Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Cấm dùng chữ Giao Chỉ, An Nam

Một quán phở trên đường Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM) đã bị cơ quan quản lý yêu cầu ngừng sử dụng tên Giao Chỉ. Quán này đã phải đổi tên thành phở Việt. Một cán bộ quản lý giải thích, từ Giao Chỉ cũng như từ An Nam được dùng với ý miệt thị dân tộc.

Quán An Nam phải đổi thành Ân Nam

Có lẽ cán bộ quản lý cho rằng đó là những cái tên do Tàu đặt cho nên coi đó là bị miệt thị chăng? Thái độ tự tôn mạnh mẽ này thật đáng quý trong bối cảnh hiện nay, nhưng xem ra hơi quá.

Xét gốc tích từ Giao Chỉ thì không có ý miệt thị gì trong đó. "Giao Chỉ" thời Chiến Quốc trở về trước là vùng đất chỉ phía Nam khu vực người Hán ở, do đó các cụ cho rằng không quá tỉnh An Huy, Trung Quốc hiện nay.

Nhà Triệu, nhà Hán sau này cũng lấy chữ "Giao Chỉ " đặt cho miền Bắc nước ta.

Chữ " Giao Chỉ" trong thư tịch viết nhiều chữ khác nhau, khi thì GIAO là giao thiệp, giao nhau, khi thì GIAO có bộ trùng bên cạnh là Giao long. Mà hai chữ này lại dùng thông nhau.

CHỈ có khi viết là chữ Chỉ là đất, có khi là ngón chân. Một thuyết được nhiều người lầm tưởng thật là dân ta có hai ngón chân cái chĩa ra ngoài, khi đứng chụm hai bàn chân thì hai ngón giao nhau, do đó đặt tên là Giao Chỉ.

Thuyết này đã bị BS Đỗ Xuân Hợp, trong một nghiên cứu năm 1944 cho hay, tật choạc ngón chân cái là tật chung của nhiều dân tộc, chủng tộc lạc hậu mà thỉnh thoảng mới thấy. Như vậy không thể tin rằng người Hán lấy tật ấy làm đặc trưng cho cả vùng đất của những người họ tiếp xúc ở phương Nam.

Cụ Đào Duy Anh cho rằng, do tục xăm mình cho giống Giao Long, coi Giao Long là vật tổ, coi mình là dòng giống Giao Long -(con Rồng cháu Tiên) và Chỉ là đất, nên Giao Chỉ là đất của người giao long hay đất giao long thôi.

Giao long là con gì? Theo mô tả ở nhiều thư tịch, cụ Đào nhận định đó là một loài cá sấu lớn.

Sài Gòn cấm đặt cả những chữ nhạy cảm như Em Yêu, Sung Sướng hay liên quan đến tôn giáo như một quán mang tên Buddha... nhưng chỉ xin bàn chữ Giao Chỉ cho vui thôi...





33 nhận xét:

  1. Tuy cán bộ quản lý hơi có chút nhầm lẫn nhưng cũng đáng khen. Hoan hô anh quản lý!:-)

    Trả lờiXóa
  2. Nhưng chữ Giao Chỉ mà chị học Sử từ bé thì nói rằng, Vì sao gọi là Giao Chỉ, là vì dân tộc Việt xưa kia xưa lắm ở tận phía bắc cơ mà, dân tộc mình ngày đó có 2 ngón chân cái giao nhau.Nghĩ cũng đúng vì đi nương rẫy, đi chân không mà còn phải trèo núi vượt sông mà, nên bàn chân với những ngón chân bè ra cũng đúng.. Ngày ấy còn có hình chụp lại nữa đó.

    Cũng giống như thời chị vào những năm 1970s về trước, tụi chị mà thấy con gái có nước da trắng đôi má đỏ au, đôi đùi to là biết đó là con gái Đà Lạt rồi đó. Vì thời ấy chưa có nhiều Honda như bây giờ, nữ sinh đi học phải cuốc bộ, mà đường Đà Lạt thì dốc và đèo mà, nên đùi to ra cũng đúng... hihi. hay chưa!

    Do đó chữ Giao Chỉ là có hai ngón cái giao nhau cũng có lý đó Toro ơi!

    Trả lờiXóa
  3. Có điều cấm đặt tên quán ăn thì cũng kg hiểu sao nữa, kg có ý kiến về việc này.!

    Trả lờiXóa
  4. @TTM,MTV: Chuyện hai ngón chân giao nhau là có thật, nhưng không phổ biến, bác sĩ Đỗ Xuân Hợp đã giải quyết vụ đó lâu rồi chị a.
    Tiếc là em không biết cách chèn chữ Hán vào như anh Bu hay chị M để dẫn chứng mấy chữ đó...

    Trả lờiXóa
  5. Quán cà phê Ân Nam ở đường Trương Định cũng trong trường hợp đó. Ban đầu quán tên là An Nam, sau bị cấm nên phải thêm dấu ớ (â).
    :-)

    Trả lờiXóa
  6. @pnhan: Cám ơn bác ghé thăm, hình minh họa đúng cái quán bác nói chăng... lần sau vô trỏng phải đến làm ly cafe mới được...

    Trả lờiXóa
  7. Về từ Giao Chỉ thì có nhiều cách lý giải như Toro đã nói trong entry, và xưa nay thì chưa có cách lý giải nào được công nhận là chính xác, trước đây ở quận 1 cũng có cửa hàng đặt tên là An Nam mọi, có thêm chữ "mọi" (mọi rợ) đàng sau chữ An Nam, bị cấm là phải, và từ An Nam là tên gọi của người Hoa đặt cho nước ta thời Bắc thuộc (An nam đô hộ phủ), sang đến thời Pháp thuộc từ An Nam được người Pháp tiếp tục dùng. Riêng từ Giao Chỉ có lẽ cấm là hơi... quá đà, chắc nhà chức trách cho là tên Giao Chỉ là do người Hán đặt cho nước ta thời Bắc thuộc (Giao Chỉ, Cửu Chân), thực ra từ Giao Chỉ đã được dùng để gọi một bộ tộc của người Việt cổ từ thời Văn Lang. :-)

    Trả lờiXóa
  8. Nếu từ An Nam và Giao Chỉ bị cấm dùng với giải thích là "miệt thị dân tộc", tôi nghĩ là cách giải thích này có vẻ áp đặt. Khi người Hoa đô hộ nước ta và dùng những tên này đặt cho nước mình có ý miệt thị gì trong đó không? Hay chỉ là một tên gọi thuần tuý? Nếu có cấm dùng thì với lý do "gợi nhớ lại thời kỳ bị nô lệ" nghe có lý hơn.

    Trả lờiXóa
  9. Tr ko viết, GR cũng cứ tưởng từ Giao Chỉ không được "sang trọng" cho lắm.
    Nhưng theo GR biết ở nc ta, có con số mà cũng bị cấm nữa.
    Trước cửa nhà GR là số nhà 179, người ta bán hàng thời trang lấy tên biển hiệu là 17 cm. Bị Phường đến bắt gỡ sau có 1 tuần. :(

    Trả lờiXóa
  10. @PNH: Như em đã nêu, thực ra những chữ này không mang hàm ý miệt thị gì. Giao Chỉ thì như đã nói, An Nam là đất phương Nam bình yên thôi... Hai chữ Việt Nam của mình cũng thế, nhà Nguyễn sang Tàu xin đổi tên nước là Nam Việt, nhà Thanh thấy chữ đó trùng với Nam Việt thời trước, cuối cùng ra chữ Việt Nam. Vậy thì chữ VN cũng có dấu vết Tàu...
    Ý bác H hay, gợi nhớ lại thời kỳ bị nô lệ thì có lý hơn.

    Trả lờiXóa
  11. @hangg: cấm 79 cm là sao nhỉ? Thôi chết rồi, kỵ húy ta đánh nhau với Tàu năm 79... Huu, không biết có tệ đến thế không nhỉ?!

    Trả lờiXóa
  12. Ủa , đọc entry của Toro xong , định "còm" thì đọc câu còm cuối cùng của bác Hiệp , ủa , sao nó giống mình nghĩ vậy , hihi ... Thiệt ra chỉ nên khuyên quán không nên dùng tên hiệu đó vì nó "gợi nhớ lại thời kỳ bị nô lệ" , được cán bộ địa phương nhắc nhỡ dĩ nhiên chủ quán cũng không cãi làm gì để yên ổn làm ăn , M nghĩ vậy (-:

    Trả lờiXóa
  13. @bangtam: Với góc độ của người làm báo liên quan đến pháp luật thì em thấy nếu không quy định cụ thể, rõ ràng thì kiểu cấm như vậy gây ảnh hưởng đến thương hiệu, đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nên họ hoàn toàn có thể khởi kiện hành chính... Hii, phức tạp ra phết đấy ạ.

    Trả lờiXóa
  14. :) không phải cấm số 79, mà là cấm số 17 ạ.

    Trả lờiXóa
  15. @hàng: ồ, thì 17-2-1979, Tàu đánh ta... Huu

    Trả lờiXóa
  16. @bangtamngt, ái chà "đồng hội đồng thuyền" có khác (((-:

    Trả lờiXóa
  17. @ PNH, bangtam: Người ta đồng sàng dị mộng, còn hai bác thì ngược lại... Hii.
    Nghĩ thêm một chút mới thây, nếu cấm vì gợi nhớ thời nô lệ thì có lẽ chữ "Nam Kỳ" , "Bắc Kỳ"... cũng phải bỏ vì do bọn Pháp đặt các bác ạ, Gay thế!

    Trả lờiXóa
  18. @hanggraphic, 17 cm cái này liên quan đến kích thước, không phải ngày tháng phải không H.?

    Trả lờiXóa
  19. đúng rồi Toro , nếu "cấm" thì phải căn cứ điều khoản quy định pháp luật nào . Nhưng việc dân đi kiện thì, hihi , phép vua thua lệ làng , cãi với chính quyền địa phương cũng khó làm ăn Toro à

    Trả lờiXóa
  20. Ối , Toro và bác H ơi , Marg chỉ có ... mộng bình thường của chính mình thôi , không đồng mộng , đồng thuyền dzới ai hết nghe , hehe ...

    Trả lờiXóa
  21. @bangtam... Em đang nghĩ nếu chị TTM trong trường hợp " dị sàng đồng mộng" này sẽ phản ứng thế nào, chắc là không giãy nảy như chị bangtam rồi...

    Trả lờiXóa
  22. Hihi , cho nên mới nói thế giới bao la , mỗi con người là một tinh cầu mà , Toro hỏi chị TTM xem đúng không ((-:

    vụ " Bắc kỳ" , " Nam kỳ" bây giờ cũng đâu còn chính thức dùng , đôi khi dùng nó để biểu thị một sự khó chịu , không vui nào đó mà

    Trả lờiXóa
  23. Dù nguồn gốc không phải là miệt thị chủng tộc đi chăng nữa thì cái tên Giao Chỉ vẫn do người ngoại tộc gọi.Hơn nữa nó nhắc nhở nỗi đau 1000 năm bắc thuộc.TMH ủng hộ việc này.Thiếu gì tên hay để đặt nhỉ?

    Trả lờiXóa
  24. Nói chung là như thế này, những cái cấm đoán của ta thiên về "cảm tính" hơn là luật pháp, nhà chức trách không cho đặt bảng hiệu như thế, và giải thích như thế, có viện dẫn được điều khoản nào trong quy định, luật pháp để cấm không? Hình như trong vụ đặt tên cửa hàng, có quy định rõ là tên bảng hiệu ở xứ mình không được đặt tiếng nước ngoài, nhưng những tên chẳng hạn Tous les jours, Givral (tên tiệm bánh ngọt) vẫn tồn tại... Còn chuyện người dân vì "ý thức dân tộc" mà không dùng những tên như Giao Chỉ, An Nam lại là chuyện khác... Cái nhập nhằng luật pháp ở nước ta là thế!

    Trả lờiXóa
  25. @ bác H: Sau khi đọc comments rồi, em ko phân định được số 179 ấy là ngày tháng, số thứ tự hay là kích thước nữa :((

    Trả lờiXóa
  26. 1- Bên Tàu có Hà Nội, Tây Hồ, Hà Đông...Vậy có nên bỏ mấy tên ấy ở VN Không nhỉ?
    2- Anh hùng Đuốc sống Lê Văn Tám là một nhân vật bịa sao không thấy các nhà lãnh đạo TP ra lệnh bỏ tên trường , tên phố ???
    3- Kỉ Hồng Bàng trong lịch sử đất nước do các nhà sử học thời trước "sáng tác" ra cho đủ 4000 năm lịch sử sao vẫn dạy cho học trò
    4-........
    Muốn cấm Giao Chỉ, An Nam thì phải có kết luận của một hội thảo khoa học chứ các nhà lãnh đạo cấm cái rụp là đáng kiện ra tòa lắm

    Trả lờiXóa
  27. @hanggraphic, nghĩa là H. cũng bị "rối loạn tâm thần" bởi con số ấy :-(((

    Trả lờiXóa
  28. Ngoài tên Giao Chỉ, An Nam, nếu xét kỹ ra thì có rất nhiều địa danh khác có từ thời Bắc thuộc, chắc thế. Do đó, đúng là phải có một công trình nghiên cứu và chuẩn hóa mới tránh được những cấm đoán duy ý chí, gây xáo trộn không cần thiết.
    Kỳ này, bác Bu không góp ý về mặt kiến thức mà còm về khía cạnh áp dụng pháp luật, lạ thế.
    Cám ơn các bác!

    Trả lờiXóa
  29. Em cũng nhìn thấy quán Ân Nam ở đường Trương Định trong Sài Gòn lần Tết vừa rồi vào chơi.
    Khi em nhìn bảng tên quán, em đọc nhẩm trong đầu cũng thấy sao lại không "mượt mồm" được nhỉ. :))
    Hóa ra là vì không được dùng từ An Nam.

    Trả lờiXóa
  30. Toro ơi! mấy chị em mình ra nhiều đề tài quá chắc bác Bu khỏi ngủ để viết bài cho tụi mình đọc đó hihi

    Trả lờiXóa
  31. @huynhtran: Chị lúc nào cũng lo bác Bu mất ngủ vì viết ẻn... Thực ra bác mất ngủ vì nhiều thứ khác nữa đấy ạ.
    @tu: Em có từ "mượt mồm" rất lạ. Hii

    Trả lờiXóa
  32. :) Bác Bu mất ngủ vì nước vì nhà vì cả làng Mul này đấy ạ.

    Trả lờiXóa
  33. Em định dùng "mượt miệng" nhưng em thích dùng "mồm" cho nó tục và hóm như 1/1000 thi sĩ HXH.

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter