình như ít thầy giáo hơn xưa).  Dù đi thay con nhưng ký ức tuôỉ thơ vẫn khiến mình nhìn thày cô giáo với con mắt trân trọng, thiêng liêng, tuy nhiên quà cho cô của con khác với quà cho cô giáo mình ngày trước...

Không biết các bác ở trong Nam trước 1975 có ngày này không?!               

--> Read more..

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

Đặt tay...

Thuthuy kêu nhà vắng người, kẻ trộm khoắng sạch... Nghe hoảng quá. Ghi vài câu thơ tặng Thuythuy. Mấy câu này nổi tiếng trước 1975 ở Sè Gòng.

Đặt tay vào chỗ không thể đặt

Thế mà đặt được chẳng làm sao

Mười năm gặp lại trên hè phố

Cười tủm còn thương chỗ đặt vào.

Lứa trên dưới 40 như Thuthuy ... đọc chắc có nhiều liên tưởng thú vị

--> Read more..

Flags

Flag Counter