
Chùa Đồng là ngôi chùa xíu, thực ra là một khám thờ làm bằng đồng, thờ Phật Thích ca và Trúc lâm tam tổ. Đỉnh Phù Vân quanh năm mây trắng cao 1068 m so với mặt biển. Ngày trời trong, ở đây có thể nhìn thấy tàu bè ngoài biển Đông.
Nếu đi đường bộ, du khách sẽ được ngắm những cánh rừng trúc, rừng tùng bách nguyên sơ nhưng không mấy ai đủ can đảm, mà đa số chọn cáp treo. Dù đi cáp treo thì đường lên chùa Đồng cũng còn khá xa và nhọc nhằn.












Đỉnh núi chót vót, hai bên là vực sâu nhưng không có những cây to che chắn, chỉ có những tảng đá và những bụi trúc mọc lúp xúp như cỏ giữa các kẽ đá, vì vậy đường đi khá nguy hiểm. Lối lên lại không có bậc, phải lựa thế đá mà đặt chân, có đôi chỗ phải bò lên.




Vậy mà người người chen chúc nhau lên...



Tôi rất thích câu thơ của Không Lộ Thiền Sư " Hữu thời trực thướng cô phong đính/ Nhất khiếu trường thanh hàn thái hư"- Có lúc lên thẳng một đỉnh núi chót vót/ Hú dài một tiếng lạnh cả bầu trời" và định bụng sẽ trải nghiệm cảm giác đó, máy ảnh cũng sẵn sàng. Hăm hở đi, ai nấy cởi áo khoác buộc ngang lưng...

Mây mù mờ mịt, dăm ba phút phải lau mắt kính một lần. Lần bước mãi cũng thấy tấm biển " Đỉnh thiêng Yên Tử" thấp thoáng phía sau là chùa Đồng... Tôi nghĩ, ngày xưa, các cụ đặt một am thờ nhỏ nơi cao nhất này để thỉnh thoảng thiền hành, luyện gân cốt thôi, đâu ngờ bây giờ là nơi hành hương chen chúc như tín đồ Hồi giáo về thánh địa Mecsca thế này.
Đông quá, toàn người là người, đến Chùa Đồng rồi, cách 2 met là có thể đứng trước bàn thờ nhưng tôi đành dừng lại, nhường cơ hội cho những người đang quyết chí chen chân khấn vái kia. Chùa Đồng ở góc phải đỉnh núi, hai bề là vực thẳm, chỉ có phía trước và bên trái có khoảng sân vài chục m2, vậy mà người ta cứ ùn ùn chen lên... Tôi thèm nghe tiếng chuông ngân nga nhưng không thể được bởi chuông và khánh đã bị đám đông bao vây, hỉ hả lấy tiền polyme chà xát để mang về lấy lộc, làm ăn thịnh vượng mất rồi. Chả mấy mà chữ trên chuông, trên khánh sẽ bay biến.





Chùa Đồng không có tiếng mõ, tiếng tụng kinh mà tiếng loa điện sa sả: "Bà con chú ý, có nhiều kẻ gian lợi dụng chen chúc để móc túi, bà con cảnh giác giữ gìn tài sản như ví tiền, điện thoại"... Anh chàng cầm loa liên tục ban "pháp thoại" như thế. Cảnh sát cũng đứng quanh để trông chừng. Tiếng mấy tay chụp ảnh dạo chào mời vóng vót, thô tục.
Lên đỉnh non thiêng lại chợt thấy chợ trời. Tôi chấp nhận lùi xuống, khoanh tay nhìn nhân thế và quay về với lòng mình, "Vạn pháp quy tâm"- đức Điều Ngự Giác Hoàng dạy chúng ta như thế, ngoài tâm thì không đâu có Phật. Tôi không chụp được tấm hình như sư Không Lộ xưa, nhưng có nhiều tấm hình thiên nhiên, cây cỏ...






Đi xuống dễ hơn đi lên, đi mãi bất chợt thấy trong ống kính một tòa tháp cao chót vót ẩn giữa mây mờ, vọng ra tiếng tụng kinh điều hòa, êm ả, tiếng mất tiếng còn rất mực yên bình... Té ra đó chính là ga cáp treo mà mình vừa đi.



Lần sau nếu có đi Yên Tử, ta đi vào mùa thu, vắng vẻ, thanh tịnh hơn mà trời cũng trong xanh hơn...
Chị đã đi Yên Tử cùng với Quí Sư Cô từ Taiwan qua, đây là vài hình ảnh của Yên tử ngày 01/10/2008..
Trả lờiXóaGóp vào đây với em vài hình ảnh của Yên Tử hôm ấy.
Hình ảnh ở dưới chân núi trước khi lên núi nè..
Trên đỉnh Chùa Đồng.
Bức ảnh người mặt đỏ sau khi lên tới đỉnh Chùa Đồng..
Đây là sư cô Tâm Châu, người VN, thạc sĩ Tôn giáo học hiện đang ở Tân Trúc - TW.
Lạy Phật để xuống núi..
Cám ơn chị Huynhtran, ảnh đẹp quá. Như vậy là chị đi vào mùa vắng vẻ, hay quá. Đi như thế mới cảm nhận được vẻ đẹo và sự linh thiêng đúng không chị. Người Việt bây giwof đi Hội lễ Phật như lễ Thần Tài. Chán quá... Trông tấm hình lễ Phật để xuống núi thật cảm động.
Trả lờiXóaNhững dòng chữ của Toro viết cảm tưởng về ngọn Yên Tử rất đáng cho mọi người cùng suy gẫm.
Trả lờiXóaTa đến chùa để làm gì ? Ta đi hành hương để làm gì.
Tại sao ta phải cúng dường Phật Pháp Tăng?
...
đúng thế...
Trả lờiXóaEm chưa tới được bao giờ :D
Trả lờiXóaNhững bức ảnh đen trắng chụp cây cối phong cảnh mờ mờ trong sương trông đẹp quá, trông như tranh thuỷ mặc ấy. Toro nói đúng, đi Yên Tử vào mùa thu, đông thì sẽ không bị nghe tiếng "pháp thoại" nữa, thanh tĩnh hơn nhiều!
Trả lờiXóaYen Tu toi da di tham vieng dao xua ....
Trả lờiXóaToro chup may canh trang den rat dep !
@ Từ chỗ cáp treo đến chùa đồng bao nhiêu xa TORO ơi ? Nghe mô tả đường đi thấy sợ, lão lai tài tận rồi không hiểu có đi nổi không, hết xuân đầu hè có lẽ bu phải đi một chuyến chăng?
Trả lờiXóa@ Chuyến đi của bạn đến chỗ thiêng liêng gợi nhớ đến các ông vua đời Trần, nhưng đọc dến đoạn bạn mô tả cảnh náo loạn của người hành hương thì buồn lắm. Không có tiếng chuông mõ mà chỉ có tiếng loa điện cảnh tỉnh lũ bất lương móc túi. Những không gian thiêng liêng của đất nước nay thành ra cái gì, không biết bình luận ra sao nữa ???
Đời sau có câu thơ về thiền sư Không Lộ như thế này (quên tên tác giả): "Có lúc buồn lên đỉnh núi chơi/ hét lên một tiếng lạnh - trời ơi/ Buồn vui ai biết trong tâm đó/ Mà trước sau không lộ nửa lời". Hình ảnh của Toro và của chị huynhtran chụp rất hay. Một cảm nhận cá nhân, bây giờ người ta mê tín hơn là tâm linh.
Trả lờiXóaBác Bu: Có hai chặng cáp treo. Chặng 1 từ nhà ga chỗ chị huynhtran chụp với các sư ĐL trước khi lên núi ( có chữ Phúc) đến chùa Hoa Yên. Đây là nơi trung tâm, có tháp Huệ Quang và nhiều chùa, có dãy nhà nghỉ, tiệm ăn... Nếu đi hai ngày thì ngủ đêm tại đây nghe tụng kinh, sáng mai đi tiếp lên chùa Đồng. Đi bộ, đường rất tốt, khoảng 1 km thì đến nhà ga thứ hai lên chùa Đồng. Từ ga 2 lên chùa Đồng đi khoảng 1 giờ, vì khó đi, nhưng đi vào mùa vắng như chị huynhtran thì chắc là không khó khăn lắm. Bác Bu đi được đấy ạ. Có điều đoàn em hôm nọ có người bị treo trên có 15 phút vì mất điện. Ngồi trong cabin gió thổi đung đưa cũng khiếp lắm ạ. Nhờ Phật độ nên bình an...
Trả lờiXóaPNH: Anh nên cùng bác Bu ra một chuyến chụp ảnh thả phanh... Em tháp tùng hai bác ạ.
Em nghĩ là khi anh đã đứng khoanh tay nhìn "chợ trời" trên đỉnh Yên Tử thì anh sẽ không chụp bất kỳ một tấm ảnh nào về sự xô bồ đó chứ. :)
Trả lờiXóaNhững bức ảnh rừng trúc với phù vân đẹp quá anh ạ.
Hehehe điện lực cho du khách hưởng án treo !!
Trả lờiXóaYên Tử cao chót vót, chênh vênh vực thẳm nhưng mà chưa có ai bị tai nạn thảm bao giờ, tính đến giờ phút này anh Toro à.
Trả lờiXóaCảnh chùa thanh tịnh đâu còn nữa
Trả lờiXóaKẻ chợ khoe danh tận non bồng.....
Em lên chùa Đồng khi chùa chưa "đẹp" như trong hình của chị HT cơ. Còn chưa có cáp treo với tay vịn đôi chỗ. Ngày ấy hiểm trở núi non lắm.
Trả lờiXóatudinhhuong: Lần sau có bác Bu, bác PNH... ra Bắc anh em mình cùng tháp tùng các bác lên Yên Tử một chuyến em nhé. Em đúng là lãng tử... Ảnh em đpẹ quá. Trưng bộ ảnh Yên Tử của em lên đi. Anh đi như "ăn cướp" chụp vội, nên cũng không thoái mái lắm...
Trả lờiXóalanvuive: Điều đó minh họa cho lời Phật dạy, không có Phật ở đâu ngoài tâm mình. Sâu sắc lắm đó....
bulukhin: Bác HT đưa ra mấy câu, "đấm nát tay trước cửa" chùa, mà bác chưa lên tiếng đấy ạ. Một câu hỏi lớn không lời đáp/ Cho đến bây giờ mặt vẫn chau... Em chuyển lại câu hỏi để bác "ban pháp thoại" nhé.
Trả lờiXóa# Ta đến chùa để làm gì ? Ta đi hành hương để làm gì.
# Tại sao ta phải cúng dường Phật Pháp Tăng?
# ...
Những câu hỏi của hư không thôi mà Toro.. chẳng dám trách đâu nhé!
Trả lờiXóaCái gương mặt chau lại là vì leo núi, chuyên tâm vừa leo vừa chụp hình, leo lên đến đỉnh dù sương dù gió mát, nhưng gương mặt thì đỏ au như thế đó.. chứ đâu dám chau gì đâu Toro ơi! :((
@toro, ngày xưa hay thường nói "Đi vãng cảnh chùa...". Xưa chùa hay lập ở những nơi xa xôi hẻo lánh, thâm sơn cùng cốc... như chùa Hương, Yên Tử... Ngoài chuyện đến chùa hành hương, lễ Phật, tao nhân mặc khách còn đến để ngắm cảnh, lấy cảm hứng làm thơ...
Trả lờiXóaBây giờ thì thế đấy...
PNH: Anh đi vào mùa thu thì vẫn có thể chuoj hình và làm thơ được vì lúc đó vắng vẻ, yên bình anh ạ.
Trả lờiXóaYên Tử ngày đó của em chỉ chụp bằng máy phim, được vài tấm thôi anh ạ. :)
Trả lờiXóaMà tối nghỉ lại ở Yên Tử, nửa đêm có một chị đọc kinh như lên đồng, cả mấy chục người không dám ngủ vì giọng bà ấy sang sảng, ra rả, đọc không vấp một câu nào, lại đang nằm, trời tối mù, chắc "bị nhập".
Đúng là đi vào mùa không lễ hội thì sẽ thanh bình hơn và không còn nghe thấy sự ra rả của chiếc loa nhắc nhở trộm cắp. Haiz, đáng ngại thay.
Trả lờiXóa