Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Quà Bắc, quà Nam

Cứ mỗi lần đi miền Nam mình lại loay hoay chuyện mang quà vào. Cứ nghĩ gặp nhau không có quà mình thấy áy náy trong lòng, nhưng thú thực là rất vất vả vì quanh đi quẩn lại cũng chỉ chè Thái, bánh cốm, ô mai... Mà mỗi người một chút thôi cũng đã cả một thùng. Ông sếp cũ của tôi nói, bây giờ tớ chả mang quà gì vào Nam nữa. Trong đó thiếu gì đâu mà bày vẽ. Nghe thế mà mình không dám nghe theo.

Tuy nhiên vấn đề không phải ở chỗ vất vả mà là không biết món quà Bắc có khiến cho người nhận thích thú không? Hay nể mà nhận vậy thôi?

Hồi mới giải phóng, ông bà già mình vô Sài Gòn, cũng mang những thứ quý nhất ngoài Bắc vào như mứt sen, chè Thái nhưng ở chơi cả tháng mà không thấy ai ăn viên mứt sen nào, cứ để lăn lóc trong  bếp. Không phải người nhận không quý trọng người tặng quà nhưng đơn giản là không thích ăn. Thế thôi.

Giá như biết mọi người thích gì và không thích gì thì hay quá, nhưng không ai nói cho mình biết cả. Hà hà....

Ngược lại, nói thật lòng nhiều món quà phía Nam tớ cũng không thấy thích vì khác khẩu vị. Các bác miền Tây cho những con khô cá rất quý nhưng mang về không biết làm cho đúng cách, cũng để lăn lóc mãi. Chỉ có món tôm khô là hữu dụng nhưng 1 ký ăn cả năm không hết.

Mới đây có chị mang ra cho nhiều thứ , có cả bồn bồn chua ngọt... Quý quá, mất công chọn lựa, mang vác lắm nhưng cả nhà ăn cũng không quen. Chị ấy hỏi: Ngon không, mà chưa biết nói sao. Nói ngon thì lần sau mang ra nữa, nói không ngon thì không được... Hu hu...

 Người tặng quà vui mà người nhận cũng vui nhưng vui hơn nhiều nếu món quà đó được sử dụng, và thật lãng phí khi nó chỉ còn là hình thức. Giá như có ai nói, tôi thích cái gì đó hay có ai nói, tôi không thích mấy thứ đó đâu, đừng mang vào nhé. Ha ha... Nói thẳng thế thì vui nhỉ.

 

--> Read more..

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

Đi học kiểu thót tim

Con nhà mình ở thành phố, trường cách nhà 1-2 km mà không dám cho đi xe đạp vì sợ tai nạn giao thông, sọ bị cướp tóc... Đọc bài trên báo TT hôm nay mới thấy nỗi lo lắng của  các ông bố bà mẹ thành thị quá "tiểu tư sản"...

TT - Chiều muộn, hai bóng áo trắng học trò xuất hiện bên kia bờ sông PôKô hung dữ (xã PôKô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum). Loay hoay một hồi để tìm chỗ nước cạn, Y Xe và Y Nhiên (cùng học lớp 8B, Trường THCS PôKô, xã PôKô) thay chiếc áo trắng học trò đang mặc trên người rồi lao xuống dòng nước.

Chới với giữa dòng nước một hồi lâu, cuối cùng cả hai cũng vào đến bờ. Hổn hển trong tiếng thở gấp vì mệt, Y Nhiên cho biết: “Cả hai đều không biết bơi nên phải chọn chỗ nước cạn nhất để vượt qua. Đến những đoạn nước gần ngập đầu cũng rất sợ nhưng không biết làm sao vì không còn cách nào khác”.

Theo anh A Dít - phó trưởng thôn Đăk Rao Nhỏ (xã PôKô) - toàn thôn có 25 em đang học THCS. Thôn không có trường dành cho cấp học này mà chỉ có mầm non và tiểu học, nên để học lên không có cách nào khác là phải mạo hiểm vượt sông. Mỗi khi phải dầm mình qua dòng nước đục, áo quần ướt sũng, các em cứ mặc nguyên đến trường.

Nhờ quãng đường từ nhà đến trường quá xa nên khi vào đến lớp thì quần áo cũng đã kịp khô. “Bữa trước có hai bạn A Gió và A Xép bị nước cuốn trôi, may có người lớn phát hiện kịp và xuống cứu nên thoát chết” - Y Nhiên kể.

Không chỉ học sinh, hiện nay tại thôn Đăk Rao Nhỏ có bảy giáo viên cũng thường xuyên phải vượt sông như thế. Trong số đó, chỉ có duy nhất một giáo viên nam là thầy A Yết. Mỗi lần vượt sông PôKô, tất cả các cô giáo đều phải “dựa dẫm” vào thầy A Yết.

Cô N.A. kể: "Mỗi khi xuống nước để băng qua sông đến trường, tất cả bảy thầy cô giáo nắm tay nhau và dùng cây để chống. Nhưng nhiều bữa gặp nước xoáy, một vài cô rùng mình thét lớn khiến cả nhóm đành vội vã quay lại bờ. Những lúc như vậy, các thầy cô lại cùng động viên quyết tâm lấy lại tinh thần để... đi tiếp, kiên quyết không bỏ trường, bỏ lớp”.

TRẦN THẢO NHI

--> Read more..

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010

Tổng thống Ba lan

Hôm nay Ba Lan sẽ tổ chức tang lễ Tổng thống và phu nhân cùng những người tử nạn trong vụ nổ máy bay tuần trước, xin mời cả nhà đọc bài này, để hiểu thêm về con người và đất nước Ba lan " Đường bạch dương, sương trắng, nắng tràn" hiện nay. 

Tổng thống của dân

Mạc Văn Trang

Ba Lan giữa mùa tuyết tan. Tin Tổng thống Lech Kaczynxki và phu nhân cùng đoàn tuỳ tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay đã làm bàng hoàng cả đất nước. Chẳng ai còn thiết làm ăn gì, chỉ chờ mong tin tức. Ngày chủ nhật (11/4) biết tin buổi chiều linh cữu của Tổng thống sẽ được đưa về trước, người ta cứ lặng lẽ ra đường phố, đi về phía sân bay để đón linh cữu Tổng thống. Người nối người đi như vô tận. Truyền thông BaLan nói hàng trăm ngàn người đã đứng dọc hai bên đường từ sân bay Warszawa về đến Dinh Tổng thống. Họ đã đứng đón như thế từ trưa cho đến tận chiều, rồi kéo về quảng trường trước Dinh Tổng thống, thắp lên hàng ngàn ngọn nến và cầu nguyên qua đêm… Có những cụ già mái đầu bạc phơ, cố chống gậy đến đây; nhiều cặp vợ chồng bồng bế theo con nhỏ; mọi tầng lớp xã hội dường như muốn sát cánh bên nhau để cùng sẻ chia nỗi đau thương của dân tộc. Chỉ thấy những gương mặt thẫn thờ, nước mắt và hoa! Nhiều người Việt và dân nhập cư khác cũng rơi nước mắt. Tất cả bao trùm một lòng thương tiếc chân thành, tự đáy lòng người dân đối với Tổng thống của mình.

Lech Kaczynxki sinh ngày 18 -6-1949 tại Warszawa, ông nhận bằng Tiến sĩ Luật (1980), bảo vệ luận án TS khoa học (Dr Habil) năm 1990 và là giáo sư Đại học. Ông thành lập Đảng Pháp luật và Công lý, ra tranh cử và nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu ông làm Tổng thống (nhiệm kỳ 2005 – 2010).

Là Tổng thống, tạm rời căn hộ chung cư vào sống trong Dinh Tổng thống, ông vẫn giữ nếp sống tiết kiệm, làm việc cần mẫn của một Giáo sư. Vợ ông, bà Maria, một trí thức sống quá khiêm nhường giản dị, như người bình dân. Con gái ông bà làm Luật sư ở một tỉnh lẻ. Những người đối lập và giới báo chí thường xuyên “săm soi”, “bới lông tìm vết” các chính trị gia, nhưng họ đã chẳng tìm ra được tì vết gì về tham nhũng, tiêu cực, xa hoa, lãng phí từ ông và gia đình. Họ đành chê ông quá giản di “như một củ khoai tây”, bà thì lúc nào cũng mặc mầu tối “như một con chuột xám”, không thể hiện rõ là một Đệ nhất phu nhân!… Giờ đây những người đó lại ca ngợi ông bà. Có người nói: “Ông không còn để tha lỗi cho tôi!”…

Nhưng điều quan trọng nhất, ông đã tiếp nối sự nghiệp của hai Tổng thống tiền nhiệm sau “cuộc Cách mạng dân chủ”, đưa Ba Lan phát triển nhanh và vững chắc trên con đường dân chủ, xã hội dân sự theo những tiêu chuẩn văn minh châu Âu. Đồng thời ông khẳng định mạnh mẽ những giá trị truyền thống của dân tộc Ba Lan và thực thi pháp luật nghiêm minh, đem lại cho người dân một đời sống an lành. Những điều tất nhiên trong xã hội Ba Lan hiện nay thì người Viêt Nam ta lại khó tin.

Tất cả trẻ em, kể cả dân nhập cư chưa có thẻ định cư, cứ 6 tuổi là UBND quận (không có cấp phường) đưa giấy đến tận nhà mời cho cháu đến trường. Tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đều học miễn phí. Sinh viên học các trường đại học công đều không phải đóng học phí. Học sinh chỉ đóng tiền cho sinh hoạt của bản thân: ăn uống, đi tham quan, cắm trại… cho Hội phụ huynh (giáo viên không được đụng đến tiền nong với học trò). Còn nhớ năm 2005, khi tôi sang Ba Lan, thấy cô giáo dạy thằng cháu mình suốt từ lớp 1 đến lớp 4, tuần nào cũng phải kèm thêm mấy buổi chiều để cháu theo kịp các bạn (cháu từ Việt Nam sang vào lớp 1 ngay, chưa biết tiếng Ba Lan), thì cảm động quá. Tôi liền bảo con đưa đến nhà cô để cám ơn và tặng chút “quà quê hương”. Con tôi dãy nảy lên, ở đây không phụ huynh nào được làm như thế! Cuối năm học, tôi đi dự tổng kết lớp, thấy cháu học khá. Ban phụ huynh đưa cho mỗi cháu 2 bông hồng để từng cháu lần lượt lên tặng 2 cô giáo; còn đại diện phụ huynh tặng mỗi cô một gói quà. Giản dị thế thôi. Có một chuyện buồn: cuối năm các cháu đi cắm trại, không may xảy ra tai nạn làm chết một học sinh. Vào ngày nghỉ, thầy Hiệu trưởng ở nhà, không liên quan gì đến tai nạn đó, nhưng thày xin từ chức. Thày rất có uy tín nên Hội phụ huynh xin thầy hãy tiếp tục làm Hiệu trưởng. Thày nói: hãy cho tôi từ chức đề lương tâm được thanh thản! Mới mấy hôm rồi, thằng cháu tôi học lớp 10, về nhà, mặt buồn, bảo bị cô phạt, vì văng tục với một bạn gái. Cô giáo bảo con phải mua một bó hoa đẹp, đến tặng bạn trước lớp và nói lời xin lỗi. Cả nhà bảo đúng quá rồi. Nhưng bố mẹ không cho tiền, phải lấy tiền tiết kiệm ra mà mua hoa để trả giá cho bài học.

Tôi thường nói đùa hai thằng cháu này “gà công nghiệp” quá, ở Ba Lan có muốn hư một tí cũng khó. Trẻ dưới 16 tuổi, mua rượu, bia, thuốc lá không ai bán (dù cháu tôi đã cao 1m75). Trước các trường học không thấy các hàng quán ăn nhậu, càng không tìm đâu ra các quán café đèn mờ, bia tươi mát, quán Nét, hiệu cầm đồ, nhà nghỉ. Người lớn “ăn có nơi, chơi có chốn”, nơi ấy trẻ em dưới 18 tuổi không được phép vào. Cái gì đã cấm mà vi phạm thì xấu hổ lắm…

Cuối 2009 và đầu 2010 con gái tôi phải vào bệnh viện 3 lần. Phải gọi điện để được hẹn ngày khám, rồi hẹn ngày vào bệnh viện (trừ cấp cứu). Người bệnh đã vào nằm viện, mọi viêc đều do bệnh viện chịu trách nhiệm. Người nhà chỉ được thăm ngoài giờ chừng 10 phút/ ngày. Mỗi lần ra viện, bệnh nhân và người nhà (người Việt) cứ băn khoăn, vì có thẻ bảo hiểm rồi, không phải trả một đồng nào, tặng quà bác sĩ không nhận, chỉ nhận bó hoa.

Con tôi nói, có chuyện buồn: đã có 2 người phụ nữ Việt vào “cấp cứu” sinh con trong bệnh viện, không có giấy tờ gì, sắp đến ngày ra viện, họ bế con trốn mất! Bác sĩ phàn nàn, sao lại làm thế?. Không có tiền thì sẽ kê khai xin nhà nước, còn Bác sĩ chỉ chữa trị cho bệnh nhân theo lương tâm và trách nhiệm của mình, chứ có phải vì tiền đâu! Điều tự nhiên như thế nhưng người Việt mình cứ ngỡ ngàng, không tin!…

Tôi cố truy tìm xem “cái mặt trái của cơ chế thị trường” đã hủy hoại giáo dục và y tế ra sao, nhưng không thấy! Các việc khác, chưa trải nghiệm, không dám nói. Nhưng có người Việt tưởng rằng Ba Lan nghèo khổ quá, Tổng thống phải đi máy bay TU 154 do Liên Xô sản xuất hơn 20 năm trước, nay Nga đã không còn dùng! Không phải thế đâu. Đúng là Ba Lan có những cái kém hơn Việt Nam: dân số chỉ có 38,6 triệu, diện tích 322.577 km2, xấp xỉ Việt Nam, nhưng chỉ có vài ba sân golf… GDP của Ba Lan từ 2005 đến 2008 chỉ tăng trưởng 4- 6% năm, năm 2009 chỉ 1,7% năm. Tổng GDP của Ba Lan năm 2007 là 604,4 tỉ USD (VN hơn 80 tỉ), GDP bình quân đầu người/năm là 15.894 USD (VN 1.040 USD)… Chắc vì tiết kiệm cho công quỹ, chắt chiu từng đồng tiền thuế của dân dành cho giáo dục, y tế, chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ người nhập cư… mà Tổng thống không cho mua máy bay mới!

Tôi không muốn khóc mà viết những dòng này, nước mắt cứ trào ra!

Ngày 14/4/2010

 

--> Read more..

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

Mút thảm

Có một anh nhà thơ cận thị nặng. Trong lúc yêu đương, muốn tỏ ra trẻ trung, nhà thơ tháo kính ra. Đang lom khom, hì hục rất say đắm thì cô bồ vỗ vỗ vào vai: Anh ơi, anh đeo kính vào đi.

-Sao thế,  đeo kính vướng lắm, anh không có kính vẫn OK mà.

- Đâu có, từ bấy đến giờ anh cứ mút thảm...

_?!

Đây là chuyện có thật theo lời kể của Quechoa.

Cuối tuần giải trí tý ... chúc cả nhà vui vẻ!

--> Read more..

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Bóp chim

Một anh bạn thạo chuyện ăn nhậu, trong bữa uống rượu sâu chít với lợn mọi, ồ xin lỗi, lợn rừng, rủ rê:

- 30-4 này bố cháu đi uống ruợu với tôi nhé. Hay lắm. Bên chỗ Sủi  có mấy quán chim rất  ngon. Chim còn sống, mình vào nhà hàng mới bóp chết, không cắt tiết đâu, sau đó vặt lông , không mổ cho vào chảo mỡ hay nướng luôn. Thịt ngọt lắm, hơ hơ... Thịt ngọt vì không chim không mất  tiết...

Nghe nói thôi mình đã ngại ngần. Tưởng tượng lũ chim đang hót véo von bị bóp ngạt mà cho mình ăn mà thấy kinh hãi. Thức ăn này trong đạo Phật gọi là ác thực... 

Xin nói thêm, Sủi là quê hương bà  Ỷ Lan đấy. Không hiểu sao đất quan họ thích thịt chim, ở Tp Bắc Ninh cũng có qúan thịt chim của một anh Hai quan họ.

Mà bây giờ ai quan tâm đến thiện hay ác đâu nhỉ. Ngay tại đất Phật là Chùa Hương Tích mà san sát những quán bán thịt thú rừng, treo cả con thi nhau xả thịt, ăn uống nhồm nhoàm mà có sao đâu.

Người ta nói " Miệng ăn núi lở", nhưng không chỉ "lở" về vật chất mà còn long lở hết cả đạo đức và nền tảng đạo lý nữa kia.

Thương quá, chim ơi...

--> Read more..

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010

Chuyện tử tế

 Tôi mua một túi mỹ phẩm, khá đắt tiền, nhưng bỏ quên tại của hàng. Hôm sau về nhà mới nhớ vội chạy đến. Họ giữ dùm và đưa lại ngay.

Con gái tôi mua một cái điện thoại di động đắt tiền, dùng một thời gian thì chỗ dắc cắm bị lờn, không sạc pin được. Vì còn thời hạn bảo hành, cháu mang lại tiệm, họ đưa cho cháu cái máy mới để xài tạm, mấy hôm sau quay lại họ nói, máy không sửa được. Họ đổi cho cháu cái máy mới toanh. 

Hai mẹ con đi chơi xa, mua vé xe ô tô tương đương 60 USD/vé. Loay hoay khi lên xe mới biết mình bỏ quên vé ở đâu rồi. Trình bày với người phụ xe, ông ta nói: Tôi tin chị, mời chị lên xe...

Đây chỉ là một vài ví dụ về sự tử tế mà tôi gặp hàng ngày.

Tiếc rằng nhưng chuyện trên đây không phải  xảy ra ở Hà Nội  mà là một chị sống bên Nauy vừa kể trên mạng. Đúng là một giấc mơ, giấc mơ về sự tử tế mà dân ta đánh mất từ quá lâu rồi. Bao giờ cho đến "ngày xưa", hay "cho giống Na uy" nhỉ?!

 

--> Read more..

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

Tao muốn ngủ với vợ mà nó không cho...

Có câu chuyện như tiếu lâm, một anh chàng đi uống rượu về, thấy vợ đang xắn váy đạp quần áo, muốn rủ lên nhà thân mật tý bèn đánh tiếng “Uống có mấy ché (n) ở nhà trưởng thôn mà say qué. Say qué!”… Lải nhải mãi, vợ biết ý chồng nhưng khó chịu bèn bảo : ”Mày tự uống chứ có ai bắc máng vào mồm mày đâu”. Thế là lời qua tiếng lại, cãi cọ nhau. Anh chồng không làm thế nào được bèn lên báo với đồn biên phòng rằng “ Tao muốn ngủ với vợ một tý mà nó không cho, biên phòng phải bảo nó chớ”…

Nghe câu chuyện này tôi nhớ đến chuyện hồi trưa khi mọi người còn đang nghỉ thì một anh người Mông đến cổng đồn gọi ơi ới. Tùng ra hỏi có việc gì, anh ta bảo cho tao xin ít thuốc. Tao bị hắc lào mà, nói rồi anh ta vén quần lên chỉ cho anh Tùng thấy mảng da bị hắc lào. Tùng bảo chờ một lát, cán bộ y tế sẽ cho. Gọi nó đi, nó biết tao mà. Nó uống rượu với tao mấy lần rồi. Tao ngứa quá mới lên đây chứ… Anh ta vẫn oang oang.

( Trích từ bài báo đang viết dở về Mường Khương)

--> Read more..

Flags

Flag Counter