Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Nên đổi thành Văn hiến từ, thờ danh nhân đất Việt

                                                                                    
Công trình Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc đang gây tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử. Chúng tôi cho rằng, nên đổi công trình này thành “Văn Hiến Từ” thờ các nhà khoa bảng Việt Nam có công lao đối với đất nước.

Có nên thờ Khổng Tử không?

Hiện nay Trung Quốc khởi xướng cơn sốt đọc lại Luận ngữ và mở hàng loạt Viện Khổng Tử nhằm lan tỏa quyền lực mềm, đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Do đó, ngay tại Trung Quốc cũng có nhiều ý kiến phản đối. Giáo sư Đại học Bắc Kinh, Lý Linh, xuất bản cuốn sách có tên “Chó nhà tang – Tôi đọc Luận ngữ”, NXB Nhân dân Sơn Tây, Trung Quốc, 2007,  trong đó kết luận: “Sau khi đọc Luận ngữ, tôi thấy tốt nhất không nên đặt Khổng Tử lên bệ thờ, cũng không nên dìm ông xuống bùn, mà chỉ nên nói rằng ông rất giống Don Quixote.”

Lúc sống không được trọng dụng nhưng các triều đại sau lại ra sức lợi dụng Khổng Tử để củng cố quyền lực của họ, khiến cho hình ảnh thật sự của người trí thức cổ đại Khổng Khâu khác hẳn với “Đại thành chí thánh Văn Tuyên Vương” sau này. Đổng Trọng Thư (175-105 trước CN) đã sửa đổi học thuyết của Khổng Tử, biến những đế chế vốn dĩ được thiết lập dựa trên bạo lực trở thành biểu hiện của đạo trời. Nguyên lý của Đổng Trọng Thư, ghi trong cuốn Lịch sử Tiền Hán, cho rằng “trời không đổi gì thì không gì phải đổi” (“thiên bất biến đạo diệc bất biến”) là căn cứ để khẳng định tính hợp pháp của triều đại, rằng sự trường tồn của các triều đại là việc đã được vũ trụ an bài.

Ngay ở Trung Quốc cũng có những tiếng nói phản đối như vậy. Do đó, lập mới miếu thờ Khổng Tử vốn đã có rất nhiều ở Việt Nam là việc không cần thiết, không nên làm và không phù hợp với thực tế hiện nay.

Nên thờ danh nhân Việt Nam

Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc là công trình mới hoàn toàn, do đó nên đổi thành “Văn Hiến Từ” nghĩa là Đền Văn hiến, và thay vì thờ Khổng Tử  với các học trò của ông ta, nơi đây là nơi thờ các vị khoa bảng Việt Nam có công lao to lớn với đất nước.

Hai chữ “ Văn hiến” lấy từ “Đại cáo bình Ngô” của Ức Trai Nguyễn Trãi (1380-1442). Ngay sau khi đại thắng quân Minh, giành lại đất nước, nhưng mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập này, Nguyễn Trãi không nói đến võ công hiển hách mà khẳng định “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông, bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Sự khác biệt về văn hiến thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc ta. Trải qua 6 thế kỷ, nhận định về vai trò của văn hiến, văn hóa đó của Nguyễn Trãi vẫn có giá trị thời sự và trường tồn.

Ngôi đến thờ có thể chọn thờ các vị khoa bảng tiêu biểu nhất. như Lê Văn Thịnh, Chu Văn An (12921370), Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn (1726 - 1784), và Nguyễn Bỉnh Khiêm (14911585). Phối thờ tại “Văn Hiến Từ” là các vị đỗ đại khoa và trung khoa của Vĩnh Phúc.


Nếu “Văn Hiến Từ” được thực hiện, đây sẽ là ngôi đền độc đáo, khác biệt nhằm phát huy truyền thống hiếu học, truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, của người Vĩnh Phúc…

5 nhận xét:

  1. Rất đồng ý với Toro, xem hình ảnh cái văn miếu mới xây ở Vĩnh Phúc mà giật mình, nó to vật vã, bao nhiêu tiền của đổ vào đấy, trong khi cứ nhìn lại nhiều cơ sở y tế của mình mà xem, luôn quá tải, hai ba người một giường.
    Hình ảnh này giống như thằng kiết xác không có tiền hương khói cha ông mình, mà phải chạy tiền để xây từ đường thờ cha thằng... hàng xóm.

    Trả lờiXóa
  2. Bác Toro à, không biết có phải bác là Bảo Thư của báo Công Lý ?

    http://giaovn.blogspot.jp/2015/06/y-kien-nguoi-dan-nen-oi-thanh-van-hien.html?showComment=1434015109609#c8050330163872613869

    ---
    Bổ sung 1 (11/6/2015): Ý của bác Toro đã được một đ/c Bảo Thư nào đó trên Công Lý xài luôn. Xem ở dưới. Nếu Bảo Thư là bác Toro thì không hề gì.

    Công trình Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc: Nên đổi thành Văn hiến từ, thờ danh nhân đất Việt

    09/6/2015 21:54 UTC+7
    (Công lý) - Công trình Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đầu tư xây dựng từ năm 2011 và dự kiến hoàn thành trong năm 2016. Trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.

    Trả lờiXóa
  3. Tuyết Trang xin giao lưu cùng anh...1 ngày vui anh nha.

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter