Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2009

Blogger Vân Lam ra sách

Vân Lam trong FL của chúng ta là một người bạn đầy cá tính, say đắm và sắc sảo. Những entry của VL bao giờ cũng rất mực chân thành, thành thực với trải nghiệm của mình với giọng văn trong sáng, giàu hình ảnh. Trong khi trở về miền sông nước An Giang chờ sinh em bé, VL đã có một đứa con tinh thần. Xin chúc mừng VL và trích đăng bài giới thiệu trên eVăn này !

Viết "Đàn bà nhẹ dạ" với tâm thế của một người trong cuộc, Vân Lam dường như rút hết gan ruột ra để phơi bày nỗi lòng.

Tên sách: Đàn bà nhẹ dạ
Tác giả: Vân Lam
NXB Hội Nhà văn và Công ty Sách Bách Việt ấn hành

Vân Lam viết như cho chính mình bởi lẽ mọi thứ chợt đến như một phản xạ vô điều kiện, chị cảm, chị thương, chị đau và chị viết. Cách viết về phụ nữ của một người phụ nữ thật lạ. “Năm 18, em là một thiếu nữ nghiêm chỉnh - nghiêm chỉnh đến buồn cười. Cùng sự "nghiêm chỉnh" kia, em đã thề sẽ không bao giờ ngủ với bất kỳ ai ngoài người đàn ông em gọi là chồng. Và một khi em đã gọi là chồng, thì đó cũng sẽ là người đàn ông cuối cùng trong đời em. Năm 20, em gặp anh... em thành đàn bà... Năm 26, em gặp anh... em thành đàn bà có chồng... Năm 28, em gặp anh... em sắp thành đàn bà có chồng lần thứ hai...”. Thật kỳ lạ, người ta ví nước với đàn bà, mềm mại nhưng đầy mạnh mẽ, vậy mà nước vẫn phải chịu khuất phục trước mặt trời, khi mặt trời đến, nước dù mạnh mẽ đến mấy vẫn sẽ bốc hơi và biến thành mây. Mây, trong quãng đời ngắn ngủi của mình cũng chỉ vấn vít gần mặt trời để rồi một ngày nào đó lại biến thành những cơn mưa và rơi xuống. Mặt trời là đàn ông, mặt trời thiêu đốt nước để nước rút hết sức lực của mình cũng giống như đàn bà khi yêu thì yêu đến kiệt cùng thể xác, kiệt cùng trái tim, như thế, có phải đàn bà là nhẹ dạ?".

Bìa cuốn sách.
Bìa cuốn sách.

Quay trở lại với tâm thế của một người viết, Vân Lam trước hết và sau cùng vẫn muốn kéo những người đàn bà ấy ra khỏi những mối tình mông muội và như chị nói: “Tự trong thâm tâm, tôi không thể phủ nhận rằng: tôi khao khát được nhìn thấy những người đàn bà hiểu được giá trị của hai từ “độc lập”. Đương nhiên không loại trừ bản thân tôi. Đó là một bài học không dễ dàng gì, nếu không muốn nói đôi khi phải trả giá khá đắt! “Người đàn bà độc lập” của tôi không cần phải hô hào đòi hỏi “Nam nữ bình quyền” theo kiểu “Ông ăn chả bà ăn nem”. Để rồi ở một góc khuất nào đó, bản chất đàn bà vẫn ngọ nguậy như con giun mà không thể búng ra khỏi cái ao tù nhỏ nhoi do chính mình tạo ra. Tôi muốn nhìn thấy người đàn bà của tôi hiểu được các giá trị đích thực của cuộc sống, của chính cuộc đời cô ta. Khi hiểu được các giá trị ấy, đó là lúc cô ta sẽ biết cách 'chấp nhận và từ bỏ' đúng lúc”. Mong muốn được thấy đàn bà yêu bằng cả con tim và nhìn tình yêu bằng chút lý trí dường như được Vân Lam gửi hết vào tập truyện này chỉ với mong muốn được nhìn thấy những người đàn bà hiểu được giá trị của 2 từ “độc lập”.

Nếu đàn ông đừng hứa và và đàn bà đừng quá tin vào lời hứa khi yêu nhau thì liệu tình yêu có đẹp hơn không? Xin dành câu hỏi này cho những độc giả của Vân Lam sau khi đọc Đàn bà nhẹ dạ. Bởi lẽ, biết đâu, qua mỗi nhân vật của Lam, những người phụ nữ lại có thể bắt gặp được mình ở đó.

B.V.

--> Read more..

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2009

Tâm linh thời kim tiền

Đầu năm, dân thập phương đổ về đền Bà Chúa Kho vay tiền, xin lộc làm ăn đông nghìn nghịt, có lúc gây tắc đường nhiều giờ. Các dịch vụ như sắm lễ thuê, đổi tiền lẻ, viết sớ, khấn thuê... mọc lên như nấm. VNN chùm ảnh rất phong phú về hoạt động tín ngường nơi đây.

Dẫu biết cầu mong giàu có. nhiều tiền bạc là chính đáng nhưng tôi vẫn thấy chạnh buồn. Lẽ ra chốn tâm linh khiến người ta lắng hồn mình lại, sửa điều chưa tốt, hẹn mình cố gắng làm thêm điều lành, để hưởng phúc... nhưng bây giờ cái đó vắng bóng, nhơồng chỗ cho việc cầu danh, cầu lợi một cách thô thiển.

Ngày Tết người ta thi nhau đổi tiền lẻ để khi vào chùa ... họ nhét vào tay mỗi vị Phật 500 hay 1000 đ. Sự vô lễ theo tôi lên đến đỉnh điểm. Họ đưa cho Phật 500 đ để cầu lấy sức khỏe, tài lộc, công danh. Một vố mà xin cả triệu lời...

Và tình trang bỏ tiền để cầu cúng la sang cả Van Miếu- Quốc Tử Giám, mấy ngày tết, trên mái di tích tiền lẻ bay như bươm bớm, mặc dù đây là nơi đề cao sự học.

Một Việt kiều sau khi đi thăm các ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh về than rằng: Chùa đẹp quá, tổ tiên đã xây dựng lên những ngôi chùa vô giá, nhưng tiếc rằng bây giờ nó chỉ còn là nơi tham quan du lịch, không thấy ai tu hành, học đạo nữa. Quả thật , ngày rằm, mùng Một các Phật tử có đến lễ nhưng cũng chỉ cầu phúc mà thôi.

Ngược lại với các ngôi chùa cổ thì đền Bà Chúa Kho lại chen chân vay mựon, xin xỏ đầu năm.

Dù thời tiết rét mướt nhưng dân tứ xứ vẫn nườm nượp đổ về đền Bà Chúa Kho vay tiền, xin lộc.

Đồ lễ gồm vàng thỏi, trang sức, hoa quả, bánh trái, tiền đô la... và tất nhiên có cả đồ hàng mã dành cho người âm.

Các dịch vụ viết sớ, sắp lễ thuê nhiều không kể xiết!

Khắp khu vực đền đâu đâu cũng có những người khấn thuê. Với một chiếc đĩa sứ, hai đồng tiền âm dương và khấn vái chừng 5 phút, khách phải trả 10.000 đồng.

Dịch vụ đổi tiền lẻ xuất hiện khắp nơi.

Để dâng được lễ sẽ vô cùng vất vả nên có hẳn dịch vụ mang lễ vào tận các ban.

Có rất nhiều ban dành để đặt lễ: ban Cô, ban Cậu, Đức Bà, Đức Ông...

Đồ lễ cuối cùng đều được hoá.

Sau khi đặt tiền vào hòm công đức dưới sự giám sát của hai cụ bà ngồi phát lộc, khách đi lễ mới được nhận phần lộc của mình.

Ai cũng ra về với hy vọng năm mới sẽ làm ăn phát đạt bằng năm, bằng mười năm trước.

    • Lê Anh Dũng
--> Read more..

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2009

Ước mơ 2009

Sáng nay có một bạn nhắn cho bài này, tớ đặt tựa đề là Ước mơ 2009

Bao giờ cho đến tháng ba

Lương xài không hết, đem ra sắm vàng

Đá hoa dùng lát đường làng

Nông dân ngồi chật nhà hàng… năm sao

Gặp dân, quan …. dạ, cúi chào

Việc dân nhờ cậy, cái ào, xong ngay

Đưa tiền, quan lắc… xua tay

Vì dân phục vụ tối ngày sáng đêm

Nhân tài nhiều cứ như nêm

Mấy thằng cơ hội ra thềm … rửa xe

Đường không lô cốt, chắn che

Mưa liền ba tháng… vỉa hè vẫn khô!!!

Trẻ con đuổi bắt… mặt rô

Gái Hàn chỉ muốn cặp bồ trai ta

Bao giờ cho đến tháng ba…

Happy New Year 2009

--> Read more..

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2009

Siêu thị 19-12 và phản biện xã hội

Một trong những sự kiện được dư luận, nhất là tại thủ đô Hà Nội, chú ý và hoan nghênh là quyết định của UBND tp Hà Nội dừng xây siêu thị cao tầng trên nền chợ tạm 19-12, sát bên trụ sở TANDTC. Nơi đây sẽ trở về với chính nó hơn 60 năm trước, là một con đường nối Lý Thường Kiệt và Hai Bà Trưng, đồng thời có công trình tưởng niệm những người đã nhiều năm gửi thân xác nơi đây vì cuộc chiến tranh vệ quốc.

Đây là vụ việc cho thấy hiệu quả cao của phản biện xã hội. Mở đầu là bức thư ngỏ của nhà sử học Dương Trung Quốc gửi KTS Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND tp Hà Nội và sau đó là hàng loạt ý kiến tâm huyết của các nhà kiến trúc, nhà văn hoá, của người dân thủ đô, kêu gọi lãnh đạo thành phố hãy dừng dự án, tôn trọng giá trị lịch sử và tâm linh sâu nặng của khoảng đất ngắn ngủi này.

Dẫu biết rằng nhà đầu tư đã chuẩn bị đầu tư tốn kém không ít tiền của, dẫu biết bà con đã kinh doanh, buôn bán kiếm sống ở đây mấy chục năm rồi, nay bỏ chợ là điều khó khăn, nhưng phải xác định ý nghĩa lịch sử và tâm linh, khoảng không chật hẹp này vô giá, không gì thay thế được, nên chính quyền thành phố đã quyết định sáng suốt, vì có thể tìm chỗ đất khác để làm chợ, có thể không cần siêu thị này vì cách đó vài chục bước chân đã có siêu thị trên nền Hoả Lò cũ.

Gìơ đây, ai quan tâm đến khu đất này mới thấy quyết định đó đúng đắn nhường nào. Chỉ sau mấy nhát cuốc, rất nhiều hài cốt đã lộ ra, có nhiều hài cốt còn khá nguyên vẹn, có hài cốt còn hàm răng trắng. Người ta vội vàng báo cho nghĩa trang thành phố tổ chức cất bốc, trong mấy ngày qua mấy chục tiểu đựng hài cốt đã được đưa đi an táng. Công việc cất bốc vẫn tiếp tục. Nhiều tiểu sành đã được chuẩn bị sẵn. Bây giờ cả nền chợ 19-12 nghi ngút khói hương, một bàn thờ tạm được lập lên cho bà con xung quanh hương khói. Hỏi ra mới biết có người biết tin thân nhân mình chôn ở đây mà không thể xác định được nên lập bát hương. Công nhân và người dân xung quanh đã thu được nhiều bát đĩa, kính, thắt lưng, bật lửa và nhiều những cái còng số 8 hoen rỉ… Bước chân khẽ khàng trên nền chợ, tôi chợt nghĩ đến một câu thơ của nhà thơ nước ngoài:” Xin hãy đi thật nhẹ nhàng/ Bởi lớp bụi dưới chân anh tạo bởi biết bao lớp người” với nghĩa đen trần trụi của nó.

Thế ra lần trước, khi làm chợ 19-12 người ta chỉ mới di dời số hài cốt chôn nổi trên mặt đất, khi đó tôn cao như hai con đê nhỏ ven đường, còn những hài cốt ở dưới thì vẫn còn nguyên. Hơn 60 năm qua dù đất nước đã hoà bình và no ấm hơn nhưng hàng ngàn người dân đất Việt, ngã xuống trong hoàn cảnh nào cũng đều bị dẫm đạp, lãng quên dưới một cái chợ ồn ã và nhớp nháp. Hôm nay, nhờ sự phản biện của xã hội, hài cốt của họ, linh hồn của họ mới có thể thanh thản cõi vĩnh hằng.

Đã qua rồi thời kỳ chèn kín mọi khỏang không đô thị, quy tất cả về lợi nhuận của một số người. Khi người ta đã đủ ăn thì môi sinh và văn hoá phải đặt lên hàng đầu. Sự kiện này cho thấy chính quyền đã ngộ ra điều ấy sau nhiều tiếng nói của người dân.

Qua vụ việc này chúng ta càng thấy rõ hơn vài trò của phản biện xã hội, nhất là qua báo chí. MTTQVN đang xây dựng đề án Phản biện xã hội là rất phù hợp với yêu cầu của cuộc sống, khiến có mọi quyết sách đưa ra đảm bảo hợp lòng dân, vì lợi ích chung của xã hội. Năm 2008, tiếp thu ý kiến phản biện xã hội mà Bộ Giáo dục- Đào tạo đã rút lại quyết định tổ chức một kỳ thi quốc gia năm 2009. Người ta đều nhận thấy đây là chủ trương đúng nhưng chưa phù hợp với điều kiện xã hội và thực trạng giáo dục hiện nay.

Quyết định tiêu chuẩn sức khoẻ người sử dụng phương tiện giao thông cơ giới của Bộ Y tế, với quy định vòng ngực, độ cao, bệnh tật… đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến phải rút lại.

Chính vì thế mà nhiều dự án luật trước khi trình ra Quốc hội, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến phản biện xã hội rộng rãi. Có nhiều dự án luật qua đó đã lùi thời hạn ban hành như Luật sửa ssổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Đăng ký bất động sản. Và Luật thuế thu nhập cá nhân cũng lùi lại 5 tháng so với dự kiến…

Vì thế, trước năm mới Kỷ Sửu, việc dừng dự án siêu thị 19-12 là một tín hiệu đáng mừng , nhìn ở nhiều khía cạnh.

--> Read more..

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2009

Hà Nội và Sài Gòn

Có một bạn (linhman...) đã tổng kết một vài khác biệt rõ rệt giữa Hà Nội và Sài Gòn. Mời các bạn xem cho vui. Xem những hình ảnh này lại nhớ những câu chuyện trong nhà tôi.

Khi mới Giải phóng miền Nam, mọi người đi thăm vào Sài Gòn, ngỡ ngàng khi thấy ai trong đó nói năng cũng thưa gửi, kể cả xích lô, trong khi đó cái từ " thưa" ở ngoài Bắc chỉ còn thấy trong nhà trường hay các diễn văn chính thức, còn nhân dân thì quên từ lâu.

Ông bác tôi thì ấn tượng về một người bán hàng, ông cụ đi ngang qua một tiệm bán phụ tùng xe đạp, tiện mua luôn đôi pêđan , xem đến tiền thì thiếu. Người bán nói bác cứ mang về, khi nào qua cho cháu xin tiền cũng được. Mà họ có biết mình là ai đâu. Ngược lại, hôm ở Hà Nội, cụ đạp xe ra bưu điện cách nhà chừng 700 m, khi quay ra mới biết là quên tiền ở nhà, không có 1 hào ( khi đó) để trả tiền trông xe. Người trông xe bắt ông cụ đi bộ về nhà lấy tiền rồi mới cho lấy xe ra... Huu...

Các cụ bảo bao nhiêu nền nếp thanh lịch của Hà Nội vào Nam hết rồi. Chán thế!!

1. Cafe:

- Cafe Sài Gòn là những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus

- Cafe Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn

- Sài Gòn: ít Cafe + ít sữa + đá + đá + đá +...+ đá = 1 ly cafe sữa đá, xong cafe có một ấm trà to tướng... chan vào cafe uống, hết lại có thêm (không cần xin)

- Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng được cốc nước lọc

2. Ăn trưa:

- Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi

- Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền

3. Gọi điện ngoài đường:

- Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió

- Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua lại để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai.

4. Cảm ơn:

- Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy co receptionist cúi gập người chào bạn

- Ở Hà Nội, bạn xúc động sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

5. Cơn mưa:

- Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên

- Mưa Hà Nội giống tính cách của các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng

6. Ăn mặc:

- Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex

- Ở Sài Gòn, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ

7. Xe máy:

- Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh

- Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ

8. Giao thông:

- Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường của xe hơi

- Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý

- Ở Hà Nội, đèn đỏ không được rẽ phải

- Ở Sài Gòn, đèn đỏ có khi còn được quẹo trái

9. Trà đá:

- Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá ít nhất là một nghìn đồng

- Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha ra làm bốn ly nhưng miễn phí

10. Ăn phở:

- Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt lên một chiếc đĩa

- Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê

--> Read more..

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2009

Hoa lài và... cứt trâu

Thấy Phố hoa ( lại nhớ tác phẩm Luỹ hoa) đến 5-1 mới kết thúc nên dự định cuối tuần mới đi xem cho vãn bớt nguời, biết đâu lại có cảm hứng viết một cái gì đó. Ví dụ liên tưởng từ phẩm chất tao nhã như hương "hoa lài" của người "Tràng An" với phố hoa hôm nay chẳng hạn.

Vừa định rủ rê thì mọi người đã cười, " ê, lên mạng mà xem, tơi tả phố hoa, còn gì đâu mà xem"... Ngó vào mạng, tôi ngỡ ngàng.

ảnh chụp tối 31/12/2009

Người ta cho hay, chỉ biết rằng ngay sau khi ánh đèn sân khấu đêm khai mạc vụt tắt thì cảnh tượng kinh hoàng diễn ra, mạnh ai người nấy cướp hoa, khiến lực lượng bảo vệ vốn đã mỏng lại càng không kịp trở tay. Trước ánh mắt kinh ngạc của nhiều người nước ngoài tham gia lễ hội, nhiều người ngang nhiên bước ra khỏi phố hoa cùng chiến lợi phẩm trên tay.

Đến sáng 1/1 lực lượng bảo vệ đã căng dây làm hàng rào bảo vệ phố hoa

Từ khi lễ khai mạc diễn ra thì lực lượng bảo vệ đã canh gác 24/24 cho các tác phẩm hoa. Chiều 2/1, có mặt trên lễ hội phố hoa vẫn là cảnh tan tác, hoa lá bị bầm dập. Thậm chí, các cành hoa trang trí ở cổ 2 con rồng dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ cũng bị vặt trụi “lông”.

Thêm vào sự tàn phá của con người là thời tiết hanh khô đã làm cho hầu như tất cả các tác phẩm tham gia lễ hội phố hoa bị héo. Còn các nam thanh nữ tú, có người mặc nguyên đồng phục, vẫn nhanh chân nhanh tay tranh thủ ngắt hoa, bẻ cành khi bảo vệ không để ý tới.

Và cả những đôi bạn trẻ cũng nhẩy qua hàng rào lúc không có bảo vệ để chụp ảnh

Những bàn chân cố ý, hay vô tình đều đã làm nát Lễ hội phố hoa Hà Nội

Những chiếc lồng chim trong một tác phẩm sắp đặt đã bị cướp ngay trong đêm khai mạc lễ hội

Nhìn khung cảnh này lại nhớ nỗi xấu hổ mang tính " quốc thể" về vụ tàn phá hoa anh đào được các vị khách Nhật Bản nâng niu mang từ đất nứơc mặt trời mọc cho dân Việt chiêm ngường.

Tôi thấy Hà Nội đã không chỉ tan nát một phố hoa, mà cả cái " hoa lài" đầy kiêu hãnh trong tâm hồn người Hà Nội- tự ví mình như dân kinh đô Tràng An hoa lệ nhà Đường bên Tàu xưa kia cũng đã mất mùi ( hương) rồi...

Dân gian có câu " Hoa nhài cắm baĩ cứt trâu" để chỉ sự trớ trêu. Nghe thì quen tai nhưng bây giờ ai là hoa nhài, ai là cứt trâu nhỉ. Chả ai nhận mình là cứt trâu... Dẫu cứt trâu cũng có giá trị nào đó với bà con nông dân.

Có cách naò dọn sạch cứt trâu trong phong cách người Hà Nội hôm nay, xin các bác hiến kế. Hay bắt chước anh Tàu, cấm khạc nhổ , đái bậy khi có Olimpic nhỉ..

Hay phải lập một dự án nghiên cứu mới được...

--> Read more..

Flags

Flag Counter