Quê tôi là một làng buôn bán từ xa xưa, do đó, để có thể nói với nhau mà người ngoài không hiểu được thì phải có ngôn ngữ lóng. Trong thời kỳ bao cấp, 1960-1985 thì tiếng lóng phát triển mạnh mẽ và phong phú nhất, vì thời đó mọi sự buôn bán bị cấm ngặt.
Tôi có bà mợ, có đàn con 7-8 đứa, nên chỉ trông vào gạo bao cấp thì vô cùng thiếu thốn, do đó phải chạy chợ. Ban đêm, cõng trên vai một bao phân đạm đi qua những cánh đồng để tránh phòng thuế, với quãng đường 10 cây số, mà số tiền lãi chỉ đủ mua vài cân gạo. Trong khi đó nếu bắt được có thể đi tù. Do đó, bí mật là rất quan trọng, mọi thông tin liên quan đều "lát tăm lảy"- nói tiếng lóng.
Nguyên tắc đầu tiên của tiếng lóng làng tôi là dùng tên một nhân vật trong làng để chỉ đối tượng hành nghề hoặc có chức vụ đó. Ông Trưởng Công an xã là ông Mở, thì "ông Mở" nghĩa là Công an; ông Hưởng làm thuế vụ thì "ông Hưởng" là Thuế vụ.
Làng có một tay ăn cắp vặt tên là Mỵ, do đó "Cu Mỵ" nghĩa là ăn cắp. Đi chợ Đồng Xuân mấy bà nhắc nhau "Cu Mỵ đấy" là biết ngay có thằng ăn cắp đang len lỏi...
Bên cạnh đó là những từ cổ hơn như "cụ Lang" nghĩa là tiền.
Vì thế mới có chuyện gia đình bà Hoa ở Hà Nội nhưng vẫn dùng tiếng quê, gửi một bức điện tín vào Nam cho anh cháu thế này: "Bà Hoa bị ốm, ông Mở đến thăm , mời cụ Lang ra ngay". Người nhận được hiểu ngay là: Nhà bà Hoa bị Công an đến khám nhà, gửi tiền ra ngay". Hii. Nhà bà Hoa buôn đồ cổ, hồi đó hay bị bắt bớ, khám xét lắm.
Làng có một anh tên là Tam xung phong đi bộ đội, trong khi đại đa số người ta trốn, nên coi anh này rất dại dột, từ đó này sinh từ Tam Dột nghĩa là bộ đội. Người làng nói với nhau: "Dạo này bớ Tam Dột kinh quá" có nghĩa là Dạo này bắt lính ghê quá...
Nguyên tắc thứ hai là lấy từ láy thay từ chính. Ví dụ Dột là Dại; Khứa là khách... "Nhà tao đang có khứa"- nhà tao đang có khách. "Sít dẳng" là sống lâu, sống dai.
Nguyên tắc thứ ba là đặt từ mới thay thế. Ví dụ Dênh là đi. "Lão ấy dênh rồi". Tai là đánh, làm gì đó, "Tai cấu" là ăn cơm, "tai nhau" là đánh nhau... Xoài là xinh, xẻm là xấu. "Mố lủng" nghĩa ban đầu là Tay chó d... nhưng sau có nghĩa như Gã, hắn thôi. Mố hiệp, mố hìa chỉ đàn bà.

Do đó, họ có thể bình luận: "Mố lủng xẻm thế mà lải được mố hìa xoài quá, nên mố lủng sệt mố hìa"... Các bác có dịch được không? Đó là: " Tay này xấu trai thế mà lấy được con vợ xinh quá, nên tay này sợ vợ"... Hii...
Hiện nay, do kinh tế thị trường, không cấm đoán như xưa nên tiếng lóng mất dần, ở quê cũng ít ai dùng. Tuy vậy, những người xa quê lại coi đó như đặc sản quê nhà thỉnh thoảng vẫn dùng cho vui. Tết vừa rồi, về quê, lũ trẻ con nhà tôi thấy ông trẻ nói:" Tay Minh ấy "sài lát" đấy, gặp nó mất thời gian lắm" chúng nó cười như nắc nẻ vì hôm trước tôi mới dạy "Sài lát" là mắc bệnh nói nhiều.
Thỉnh thoảng trẻ con lại hỏi: Bố ơi, nếu muốn nói... thì quê mình nói thế nào?
Tiếng lóng thế này thì có tây nó mới hiểu !
Trả lờiXóaDạo này tớ mải mê kiếm Cụ Lang quá nên chẳng quan tâm được mấy tới blog. Cuối tuần chúc nhà báo khoẻ vui!
Trả lờiXóa:D
Quảng Trị quê em cũng có nhiều từ lóng và từ địa phương vui lắm :)
Trả lờiXóaHay hè... :D
Trả lờiXóaTT mê kiếm cụ Lang, còn tớ thì khoái xơi Xoài :-)
Trả lờiXóaToro việt khiết nhiều khiêu quà khua chò kho nền khên chì khi khồng không hiều khiêu gì khi cà kha ? heee có hiểu không hở Toro ơI!
Trả lờiXóaChì khi yều khiêu Tò ro lằm khăm heeeeeee
Chị M: Em dịch nè: Toro viết nhiều câu khó hiểu quá cho nên chị không hiểu gì cả... Hii
Trả lờiXóaNói lóng để đối phó với Công an, thuế vụ, đối tác... lúc buôn bán thôi, bây giờ khỏi nói lóng rồi chị ạ. Nhưng cách nói của chị có nguyên tắc chung, người ngoài có thể suy ra được, nhưng quê em thì đạt yêu cầu bí mật.
Anh H: Chết nhé... Thích xơi xoài nhé...
VAH: Quảng Trị nói bình thường vùng khác đã nghe như nói lóng rồi... He he.
Giỏi quá ta.. cách nói này mấy đứa lính chị ngày xưa hay nói, nãy phải nhớ lắm mới viết ra được đó...hihi
Trả lờiXóaKhông chỉ Anh Hiệp, các anh thì thích hia xoài rồi heee
Phải công nhận trong gian khó nhân dân ta rất sáng tạo :-)))
Trả lờiXóaQuả tiếng lóng này thì em phục quá, nhất là mố hiệp này xoài quá. :))
Trả lờiXóaHehehe ở miền Nam này nhiều xoài lắm TORO ơi
Trả lờiXóaĐúng là cách nói lóng đầy tính sáng tạo ở quê bác Toro. :)
Trả lờiXóaAnh Toro vào miền Nam ngắm xoài thoải mái hén chú Bu.
Trả lờiXóaThú vị quá. Lần đầu tiên em nghe nói đến loại tiếng lóng này. Riêng "tai nhau" thì nghe nhiều nay nhưng mới biết cội nguồn là từ quê anh Toro.
Trả lờiXóaVào siêu thị Vũng Tàu ngắm xoài rồi tự nhiên nghĩ đến Tiếng lóng của TORO ! Lại tự hỏi bản thân chữ LÓNG ấy là gì nhỉ??
Trả lờiXóaPhải tra từ điển chú Bu à.
Trả lờiXóaHii, mọi người nhầm rồi, XOÀI là xinh, tính từ chứ không phải cô gái xinh. Ví dụ, Tử đinh hương xoài quá... Hii.
Trả lờiXóaThì từ Xinh (cô gái) mà chuyển thành Cô gái xinh cũng hay lắm chứ Toro, một cách hiểu "Lóng" khác :-)))
Trả lờiXóaSao mà xoài năm ni đắt lạ. Keke.
Trả lờiXóa