Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Dịch thơ Đường

Đọc blog chị huynhtran, thấy có mục giới thiệu thơ Đường, tự nhiên nhà cháu cũng quan tâm hơn đến dòng văn học này. Tối qua, học thuộc và viết thạo (chữ Hán) một bài của Sài Tham có nhan đề "Kiến Vị Thủy tư Tần Xuyên", thấy sông Vị nhớ sông Tần.



Nguyên văn:

Vị thủy đông lưu khứ
Hà thời đáo Ung Châu
Bằng thiêm lưỡng hàng lệ
Ký hướng cố viên lưu.

Nghĩa là:

Sông Vị chảy về phương Đông
Bao giờ tới Ung Châu?
Gửi theo đôi dòng lệ
Về dòng bên vườn cũ.


Bài thơ khiến ai xa nhà, nhìn thấy dòng sông chảy về quê mình không khỏi đồng cảm, u buồn. Nghĩa thì thế, mời cả nhà dịch và phỏng dịch cho vui. Nhà cháu dịch thế này:



Sông Vị chảy về Đông
Ung Châu bao giờ tới?
Mang giùm ta dòng lệ
Về cố hương xa vời.

Và tiếp tục nghĩ thêm...







15 nhận xét:

  1. NGÓ SÔNG VỊ NHỚ SÔNG TẦN

    Sông Vị xuôi Đông xứ
    Bữa nào ngang Ung Châu
    Chuyển giùm đôi dòng lệ
    Rưới vườn xưa luyến lưu

    Bản dịch của ĐINH NGUYỄN

    Trả lờiXóa
  2. Toro ơi! chị già đang bận việc tí, bài thơ rất hay em nhỉ, tạm thời Chị đi chôm về, bỏ vào đây trước nha!


    Kiến vị thuỷ tư Tần Xuyên

    Nguyên tác: Sầm Tham

    見渭水思秦川

    岑參

    渭水東流去,
    何時到雍州.
    憑添兩行淚,
    寄向故園流.

    Kiến vị thuỷ tư Tần Xuyên

    Sầm Tham

    Vị thuỷ đông như khứ,
    Hà thời đáo Ung Châu. (1)
    Bằng thiêm lưỡng hàng lệ,
    Ký hướng cố viên lưu.

    (1) Ung Châu ở Quan Trung nay thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

    DỊCH NGHĨA

    THẤY SÔNG VỊ NHỚ ĐẤT TẦN

    Nước sông Vị cứ chãy mãi về đông
    Không biết bao giờ đến Châu Ung.
    Nhờ mang thêm đôi dòng lệ
    Gửi đem về quê cũ (vườn cũ) hộ ta.

    -Bản dịch của Trần Nhất Lang-

    THẤY SÔNG VỊ NHỚ ĐẤT TẦN

    Sông Vị chảy về đông
    Bao giờ đến đất Ung
    Nhờ đem hai ngấn lệ
    Gửi tới quê theo cùng.

    --Bản dịch của Phụng Hà --

    Vị Thủy miệt mài chảy về đông ,
    Ung Châu bao giờ đến, hỡi sông ?
    Cho ta rót vào hai hàng lệ ,
    Nước về quê cũ, lệ ở trong .

    -- Bản dịch của SongNguyễn HànTú --

    -Bài 1

    Sông Vị nước xuôi đông
    Bao giờ đến châu Ung
    Cho gởi đôi dòng lệ
    Về chốn gởi tim long

    -Bài 2

    Nước sông Vị xuôi về đông chảy mãi
    Này nước ơi bao giờ đến châu Ung
    Cho ta gởi đôi dòng châu tê tái
    Về vườn xưa nơi ấp ủ tim lòng

    -- Bản dịch của Nguyễn Minh --

    Xuôi dòng sông Vị chảy hoài
    Bao giờ chảy tới bãi dài châu Ung
    Cho ta gửi lệ đôi dòng
    Về vườn xưa vẫn nhớ mong đợi chờ .

    --Bản dịch của Nguyễn phước Hậu--

    Nước sông Vị xuôi đông chảy mãi
    Đến Châu Ung thăm lại bao giờ
    Thêm hai dòng lệ nhạt nhòa
    Xin đem về đến vườn nhà hộ ta.

    --Bản dịch của Anh Nguyên--

    Thấy sông Vị nhớ đất Tần

    Nước sông Vị chảy về đông,
    Bao giờ mới tới châu Ung, ta nhờ.
    Mang đôi dòng lệ hoen mờ,
    Gửi về quê cũ bên bờ giùm ta...

    Trả lờiXóa
  3. --Bản dịch của Phụng Hà --

    Vị Thủy miệt mài chảy về đông ,
    Ung Châu bao giờ đến, hỡi sông ?
    Cho ta rót vào hai hàng lệ ,
    Nước về quê cũ, lệ ở trong .
    Em thích bản dịch này vì gói vào đó cả nỗi lòng cố Quốc sâu nặng...

    Trả lờiXóa
  4. Bản dịch này cũng hay:

    Sông Vị chảy về Đông
    Ung Châu bao giờ tới
    Mang giùm ta dòng lệ
    Về cố hương xa vời.

    Trả lờiXóa
  5. MTV dựa vào bản dịch của TORO:
    Sông Vị xuôi về Đông
    Ung Châu bao giờ tới
    Đôi dòng lệ đầy, vơi
    Chở về quê ta với...

    Trả lờiXóa
  6. Phương Đông sông Vị chảy
    Bao giờ tới Ung Châu
    Xuôi dòng bên vườn cũ
    Gửi đôi hàng lệ sầu.
    Cũng theo bản dịch của Toro.

    Trả lờiXóa
  7. Hay quá, đã có rất nhiều bản dịch, mỗi bài mỗi cái hay. Mong có thêm những bản dịch mới, kể cả phỏng dịch cho vui...

    Trả lờiXóa
  8. Giải thích ý nghĩa bài thơ theo nghĩa từ ngữ:

    見渭水思秦川 : Kiến Vị Thuỷ tư Tần Xuyên (Thấy sông Vị nhớ (tương tư, thương nhớ) sông Tần.)
    岑參 : Sầm Tham

    渭水東流去 : Vị thuỷ đông lưu khứ, ((Nước) sông Vị chảy về hướng Đông)
    何時到雍州 : Hà thời đáo Ung Châu. (1) (biết bao giờ mới chảy đến Ung Châu)
    憑添兩行淚 : Bằng thiêm lưỡng hàng lệ, ("bằng" ở đây dịch là nương vào) (Nương vào dòng sông Vị mà gửi thêm hai hàng nước mắt)
    寄向故園流 : Ký hướng cố viên lưu. (hãy cho ta gửi đôi dòng lệ đó theo dòng chảy hướng về vườn xưa)

    Biên dịch ý thơ (đi ăn cơm tối đã nhé..)

    Trả lờiXóa
  9. Vị Thủy, viết hoa cả hai chữ, là tên riêng, thủy nghĩa là sông, tương đương với Tần Xuyên, xuyên cũng là sông suối. Nhà cháu nhắc thế vì thấy bác huynhtran luôn viết thường chữ Vị Thủy, trong khi Tần Xuyên viết hoa... Hii. Chắc quê gốc bác ở đất Tần.
    Chữ Hán phong phú, riêng chỉ sông đã có mấy chữ, Hà, Giang, Thủy, Xuyên trong Hoàng Hà, Trường Giang, Hán Thủy, Vị Thủy, Tần Xuyên... Hoặc chỉ đất nước, như Sơn Hà, Giang Sơn, Sơn Xuyên, Sơn Thủy... Vậy mà có nhà báo có tiếng khăng khăng bảo hoành phi viết "Ẩm thủy tư nguyên" - uống nước nhớ nguồn là sai, vì thủy là nước, nước cống cũng uống à? Theo nhà báo này thì phải viết " Ẩm hà tư nguyên"- uống nước sông nhớ nguồn... Hii, bạn đọc có thể chất vấn tiếp, sông ô nhiễm sông thối như Kim Ngưu cũng uống à? Nói thêm cho vui ạ.

    Trả lờiXóa
  10. Hihi.. tối hôm qua viết mà quên để ý đó. Vị Thủy là tên riêng có nghĩa là con sông Vị..
    Để sửa lại cái tên ở dưới nhé. À còn bài thơ cứ tạm chờ đó đã. Vì sáng nay đi làm công ích trồng cây cho khu phố mới về, ý thơ còn theo gốc cây bụi cỏ vẫn chưa trở về hihii

    Trả lờiXóa
  11. Cái vụ nhà báo gì đó sửa lại uống nước sông thấy ngộ, ai cũng biết chữ Tàu rất súc tích, nói ít hiểu nhiều, đâu cần phải lý giải như ông nhà báo nọ rồi sửa lung tung. Cũng như kiểu nói này sau năm 75, Xí nghiệp may mặc, thay vì XN may, người ta lý giải vì có nhiều loại may mà không... mặc, phải nói thế cho rõ nghĩa, hoặc cũng hay nói là may... đo, rách việc :-)

    Trả lờiXóa
  12. Mà nói thế cũng y như có người sửa câu Kiều viết về Thúy Vân "Khuôn trăng đầy đặn nét NGƯỜI nở nang", bởi lối suy diễn như ông nhà báo kia, "NGƯỜI" mới rõ ràng và chính xác chứ NGÀI xem ra chẳng có nghĩa gì cả, hù hù!

    Trả lờiXóa
  13. Bác PNH, chuyện dùng chữ của TA lắm đận buồn cười lắm bác ạ. Đang là Chợ Ngọc Hà, đùng đùng đổi tên treo biển Trung tâm thương mại Ngọc Hà; mấy ông cắt tóc họp nhau lại treo biển "Trung tâm dịch vụ thẩm mỹ nam"...
    Cái chữ Trung tâm dùng rất loạn, Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm luyện thi Đại học... vậy mà cả cái Viện Khoa học xã hội, bao gồm mấy chục Viện nghiên cứu có thời đặt là Trung tâm KHXH và Nhân văn quốc gia ( ai không tin hỏi em Chuồn chuồn)... Mà mấy ông đó không lẽ ít chữ?!

    Trả lờiXóa
  14. Nghĩ đi nghĩ lại thì Toro dịch thơ là chuẩn và hay nhất.
    Nên khỏi họa thơ nữa.. mà phóng hình ngắm chơi...hihi.

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter