Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Nhà thờ lớn Hà Nội

Qua lại Nhà thờ lớn bao nhiêu năm nhưng hôm qua, lần đầu tiên có bạn Suong Dang từ SG ra, em  Charming Pink triệu tập, dẫn khách đi chơi, tôi mới tình cờ vào trong Nhà thờ lớn Hà Nội. 

                                          
Theo một số tài liệu lịch sử như sách của Louvet “La vie de Mgr. Puginier”, tiểu thuyết lịch sử “Bóng nước Hồ Gươm” của Chu Thiên, các tài liệu trong Văn khố Hội Thừa sai Paris (M.E.P.) … thì khu đất này xưa kia là khu đất của Báo Thiên Tự (Chùa tháp Báo Thiên) được xây dựng từ đời Nhà Lý. Đây là một ngôi quốc tự nổi tiếng của kinh đô của Đại Việt trong suốt các triều đại từ -Trần. Đến thời  – Nguyễn, đây vẫn là nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an...


Các tài liệu nói về sự kiện phá hủy chùa Báo Thiên không thống nhất với nhau. Theo Bùi Thiết trong Tự điển Hà Nội địa danh, chùa Báo Thiên đến cuối thế kỷ 18 đã bị phá hủy và nền chùa cũ trở thành đất họp chợ trước khi chuyển giao cho nhà thờ. Còn ông Thống sứ Bắc Kỳ Raoul Bonnal, người chứng kiến việc chuyển giao khu đất, đã viết trong cuốn Au Tonkin rằng Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ đã cố gắng lấy lòng Giám mục bằng cách lấy lý do ngôi chùa đã đổ nát và không tìm thấy hậu duệ của người thành lập ngôi chùa nên đã cho phá sập và chuyển nhượng khu đất cho nhà thờ.




Nhà thờ xây dựng từ năm 1884-1888. Nguyên thủy, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) do vào năm 1678, Giáo hoàng Innôcentê XI tôn phong Thánh Giuse (cha nuôi của Chúa Giêsu) làm thánh quan thầy của nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất ở Hà Nội được tôn phong là "Nhà thờ chính tòa kính Thánh Giuse". Lễ khánh thành được tổ chức đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887).







Nhà thờ rất đẹp, đặc biệt là hệ thống tranh kính và kỹ thuật chạm khắc bàn thờ. Uy nghiêm nhưng ấm áp. Trong đó một số khách nước ngoài đang lặng lẽ cầu nguyện.





                                               


                         



Có hai thứ lần đầu tiên tôi thấy, đó là hộp ủng hộ công đức rất kín đáo, không phô trương như tôn giáo khác. Họ thực hiện lời Chúa, làm việc thiện kín đáo, tay phải làm và tay trái không biết chăng?
Cái thứ hai là một chóe nước, bên cạnh một bệ đá có khắc thánh giá, phía trước có chỗ để quỳ, chắc đây là nơi thực hiện nghi lễ rửa tội. Những thứ này đặt gần cửa ra vào, góc bên trái. (Đề nghị bác Phạm Ngọc Hiệp giới thiệu kỹ hơn chỗ rửa tội này ạ.)

                                                         

                                              

18 nhận xét:

  1. Bên trong Nhà thờ lớn Hà Nội rất đẹp, đặc trưng kiến trúc gothique với những cột và vòm mái cao vút. về niên đại thì Nhà thờ Đức Bà Saigon (Vương cung thánh đường) được xây cùng thời với Nhà thờ lớn Hà Nội (trước mấy năm, xây năm 1876, khánh thành năm 1880). Cũng có sách nói năm 1954, đức cha Trịnh Như Khuê đặt tên là Nhà thờ đức bà Maria, nhưng tên này không thông dụng.
    Vụ thùng lạc quyên (hòm công đức), thì bên TCG làm "kín đáo" hơn, có thể như Toro đã nói Kinh thánh chép khi bố thí "đừng cho tay phải biết việc làm của tay trái", cũng có thể TCG phổ biến ở phương Tây, do họ truyền sang nước ta, tính cách của họ kín đáo và lịch sự ngay cả trong việc bố thí.
    Ở nơi mỗi nhà thờ TCG có chỗ để rửa tội cho hài nhi như Toro giới thiệu. Đây là một nghi thức bắt buộc của người theo đạo, để xóa đi "Tội Tổ tông", là tội mà Adam và Eve đã phạm khi cãi Chúa trời nơi Eden (Vườn Địa đàng) có nói tới trong Cựu Ước.
    Sau hết là cám ơn Toro đã post hình :-)))

    Trả lờiXóa
  2. Cạnh chỗ đó là ba cái ghế quỳ. A Hiệp có thế giới thiệu chút về lễ rửa tội này được không? Có phải linh mục đứng cạnh cái bàn đá, múc nước từ cái chóe ra không anh? Em thấy trên mặt cái bàn đá có hình thánh giá lớn...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi đó Toro. Lễ rửa tội là một trong bảy phép Thánh thể (bí tích) của Hội thánh TCG (Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể, Thống hối, Xức dầu thánh (khi lâm chung), Truyền chức và Hôn phối). Rửa tội thường dành cho Trẻ sơ sinh, cũng có khi dành cho người lớn (những người TCG vì lý do gì đó khi mới sinh chưa được rửa tội, hoặc người mới theo đạo).
      Thật ra phép rửa tội như tôi đã nói bên trên không chỉ có ở đạo TCG mà còn ở vài tôn giáo khác, một hình thức Thanh tẩy (chẳng hạn người Ấn Độ giáo thanh tẩy nơi sông Hằng là con sông linh thiêng của họ). Tuy nhiên với người TCG thì đây là một nghi thức bắt buộc. Vị linh mục lấy nước từ cái chóe để làm phép cho trẻ sơ sinh (đổ một ít lên đầu trẻ). Khi làm phép rửa tội đứa trẻ cũng nhận được một tên Thánh, nữ thường là Maria, Rosa... Nam là Vincent, Juse, Phao Lô... Ba cái ghế là để dành cho cha mẹ đứa bé và cha, hoặc mẹ đỡ đầu quỳ bế đứa bé trong khi cha làm phép rửa tội.

      Xóa
    2. Rửa tội là một bí tích cực kỳ quan trọng của TCG, như nghi thức kết nạp, để một đứa trẻ ( hay người lớn) chính thức trở thành con Thiên Chúa. Đây là nghi thức thường tiến hành nên Nhà thớ lớn có "dụng cụ" sẵn sàng và cố định. Không biết các nhà thờ nhỏ khác có thiết kế như vậy không anh Hiệp?

      Xóa
    3. Rửa tội là nghi thức đầu tiên để trở thành "Con chiên (thần dân) của Chúa), rất quan trọng với người TCG. Người không phải tín đồ TCG mà muốn kết hôn với người TCG, làm lễ ở nhà thờ, điều đầu tiên là phải theo đạo, nghĩa là phải học một số giáo lý căn bản, được vị linh mục kiểm tra chấp nhận, và làm phép Rửa tội. Rồi sau đó mới được đến nhà thờ làm lễ hôn phối. Tất cả các nhà thờ TCG đều được thiết kế chỗ rửa tội như thế đó Toro, đây cũng là một cái thống nhất, chứng tỏ TCG được tổ chức tốt, quy củ hơn một vài tôn giáo khác, điều này cũng dễ hiểu, bởi TCG phát triển ở phương Tây, về việc tổ chức, kỷ luật, khoa học... thì người Tây phương hơn hẳn người Á đông rồi.

      Xóa
    4. Em chưa dự lễ rửa tội nhưng có dự một lễ tang bà bác ruột lấy chồng TCG, phải nói là nghi lễ rất chu đáo, quy củ.

      Xóa
    5. các nghi thức của việc cử hành các bí tích đều thống nhất với nhau nên nếu bác Toro có đi nhà thờ nào thì cũng đều giống nhau chỉ có khác là hình dáng của các vật dụng của mỗi nhà thờ thôi.

      Xóa
  3. Mình cũng đi qua đi lại nhiều nhưng chưa vào bên trong Nhà Thờ Lớn này bao giờ. Cảm ơn Toro, hình rất đẹp và mình thích cái ý của hộp ủng hộ công đức, tự tâm, tự nguyện làm việc thiện, không cần phải phô trương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và qua những xô bồ của khinh tế thị trường TCG vẫn bình lặng như vậy, không nhôn snhaos như tôn giáo, tín ngưỡng khác bạn Ngoc Tong nhỉ.

      Xóa
  4. 1- Ở Hà Nội khá lâu nhưng hôm nay nhờ TORO bu mới nhìn thấy kiến trúc bên trong nhà thờ lớn.
    Bên trong nhà thờ tuyệt đẹp lối kiến trúc gothique tạo ra những mái vòm cao vút, ngước nhìn lên tưởng như thấy được thiên chúa ở trên cao...cúi đầu nhìn xuống chỉ thấy bàn chân và tự nghỉ rằng thân phận con của chúa nhỏ nhoi quá...Thiên chúa sinh ra con thì hãy thương xót mà cứu giúp con.
    2- Bên ngoài nhà thờ cũng quá đẹp. Một chàng trai mặt mũi rạng rỡ với nụ cười tươi rói đứng giữa hai người đẹp. Người mặc áo đó thân ái khoác tay chàng ra chiều gửi gắm hết cả niềm tin...
    3- Về TCG thì PNH là xếp sòng rồi. tuy nhiên Giáo Hoàng La Mã cũng phải cái tiến TCG sao đó cho phù hợp với thời đại Tin học và Công nghệ. Trước đây con ngời con mông muội thì giải thích thiên chúa làm ra thế giới trong vòng một tuân lễ nay thuyết Bing Bang ra đời thì nói vậy có được không....Về khoản này các vị Phật giáo Đại thừa thức thời ngay sau khi đức Phật Nhập diệt......Hihihihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1. Bác Bu, em cũng sống ở HN, mà lần đầu tiên vào Nhà thờ lớn đấy ạ. Vì thế mà chụp cũng vội vàng, sợ người ta không cho chụp... Tuy nhiên, không ai nhắc nhở gì hết. Nói chung, các nhà thờ ít được chuoj từ bên trong, Nhà thờ Đức Bà SG cũng thế, em chưa được coi hình chụp nội thất.
      2. Người đẹp khoác tay vì em không còn là "nguồn nguy hiểm nữa", khoác vô tư, thế thôi anh ơi.
      3. Đạo Phật nhà ta rắc rối lắm, nhìn các chùa bây giờ mà hãi đấy ạ. Đức Phật không ngờ diễn biến ra đến thế này đâu ạ.

      Xóa
  5. Cuối cùng những nhà thờ xây dựng từ thời Pháp thuộc bao giờ cũng rất đẹp.
    Đạo TCG có quy củ từ Vatican cho đến từng ngôi thánh đường nhỏ trên toàn thế giới, còn Đạo Phât thì tùy duyên mà ngộ đạo, cho nên trong thời buổi này Toro thấy hãi là đúng rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái chữ "tùy duyên" gây tùy tiện và lạm dụng chị nhỉ...

      Xóa
  6. Cám ơn Toro đã cho xem kiến trúc gothique bên trong nhà thờ , quá đẹp . M ra HN, mỗi lần đi đâu gần đó là đều vòng ra phố Nhà Chung , đứng ngắm nghía bên ngoài nhà thờ , không dám vào bên trong vì nghĩ mình là người ngoại đạo không biết nhà thờ có sẵn lòng cho mình vào chụp hình không

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm nào chị và anh H vào Nhà thờ Đức bà SG chụp đi, chắc đẹp lắm đấy ạ.

      Xóa
  7. Thấy Toro và bạn Marg. băn khoăn về vấn đề chụp hình những nơi thờ phượng, như ở ngôi nhà thờ này chẳng hạn. Thỉnh thoảng đi đến những nơi thế này tôi có kinh nghiệm xin chia sẻ: Thứ nhất nên nhìn quanh, nếu có được vị chức sắc tôn giáo (cha, sư... hay ông từ, người có dáng vẻ coi giữ nơi đó), cứ mạnh dạn đến cười chào... cầu tài, giới thiệu mình là du khách từ xa đến (nhất là khi mình xách cái máy hình to đùng, trông có vẻ "prồ", mấy nơi này thường không ưa cánh chuyên nghiệp, nhất là giới báo chí). Khi chụp nên chọn những chỗ khuất tác nghiệp ít ai để ý. Không nên chụp lúc đang làm lễ (nhất là khi vào nhà thờ).
    Đến những nơi thờ phượng tốt nhất là dùng loại máy chụp hình nhỏ (bây giờ nhiều máy có tính năng rất cao, chụp đẹp). Như đã nói, người ta "ít sợ" người xài loại máy này, vì trông giống du khách hơn là dân chuyên nghiệp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác H chia sẻ kinh nghiệm hay quá... E thì thấy không nên hay hạn chế chụp đèn, để không ảnh hưởng đến không khi trang nghiêm, thì đỡ bị chú ý hơn.

      Xóa
    2. Đúng rồi đó Toro, đến những nơi này đừng chụp đèn, có 2 điều: một như Toro nói, khi đèn flash lóe lên làm người khác "chia trí", ảnh hưởng đến nghi lễ của họ. Hai là chụp đèn cho hình ảnh rất dở, những nơi thờ phượng có những mảng sáng, tối mà chỉ dùng đúng ánh sáng tự nhiên mới ghi nhận được.

      Xóa

Flags

Flag Counter