Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Đôi mắt Chăm pa

  Tôi đã từng đi 10 ngày ở miền Tây Nam Bộ, 10 ngày Tây Bắc... Chuyến này tôi lang thang dọc các tỉnh Nam Trung bộ, theo dòng văn hóa Chăm pa. Chăm pa xưa là một quốc gia có truyền thống lâu đời, có lẽ không kém gì Đại Việt. Lãnh thổ của họ xưa từ Quảng Trị trở vào, phía trong tiếp giáp với Chân Lạp. Tuy nhiên chuyến này tôi chỉ đi từ Bình Thuận, Ninh Thuận, qua Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam ra đến Đà Nẵng là kết thúc hành trình.

Tôi đã đi được 9 cụm Tháp Chăm, từ tháp Prome Ninh Thuận, đến tháp Nhạn Tuy Hòa, và dừng ở Thánh địa Mỹ Sơn.

Có quá nhiều chuyện để viết, và chắc chắn phải viết thành một bài tử tế. Trong khi chờ bài đó, tôi xin nhặt ra một vài" viên sỏi" để trưng tạm lên đây. Viên sỏi đầu tiên là "Đôi mắt người Chăm".



Điểm dừng chân đầu tiên của tôi ở Ninh Thuận là bãi biển Cà Ná. Quán cafe ngay sát mép nước. Tôi mải mê chụp những con sóng xô trắng xóa lên những ghềnh đá. Bất chợt một cô bé của quán đến hỏi: Chú dùng gì? Đó là một cô bé người Chăm, cô bé xác nhận ngay. Nhận ra con gái Chăm không khó, vì đôi mắt của họ rất đặc biệt, mi cong vút, đen láy và u buồn.




Đến chỗ có dàn quạt Phong điện, tôi ngó vào nhà người chăn dê thuê. Vợ chồng họ ngoài chăn dê còn mua sỉ nước sạch để bán lẻ cho các hộ loanh quanh. Bất chợt nhìn thấy hai đứa con gái của họ, lại những đôi mắt Chăm đen láy... tôi bấm máy.




Đến làng Bầu Trúc, tôi theo mối ruột của anh PNH tìm đến nhà cô Kiều Lan, một chủ doanh nghiệp gốm, mà anh H đã đến nhiều lần, thân thiết và tin cậy.

Đôi mắt của bà cụ người Chăm này trên đường tôi hỏi thăm vào nhà Kiều Lan cũng rất sáng

Bước vào sân, một phụ nữ khá xinh đẹp, chừng 40 tuổi nói: Kiều Lan đi vắng rồi. Thấy nói có bạn anh H đến nhưng Lan phải đi thi bằng lái xe.



Cô này là Kiều Thành, chị gái Kiều Lan. Theo phong tục mẫu hệ của Chăm, con gái là người cưới chồng, hai cô này vẫn kén, chưa chọn được chú rể nào để kết duyên. ( Vụ này anh H biết kỹ càng). Tôi ngồi nói chuyện với cô Thành, cô chủ nhà này nhìn tôi với con mắt cảnh giác "hình viên đạn". Hừm, nghe chừng khó gần. Gay thế... ( Nên kích đúp vào hình để ảnh lớn hơn).




Nhưng sau một hồi quan sát, cô Thành đã cởi mở hơn nên quyết định rủ em gái là Cử nhân văn hóa Sử Thị Gia Trang đưa chúng tôi lên Tháp. Trời nắng chói chang nhưng cả hai cô đều rất nhiệt tình. Đôi mắt Chăm lúc này thân thiện và đa tình hơn... ( Không biết có đúng không).

Khi đã thân mật tôi hỏi: Sao tượng những cô gái Chăm đều có vòng 1 ấn tượng vậy em? Cô Thành thật thà: Vì người Chăm phải lao động vất vả mà. Hii.





Ngồi ở Tháp Prome đang bị trùng tu lệch lạc, đôi mắt Gia Trang u buồn. Gió vi vút trong nắng, tôi bảo em cười lên đi... Cô bật cười để có tấm hình vui.



Đi lên tháp, cô Thành mới nói, thế mà anh không nói để chúng em mặc trang phục Chăm để anh chụp hình cho đẹp. " Ô, giá như ngay từ đầu em thân thiện thế này thì anh đề nghị ngay, lúc đó anh thấy em khó khăn quá".

Ở đó, bên chỗ tháp đổ nát, tôi thấy rõ những miếng vữa màu trắng hoặc vàng. Thế ra, tháp Chàm có vữa ở giữa, nhưng mép ngoài hầu như không thấy mạch vữa. Tôi lấy mấy miếng vữa mang về. Gia Trang đặt miếng vữa lên tay  tôi để tôi chụp hình.



Dời Ninh Thuận rồi tôi vẩn vơ nghĩ rằng, mình mang mấy miếng vữa này về làm gì nhỉ? Để chỗ trang trọng cũng không có chỗ, để bậy bạ thì có lỗi, thế là tôi nhắn tin cho Gia Trang, người đại diện cho dân tộc cô rằng, tôi có cần trả lại những mảnh vữa này không? Cô nói: Anh lấy vì muốn nghiên cứu Văn hóa Chăm, với sự yêu quý như vậy thì thần linh hẳn sẽ phù hộ, không có gì đâu... Nhắn đi nhắn lại, cô bảo: Em mong rằng có nhiều hơn nữa những người như anh.

Cuối cùng, đến Tháp Đôi Bình Định, tôi quyết định đặt mấy miếng vữa đó lên bàn thờ, gửi lại đền thờ Chăm chút dấu vết Chăm.

Tháp Đôi Quy Nhơn - cô này không phải Chăm đâu ạ. Tháp Đực bên phái, tháp cái bên trái.

Chia tay hai chị em Kiều Thành và Gia Trang ở cổng làng Bàu Trúc, Kiều Thành để yên bàn tay trong tay tôi... Hai chị em đều tha thiết mời đến tết Kate chúng tôi trở lại.



Nỗi áy náy của hai phụ nữa Chăm về không mặc trang phục Chăm, tôi đã được bù đắp ở Tháp bà Pô Naga Nha Trang. Lại là những đôi mắt Chăm hút hồn...






( Kỳ sau Thăm nhà Tổng thống Thiệu ở Ninh Thuận)

42 nhận xét:

  1. Mạng trục trặc, tôi xin post hình các bác nhé.

    Trả lờiXóa
  2. Đọc từng dòng, thấy đôi mắt to đen lay láy dõi nhìn theo từng bước chân chàng Toro!!

    Trả lờiXóa
  3. Chị tiếc vài tấm hình, những tấm hình đó chị được một người bạn Qui Nhơn chụp cho chị năm 1972, năm mùa hè đỏ lửa ở miền nam, tấm hình đó chị đứng ở Tháp Đôi Phan Rang (Ninh Thuận), tiếc là khi đất nước giải phóng chị theo mẹ về quê, bỏ lại nhiều thứ ở Sài Gòn, sau đó bị thất truyền mất album hình đó rồi.

    Tháp đôi ngày ấy còn nguyên vẹn hình hài, 26 năm sau, vào năm 2000 chị trở lại nơi ấy, nhìn tháp đôi suy tàn, nhìn những gì lùng bùng xung quanh tháp đôi sừng sững ngày ấy.. chợt buồn thiu thiu..

    Trả lờiXóa
  4. Tháp đôi ở Quy Nhơn chứ chị M.

    Trả lờiXóa
  5. Không, ở ngay cửa ngõ từ Cam Ranh vào Phan Rang. Hình như gần đường rẽ vào đèo Sông Pha.

    Chị kg quên được cụm tháp đẹp mà tụi chị thường đến đó trong những ngày còn ở tuổi học trò ấy, đứng bên đường quốc lộ I, nhìn cổ kính hoang sơ giữa cánh đồng thật là đáng ngưỡng mộ. Bây giờ thì nhà cửa bao quanh cái chân tháp, hình như người ta đang trùng tu đó em ạ. Mấy năm rồi chị kg đi về phía đó nên không biết nó thay đổi như thế nào.

    Trả lờiXóa
  6. Từ Phan Rang ra Nha Trang thì có Tháp Bà, qua cái cầu là đến. Còn tháp đôi ở Qui Nhơn thì chị chỉ đến nơi ấy một hai lần thủa bé, lâu quá mấy mươi năm rồi, chị cũng quên mất rồi em ạ.

    Trả lờiXóa
  7. Thích đọc Toro tả về đôi mắt Chăm Pa hơn là tả tháp Chăm :)

    Trả lờiXóa
  8. Bác đi đến đâu, có mắt người đẹp dõi theo đến đó, có phân biệt gì Chăm với Việt.

    :D

    Trả lờiXóa
  9. Hihi, nếu không có gì trở ngại lễ Ka tê năm nay (khoảng cuối tháng 9 sang đầu tháng 10 DL) tôi dự tính ra Phan Rang lần nữa. Mấy chị em cô Thành và Kiều Lan, Gia Trang rất tử tế, cô Kiều Lan mỗi lần vào Saigon hay điện thoại cafe.
    Haha Toro hơn tôi rồi, trong cái vụ hỏi "vòng số 1" ấn tượng đó. Tiếp xúc với người Chăm, và khi họ đã tin mình thì thấy họ rất dễ thương phải không Toro?

    Trả lờiXóa
  10. Chị M. nói đúng, ở Phan Rang còn một cụm tháp Chăm nữa, có tháp đôi như chị M. nói nhưng đã đổ nát và bỏ hoang lâu nay, không như cụm tháp Toro đã đến.

    Trả lờiXóa
  11. Em vừa nói chuyện với Gia Trang, em Kiều Thành, họ nói rất ngại người lạ, nếu không có sự giới thiệu trước của anh H thì không đi cùng đâu... Hình rất đẹp, tối về em post cả hình tháp cho cả nhà coi...
    Bạn Gà nói đúng, hii, có thể làm một Ẻn: Tính nữ trong chuyến đi duyên hải Nam Trung Bộ. ha ha...

    Trả lờiXóa
  12. Phảng phất nét Chăm trong từng lời văn.
    Viết hay thật!

    Trả lờiXóa
  13. Tính nữ thì ở đâu cũng có nhưng tính nữ vùng duyên hải miền Trung thật đặc biệt hén bác.
    :)

    Trả lờiXóa
  14. Anh đi về rồi hén , vui quá anh nhỉ . Chạy đi coi hình đã :D

    Trả lờiXóa
  15. Ai cũng mê đôi mắt Chăm Pa mà chưa thấy những đôi mắt đó đâu. Toro kể nghe mà mê ly!, chờ xem ảnh nhé!

    Trả lờiXóa
  16. Hình viên đạn ... xinh thiệt đó !! haha

    Trả lờiXóa
  17. Bàn tay Toro đang làm gì.. sao lúng túng thế .. hihi

    Trả lờiXóa
  18. Toro đang xem xét bình gốm, còn chị Thành đang... xem xét Toro, hahahaa!

    Trả lờiXóa
  19. Còn đây là cô Gia Trang, cử nhơn văn hóa, một cô gái nhỏ nhẹ, dễ mến.

    Trả lờiXóa
  20. Chị M: Ô, khi đi từ Cam Ranh và Nha Trang thì trời tối, đến Nhà Trang đã 8 g nên em không biết Tháp Đôi chị nói...
    Anh PNH: Em bây giờ nhờ "lộc" của bác cũng là người thân của Chăm rồi đấy ạ.
    Ảnh đã tạm đủ, mời cả nhà coi...
    Còn nữa nhưng dùng dần. Hii

    Trả lờiXóa
  21. Thiệt là tiền hung hậu kiết . Từ "đôi mắt hình viên đạn" chuyển sang "tay trong tay" và hẹn đến lễ hội Kate thì tuyệt quá rồi , Thế mới biết tài của Toro ((-:
    Mà xem ra SG không có gì để Toro quyến luyến sao mà bạn rời SG nhanh quá . Nghe bác H nói có cafe với Toro thì đã nghe lên đường đi Ninh Thuận rồi .

    Trả lờiXóa
  22. Những đôi mắt sâu thăm thẳm. Hai bs gái cũng xinh và dễ thương. Ắn tượng nhất hai bàn tay trao và nhận miếng vữa....

    Trả lờiXóa
  23. Những đôi mắt sâu thăm thẳm! Hai bé gái dễ thương! Ấn tượng nhất đôi bàn tay trao và nhận miếng vữa đó....:-)

    Trả lờiXóa
  24. Chị TTM: Đến độ này mà ngồi cạnh con gái vẫn lúng túng thì xem ra... còn trẻ quá. Chị khen em đấy à?! Hii
    Muathuvang: Không ngờ hai bàn tay có tính biểu tượng đó lại gây được ấn tượng.
    Chị bangtam: Saigon hấp dẫn lắm, nhất là bạn bè, nhưng dù sao cũng dễ đến hơn các vùng xa. Nhứt định sẽ có dịp em vô trỏng chỉ ở SG thôi để làm khách của các bác.
    Cảm ơn anh phnhan đã ghé chơi và khen ngợi.
    nguyenyenson: Toro đã tả tháp Chăm đâu, hii, mới tả đôi mắt thôi mà... Có thể nói Tháp và đôi mắt Chăm là hai đặc sản Chăm pa được chăng?!

    Trả lờiXóa

  25. Người trong hình rất dễ thương rồi, nhất là cậu nhà mình bên các nàng Chăm múa hát trong những bộ váy đã cải trang không phải là váy truyền thống của người Chăm, nên chị không nói đến.

    Điều muốn nói đến ở đây là cái thân tháp đã bị tu sửa lại đến mức loang lỗ nhìn không ra, người ta có vá thì cũng nên cố tìm miếng vải cùng màu mà vá, đây không phải là khôi phục lại tháp mà là tô nó lên cho bằng... nhìn thấy mà buồn.. chẳng còn tháp xưa đâu cả huhuuu. Chỉ tại con người chúng ta cả. Cầu đường ầm ầm ở cái cầu Xóm Bóng, rồi môi trường làm biếng dạng tháp chỉ trong vòng gần nửa thập kỷ thật là.. di tích ơi!

    Trả lờiXóa
  26. Cách nay một vài năm tôi cũng có giới thiệu chị em mấy người bạn Chăm này cho một anh bạn ở Saigon, cũng đi tới lui, uống cafe, nhưng cuối cùng vì sợ phải... nhồi đất sét làm đồ gốm suốt quãng đời còn lại nên đành... bỏ của chạy lấy người. Toro tính sao? Người Chăm theo mẫu hệ nên dứt khoát giai phải theo gái, hehehehee!

    Trả lờiXóa
  27. Chị có chùm ảnh tháp bà Ponagar nhưng tấm hình nào cũng đã phục chế mà không giống xưa nữa rồi.
    Để chị post sau nhé.


    Trả lờiXóa
  28. Da, em sẽ có bài về tân trang Tháp Chăm chị ạ...
    Anh Hiệp: Cái đó cho thấy tính cách quyết liệt của người Chăm, trong việc giữ gìn bản sắc, giữ sự thuần chủng... những mặt trái là làm cho cộng đồng bị bó hẹp và không tăng được dân số. Khó anh nhỉ?!

    Trả lờiXóa
  29. Gay go là ở chỗ đó, người Chăm còn nói, giữa người Chăm Bà La Môn (như gia đình cô Thành), và người Chăm Bà Ni (Hồi giáo), nếu muốn tiến tới với nhau còn khó hơn là giữa người Chăm với người Việt nữa, đấy cũng là một đặc tính của họ.
    Ngày xưa người Chăm còn gọi là người Hời, với những truyền thuyết về vàng Hời (thường là vàng chôn dấu theo mộ táng), ma Hời hay bùa ngải... rất đáng sợ. Nhưng thực ra tiếp xúc với họ, thấy họ hiền hơn, không "ma le" như người Việt, hì hì!

    Trả lờiXóa
  30. Đây là đôi mắt của một cô gái Chăm Ninh Thuận mà tôi đã chụp.



    Tấm ảnh khác là những nụ cười Chăm



    Một cụ bà trong lễ hội Ka tê


    Thêm những nụ cười Chăm

    Trả lờiXóa
  31. Ô, những hình anh của anh H hay quá, bổ sung cho mọi người gặp gỡ nhiều gương mặt Chăm hơn.

    Trả lờiXóa
  32. Hôm nay vào mới thấy hình chứ mấy hôm trước vào tìm những đôi mắt chăm hoài không thấy.
    Hôm nay cũng nhìn thấy rỏ Toro hơn nên nghĩ chắc bạn Toro nhỏ tuổi hơn Lan Trần quá. Hà hà.

    Trả lờiXóa
  33. Chị Lan tuổi gì vậy ta? À, tuổi hoa... Chúc chị trẻ khỏe ạ.

    Trả lờiXóa
  34. Lan Trần sinh năm 1962, Nhâm Dần đó Toro à. Khà khà.
    Chỉ mong khỏe thôi còn bây giờ là hết trẻ nổi rồi. :)

    Trả lờiXóa
  35. lanvuive: Vậy là trẻ chưa qua, già chưa tới... Hồi xuân.

    Trả lờiXóa
  36. Cô Sử Gia Trang sau khi đọc bài này do tác giả giới thiệu đã hồi âm rằng: " Anh Phan Khiêm
    Đôi mắt Chăm đẹp thì có đẹp nhưng không đa tình như bác NPK nói đâu nhé, kiện đó.hihihi".
    Như vậy là chuẩn bị hầu kiện rồi.

    Trả lờiXóa
  37. Công nhận đôi mắt Chăm đẹp thật, sâu hun hút và thoáng chút buồn.Trông đôi mắt sáng và đôi môi nhai trầu cắn chỉ đỏ tươi của bà cụ Chăm ở ảnh của bác Hiệp đẹp quá!

    Trả lờiXóa
  38. Những nơi TORO mô tả nhờ trời bu tui đã đến và có vài tấm hình để lại, chỉ tiếc là đang ở Vietstar resort - spa (Phú Yên) mạng mung trục trặc nên không “khoe” với Toro được. Lão lai tài tận rồi nên không có được vụ tay trong tay như bạn, đến vòng 1 cũng chỉ ngắm qua thôi chứ không dám hỏi.
    Bu cũng cảm thấy đôi mắt Chăm buồn Những cửa sổ tâm hồn ấy nhìn về quá khứ vàng son không còn nữa nên u buồn chăng. Hay chính mình buồn cho một đất nước bị Đại Việt xoá phiên hiệu mà nghĩ ra thế. Bước chân trên xứ Chăm, tiếp xúc với người Chăm bu có một tâm trạng bùi ngùi rất khó tả

    Trả lờiXóa
  39. Đúng thế bác Bu ạ. sau chuyến đi mình như có nợ với Chăm pa, có nỗi ngậm ngùi trước dâu bể thời gian và sự tồn vong của một quốc gia từng 4 lần đánh ra Thăng Long và từng đánh sang Tàu... Bây giờ cùng là dân tộc Việt nam nhưng nỗi u buồn ấy ai cũng cảm nhận được...
    Bác du hí ở Phú Yên vui không ạ?

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter