Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Đứt quãng văn hóa



Miền Bắc sau những năm biến động, loạn lạc của thế kỷ XX đã đứt quãng văn hóa rất kinh khủng. Ví dụ ở làng Văn La, xã văn Võ, thuộc Chương Mỹ, Hà Nội mà tôi vừa đến là khá rõ.

Hôm đó về quê cậu phóng viên trong báo  ở làng Văn La, vào đình làng thì thấy một ngôi đình sạch sẽ, yên tĩnh và nguyên vẹn. Ông thủ từ mở cửa mời vào. Đình treo đầy hoành phi câu đối khảm trai. Chính giữa là bức hoành phi Văn Khắc Phối... Tôi hỏi chuyện ông từ, xem đình thờ Thành hoàng là vị nào... Đang vui vẻ giới thiệu đình, mặt ông từ trở nên trầm lắng và buồn bã. Ông bảo: Không biết thờ ai, do trộm lấy hết sắc phong  rồi. Tôi nói: Văn tế, văn khấn cũng có thể biết. Ông nói, không có văn tế. Tôi vào hậu cung xem bài vị, ôi trời, bài vị không có chữ... Tóm lại là lâu nay ông từ  chỉ biết ngủ trông trộm và giữ hương khói thôi chứ Ngài là ai thì chịu. Buồn lắm mà cả làng không biết tính sao...


Văn khắc phối



Máu giang hồ nổi lên, tôi nói, qua câu đối cũng có thể biết đôi chút về thân thế , công lao người được thờ nên cháu sẽ chụp lại và về dịch để các cụ biết thêm được chút nào hay chút đó.


Thế là hì hục chụp và về mày mò dịch, chữ nào không hiểu lên hỏi sư phụ, dịch xong mang cụ thẩm định lại, cuối cùng cũng tạm ổn. Vậy mà việc dịch của cháu gây cơn sốt cho làng, như người khát nước được uống nước dừa tươi... Hii, các cụ mở hội ba ngày, nhà cháu không về được thì các cụ gửi cho lộc là hai cái bánh chưng và con gà trống ( nó gáy từ ba rưỡi sáng.. Hii). Nội dung câu đối thấy Thần là vị có công lao hiển hách, đi sử Tàu, bình Chiêm, công lao được "Thiên tử trọng" rồi "Vị quán vương hầu"- đng đầu vương hầu... Tuy nhiên, danh tính Ngài thì vẫn đang là câu hỏi sẽ phải làm tiếp.

Sau đây là một số nội dung cụ thể:





TRẠC GIÁP  ĐỆ, SỨ HÁN KINH,

       BƯU BÍNH HÙNG VĂN, TRUNG NGOẠI PHỤC
Đăng khoa bảng, đi sứ Tàu, văn chương hào hùng, trong ngoài khâm phục
                                                                    ( Mùa hè năm Kỷ Mùi- 1919)

TÒNG TRIỆU TỔ PHÙ LÊ ĐẾ,

       CHẤN DƯƠNG NGHĨA LIỆT, CỔ KIM TRUYỀN
Theo triệu tổ giúp vua Lê, nghĩa liệt chói lòa, xưa nay truyền tụng
                                         ( Cử nhân Tạ Đình Uyển soạn, Tả Văn Hội cung tiến)







  TƯỚNG CÔNG KIẾN HỒNG HUÂN, SỨ HÁN,


            BÌNH CHIÊM, DANH THÙY VŨ TRỤ
Tướng công dựng nghiệp lớn, đi sứ  Tàu, đánh dẹp quân Chiêm,  danh tiếng bao trùm vũ trụ.
                                            (Triều Bảo Đại, mùa đông năm Mậu Dần, 1938 –
                                         Tú tài, Nguyên Nghị viên, Hàn lâm Lê Văn Sinh soạn )

 SINH HƯƠNG KHÂM VĨ LIỆT, TÁN TRỊ

           PHỤ QUỐC, VỊ QUÁN VƯƠNG HẦU
Quê hương tôn kính công lao, giúp vua giúp nước, đứng đầu vương hầu.
                                                        (Hội Thương mại xã Văn La cung tiến)


 HÁCH HÁCH THẦN CÔNG, XUYẾN NGA SƠN    BẮC
       Hiển hách công Thần, xuyên suốt từ núi Nga sang Bắc
(Triều Bảo Đại, mùa đông năm Bính Tý, 1936. Cựu Lý trưởng, nguyên Chánh hội Nguyễn Đức Mao làm lại như cũ)

 DƯƠNG DƯƠNG THÁNH TRẠCH, CÙNG HÁT THỦY NHI  ĐÔNG
       Mênh mông ơn Thánh, như  dòng sông Hát chảy sang Đông
 (Triều Tự Đức, mùa thu năm Kỷ Mão 1879, Cựu Lý trưởng Nguyễn Đức Hòa cung tiến)





 SỨ HÁN VĂN DANH TRUYỀN BẮC ĐỊA
       Đi sứ Tàu, văn tài lừng danh đất Bắc
                               ( Mùa xuân năm  Bảo Đại thứ nhất – 1925)

 BÌNH CHIÊM VÕ LIỆT CHẤN NAM THIÊN
       Dẹp loạn Chiêm, võ công chấn động trời Nam
                                 ( Hội Tư văn xã Văn La cung tiến)



 Đức bác thánh văn đằng vũ trụ/  Uy dương thần vũ chấn Hoa Di


 Vụ khoát tinh huy chương thánh đức/ Nhật lâm nguyệt chiếu diệu thần uy



 Hậu cung, có tượng nhưng bài vị không ch

 
 Nam Quốc Phan Hàn


Trong những chữ ở đây, cũng có một chữ từ điển không có, kính phiền bác Bu thẩm định. Đó là trán của nhà hậu cung ghi bốn chữ Nam Quốc Phan Hàn , chữ Phan ( phiên) lại có bộ trúc đầu thay vì bộ thảo. 

 
 Bắc Thần Kỳ Sở, chữ Thần có bộ Miên, mời bác Bu xem ạ.


Mời các bác xem, và góp ý thêm.


28 nhận xét:

  1. Ồ, sai không sửa được hay sao nhỉ? "Đức bác thánh văn"... không phải "tháng văn" ạ.

    Trả lờiXóa
  2. Nam quốc phiên hàn

    翰 藩 國 南
    Nên hiểu là: Rường cột nước nam
    Sách cội nguồn chữ Hán nói về chữ Phiên: Bộ thảo chỉ nghĩa chữ phiên chỉ âm đọc (trước khi có bộ thảo nó cũng là chữ phiên). Không có chữ phiên nào bộ trúc, có lẽ các cụ xưa viết nhầm (nên nhớ là chữ Hán ở đền Hùng sai be bét, còn tệ hại cái chữ phiên này nhiều)
    Đang vội, sẽ còm tiếp hihihi

    Trả lờiXóa
  3. 1- Câu bắc thần kỳ sở tiếc là bạn không ghi được hai dòng lạc khoản hai bên xem họ nói gì.
    2- Theo bu tui (là người tù mù chữ Hán) thì: Người xưa muốn nhắc lại lời dạy của Khổng tử trong chương vi chính. Nếu họ trích: "Vi chính dĩ đức" thì dễ hiều và quá hay
    3-Các cụ xưa bỏ đi chữ "cư" trong "Bắc thần cư kỳ sở" còn lại "Bắc thần kỳ sở" nên rất khó dịch cho thoát. Hay là: Ngôi sao phía bắc là điểm gốc?? Nghe vẫn tối nghĩa lắm.
    4- Chắc chắn là các cụ trích "Vi chánh" rồi, vậy thì chữ thần ấy viết nhầm. Phải là chữ thần không có bộ miên như trong luận ngữ. Chả nhẽ bắc thần là vua phương bắc, các cụ tự tôn dân tộc lắm mà.
    5- Bạn nên xem lại khái niệm "Đứt quảng văn hóa"
    Văn hóa là "cái còn lại sau khi đã mất đi tất cả, và cái còn thiếu sau khi đã học hết tất cả".
    Đình làng Văn La vẫn còn với sự bệ rạc của nó. Con người ở đó xem thường lịch sử, không trùng tu tôn tạo các công trình tâm linh của làng cũng là một thứ văn hóa chớ sao. Văn hóa lãng quên, văn hóa phá chẳng hạn. Bà Lê thị Huệ đã thống kê ra bao nhiêu thứ văn hóa: Văn hóa phong bì. Văn hóa từ chức, Văn hóa phá, văn hóa Đàng Bác (Mở miệng là biết ơn Đáng Bác)...Người Ấn Độ có văn hóa ăn bốc, Âu Mỹ có văn hóa ăn thìa nĩa. Bổng dưng Âu Mỹ xoay ra ăn bốc thì ta nói ở Âu Mỹ có biến thể văn hóa (trong ăn uống) chăng???. Văn hóa có biển thể, biến dị, chớ không có đứt Quảng....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đứt quãng văn hóa truyền thống?! OK chứ bác.

      Xóa
    2. Bác Bu cho là mạch văn hóa bị biến thể, còn Toro cho là bị đứt quãng. Dĩ nhiên 2 bác nhìn vấn đề trên cái nhận xét hữu lý của mình, và người nào cũng có lý.

      Nhưng theo tôi nếu dùng từ "biến đổi" đối với miền Nam có lẽ đúng hơn, vì "biến đổi" là từ khá nhẹ nhàng. Còn miền Bắc Toro dùng từ "đứt quãng" hay hơn. Rõ ràng là sau năm 1945, nền văn hóa ở miền Bắc bị "đứt quãng", từ cái này, chuyển ngoắt 180 độ sang cái khác.

      Xóa
  4. Ngày xưa có cái ngộ, viết rất nhiều, lan man đủ thứ, nhưng không có cái gì rõ ràng, tất cả cứ... mờ mờ nhân ảnh.

    Được "cụ đồ" Khiêm giúp cho như thế này thì quý hóa quá, công đức, công đức.

    Trả lờiXóa
  5. Bắc Thần Kỳ Sở - Hai bên chỉ có lạc khoản thôi bác Bu ơi.
    Phải là Bảo Đại Mậu Dần niên (1938) - Trái là "Tư văn đồng bái tiến", Hội tư văn cung tiến.
    Đưa hoành phi này để nói, các cụ viết hai chữ Thần như nhau, chữ Thần không có bộ Miên cổ hơn thôi bác Bu ạ. Bốn chữ này ai cũng hiểu là lấy từ Luận ngữ ra, không hiểu khác được.
    Bác Hiệp, em thì kiến thức loạng quạng nhưng nhiệt tình thôi. Cố gắng để không "phá hoại".

    Trả lờiXóa
  6. 1- Bu tui quan niệm lấy từ Luận ngữ ra thì phải viết như luận ngữ. Luận ngữ có từ thời Khổng tử thì chữ thần không có bộ miên phải cổ hơn.
    2- Cái gì mà bị đứt quảng thì cái đó không còn nữa. Nhưng văn hóa thì không bao giờ là không còn, có con người hoạt động là có văn hóa. Một lục địa chìm dưới đấy biển còn lưu lại một nền văn hóa, thì một làng của Chương Mỹ không thể đứt quảng văn hóa được nó chỉ biến đổi đi lên hoặc đi xuống thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Vì vậy phải đi điền dã bác Bu ạ, vì không phải bao giờ các cụ cũng viết đúng Từ điển, dịch còn theo văn cảnh nữa, nếu bám Từ điển quá đôi khi bí...

    Trả lờiXóa
  8. Toro nói đúng, cái điền dã nó quan trọng lắm. Mắt thấy, tai nghe mà có khi còn nhầm lẫn nữa. Kết hợp được giữa sách vở, điền dã, phương pháp suy nghĩ đặt vấn đề đúng (cái này cũng quan trọng lắm, nếu không thành ra lung tung, hỗn loạn), và cái suy xét thấu đáo nữa.

    Xã hội bây giờ loạn là thế, bởi cái gì cũng hời hợt...

    Trả lờiXóa
  9. [URL=http://s888.photobucket.com/user/bulukhin/media/200px-Thac_bac_Long_Cung_zps4a6de286.jpg.html][IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/200px-Thac_bac_Long_Cung_zps4a6de286.jpg[/IMG][/URL]

    Trả lờiXóa
  10. Trên là cái ấn mà tỉnh Phú Thọ ghi được làm từ Thời Hồng Đức (chữ đỏ). Nó là Tổ vường tứ phúc nhưng dòng chữ đỏ lại ghi Hùng vương tứ phúc. Cái chuyện Phú Thọ với đền Hùng sẽ nói sau, ở đây bu tui nói đến chữ Kì, liên quan đến từ điển.
    - Chữ tổ đầu tiên thiếu mất một nét ngang trên chữ kì, thừa một nét ngang dưới chữ thả. Nhưng từ điển Khang Hy có dẫn ra một chữ kì thiếu nét như vậy. Viết theo Khang Hy cho là đúng.
    - Chữ kì thứ hai đủ nét như các từ điển hiện nay. Các nhà Hán học cho hai chữ kì này OK.
    - Thời Hồng Đức sao lại làm cái Ấn mà có hai kiểu chữ kì như vậy. Tỉnh Phú Thọ nói lấy được rồi.
    Phải nói rằng thời các cụ không nhiều từ điển bằng ta hiện nay, người ta viết theo trí nhớ lúc thầy dạy. Theo bu, từ điển phải làm chuẩn để xem chữ đã viết ra sai hay đúng. Còn dịch cho đúng lại là việc khác, không liên quan gì mấy đến từ điển.

    Trả lờiXóa
  11. Họ chuẩn bị bán ấn lấy xèng , như đền Trần thôi bác Bu ơi. Việc cúng tế đền Hùng thật sự chỉ định hình từ cuối nhà Nguyễn, đầu thế kỷ XX. Cổng tam quan,Đền Thượng, Lăng HV... hầu hết các công trình đều xây mới. Ngay cả ngày 10-3 cũng năm 1917 mới quy định, làm gì có HỒng Đức nào, nói nhỏ với bác thế. Bài vị trên Đền Thượng đều là thần núi cả...

    Trả lờiXóa
  12. Bác Toro bảo “Văn hóa đứt quãng”, bác Bu bảo “Văn hóa biến thể, biến dị”, bác NHP bảo “Văn hóa biến đổi”, còn NANO cho rằng có thể là “Văn hóa biến dạng” hoặc “Văn hóa đánh võng”.
    Văn hóa có hai loại:
    - Vật thể: Đền chùa VN có từ lâu đời để thờ Phật, Thánh, Mẫu, Thành Hoàng,…Kiến trúc, cách sắp đặt bố trí từ lâu đã là chuẩn (chính tắc) theo truyền thống phong tục tập quán của dân tộc, nhưng rồi Bác Đảng ta phản Phong đã phủ đình tất cả. Hầu hết đã bị phá sạch trơn. Cũng may mà phía Nam khi đất nước chia đội, các công trình phía Nam gần như còn nguyên vẹn (May mà Huế ở Thừa Thiên…-Nguyễn Đình Cánh). Dù bao nhiêu năm phủ định rồi, nay vẫn phải phục dựng lại, nghĩa là Văn hóa vẫn phải kế thừa, nhưng đã bị biến dạng, méo mó: Các sắp đặt nội thất đền chùa cũng khác, lại còn đưa tượng Bác vào chùa nữa. Chính quyền cũng tham gia quản lý tiền công đức, hòa thượng diện như đại gia… (các tầng văn hóa vẫn nối tiếp nhau)
    - Phi Vật thể: Có một thời cấm hết dân ca nhạc cổ, phủ định văn thơ nhạc tiền chiến… Cấm đến mức có thể tống giam nếu phát hiện ra. Nhưng những thành tựu tuyệt vời đó vẫn cứ âm ỉ, bất tử trong lòng nhân dân. Nghĩa là cấm đi đường cái quan thì đi đường tắt, băng rừng lội suối mà đi, đánh võng, luồn lách mà đi miễn là đi được, miễn là tạo ra đường khác…Đến nay những đường vòng ấy lại trở thành đường lớn, được rải nhựa đàng hoàng…. Và như vậy là chưa bao giờ bị đứt quãng cả.
    Tóm lại NN lại chèn thêm cụm từ “biến dạng” và đánh võng” để các bác cứu xét …hêhề

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Văn hóa đánh võng, văn hóa biến dạng... cám ơn bác Nano Bobi đã bình luận sâu sát, hổng có né tránh chi hết. Nói văn hóa thì to, em muốn nói đến văn hóa truyền thống, nền nếp cha ông bị đứt quãng, mất hẳn một đoạn giữa, đoạn văn hóa bị phi văn hóa, phản văn hóa thay vào... Bây giờ nối lại không nổi nữa rồi.

      Xóa
    2. Đấy vẫn là Văn hóa, nhưng là văn hóa vô học: Những Chí phèo, Thị Nở...được bắt rễ sâu chuỗi, thành cốt cán, bồi dưỡng, kết nạp,...bổ túc văn hóa, bổ túc công nông (một năm ba bốn lớp)...rồi trở thành lãnh đạo, nhưng vẫn là vô học...

      Xóa
    3. Biến dạng hay biến thể chỉ là cách nói.
      Văn hóa là dòng chảy liên tục, chỉ có trong veo, ngọt lịm, bổ dưỡng, hay đục ngầu, hôi thối, ô nhiểm môi trường sống.

      Xóa
  13. MAY MÀ

    May mà Huế ở Thừa Thiên
    Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
    Tháp xưa còn tiếng chuông lành
    Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.

    May mà Huế ở trời Nam
    Còn câu đối cổ dựng am sách nghèo
    Nhà vườn còn gác trăng treo
    Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.

    Nếu mà Huế ở xứ Thanh
    Lầu son ngói nát. Cổ thành gạch tan
    Hán Nôm nghìn tuổi thành than
    Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.

    Thơ Lê Đình Cánh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài thơ Lê Đình Cánh hay quá... Xót xa một thời... Anh em mình ở vùng "không may" nên càng buồn bác Nano Bobi nhỉ.

      Xóa
  14. Không biết việc tìm ra tên tuổi của vị Thành hoàng của Toro ra sao? Tôi thử tra cứu trên sách vở thấy huyện Chương Mỹ - Hà Nôi bây giờ xưa là huyện Chương Đức, thời nhà Nguyễn thuộc tỉnh Hà Nội. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí có chép những nhân vật đời Lê ở tỉnh Hà Nội, người huyện Chương Đức (tức là Chương Mỹ xưa), có 2 người:

    - Thứ nhất là Đặng Đình Huấn, có công giúp vua Lê diệt Mạc (nhà Mạc xét trên danh nghĩa kéo dài từ 1527, đến 1677, nhưng đến khoảng 1592 thì vai trò của chính trị của nhà Mạc đã chấm dứt), làm quan đến chức Tả Đô đốc, được phong Nghĩa Quận Công. năm Gia Long thứ nhất (1802) được liệt vào hàng công thần bậc nhất đời Lê trung hưng, có cấp cho ruộng đất để con cháu giữ việc thờ tự.

    - Thứ nhì là Đặng Đình Tướng là chắt của Đặng Đình Huấn. Đời lê Huyền Tông (Cảnh Trị 1663-1671) thi đỗ tiến sĩ, làm đến Tả Thị Lang bộ Lại, đổi sang chức Đô đốc, ra trấn mạn Tây Nam, dẹp giặc yên dân, vào dự triều chính, tinh thông điển cố. năm 80 tuổi xin trí sĩ, người đời gọi là Quốc lão tiên. Thọ 87 tuổi, được tặng chức Đại tư không, phong làm Phúc thần.

    Như vậy ông Đặng Đình Tướng (huyện Chương Đức - Chương Mỹ bây giờ) có mấy điểm đáng chú ý, quê quán ở Chương Mỹ, học cao (đỗ tiến sĩ), làm chức quan lớn, về đường võ (binh nghiệp) là Đô đốc, trấn mạn Tây Nam, tức phía mạn trong Hà Nội, dẹp yên giặc (có phải Chiêm Thành?), và được phong Phúc thần.

    Trong tất cả các nhân vật đời Lê mà Đại Nam Nhất Thống Chí nói đến, có duy nhất ông Đặng Đình Tướng được phong là Phúc thần (có sắc phong), văn võ song toàn đều có chức cao, là đáng chú ý nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chương Mỹ thì có nhiều danh nhân anh H ạ, Ngô Sĩ Liên, Đặng Ma La, Lê Ngô Cát... Em đọc DVSKTT không thấy tên vị Thọ Dương Hầu mới chán chứ.

      Xóa
  15. Đúng là dòng chảy Văn hoá thì không đứt quãng, nhưng "một bộ phận không nhỏ" con dân Việt hiện nay thật sự đã bị đứt quãng năng lực nhận biết/thức văn hoá Việt ngay trên chính quê hương mình, đặc biệt là về văn hoá truyền thống. Trong rất nhiều "phương tiện" chuyên chở các giá trị văn hoá liên tục từ cổ đến kim, từ tiền nhân đến hậu duệ thì NGÔN NGỮ là một trong những công cụ quan trọng nhất. Thế nhưng, "phương tiện" này lại thường xuyên thay đổi liên tục và đột ngột, không một chút kế thừa (CHỮ VIỆT CỔ (cứ cho là có) - CHỮ HÁN - CHỮ NÔM - CHỮ QUỐC NGỮ (Latin)), khiến "một bộ phận không nhỏ" (trong đó không có Toro, Bulukhin, NANO, Phạm Ngọc Hiệp, Gốc Mai...) con dân Việt không kịp phản ứng, nên phải chịu "thân phận" đứt quãng năng lực nhận biết/ thức các giá trị văn hoá của chính dân tộc mình vậy. Entry của Toro là nói về sự đứt quãng nhãn tiền này vậy.

    "AI NHƯ CÔ THẮM"

    [img] http://4.bp.blogspot.com/-ctxz2Wxv9r8/UNwXiUTMLdI/AAAAAAAAAQM/9iVhOrdqiGA/s400/DSC_0419.JPG [/img]

    Hầu hết những "Cô Thắm" này và rất nhiều người khác (trong đó có Ruchung tôi) thực sự đã bị đứt quãng những vũng văn hoá Việt liên quan đến Hán - Nôm. Than ôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói như bạn là đứt quảng nhận thức văn hóa chứ không phải đứt quảng bản thân văn hóa. Vì Văn hóa là dòng chảy liên tục, chỉ có trong veo, ngọt lịm, bổ dưỡng, hay đục ngầu, hôi thối, ô nhiễm môi trường sống.

      Xóa
    2. "Đúng là dòng chảy Văn hoá thì không đứt quãng"

      Bạn Ruchung nói câu này chính xấc.

      Xóa
    3. Cám ơn bác Ruchung, bác Bu đã chia sẻ.
      Bài này em đã viết thành bài báo, cùng với bài về Nam Việt Triệu Tổ đăng trên báo Công lý số 30-4/ 1-5 rồi ạ. Đã in báo giấy, khi nào lên mạng em sẽ chuyển đường link vô đây để các bác "phủ chính" cho ạ.

      Xóa
  16. Mấy hôm nay chị già vẫn bị đuối nên cũng.. bị đứt quãng văn hóa luôn Toro ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chơi mà chị, không nên cố, chị giữ sức khỏe, lúc nào vui vẻ lại viết...Dạo này bác Bu viết ít, không hiểu sao.

      Xóa
  17. Tớ cũng thiên về ý văn hóa bị suy thoái, hay mất gốc hay bị biến đổi còn dù có những biến động như thế nào văn hóa vẫn luôn luôn tồn tại như một dòng chảy liên tục. Toro làm công đức được thế này là quý lắm đấy!

    Còn bây giờ thì đừng để đứt quãng bờ lốc ở xóm nhỏ này nữa nhé! Chúc tuần mới nhiều niềm vui!

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter