Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008

Mất ' khói lam chiều"...

Hôm qua bất chợt nghe bài “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tôn “ Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên… Trước xóm sau thôn tựa khói lồng/ Bóng chiều man mác có dường không” mới gịât mình là lâu lắm rồi mình không còn nhìn thấy khói lam chiều nữa. Cái làn khói màu lam lúc chiều ta, bay lên từ mái nhà nép dưới bóng tre đẹp lắm, nó là biểu tượng của sự no ấm và sum họp.

Gõ thử lên Google, chỉ 0,7 giấy đã có đến 23.5000 tài liệu có “ khói lam chiều”, đủ cho thấy hình ảnh này sâu nặng trong tâm hồn người Việt, nhất là những ngươì xa quê như thế nào…

Vâỵ mà cái khói lam chiều ấy đang mất đi một cách nhanh chóng. Không chỉ đô thị mà cả nhiều vùng nông thôn đã không còn đun bếp rơm rạ nữa, họ sử dụng bếp gas rồi. Quê tôi thì thật sự không còn là làng quê nữa, không ai còn trông thấy “ mái tranh nghèo” có “ khói lam chiều” phảng phất.

Làng tôi là “ quê lụa” nhưng bây giờ cũng không còn tiếng thoi đưa lách cách “ được ví như “ trái tim của làng dệt” nữa.

Cuộc sống đã xuất hiện nhiều cái mới rất tiện ích, nhất là Internet, nhưng cũng làm mất đi nhiều cái gắn bó với chúng ta. Mất thú viết thư và nhận thư chẳng hạn. Thư viết tay, vừa viết vừa nghĩ kỹ lắm vì không muốn tẩy xoá hay viết lại. Hồi hộp gửi đi và “ lưu luyến mong hồi âm”… Bây giờ nhanh hơn, người ta gọi điện thoại, nhắn tin, thư điện tử… cả rồi.

Có người nói, mất cái đó ta được cái khác. Hẳn rồi. Họ nói, ngày xưa nghèo khổ quá con người đối với nhau tệ. Tệ bạc do thiếu đói… Cũng có thể như thế. Tuy nhiên, cuộc sống sung túc hơn xưa nhưng có vì thế mà người ta tốt với nhau hơn không nhỉ? Tôi thì không dám chắc…

--> Read more..

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2008

"Bệnh mù màu" đang lan toả

Mùa cưới đang vào thời cao điểm, trên đường phố không thiếu hình ảnh những đám ăn hỏi, đám đón dâu tấp nập… Chỉ có điều, thay vì màu đỏ náo nức, ấm áp trong màu sắc lễ ăn hỏi, xe cô dâu trong lễ cưới năm nay lại là gam màu đen trắng.

Một lần thấy chiếc xe đi đón dâu màu đen, viền hoa trắng và những dải ru băng, nơ trắng phấp phới, tôi thấy rất phản cảm, không thể không nghĩ đến hình ảnh chiếc xe tang, đến “ Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi” trong thơ Nguyễn Bính. Tại sao ngày cưới được chọn ngày chọn giờ, được kiêng kỵ kỹ lưỡng, từ người đại diện, người trải chiếu… mà lại bỏ qua màu sắc nhỉ? Càng nghĩ, tôi càng có cảm giác, về khía cạnh văn hoá, chúng ta đang có hội chứng mù màu.

Trong việc hôn nhân, đầu tiên là đám ăn hỏi, người ta vẫn duy trì việc mang lễ vật đến nhà gái bằng những tráp sơn son, phủ khăn lụa điều. Đương nhiên, những người dẫn lễ , nhất là người đại diện phải là người vợ chồng song toàn, con cái đầy đủ, gia đình êm ấm… Những chữ song hỷ, đương nhiên cũng màu đỏ, dán lên từng quả cau một cách cẩn thận.

Trái ngược với màu sắc ấm áp, vui tươi của lễ ăn hỏi, xe cô dâu năm nay lại theo gam màu đen trắng, trông lạnh lẽo và u buồn vô cùng.

Tất nhiên ta hiểu rằng, hai gam màu của lễ ăn hỏi và đám cưới theo hai quan niệm khác nhau, phương Đông và phương Tây. Ngày cưới chú rể mặc comple đen, lễ phục trang trọng nhất của đàn ông và cô dâu mặc váy trắng, thể hiện sự trong trắng, trinh bạch… Xe hoa cũng theo tông màu đó.

Thôi đành coi đó là sự kết hợp Đông Tây vậy…

Tuy nhiên đến đám tang thì sự mù màu không thể biện hộ được. Xưa nay, dù Đông hay Tây thì tang lễ bao giờ cũng gắn với màu lạnh và chủ yếu là đen trắng. Ta thì để tang bằng khăn trắng, Tây thì dùng băng đen.

Nếu chúng ta để ý trên phim Tàu, những đám tang bao giờ cũng tràn ngập màu đen trắng, đôi chút màu vàng nhạt, xanh nhạt của đối trướng. Người Việt cũng như vậy, đối trướng viếng đám tang bao giờ cũng là màu trắng, hay vàng nhạt, xanh nhạt…

Bây giờ ở ta, trướng viếng tang cũng màu đỏ, thêu chữ vàng. Ít người biết chữ Hán nên không hiếm trường hợp mua nhầm trướng đám tang mừng đám khánh thọ và ngược lại. Nhiều gia đình sau đám mừng thọ không dám treo những bức trướng này vì sợ người ta nhầm nhà mới có đám tang…

Màu đỏ là màu của lửa và máu, có cường độ mạnh, dễ bắt mắt… vì thế gây cảm giác hưng phấn, vui vẻ, ấm áp, hội hè. Vàng là màu của tia nắng mặt trời, gắn liền với niềm vui, nhưng có tính trung gian. Đây cũng là màu của nhà chùa. Những màu xanh, tím, đen trắng gây cảm giác trầm lắng, suy tư và u buồn. Đó là tín hiệu chung của màu sắc mang lại cho con người.

Tại sao ta đánh mất chuẩn mực văn hoá trong sử dụng màu sắc nhỉ? Tại sao mỗi cá nhân đi dự đám tang không ai mặc áo đỏ mà đám đông lại mặc nhiên chấp nhận sự “ mù màu” nhỉ?



--> Read more..

Tâm tư của người thầy

Sắp đến Ngày Nhà giáo VN lại có thông tin UNESCO vừa xếp hạng nền giáo dục VN chỉ hơn 1 nước cuối cùng trong 140 nước xếp hạng. Ta tụt 40 bậc so với năm 2000... Trong khi đó, VN đang xây dựng bảng xếp hạng đại học của riêng mình. Trước đó là con số 20 ngàn TS và rừng bia TS ở Hoà Bình... gây nhiều tranh cãi.

Nói chung là cái sự học ở một nước có tiếng là " háo học" như VN vẫn chiếm không ít diện tích trang báo và chiếm tỷ lệ không nhỏkhoản ngân sách ít ỏi của các gia đình...

Xin đăng một bài của thầy Phạm Duy Nghĩa- Trưởng bộ môn Luật Kinh doanh Khoa Luật ĐHQG HN, nói về tâm tư của thầy xung quanh đẳng cấp ngoại hạng của Đại học VN.

Phải dám so mình với thế giới

Từ mười năm nay tôi đón Ngày nhà giáo như đón gió đông về. Những bó hoa, những lời chúc chen giữa những thế hệ học trò nhọc nhằn mưu sinh.

Người ta trở nên nhiều lời một đôi ngày, để rồi “lối cũ ta về”, chỉ còn lại vô vàn lời chất vấn cho ngành giáo dục. Từ sách giáo khoa cho đến đồng phục đại học, sức ép cải cách sự dạy và học đã nổi đầy trên mặt báo.

Không muốn góp thêm lời phàn nàn, không mơ ước sự kỳ diệu của Gióng, bài viết dưới đây góp vài thiển nghĩ tản mạn vì những trường đại học xứng đáng cho thế hệ con cháu chúng ta...

Yếu vì chưa bao giờ dám so mình

Các trường đại học nước ta yếu, yếu vì chúng ta chưa bao giờ dám so mình với thế giới bên ngoài. Không thể lọt vào danh sách 55 trường có uy tín ở Đông Nam Á, hi hữu có bài nghiên cứu đăng đàn quốc tế, hàng trăm trường đại học VN trở thành “ngoại hạng” chẳng thể so sánh với ai. Để ganh đua giành giật lấy thịnh vượng thời nay, ngoài cơ bắp, một dân tộc chỉ mạnh nếu có trí tuệ.

Nếu 180 người dân sẽ có một nhà kinh doanh, khi ấy tương lai của đất nước này tất yếu phải nhờ cậy vào sự lèo lái thông minh của giới doanh nhân, trí thức và quan chức.

Đã quá muộn để so chúng ta với thế giới bên ngoài, và cũng đã quá muộn để suy nghĩ về những cái nôi dung dưỡng nên những người quản trị đó cho xã hội tương lai.

Không chỉ thiếu tiền, thiếu cả không gian sáng tạo

Chen lấn trong số phụ huynh đầy ưu tư tìm kiếm thông tin trong các triển lãm đại học Anh, Hoa Kỳ, Đức, Singapore và thậm chí triển lãm của vô số đại học từ Trung Hoa lục địa trong vài tuần qua, tôi hiểu người VN không chỉ thiếu tiền mà thiếu cả dũng khí dám nhìn thẳng vào sự thật để từng bước tìm cách xây dựng các đại học đẳng cấp cho tương lai.

Hàng triệu đôla Mỹ tần tảo tích góp được chuyển ra nước ngoài để mua lấy chữ nghĩa cho con cháu mai sau. Việc ấy dễ hiểu, song cũng cho thấy rõ nước ta không có một đại học có đẳng cấp không phải chỉ bởi thiếu tiền.

Một Vụ Đại học lo lắng cho các trường đến mức nghĩ thay cho họ từ chương trình khung đến định hướng giáo khoa, giáo án đã làm giảm đáng kể sự tự tin của các đại học VN.

Thậm chí, có quan chức đầu ngành giáo dục cẩn thận soi xét tính mới của từng luận án tiến sĩ, bất chấp kết luận của các hội đồng chấm.

“Một người ốm bắt cả làng uống thuốc”, lo sợ vài nhà giáo làm sai, người ta tìm đến sự can thiệp rộng khắp. Nhà trường, nhà giáo thiếu đi sự tự tin, thiếu sáng tạo, thiếu cạnh tranh, và thiếu cả trách nhiệm với người học.

Cũng như khoán 10 trong nông nghiệp, cần trả lại sự tự quản cho trường và tự do nghiên cứu giảng dạy cho nhà giáo cũng như hối thúc cạnh tranh giữa họ. Khi ấy trường phải chăm chút cho người học xứng đáng với đồng học phí họ đã bỏ ra.

Nếu không làm như vậy thì ngân sách cho giáo dục năm nào cũng gia tăng; song những cây đu đủ đực vẫn được bón thêm phân mà chẳng thể kết trái.

Hiệp hội đại học và định chuẩn

Các giảng đường ở VN hao hao giống các lớp học phổ thông với bục giảng dành cho thầy cao hơn chỗ ngồi của học viên. Đại học chưa trở thành nơi tự học.

Nếu vài tuần sau khi một cuốn giáo trình vừa được xuất bản ở Mỹ, người ta có thể dễ dàng mua được trong các sạp sách ở Đại học tổng hợp Thammasat của nước láng giềng Thái Lan, người học VN chưa quen với việc học toàn cầu mà chỉ chăm chú ghi chép và nhắc lại lời thầy giáo.

Bên cạnh gia tăng sự tự quản, việc giám sát các trường đại học nên từng bước chuyển sang cho các hiệp hội đại học và hội nghề. Ví dụ, nước Mỹ có hơn 200 trường dạy luật, song chỉ 190 trường được Hiệp hội Các trường dạy luật và Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ công nhận khi đáp ứng tiêu chuẩn về:

(1) chương trình giảng huấn

(2) qui trình tuyển chọn giáo viên

(3) số lượng giáo viên trên tổng số sinh viên

(4) qui trình tuyển chọn sinh viên

(5) các điều kiện về cơ sở vật chất.

(6) tiêu chuẩn về thư viện (đặc biệt quan trọng)

Trường sẽ không được công nhận nếu có quá 30 sinh viên trên một giáo sư (cách qui đổi như sau: cứ một phó giáo sư tính tương đương với 0,7 giáo sư, trợ giảng 0,5 và nhân viên hành chính 0,2).

Tuy so sánh là khập khiễng, song đối chiếu với thực tế đào tạo luật ở VN mới thấy các trường ở ta “ngoại hạng” đến mức nào.

Một cuộc điều tra của Bộ Tư pháp năm 2005 cho thấy trung bình một thầy cô phải giảng huấn 101 sinh viên, cá biệt có nơi đào tạo 4.000 sinh viên luật mà không hề có một giáo viên chuyên trách (tạp chí Khoa Học Pháp Lý, 5-2005, tr. 55).

Thế mới biết bắt cả làng uống thuốc chưa thể mang lại hiệu quả bằng sự tẩy chay của hiệp hội và người đi học; cạnh tranh mới là kỷ luật khắc nghiệt nhất buộc các trường phải phục vụ người học.

Tư duy tự học

Nếu vị trí trang trọng nhất của Đại học Harvard, MIT là các thư viện, của Stanford là một nhà thờ cổ kính, bạn sẽ thường thấy đằng sau cổng trường đại học ở VN sừng sững các khu hiệu bộ và nhà điều hành.

Sách vở nghèo nàn, ghế gỗ cứng và chật hẹp, thời gian mở cửa chẳng khác giờ hành chính làm cho thư viện ở nước ta chẳng khác công sở là bao.

Người ta bảo trí thức nghĩa là người hiểu biết và dùng trí hiểu biết của mình thức tỉnh xã hội. Ngơ ngác trước thời thế mới, không hiếm khi người ta đóng cửa trong những quán tính cũ mà làm cho nền đại học VN ngày càng dị biệt với bên ngoài.

Biết ơn lắm những bó hoa dành cho nhà giáo và ước ao những người mong chờ cải cách không còn cảm thấy cô đơn trong cái chớm lạnh mùa đông.

--> Read more..

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2008

Mẫu Túi xách nên mua

Cuối năm rồi, sắp 20-11 lại đến Noen, Năm mới... chọn quà gì tặng chị em nhỉ?

Có mấy mẫu túi hay vừa kiếm được xin đưa lên để cả nhà tham khảo. Ai muốn mua xin còm lại để tớ chuyển địa chỉ nha. Giao hàng tận nhà, giá hấp dẫn...


user posted image
Túi mang xì tin... khủng bố

user posted image
Túi mẹ và bé

user posted image
Cắn tay này!

user posted image
Ui da, sao kéo tóc tui?

user posted image
Nhảy dây

user posted image
Phong cách túi... treo cổ

user posted image
Ai cũng phải ngắm nhìn ^o^


--> Read more..

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2008

Xin âu lo không về qua đây... 12-11

Những mối tình thuở đôi mươi, tự thân nó luôn mang một sức biểu cảm kì lạ: trong veo, ngọt ngào, say mê nhưng mong manh. Ca khúc Em về tinh khôi của Quốc Bảo, với giai điệu và ca từ tuyệt đẹp mỗi khi vang lên luôn đánh thức trong tôi những cảm thức dường như vô hình mà bất tận ấy.


Bờ vai ơi đừng quá nghiêng nghiêng
Đánh rơi buổi chiều thơm ngát
Làn môi ơi đừng quá run run
Lỡ tia nắng hồng tan mất

Xin âu lo không về qua đây
Xin yêu thương dâng thành mê say
Xin cho ta nhìn ngắm lung linh
Từ đáy đôi mắt…rất tr
ong

Đôi khi, ta cảm thấy mình như luẩn quẩn trong cơn lốc của vô vàn những lo toan thường nhật. Đôi khi, ta cảm thấy trái tim mình như một bông hoa dại khờ, bé bỏng lâu ngày thiếu sự tưới tắm của những dòng nước mát lành, ngọt ngào của tình yêu, của nâng niu âu yếm…

Dừng lại một chút, và thử đắm mình trong giai điệu bảng lảng sương khói lãng mạn, trinh nguyên của Em về tinh khôi cũng đủ để sự nồng nhiệt, dịu dàng và tinh tế của trái tim thức dậy. Những câu hát nhẹ nhàng, lắng sâu đó, dường như cũng mang chút gì đó cho riêng ta?

Bờ vai ơi đừng quá nghiêng nghiêng đánh rơi buổi chiều thơm ngát…”- Có phải lời thì thầm thật khẽ vang lên đâu đây? Thật khẽ thôi, đủ để ta thấy chênh vênh nét chiều nơi bờ vai gầy, đủ để trái tim rưng rưng mong manh về tia nắng mảnh mai đậu trong đôi mắt yêu thương nâng niu đâu đó thoáng chạm làn môi mềm. Chỉ thoáng chạm thôi, để bình yên cho một bờ vai, để bầu xúc cảm trong veo ấy không tan ra như sương khói mong manh, để mê say bay cao bất tận

Bàn tay em là cánh sen thơm
Ướp trong vùng đêm mái tóc
Nụ thanh xuân còn ấp e nơi
Nét xinh áo lụa thơ
ngây

Những người con gái trong các sáng tác của Quốc Bảo luôn mang một vẻ đẹp thánh thiện, thoát tục, như gần mà lại như xa. “Cánh sen”, “nụ thanh xuân”, vừa gợi “sắc” vừa gợi “hương” quyến rũ của một giai nhân từ cõi thiên thai. Chất mộng lung linh toả ra từ ca từ đưa ta phiêu du tới thánh địa thiêng liêng của tình yêu lãng mạn, sáng trong.

Ca khúc Quốc Bảo luôn quyến rũ bởi ca từ trong vắt mà tình tứ như thế. Ta nhớ tới thoáng ngất ngây của kẻ si tình trong Bài tình cho giai nhân: “Em ơi mỗi chiều cuộc đời mỗi xiêu/ Nhưng em mỹ miều lòng ta cứ yêu/ Này ta dệt chiếu chờ em yêu kiều…”


Em về tinh khôi lại là một màu đắm say khác, ấy là sự nâng niu đến vô cùng:

Xin trăm năm em về tinh khôi
Đôi tay ta dang rộng hân hoan
Xin cho ta một khắc reo ca
Vui cùng em

Dường như mỗi cử động trong bài hát này chỉ là “chạm khẽ” bởi một lòng sợ hãi mơ hồ. Tình yêu mong manh như giọt sương sớm đậu trên cỏ biếc, biết đâu sẽ tan biến rất nhanh trong nắng gió hanh hao

Vì biết đâu cánh mây trắng yêu em gọi mời
Biết đâu gió tha thiết mang em về trời
Biết đâu bỗng em thấy tim ta chật chội
Và em tan đi cùng ánh sương
Biết đâu sớm mai nắng em phơi cuộc tình
Biết đâu sớm mai gió tan cơn mộng lành

Em về tinh khôi đấy... Khúc hát cho bầu trời xanh thẳm ngan ngát gió hương, cho đồng nội mênh mang màu hoa trắng thanh khiết, và cho những vạt áo lụa còn thơm…

Giai điệu bài hát bỗng trở nên gấp gáp hơn, tha thiết hơn. Những nỗi niềm lắng sâu bừng lên mãnh liệt cùng điệp từ “Biết đâu”. Những ẩn dụ trong từng câu hát tinh tế đến xao xuyến. Chúng tựa hồ một sợi lông vũ trắng muốt bay nhẹ nhẹ trong gió, hay giống như một tia nắng mảnh mai. Hình ảnh “con sông thương cạn kiệt” chợt vắt qua trái tim ta nỗi cô đơn chênh vênh

Biết đâu bỗng em thấy sông thương cạn kiệt
Biết đâu bỗng mưa nắng gieo tin buồn phiền
Và em sẽ cất cánh tung trời… hoá thân… sớm mai
Và em sẽ cất cánh phương nào…thênh thang…mây khói

Tình yêu, có lẽ cũng giống như một dòng sông, bên lở bên bồi, khi đầy khi vơi, khi bình lặng lúc dữ dội? Ngày nào đó, ai biết được rằng sông sẽ cạn dòng yêu thương? Thế nên, mong em, trong khoảnh khắc này, cứ “về tinh khôi”- mang cho ta một chút hân hoan, một chút âu lo lắng đọng thành bản tình ca lãng mạn khiến trái tim miên man.

Dù cho đến một ngày như vậy, ta cũng xin hát khúc ca:

Biết đâu biết đâu đấy xin em lòng thành
Và xin cất lấy trái tim này…nhớ nhung…phút giây

  • Ngọc Huyền
--> Read more..

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2008

Vượt "sông" Láng- Hoà Lạc

Hiện nay, đường Láng - Hòa Lạc (Hoài Đức, Hà Nội) vẫn chìm trong nước sâu, nhiều chỗ gồ ghề, nguy hiểm. Hàng nghìn phương tiện đang vất vả vượt "cửa ải" phía Tây thủ đô.
>

Nơi ngập sâu nhất trên đường Láng - Hòa Lạc là 0,7 mét.
Công nông, ôtô và xe cải tiến là những phương tiện chở người và xe máy qua 'sông'. Một cuốc chở người và xe có giá 30.000 đồng.
Tuy vậy, nhiều người vẫn cố gắng tự băng qua.
Đi xe đạp bấu víu vào xe tải.
Xe buýt chạy tốc độ nhanh để vượt qua đoạn ngập.
Chết máy rồi, đẩy thôi.
Xe cải tiến chở người đi đưa đám ma.

(VnExprees)

Giá như ngập nhỏ một gang

Bắc cầu giải yếm cho chàng vào đô ( thủ đô)

Uớc gì cho nước mau khô

Uớc gì quan lớn ngó vô đường này..

Ước gì....

--> Read more..

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2008

Sau cơn mưa...

Chưa động đất, không hỏa hoạn, mới chỉ vài cơn mưa, thủ đô đã ngập chìm trong nước. Lụt rồi cũng qua, song cảm giác lo âu sẽ còn ở lại với hàng triệu người dân Hà Nội.

Chính quyền sinh ra để làm gì, nếu không vì sự bình an của người dân. Sau cơn mưa lụt, dẹp yên tàn tích, sẽ tới một lúc người ta phải truy xét trách nhiệm của chính quyền, của giới truyền thông và của tất cả những người có trách nhiệm xây dựng, phản biện mọi chính sách ở địa phương.

Người dân đóng thuế nuôi chính quyền những mong con em đến lớp được an toàn, đêm tối có ngọn đèn để thắp, lúc mưa gió có chỗ khô ráo để trú ngụ. Không bảo đảm được những điều ấy, dù tưng bừng tượng đài văn miếu, chính quyền còn nặng nợ với nhân dân.

Tưởng rằng thời buổi văn minh, bất đắc dĩ phải ngoi ngóp trong mưa lũ, người ta mong quá những lời chỉ dẫn, cứu giúp tìm đường. Cả giới truyền thông chậm chạp phản ứng, chúng ta nợ nhân dân thói quen phục vụ những thông tin bình dị. Lụt ở phố nào, tránh từ đâu, nơi nào người cơ nhỡ có thể tá túc, ai cứu giúp khi xe cộ chết máy giữa đường... đã quen với chuyện cao xa trên trời dưới biển, giới truyền thông ngờ nghệch với những dịch vụ đưa tin thô sơ nhất vì lẽ sống hằng giờ của người dân. Ráo riết săn tin hoa hậu, loạn trí người xem với đủ loại game show, đó có phải những thứ chính yếu nhất mà người dân mong đợi?

Khi nhiều khu phố cũ đã khô ráo khá nhanh sau cơn mưa, cư dân nhiều khu đô thị mới vẫn huyên náo bắt cá trên đường cao tốc. To đẹp mà không hiện đại, hoành tráng mà không văn minh, lỗi ấy thuộc về người có quyền quy hoạch thành phố, lỗi ấy cũng thuộc về giới trí thức và những người có sứ mệnh phản biện chính sách. Quá lệ thuộc vào người có quyền, chúng ta ít khi dám nghĩ khác, có nghĩ khác đôi khi cũng không dám nói, có dám nói đôi khi cũng không nói hết. Vì lẽ ấy những đô thị mới cứ phăm phăm mọc lên, thiếu những cảnh tỉnh xã hội, thiếu cả sự phản biện và giám sát của người dân.

Những ai đã nhìn những tập quy hoạch Hà Nội mà người Pháp để lại sau năm 1954, những ai đã sống những ngày Hà Nội thanh bình sau thống nhất đất nước mới thấy những gì chúng ta đang chứng kiến thật ngột ngạt, dở dang. Hà Nội đã ít dần màu xanh, đã hiếm dần khí sạch, sau cơn mưa lũ, có lẽ phải làm thật nhiều việc thì Hà Nội mới đẹp trở lại trong ánh mắt người dân.

PHẠM DUY NGHĨA (Tuổi Trẻ 5-11)

--> Read more..

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2008

Khi nhà báo ăn năn ...vì nói đúng

"Cha ông ta đã đúc kết: thủy, hoả, đạo, tặc. Trong bốn thứ ấy, việc đối phó với lũ lụt là khó khăn nhất, thiệt hại cũng lớn nhất. Để góp phần khắc phục và giảm thiểu những thiệt hại, ông có nêu lên bài học lớn nhất là phải huy động sức dân tại chỗ; đồng thời cũng từ thực tế tại nơi ông đang kiểm tra, chỉ đạo, ông cũng nói lên sự lo lắng trước hiện tượng có những người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại?

Vâng, đúng là tôi cảm thấy sức dân tại chỗ cần phải được huy động tốt hơn, bởi phạm vi thiên tai lần này rất rộng, cho nên không thể nơi này trông chờ nơi khác. Dù vậy, tôi thực sự rất lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người về những lời gây nên sự bức xúc và bị phê phán.

Tôi đã nói lên sự lo lắng, bức xúc của mình vào lúc người dân cũng đang vô cùng bức xúc. Tuy nhiên, tôi tin rằng mỗi người sẽ được mọi người nhận xét, đánh giá thông qua cả việc làm và lời nói, và nhất là việc làm trên thực tế. Tôi nói điều này vừa để xin lỗi, vừa để nói lên niềm tin nơi mọi người.

- Được ông thổ lộ từ đáy lòng mình những lời như thế, cánh nhà báo chúng tôi cũng cảm thấy có phần thiếu sót. Cũng chỉ vì muốn thông tin nhanh đến bạn đọc nên phóng viên đã phỏng vấn qua điện thoại giữa lúc ông đang có mặt tại nơi úng ngập nặng và phải chỉ đạo nhiều việc tại
hiện trường…


Vào lúc này, tôi không muốn nói rằng báo chí có lỗi. Tôi muốn cùng với báo chí, cùng với mọi người hãy làm những việc cụ thể gì đó để góp phần hạn chế, để chia sẻ về những thiệt hại, mất mát của người dân. Tôi nghĩ, đó là cách tốt nhất mà mọi người đang mong muốn ở chúng ta trong lúc này". VNN

Bài này đăng sau bài PV trước, trong đó Bí thư Hà nội phê phán thói ỷ lại của người dân. Nói thế không sai nhưng hoàn cảnh đó nói vậy là thiếu cận nhân tình. Có lẽ vì thế mà Bí thư xin lỗi.

Điều lạ là anh nhà báo cũng tỏ ra ăn năn, vì đã thiếu sót, đã PV qua điện thoại trong lúc lãnh đạo đang ở nơi ngập lụt... Đây là thiếu sót chăng? Có lẽ thực chất của thiếu sót nếu có này là để lọt cấu nói hớ của lãnh đạo chăng...

NGhe lời ăn năn của nhà báo này mà buồn lòng quá!

--> Read more..

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2008

Hà Nội " bí đái"

Cả Hà Nội bây giờ như cơ thể bị phù thũng, như bệnh nhân xơ gan cổ chướng, đụng đâu cũng õng nước. Vậy mà chỉ có mỗi đường thải là Trạm bơm Yên Sở, hết công suất cũng vẫn ri rỉ như người bí đái. Ngay chính Trạm bơm cũng bị ngập đến 40 cm nên càng vất vả hơn.

Câu chuyện cái Trạm bơm này cũng có nhiều điều phải nghĩ. Năm 1990 Bộ Thuỷ lợi khi đó lập thiết kế, quy hoạch và chỉ đạo xây dựng trạm bơm này với công suất 90 m3/ giây. Sau một hồi chuẩn bị, Hà Nội xin được tiền của Nhật bản, thế là họ xin chào Bộ Thuỷ lợi, cho em tự lo. Thay vì có chuyên môn như Bộ Thuỷ lợi, họ làm được hết giai đoạn 1 là ngừng. Từ năm 2000 đến nay, 8 năm trôi qua mà giai đoạn 2 vẫn bặt vô âm tín.

Tây chụp ảnh " Hà Lội"

Bộ Thuỷ lợi, sau nay là Bộ Nông nghiệp cũng " buông tay", chả ai lo xem Hà Nội thủ đô của đất nước làm ăn thế nào, mưa to một trận mới lòi ra cái vời " bí đái" Yên Sở không thẻ tiêu hết trong dăm ba ngày lượng nước mưa cực kỳ lớn đang dềnh ứ lên khắp nơi.

Ông Hà Nội chả thấy xin lỗi hay nhận trách nhiệm gì. ông Chủ tịch bảo có chỗ khô đường rồi, chỗ khác đổ về nên lại ướt. Có xong giai đoạn 2 cũng vẫn chả tiêu nổi lượng nước lớn thế này... Tóm lại là " nhờ giời " cả.

Không ai hỏi rằng nếu từ năm 2000 đến nay, xong giai đoạn 2 nâng công suất lên gấp đôi thì sẽ tiêu nhanh hơn. Nếu có thêm trạm khác thì lại càng đỡ... Mà thôi, có hỏi thế anh Thảo lại bảo: Hồi đó em còn ở bên Bắc.

Anh Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về xây dựng cơ sở hạ tầng mà cũng bình chân như vại. Té ra Hà Nội cũng là một địa phương " tự cung tự cấp" thôi các bác ạ.

Nghĩ một hồi thì nảy ra sáng kiến: Sắm ngay cái thuyền, ngập là em mang ra. Phải tự cứu trước khi trời cứu thôi đồng bào ạ.

--> Read more..

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2008

Hà Nội như Vơnidơ

Hà Nội ngập mênh mông sau hai ngày mưa xối xả như " lấy chĩnh dội xuống". Hậu quả là trẻ con không đi học được, nhiều công sở khốn khổ vì thiếu nhân viên do nước ngập họ không đến được. Tôi đi làm đến 20g tối qua mới về, nước ngập làm nhiều xe máy, ô tô chết máy. Bà xã đi đón con thì chết máy, trời thì mưa gọi điện thoại kêu cứu mà không ứng cứu được. Tóm lại xáo trộn lung tung.

Trưa nay nhà có khách, bà bác ăn chay, nên đậu phụ là món chủ đạo. Vậy mà chợ không có. Lát sau có người qua cổng nói có hàng đậu đấy. Chạy ra thì vừa hết. hai vợ chồng chạy xe máy ra chợ NGọc Hà, tầm mãi mới tranh được 15. Mình mua xong là hết.

Ai đi chợ cũng tranh lấy để mua, giá cả tăng vô tội vạ.

May mà khách khứa không quen ăn nhậu chỉ dùng bữa thanh đạm nên cũng OK.

Thế mới biết sức người quá nhỏ bé. Chả thấy anh lãnh đạo thành phố nào lên TV chia sẻ trách nhiệm thoát nước yếu kém hay hô hào " nghiêng đồng đổ nước ra sông" như hồi xưa cũ. Cái thời mình muốn làm chủ thiên nhiên...

--> Read more..

Flags

Flag Counter