Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Cầu siêu ở Viêng Chăn

Do ngẫu nhiên tôi được dự một lễ cầu sieu tại một gia đình người Lào ở Viêng Chăn. Thấy người vào mình cũng vào theo và không thấy gia chủ nói gì nên cứ lặng lẽ chụp. Tiếc rằng không có ai phiên dịch để tôi nói được đôi lời chia sẻ và xin lỗi họ... Có lẽ họ cũng bỏ qua cho tôi rồi.

Rạp được che ở vỉa hè, khách đến dự đều mặc đẹp, quàng phạ biêng, mang theo thố cao chân đựng lễ vật cúng dường.


Các sư đã từ bên chùa sang.


Người đàn ông chủ nhà dâng một cái khay có nến và hoa cúc, đọc một bài kinh, có lẽ đây gọi là bài tác bạch chăng? Có điều họ không lễ lên bàn thờ, có hình ảnh người quá cố mà lễ chính các sư- sư là hiện thân của Phật. Bàn thờ người quá cố nhỏ, chỉ như để cụ chứng kiến và nghe kinh thôi.
,



Cái mâm có hoa cúc, lá dừa, hạt cườm gọi là mâm hồn chăng? Mâm này có những sợi chỉ trắng, mà cuộn chỉ để ở chỗ vị sư trưởng đoàn, không biết sau này họ sẽ làm gì với sợi dây trắng đó. Lễ vật dâng cúng là chiếc giường thật, trông thoáng như nhà táng giấy VN, nhưng ở đó có cả quạt điện, chậu, thố... và nhiều xô nhựa đựng y áo và vật dụng thường nhật để cúng các sư.

Chiếc giường này sau đó sẽ được khiêng sang chùa để các sư thụ dụng. Như vậy, họ coi việc cúng các sư chính là cúng Phật, cúng tổ tiên mình, nên không dùng đồ vàng mã và làm cỗ kiểu "trước cúng sau ăn" chả mất gì của dân mình.

Ai đến dự lễ cũng có thố đựng lễ như cúng khất thực buổi sáng. Có lẽ sau lễ này họ sẽ cúng các sư.


Cỗ chay được chuẩn bị, có đến 10 món. Lát nữa chắc các sư sẽ thọ trai ngay tại đây.



Ai đến dự lễ cũng có thố đựng lễ như cúng khất thực buổi sáng. Có lẽ sau lễ này họ sẽ cúng các sư.


Một vị sư cầm chiếc quạt in hình Phật để tín chủ nhìn vào như thấy Phật.

Một chiếc laptop bật lên, vợ chồng người con trai bà cụ đã qía cố cầu nguyện online cho mẹ.



Các cụ ông được mời ngồi trên bàn ở phía xa nhưng đều hướng về các sư để làm lễ.


Các cô gái tiếp tục đến dự lễ. Thanh niên cũng quàng phạ biêng cẩn thận.



Các kiệu nhỏ này không biết có phải để rước hồn lên chùa hay không? Tiếc là tôi không thời gian để dự đến hết, các bác có thông tin gì xin giải thích thêm cho vui ạ...


48 nhận xét:

  1. Anh lại có hai cái ẻn cùng "cầu siêu ở VC" đấy.

    Trả lờiXóa
  2. Tu: Máy móc loạng quạng quá, cám ơn em, anh đã del một. Hii

    Trả lờiXóa
  3. Hì.
    Anh cũng bạo thật.
    Em mà gặp đám tang này, em không dám vào và cả không dám chụp luôn.

    Trả lờiXóa
  4. TĐH ơi! Toro nói đây là lễ cầu siêu, vậy không phải là đám tang đâu, nên cũng không có gì mà phải sợ cả.

    Thường, trong nhà có người quá vãng, thì vào thất đầu và thất thứ 7, 100 ngày và ngày mãn tang, gia đình tổ chức cúng chay tăng, thỉnh quí Thầy về tụng kinh cầu siêu cho người quá vãng, thường sẽ thỉnh từ 3 vị Tỳ kheo trở lên, càng nhiều thầy về làm lễ thì oai lực của chư Tăng sẽ trợ giúp cho buổi lễ thêm phần viên mãn.

    Cúng dường chư tăng chính là cúng dường Phật Pháp Tăng, ba ngôi tam bảo của Phật giáo. Đến đây xin ngừng lời, để dành cho anh Bulukhin giải thích thì sẽ rõ hơn sẽ logic hơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  5. Dạ! Em cảm ơn chị đã chỉ cho em thấy cái hiểu không đúng.
    Dưng mà em vẫn ngại chụp những vụ thế này.

    Trả lờiXóa
  6. Dân Lào mộ đạo. Những thanh niên cũng quàng phạ biêng và có thái độ nghiêm túc. Lại còn cả cầu nguyện online cho mẹ qua laptop....Lễ cầu siêu trang trọng và sung túc (chắc tang chủ là những người khá giả ???)

    Trả lờiXóa
  7. Lào là nước theo Phật giáo Tiểu thừa, cũng như Phật giáo Đại thừa, không công nhận có linh hồn vĩnh hằng
    Cho nên hiểu được ý nghĩa cầu siêu trong Phật giáo nói chung cũng đa đoan lắm ..

    Trả lờiXóa
  8. Thực ra không có ai giải thích, tôi chỉ suy luận đây là lẽ cầu siêu thôi, và cúng không biết có thẻ có cách gọi khác của người Lào không?
    MTV: Đây là một gia đình khá giả, ngôi nhà này có treo biển cafe và massage theo cách cổ truyền.
    Bu: Không công nhận có linh hồn vĩnh cửu nhưng lại luân hồi, vậy thì cái gì luân hồi, đúng là quá phức tạp phải không ạ?
    TTM: Chị M là có nhiều kinh nghiệm ở Camb, có gì chị cứ cung cấp trợ giúp cho oai lực của bác Bu đi ạ.
    Tu: Anh thích lễ nghi, văn hóa, phong tục... nên không ngại.

    Trả lờiXóa
  9. "Không công nhận có linh hồn vĩnh cửu nhưng lại luân hồi, vậy thì cái gì luân hồi, đúng là quá phức tạp phải không ạ?"

    Đây là một câu hỏi hay, không chỉ riêng bạn mà còn vô số người !

    Trả lờiXóa
  10. Nói về giới luật thì dù Tỳ kheo ni có nhiều tuổi hạ hơn Tỳ kheo (nam) thì Sư cô vẫn phải vái lạy quí Thầy .. huhu không biết vì sao như thế, để tìm hiểu xem vì sao như thế!, do vậy chị TTM này chẳng thể trợ giúp thêm oai lực của bác Bu, mà lại phải nép bên, đứng dựa cột mà nghe thôi!

    Trả lờiXóa
  11. Thấy họ thành tâm quá, hay !

    Trả lờiXóa
  12. Trời trời, thế này mà chị M bảo là nép vào cột mà nghe! Hai bác B, M mà song kiếm hợp bích thì bà con sẽ được hiểu biết thêm bao nhiêu điều bổ ích :D

    Trả lờiXóa
  13. Bu tui cho rằng nên lật đi lại một vấn đề xem thực chất nó là gì để hiểu biết hoặc để giết thì giờ cho vui.
    1- Buổi lễ TORO nhìn thấy bên Lào chắc là lễ cầu siêu (nói đủ là siêu thoát Tịnh độ) nhưng Phật giáo Tiểu thừa (Lào) không có pháp môn Tịnh độ vậy thì có nên gọi là CẦU SIÊU không?
    2- Cầu siêu (Siêu thoát Tịnh độ) chỉ có ở Phật giáo đại thừa. Mà chủ yếu là môn phái Tịnh độ tông. Nhưng không có linh hồn thì cái gì siêu thoát? (Lưu ý: Phật tử nào bảo rằng có lịnh hồn tồn tại thường hằng thì nên phá giới, và đừng có đến nhà chùa nữa)
    3- Nghe bảo bạn TTM đi nhà chùa khi lên 8 thì giải thích hộ trước khi cho anh chị em đọc kinh dài mênh mông bát ngát .

    Trả lờiXóa
  14. Cám ơn chị M đã dẫn tư liệu rất quý, dù đó nói về khất sĩ VN, nhưng chắc chắn là có sự tương đồng.
    Bác Bu nêu ra những câu hỏi rất căn bản, mời bác bàn luôn hộ chứ đến bác Mu cũng khép nép không dám ra trợ oai cho bác thì ai dám, vắng vẻ quá.
    Bác PNH đang mải chụp hoa bướm ở đâu mà chưa lên tiếng cho anh em thêm hiểu biết nhỉ?

    Trả lờiXóa
  15. Đâu có vắng đâu em! bạn bè bận việc thôi mà.

    Trả lờiXóa
  16. Tôi không thích kinh của Phật giáo, nhưng chú ý đến triết học nhà Phật nên có tìm hiểu qua loa, xin có nhận xét về vài vấn đề các bác có đề cập đến. Trước hết xin nói về Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa, Từ "Thừa" là dịch từ chữ "Yana" theo tiếng Phạn (âm là Diễn Na), có nghĩa là "cỗ xe" hoặc "con đường". Vào thế kỷ thứ nhất tại Ấn Độ, một hệ phái của Phật giáo lấy mục đích "phổ độ chúng sinh" làm chính, giáo nghĩa của hệ phái này được ví như một cỗ xe hay con thuyền to lớn, có thể chở được vô số chúng sinh từ bờ sinh tử bên này đến thế giới Niết bàn giải thoát ở bờ bên kia, từ đó chứng quả vị Phật, hệ phái này tự xưng là Đại thừa, và xem các hệ phái khác của đạo Phật nguyên thuỷ liệt vào hàng Tiểu thừa. Tuy nhiên cách xưng hô như thế không được các hệ phái khác thừa nhận. Các hệ phái được cho là Tiểu thừa hiện nay ở Tích Lan, Thái Lan, Lào, Căm Bốt, Miến Điện... từ trước đến nay đều xưng là "Nam truyền Thượng toạ bộ Phật giáo".
    Cách nhìn về đạo của Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa khác biệt nhau rất lớn, trước hết là về đấng Thích ca Mâu ni, Phật giáo Đại thừa xem ngài là một vị thần có uy lực, quảng đại, pháp lực vô biên, toàn trí toàn năng. Tư tưởng Bồ tát là một đặc điểm của Phật giáo Đại thừa, đó là ý chí lập phát nguyện lớn cứu tất cả chúng sinh thoát khỏi vòng khổ ải, người theo Đại thừa không nhất thiết phải vào chùa tu tập, có thể tu tại gia. Đối lại Phật giáo Tiểu thừa xem Đức Phật như một vị giáo chủ, đạo sư, là một người đã đạt đến giác ngộ, người theo Tiểu thừa nhất thiết phải xuất gia tu hành, Phật giáo Tiểu thừa lấy việc chứng đắc quả A la hán là mục tiêu tối thượng, còn Phật giáo Đại thừa lấy việc "phổ độ chúng sinh" làm tôn chỉ tu hành, và lấy việc thành Phật làm mục tiêu tối cao.
    Riêng Tịnh độ tông là một tông phái Phật giáo chuyên tu lấy mục đích vãng sanh Tây phương cực lạc làm tôn chỉ. Tịnh độ tông khởi đầu từ Trung Hoa khi Phật giáo từ Ấn Độ được truyền vào Trung quốc, đây là một tông phái có triết lý đơn giản, dễ thực hành, Tịnh độ tông quan niệm chỉ có thể dựa vào "Nguyện lực" của Đức Phật A Di Đà, lấy việc niệm danh Phật A Di Đà làm chính, dựa vào sức mạnh của lời nguyện Đức Phật để được vãng sanh Tây phương Tịnh thổ. Chỉ cần niệm Phật là có thể vượt qua tam thế, vãng sanh cực lạc, do đó Tịnh độ tông rất được dân chúng trong xã hội hoan nghênh.

    Trả lờiXóa
  17. Còn về những hình ảnh của Toro chụp bên trên thấy rất hay, cũng không rõ là lễ gì, nhưng nếu hiểu nôm na, thấy có hình thờ, tương tựa như kiểu cúng thất, 49, 100 ngày mất, hay giỗ đầu của người Việt...

    Trả lờiXóa
  18. Phật có 3 vạn 6 ngàn pháp môn tu nên khó hiểu là đúng rồi các bác ạ. Nhìn ở khía cạnh phong tục thì em thấy lễ nghi của họ rất trang nghiêm, thành kính, có thể thấy nét đẹp trong văn hóa Lào ở đây, qua con cháu cũng như khách đến dự lễ.
    Nếu có người thông thạo văn hóa Lào giải thích từng công đoạn thì chúng ta hẳn sé thấy thú vị hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  19. "Phật có 3 vạn 6 ngàn pháp môn tu nên khó hiểu là đúng rồi các bác ạ." "Ta có 3 vạn 6 ngàn pháp môn để dạy cho chúng sinh", đại khái là như thế, câu này tương truyền là của Đức Phật, hiểu nôm na là ngài có rất nhiều cách để thuyết cho chúng sinh lĩnh hội được Pháp của ngài, tuỳ theo đối tượng, trình độ của người nghe Pháp, Có thể coi như một "phương pháp sư phạm" của Phật, chứ không phải là Phật có 3 vạn 6 ngàn pháp môn tu. :-))

    Trả lờiXóa
  20. 1- Bạn TORO chụp hình được buổi lể cầu siêu bên Lào làm bu tui phải tìm hiểu thêm về Phật Giáo Tiểu thừa, vì lâu nay chỉ nghe nói Phật giáo Đại thừa cầu siêu mà thôi.
    2- Một số nhà sư và Phật tử tỉnh thoảng quen miệng nói " linh hồn" chứ thực ra linh hồn không phải là thuật ngữ của nhà Phật. Nho giáo cho rằng con người chết đi thì còn lại linh hồn, nên làm mồ mả lăng tẩm càng to càng tỏ ra thân quý người quá cố. Trong dòng họ còn làm nhà rừ đường để thờ phụng linh hồn....
    2- Phật giáo cho rằng thân thể con người có hai phần: Một, là thân vật lý gồm tứ đại, là: đất, nước, gió, lửa. Hai là phần tâm thức gồm: Cảm xúc, ý niệm, tâm tư, nhận thức phân biệt. Cơ chế chết đối với nhà Phật khá lôi thôi, chỉ nói ngắn gọn là sau khi chết thân xác tứ đại trở về đất còn tâm thức thì thoát ra ngoài được gọi là Thần Thức (người đức độ thì thoát qua đỉnh đầu, người lắm tội lỗi thì thoát qua hậu môm ..hoặc các lỗ khác). Trước khi chết người ta lo lắng sợ hãi nên thần thức thoát ra cũng quyến luyến thân xác không rời đi đâu được trong suốt 49 ngày. Trạng thái lửng lơ này gọi là THÂN TRUNG ẤM. Phật giáo Đại thừa cầu siêu tức là đọc kinh (Địa tạng, Vu lan. A Di Đà...) giúp cho cho Thần thức được sớm gặp giáo chủ tức Phật A Di Đà cho về vảng sinh ở cõi Tịnh độ ở Tây phương cực lạc.
    3- Phật giáo Tiểu thừa (Lào, Cam phu chia, Thái Lan, Sri Lan Ka, một số nơi ở Việt Nam) không chấp nhân ông Ai Di Đà, tức không theo Tịnh độ tông, vậy thì họ cầu siêu để THẦN THỨC đi về đâu?? Buổi lễ TORO ghi được ở Lào quả là thú vị, nó làm bu tui xem lại nhiều kiến thức Phật học. Vài hôm nữa lên chùa Bồ Đề (Tiểu thừa) ở Vũng Tàu để hỏi thêm.
    4- Nếu Phật giáo Tiểu thừa có nghi lễ cầu siêu thì chắc là họ cầu cho THẦN THỨC dưới sự "chỉ đạo" của nghiệp lực (Từ vô lượng kiếp trước và cả kiệp hiện nay) đi đầu thai vào nơi tốt đẹp nhất trong lục đạo (6 con đường tái sinh: Trời, Người, A Tu La, Ngạ quỷ, Súc sinh, Địa ngục). Ông Tiến sĩ hòa thượng Thanh Từ giảng siêu là "siêu thoát tịnh độ" làm bu tui hơi kẹt vào chữ nghĩa
    5- Nội dung cầu siêu: Để làm cho gia chủ không còn muốn làm những việc mê tín như đốt vàng mã, hoặc tốn kém không cần thiết. Nhà sư có mấy phút pháp thoại nói cho người sống và cả người chết mà đại diền là THẦN THỨC biết về lẽ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, đọc các kinh đầy ắp những lời dạy của Đức Phật.
    6- Sự khác nhau giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa cũng lý thú lắm (có thể nói ở lúc khác)

    Trả lờiXóa
  21. Ngẫu nhiên hóa ra lại bàn kỹ về Phật giáo nguyên thủy, gọi thế đúng hơn gọi là Tiểu thừa phải không các bác...
    Mong bác Bu sang chùa Bồ Đề khảo kỹ để chia sẻ với anh em ạ.

    Trả lờiXóa
  22. Thực ra từ Tiểu thừa (Hynayana) là cách nói dân gian quen dùng, hệ phái này ở VN hiện nay được gọi là "Phật giáo nguyên thuỷ", ở trung tâm Saigon nơi quận 3 có 2 chùa Phật giáo nguyên thuỷ, là chùa Kỳ Viên đường Nguyễn Đình Chiểu, và chùa Chandaramsya, còn gọi là chùa Miên ở đường Trần Quốc Thảo, các quận, huyện, hay nơi khác một số cũng có chùa theo Phật giáo nguyên thuỷ, nhưng ít hơn nhiều đối với chùa thuộc Đại thừa (Mahayana).

    Trả lờiXóa
  23. Tiểu thừa và Đại thừa

    1- Đại thừa: xe to, Tiểu thừa: xe nhỏ, cách gọi này gây ngộ nhận là anh xe to coi thường dè bỉu anh xe nhỏ. Để tránh tình trạng đó năm 1956 tại Tathmandu (Népal) hội nghị Phật giáo Thế giới đề nghị bỏ danh từ Đại thừa và Tiểu thừa mà gọi là Phật giáo Phát triển và Phật giáo Nguyên thủy. Nhưng rất nhiều học giả Phật Giáo vẫn cứ gọi như cũ vì cho rằng chẳng qua chỉ là cái tên để kêu như ta nói An pha, Bê ta, Gam ma, mà thôi.
    2- Mặt khác cái gọi là Nguyên thủy nào có là Nguyên thủy. Nhà Phật học người Đức- Tiến sỹ EDWRD CONZE - viết cuốn sách cực hay: "Lược sử Phật giáo" (song ngữ Anh Việt) có nói đại ý : Không ai chứng minh được rằng kinh phật hiện nay là do phật thuyết pháp.
    3- TORO vào chùa Lào vào chùa Miến, chùa CPC (toàn là nguyên thủy) đã thấy khác nhau rồi. Tại Việt Nam, chùa Bồ Đề (ng. thủy, ở VT) xuất bản kinh nhật tụng bảo có 24 vị Phật , trong khi Trưởng lão Thích Thông Lạc ở tu viên Chân Như (ng. thủy, ởTây Ninh) thì bác bỏ, mà nói rằng trước Thích Ca không có ông Phật nào nữa. Thầy Lạc chê các nhà sư nguyên thủy Miến Điện lần 108 hạt là trật bài, là không biết tu ...huhuhu! Thày Lạc còn cho kinh sách Đại thừa tối quan trọng như Hoa nghiêm, Pháp hoa, A Di Đà, Kim cang...là kinh ngoại đạo, có tính chất lừa đảo làm ức chế thân tâm...
    4- Nói sơ sơ thế để bạn thấy các "đồng chí" Tiểu thừa có Nguyên thủy không... hihihi

    Trả lờiXóa
  24. Nói thêm vài dòng

    1- Cái vụ Tiểu thừa Đại thừa manh nha từ khi Phật tại thế. Tại Sao?? Một nhóm bảo thời thế thay đổi thì phải đổi mới đạo Phật chút xíu cho nó hợp thời. Sau khi Phật nhập Niết bàn cỡ 200 năm phái này hình thành ĐẠI CHÚNG BỘ
    2- Cũng lúc Phật tại thế, một nhóm khác cho lời Phật là khuôn vàng thước ngọc cứ thế mà tụng không có thêm thắt gì nữa. Sau khi Phật nhập Niết bàn nhóm này phát triển thành TRƯỞNG LÃO BỘ
    3- Sau 2000 năm ĐẠI CHÚNG BỘ thiên biến vạn hóa thành Đa văn bộ, Thuyết giả bộ,,Chế Đa sơn bộ, các loại bộ này được gọi là Đại thừa
    4- Sau 2000 năm TRƯỞNG LÃO BỘ thiên biến vạn hóa thành Chính lượng bộ, Pháp lượng bộ, Hiển trụ bộ, Mật lâm sơn bộ, các loại bộ này được gọi là Tiểu thừa
    Đây là nói cực vắn tắt để bạn thấy không phải ngày nay mới xuất hiện Tiểu thừa và Đại thừa mà nó có gốc gác xa xưa cỡ trên 2000 năm

    Trả lờiXóa
  25. Thật ra Phật giáo nguyên thuỷ, Trưởng lão bộ, hay Đại thừa... chỉ là những cách gọi về sau trong Phật giáo, để phân biệt những hệ phái, tông phái... từ sau khi đức Phật nhập diệt. Một tôn giáo lớn như PG có biết bao nhiêu triệu tín đồ, ở rất nhiều quốc gia, có văn hoá, nhận thức... khác nhau nên việc phân hoá cũng là dễ hiểu. Tôi không tin tưởng lắm về các thày ở VN, bởi người mình có tính thích vượt trội, hay chê bai và tự đề cao (như bác Bu viết bên trên). Tìm hiểu PG cũng như lạc vào khu rừng rậm, nếu quá "chấp" vào kinh sách, nghi lễ, nghi thức, ngôn ngữ... cũng như chuyện ngón tay chỉ mặt trăng, chỉ thấy ngón tay chứ không thấy trăng.

    Trả lờiXóa
  26. Lại nói thêm

    Sợ rằng có Phật tử hoặc nhà sư nào đọc những gì bu tui viết và phản biện, thậm chí phản đối nên bu ghi chú thêm:
    - Trước khi viết "Nói thêm vài dòng" bu đọc kỹ Từ điển Phật học của nhà sư Chân Nguyên và học giả Nguyễn Tường Bách, NXB Thuận Hóa 1999
    - Tham khảo thêm Phật Quang đại từ điển do Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản năm 2000. Sách do Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ dịch (trọn bộ 6 quyển tổng cộng 7374 trang)

    Trả lờiXóa
  27. Khi ta học Phật pháp, khi tụng kinh (tức là đọc lại lời Phật đã giảng pháp sau khi ngài thành đạo), ta đều thấy ở mỗi bản kinh, câu mở đầu đều có "如是我聞 - như thị ngã văn", sau khi học, đọc.. để tùy theo nghiệp lực nhân duyên của mỗi người mà ta giác ngộ ở từng mức độ khác nhau, từ đó sinh ra muôn vàn tông phái nhưng tựu trung tông phái nào cũng chỉ dựa vào lời Phật giảng, trực chỉ nhân tâm, nhập thế mà truyền đạo. Đức Phật chẳng nói "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành" đó sao.


    Do đó, bình thường, M cũng chọn Thầy để M đọc sách, ngay sách của thầy Nhất Hạnh, M chỉ đọc chứ M chưa muốn đọc chuyên sâu, chỉ vì thầy dùng từ Bụt thay vì dùng Phật, có lẽ đó cũng là chấp trước của M, từ nhỏ học Phật pháp, có lẽ từ thủa bé ở Gia đình Phật tử, học theo từng cấp từ Oanh Vũ rồi lên Thiếu nữ, học từ khi còn là tờ giấy trắng, nên cũng đã chấp trước một số điều. Tới năm 17, 18 tuổi thì M ít đến chùa, chỉ vì một số chùa cũng làm chính trị..

    Nhưng đọc sách của thầy Thích Thanh Từ, thầy Thích Trí Siêu thì M lại thích đọc.


    Anh Bu và anh PNH đưa ra các vấn đề rất đúng, và M kể chuyện của M ra để các anh thấy rằng, M cũng là một Phật tử, cũng chỉ học Phật pháp, nhưng học gì ũng dở dang nửa chừng, chẳng giác ngộ được điều gì, đôi khi mượn lời Phật để tô vẽ vời cho bản thân mình... Một hạt bụi TTM mà cũng đã như thế đó.

    Do đó Quí Thầy ở VN ta hiện nay, quí Thầy tu học chuyên sâu, nhưng quí Thầy cũng là người, cũng là chúng sanh, "chúng sanh là Phật sẽ thành" nhưng vì sự giác ngộ có khác nhau, cho nên sẽ đưa đến cách hành xử trong đạo có khác nhau, và nói thật là M chỉ tin vào sách của một số ít nhà chân tu mà thôi. Nên cũng chẳng tìm hiểu nhiều về các vị Thầy nổi tiếng và có chức tước do nhà nước ban tặng.

    Tuy thế, có dịp M vẫn ghé chùa, vào chùa ngắm các tượng Phật, ngắm người qua kẻ lại qua chùa, nhìn bản thân mình và mọi người ở trong các ngôi chùa. Có một lần ở trên ngọn Dương Minh Sơn ở ĐL, ngôi chùa nhìn xuống núi, thật thanh tịnh trong tiếng chuông chiều.


    Còn việc một số thầy đến tư gia tụng kinh, hay quí thầy cũng giúp Phật tử xem phong thủy, thì M có hỏi vì sao như thế, vì giới luật không có điều đó.

    Quí Thầy trả lời đại ý rằng, xem phong thủy cho Phật tử, cũng là một cách để tránh cho Phật tử đi đến những nơi còn mê tín hơn. Đến tư gia tụng kinh cũng là để cầu nguyện cho gia đình bình an, tránh cho Phật tử phải mời những pháp sư thầy bùa đến trừ tà... dẫn đến mê lầm hơn.


    M thì viết không bài bản logic như anh Bu, M chỉ viết như kể chuyện thôi, các bạn xem xong thì bỏ quá cho nhé.

    Trả lờiXóa
  28. Bạn huynhtran
    1- Bạn có cái may mắn vào chùa từ bé, nhưng khi bạn nói đến Kinh thì phải nói thêm là kinh nào của môn phái nào. Chẳng hạn kinh Vô lượng thọ, kinh vô lượng quang , kinh A Di Đà, kinh Bi hoa.... là thuộc môn phải TỊNH ĐỘ TÔNG, (Đại thừa) mà giáo chủ là Phật A Di Đà chứ không phải Phật Thích Ca
    2- Khi bạn nói đến kinh Đáo bỉ ngạn, kinh Tam bảo, Kinh từ bi, Kinh khổng tước...Tức là bạn đang nói đến các kinh của Phật giáo nguyên thủy mà giáo chủ là Phật Thích ca
    3- Bu tui xin nói thẳng rằng câu " như thị ngã văn" ( tôi nghe như vầy) là một sự đánh lừa êm ái, làm nhiều người nhẹ dạ tin là thiệt. Chẳng hạn Môn phái Tịnh độ do Cao tăng Trung Quốc là Huệ Viễn (334-416) sáng lập, và kinh A Di Đà viết ra để tụng cho môn phải này. Thời điểm đó Phật Thích Ca đã viên tịch gần 1000 năm vậy mà cứ "như thị ngã văn" cho là Phật Thích Ca thuyết Pháp kinh Di Đà thì có phải lừa nhau không? Thực ra kinh Di Đà do chính Đaị sư Huệ Viễn viết ra ở núi Lư Sơn, kinh Pháp Hoa do Đại sư Trí Khải viết ra ở núi Thiên Thai....

    Trả lờiXóa
  29. Anh Bu à! M đi chùa từ bé, chỉ là đến chùa, không có lựa chọn tông phái nào cả. Tụng kinh thì thủa bé chỉ là tụng chứ không niệm, không suy tư. Có lẽ Phật giáo khác với Thiên chúa giáo ở điểm này, chẳng bắt ép Phật tử học, chỉ là tùy duyên mà tu tập. Lớn lên, M đọc bất kể kinh nào mà mình muốn đọc, cũng không câu nệ chấp vào môn phái nào cả anh Bu ơi! tuy nhiên vẫn chủ yếu Bát Nhã Tâm Kinh, Kim Cang Kinh, A Di Đà Kinh, quyển Diệu pháp liên kinh cũng để đó cũng chưa đọc qua. Có đôi khi cầm đọc cả Tân ước.. Vừa rồi đi vào ngôi đền Hồi giáo nữa.

    Bây giờ già rồi, đôi khi ngồi đọc từng từ kinh bằng từ Hán Việt (vì kinh chủ yếu là Hán Việt) để rồi suy gẫm, tìm hiểu và rồi quên bẵng đi chẳng nhớ làm gì cả anh Bu ạ. Kinh còn không nhớ thì chấp vào tông phái mà làm gì, khi niệm danh hiệu chư Phật, thì biết mình đang ở Tịnh độ Tông, khi mà thấy lòng mình buông xả thì biết mình đang mấp mé nghĩ đến Thiền Tông, khi mà đang đêm mất ngủ trì chú Om Mani Padme Hum thì biết mình đang mò đến Mật Tông, cho nên M cũng chẳng nhớ kinh nào thuộc Tông phái nào cả anh Bu ơi! Đọc, thấy điều gì có thể chấp nhận thì suy gẫm, những điều cảm thấy huyền bí quá, hay thần thoại quá thì cũng để suy gẫm chứ chẳng phản biện mà làm gì. Và M cũng không thần thánh hóa tôn giáo, vì đức Phật cũng bịnh mà nhập diệt đó thôi (việc này anh Bu cũng đã dẫn chứng ở đâu đó rồi)

    M hay vào các trang này xem:
    http://www.dharmasite.net/KinhADiDa.htm
    http://www.thuongchieu.net/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=14&Itemid=56
    http://www.daophatngaynay.com/vn/
    http://www.adidaphat.net/
    Cho nên đọc những luận cứ, kiến thức uyên thâm của anh về từng Tông phái, thì M thấy mình mở ra, thấy rõ sự phân biệt đó, nhưng rồi M sẽ lại quên cho mà coi, chỉ biết đó là những bộ kinh Phật giáo mà thôi anh Bu ơi!

    Trả lờiXóa
  30. @ chị TTM: " để tùy theo nghiệp lực nhân duyên của mỗi người mà ta giác ngộ ở từng mức độ khác nhau" Đúng thế đấy chị ạ. Có lẽ em còn ít được biết về những giáo lý đạo Phật nên lần đầu đi học ví như tờ giấy trắng vậy Thầy giảng đến đâu thì chỉ biết đến đấy, dễ thẩm thấu, dễ công nhận.

    Từ Bụt có lẽ phát sinh từ Ấn Độ (Buddhism) còn Phật thì là từ từ Trung Quốc, cả 2 từ đều chỉ cùng một Đức thế tôn mà thôi. Tuy vậy em thấy ở VN từ Bụt dùng dân gian hơn. Ví dụ trong chuyện cổ tích có kể : khi cô Tấm ngồi khóc, Bụt hiện lên..." lúc còn bé em cứ hình dung đó là Ông Bụt hiền lành tốt bụng, tóc bạc phơ, chống gậy hiện lên giúp người nghèo. Còn khi chúng sinh niệm "Nam mô a di đà Phật" thì ai cũng hình dung đó là Đức Phật trang nghiêm toạ trên toà sen, từ bi mỉm cười để cứu độ chúng sinh.

    Trả lờiXóa
  31. @ nguyenthuthuy1401.
    - Thầy Nhất Hạnh dịch Hán văn rất giỏi nhưng không dùng chữ Phật mà dùng chữ Bụt (Buddhism) theo cách gọi của dân gian. Chữ Phật thầy kỵ nói đến có lẽ do cấu tạo cái chữ ấy chăng. Chữ Phật ( 佛 ) gồm chữ nhân ( 亻người ) bên trái và chữ phất ( 弗 bỏ đi xóa đi ) bên phải, đại ý bỏ đi con người vô minh là Phật Nhưng Phật giáo Đại thừa tu vì chúng sinh, tu để giác ngộ chúng sinh từ vô minh thành tuệ giác chứ không hoàn toàn phủ nhận nó. Đấy là bu suy luận chứ chưa được gặp thầy Nhất Hạnh để hỏi
    - "Nam mô a di đà Phật" thì ai cũng hình dung đó là Đức Phật trang nghiêm". Nên nhớ đấy là Phật A Di Đà chớ không phải Phật Thích Ca của Thiền tông mà bạn đang tu đâu nhé. Hihihi một dạo bu định viết bài "A Di Đà ông là ai?" mà lười quá chưa viết được.

    @ huynhtran
    - Cách bạn theo Phật có vẻ giống như nội dung quyển kinh Nhật tụng của thầy Thích Minh Thời. Bu nói sâu vào không chừng làm người đẹp tự ái, nên mượn lời hòa thượng cao thủ là Thích Thanh Từ vậy. Trong quyển "Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần" hòa thượng viết: " Là tu sĩ Phật giáo Việt Nam nếu bị người hỏi "Hiện nay Thầy tu theo tông phái nào của Phật giáo?" Chắc chắn tu sĩ này sẽ ngẫn ngơ không biết đáp thế nào " (Bu không trích tiếp vì quá dài, bạn chịu khó tìm đọc nhé)
    - Có lẽ sau khi gõ mấy dòng này bui tui sẽ viết Entry "ĐƯỜNG LỐI TU CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY" thân ái mời bạn qua tệ xá bu tui đọc chơi

    Trả lờiXóa
  32. M đúng như vậy đó anh Bu ạ, M chẳng tự ái tí nào cả.

    Khi gặp đám tang, thì M tự nhiên niệm Nam Mô A Di Đà Phật (Hôm nào anh viết và hỏi "A Di Đà, ông là ai đi nhé")
    Khi M vừa thức giấc, hay gặp những điều gập ghềnh ở trên đường và đời thì tự nhiên Quán Thế Âm ở trong lòng...
    Khi M đến chùa, M chỉ lạy Phật rồi ngắm nụ cười của đức Như Lai..
    Bây giờ thì đang đọc lại Thiền Tứ Niệm Xứ do Thầy Thích Trí Siêu viết, một phương pháp hành thiền là pháp Tứ Niệm Xứ... hihi đọc rồi lại quên.

    M chỉ thế thôi, tìm hiểu rồi hành xử như đang thở và sống vậy, không nghiêng về tông phái nào cả anh Bu ơi!

    Trả lờiXóa
  33. Toro ơi!

    Chị đã nhờ sư cô Tâm Châu để hỏi về cái kiệu nhỏ này rồi.

    Nhưng nhìn vào cái kiệu nhỏ này, chị lại nhớ tới ngôi nhà Linh bằng tre và giấy, mà mấy chị em chị nhờ thầy Pháp (đạo giáo) làm cho Ba và Mẹ chị khi người vừa qua đời.

    Khi mẹ qua đời thì mấy chị em gái (đã lập gia đình), cha qua đời thì mấy anh em trai, sẽ làm ngôi nhà táng bằng giấy, để khi đưa quan thì úp vào quan tài, ngôi nhà này sẽ đốt sau khi đưa quan.

    Còn ngôi nhà Linh, thì làm vài tầng. Sau khi đưa linh cửu ra mộ xong, thì mang bài vị của người mất về, quí Thầy sẽ làm lễ gọi hồn để đưa linh vị và nhà Linh, ngôi nhà này rộng dài tùy gia đình, nhưng chủ yếu là để được bài vị, tấm hình, chung rượu và chung nước, bình hoa, và đủ để đĩa gà bát cơm khi cúng thất.

    Nếu Nam giới thì để nhà linh ở gần cửa phía trái ngôi nhà, nhìn từ trong nhìn ra;
    Nếu là Nữ giới thì để nhà linh ở gần cửa phía bên phải ngôi nhà, nhìn từ trong nhìn ra.

    Ngôi nhà Linh này sẽ được để nơi đó hương khói đến khi mãn tang (bây giờ thì 1 năm đã mãn tang). Khi mãn tang, thì các đạo sư đến làm lễ, rồi đưa hương linh lên bàn thờ tổ tiên. Như nhà chị thì tụi chị vẫn đến chùa đọc kinh cầu siêu cho cha mẹ, trước khi mãn tang thì mời quí thầy đến làm lễ cúng trai tăng cầu siêu cho cha mẹ, sau đó thì mới mời các đạo sư về để cúng mãn tang theo phong tục gia đình, và sau khi đưa hương linh lên bàn thờ tổ tiên thì ngôi nhà Linh này sẽ được các đạo sư làm lễ rồi đốt luôn.

    Cho nên, chị nghĩ quí Thầy ở Lào lập cái nhà Linh nhỏ này, chắc cũng hơi giống bên Đạo giáo mà làm như thế, sau khi tụng kinh xong chắc sẽ đưa bài vị hình ảnh của người mất vào bên trong mà hương khói cho đến ngày mãn tang. Chứ theo Tịnh độ ở VN, thì quí thầy chỉ đến tụng kinh, thọ trai, cũng ấn phép trước linh vị chứ không có làm nhà linh. Chị chỉ đoán thế em ạ.

    Trả lờiXóa
  34. huynhtran

    - Thần thức người quá cố nào đó được bạn trợ lực niệm Nam mô A Di Đà Phật chắc vãng sanh lên Tây phương cực lạc rồi. Lên đó hắn ta được hóa sinh từ bông sen chứ không được đầu thai từ một cặp vợ chồng nào cả. Trên đó cấm ngặt yêu đương, bu lên đó chắc buồn quá lại xin trở về thôi, huhuhu... không yêu thì làm sao sống cho được. Do sinh từ hoa sen nên Tịnh độ tông có lúc còn gọi là Liên hoa tông
    - Đang từ Đại thừa Tịnh độ bạn nhảy cóc sang với thầy Thích Trí Siêu trong Kinh Tứ Niệm xứ của trường phái Thiền (Phật Giáo nguyên thủy) Hihihi nhảy xa thế coi chừng đau khớp đấy. Nhưng bù lại bạn được nghe "như thị ngã văn"...Phật Thích Ca dạy: " Này các tỳ kheo, có con đường duy nhất khiến cho chúng sinh được thanh tịnh, vượt qua sầu não hủy diệt các khổ của thân và tâm, đưa đến cách hành xử chân chính, đến sự thực chứng Niết Bàn. Đấy là Tứ Niệm xứ.
    - Hehehe TTM mà lên Niết bàn một mình thì chơi blog với ai trên đó nhỉ??

    Trả lờiXóa
  35. Đọc để cho "vui" để tô màu mè cho mình thế thôi anh Bu ơi! mà có lên Niết bàn thì rủ bác Bu, Toro, Thuthuy, Marg, PNH và vài bạn... lên tranh cãi cho vui chứ! mà đừng nói lên nơi đó không có blog và không có tranh luận nhé! (mà đã có ai lên về báo cho biết đâu mà nói là có hay không có nhỉ ? hì hiiiiiiiiiiiiiiii)

    Trả lờiXóa
  36. Đừng có khóc, khi nào mà trở về thì cũng nhớ rủ nhau mà về để tiếp tục .. cãi nhau nữa bác Bu nhé!

    Trả lờiXóa
  37. TORO ơi

    Trưa nay 3.5.2012 bu lên chùa Bồ Đề (Nguyên thủy) gặp thầy Giáng Minh ( trụ trì) nói chuyện khá lâu, thầy có vẻ khoái anh nhà quê nói trọ trẹ tiếng miền trung, ...Nội dung nói gì tạm thới bí mật để công bố vào một ẻn nào đó.

    Trả lờiXóa
  38. Anh Bu nói M quá, nên M cũng đi học vừa về nè.

    Tại VN.
    Các ngôi chùa Tịnh độ tông thì tu tập theo phương pháp tụng kinh Phật.
    Cũng có những ngôi chùa theo Thiện Tịnh song tu, nghĩa là sau khi tụng kinh thì ngồi thiền.
    Riêng Thiền tông ở chùa Trúc Lâm (Đà Lạt), thì trước khi nhập thiền, quí Thầy chỉ trì kinh Bát Nhã, sau đó mới ngồi thiền. Sau khi ngồi thiền, quí thầy vẫn phải học tập các bộ kinh của Phật, nghiên cứu đọc và học kinh chứ không tụng như quí thầy ở các ngôi chùa theo Tịnh độ tông.

    Trả lờiXóa
  39. Khi muốn thỉnh các thầy đến dự lễ, thì thường gia chủ phải có một mâm đi thỉnh quí thầy.

    Ở VN, thì mâm đó gồm lư trầm đã đốt lên, hoa và đèn cầy. Gia chủ đến thì nói lời thỉnh nguyện nhờ Quí Thầy đến trì tụng và chứng minh cho gia đình. Do đó khay lễ đó sẽ để trước mặt quí Thầy chứ không để lên bàn thờ.

    Trả lờiXóa
  40. @bulukhin, @huynhtran, @nguyenthuthuy, hihi, gặp gỡ các bạn ở nhà Toro vui thiệt, học hỏi thêm nhiều điều. Tôi rất thích thông tin bác Bu còm cho chị huynhtran "Chẳng hạn Môn phái Tịnh độ do Cao tăng Trung Quốc là Huệ Viễn (334-416) sáng lập, và kinh A Di Đà viết ra để tụng cho môn phải này. Thời điểm đó Phật Thích Ca đã viên tịch gần 1000 năm vậy mà cứ "như thị ngã văn" cho là Phật Thích Ca thuyết Pháp kinh Di Đà thì có phải lừa nhau không? Thực ra kinh Di Đà do chính Đaị sư Huệ Viễn viết ra ở núi Lư Sơn, kinh Pháp Hoa do Đại sư Trí Hải viết ra ở núi Thiên Thai....", chắc chắn bác Bu đã đọc ở sách hay thông tin nào điều này, chưa bao giờ những sách vở tôi đã đọc, hay thông tin trên mạng tôi đã xem có nói đến. Từ trước đến nay tôi biết qua sách vở, kinh Phật giáo là do người đời sau ghi chép lại những giảng thuyết của đức Phật lúc ngài còn tại thế, đều có xuất xứ từ Ấn Độ, được người Trung quốc và các nước khác dịch lưu hành. Trong quyển "Lịch sử Phật giáo" do Nguyễn Tuệ Chân biên dịch (không thấy ghi chú nguồn dịch, và do nhà xuất bản Tôn giáo tái bản lần thứ nhất năm 2011), có nói đến bộ kinh duy nhất do người Trung Hoa viết là bộ "Lục tổ Đàn kinh", do Thiền tông Lục tổ Huệ Năng giảng, người ghi chép là đệ tử Pháp Hải.
    Cũng theo sách này thì 3 bộ kinh điển chủ yếu của Phật giáo Tịnh độ tông là "Phật thuyết vô lượng thọ kinh", "Phật thuyết A di đà kinh", và "Quán vô lượng thọ kinh", gọi chung là "Tịnh độ tam kinh". Phật thuyết vô lượng thọ kinh gồm 2 quyển, được dịch bởi Khang Tăng Hội, vào năm thứ tư niên hiệu Gia Bình thời Tào Nguỵ (năm 252), còn gọi là "Đại vô lượng thọ kinh", nôi dung tuyên dương công đức của đức Phật A di đà, tán thán sự mỹ diệu của thế giới cực lạc... Phật thuyết A di đà kinh gồm một quyển do Cưu Ma La Thập dịch vào năm thứ tư niên hiệu Hoằng Thuỷ đời Hậu Tần (năm 402). Nội dung cơ bản của 2 bộ kinh này là giống nhau. Quán vô lượng thọ kinh gồm một quyển, do Cương Lương Gia Xá dịch vào khoảng niên hiệu Nguyên Gia thời Tống Nam triều (424 - 442), bộ kinh này chủ yếu nói về truyện thời Ấn Độ cổ đại, về cuộc đời của một vị quốc vương tên Bình Sa vương, tức vua Tần Bà Sa La...
    Còn kinh Pháp hoa tên đầy đủ là "Diệu pháp liên hoa kinh", được giới học thuật cho rằng hình thành vào khoảng thế kỷ thứ nhất, tức là vào đầu thời kỳ PG Đại thừa, tư tưởng chủ yếu của bộ kinh này là "Thán Tiểu bao Đại" (chê Tiểu thừa, theo Đại thừa). Việc dịch ra chữ Hán của bộ Pháp hoa kinh theo sử liệu trước sau có 6 lần, trong đó 3 bản dịch đã thất truyền là "Pháp hoa Tam muội kinh", do Chi Cương Lương Tiếp người nước Ngô thời Tam quốc dịch. "Tát vân phần đà lợi kinh" do Trúc Pháp Hộ thời Đông Tấn dịch, "Phương đẳng Pháp hoa kinh", do Chi Đạo Căn thời Đông Tấn dịch. Hiện 3 bản còn tồn tại là "Chánh pháp hoa kinh", do Trúc Pháp Hộ thời Đông Tấn dịch, "Diệu pháp liên hoa kinh", do Cưu Ma la thập đời Hậu Tần dịch, "Thiên phẩm diệu pháp liên hoa kinh", do Xá na Quật đời Tuỳ dịch. Trong 3 bản dịch này, bộ "Diệu pháp liên hoa kinh" do Cưu Ma La Thập dịch được lưu hành rộng rãi và có ảnh hưởng nhất.
    Bước vào thế giới PG cũng như bước vào cánh rừng rậm không có lối ra, những dị biệt trong sách vở, thông tin là điều bình thường, cũng đáng cho ta tìm hiểu.

    Trả lờiXóa
  41. Nghe các bác đàm kinh luận nghĩa sang sảng bên tai nghe thật sướng.
    Tuy thế, bác Bu tỏ rõ là nhà nghiên cứu Kinh Phật chứ không có dấu hiệu của Phật tử, từ bi hỷ xả, vô chấp... hii, do lời lẽ với bác M hôm nay sắc nhọn, thậm chí như có hờn dỗi gì trong đó. Nguyên do chắc bác Bu sẽ có ẻn giải thích sau, hy vọng thế.
    Chị M tùy duyên mà đọc, mà sống, đạo Phật mênh mông, thấy gì phù hợp với hoàn cảnh, với tâm trạng mình thì tự nhiên theo thôi. Thiện thượng nhược thủy. Có phải thế không ạ. Cám ơn chị M về vụ nhà Linh, nhưng nhà Linh này họ để ngoài cửa, trong khi đang cúng trong nhà, em thấy trong đó không có cái gì, có lẽ sau khi lễ xong mới dùng để rước linh lên chùa chăng, vì bên Lào không có bàn thờ tổ tiên, họ chỉ cúng trên chùa thôi.
    Bác PNH trung dung, xác nhận lại những thông tin rất quý ạ, nhưng trong những bộ kinh bác kể, em không thấy nói đến Kinh Thủ Lăng Nghiêm...
    thuthuy đã chập chững bước vào cửa Phật, hy vọng không yêu chùa hơn đời...
    Cá nhân em không tin cậy các sư nội địa lắm, hay không biết nên tin cậy sách của Thầy nào, có đọc đôi chút thì đọc của Thầy Thích Nhất Hạnh. Em tin cụ TNH hơn cả.

    Trả lờiXóa
  42. TORO

    "Đi lính sợ trèo ải, ở vãi sợ Lăng Nghiêm"

    Dân gain nói rứa mà

    Trả lờiXóa
  43. Tôi có vài chục quyển kinh Phật nhưng lại không có trong tay quyển kinh "Thủ lăng nghiêm". Trang Wikipedia, có nói qua, phân biệt giữa kinh Thủ lăng nghiêm Tam muội kinh, và Thủ lăng nghiêm kinh, hay Lăng nghiêm kinh.
    "Cá nhân em không tin cậy các sư nội địa lắm, hay không biết nên tin cậy sách của Thầy nào". Tôi cũng đồng ý với Toro ở điều này, bản thân tôi cũng đã nói chuyện với nhiều nhà sư, thấy không thoả mãn với những gì các vị ấy biết về đạo Phật, mới đây tôi có dịp nói chuyện với mấy ni sư đang theo học những lớp Phật học, có cả ni đã học xong cao cấp, đang làm thủ tục xin đi học tiếp cao hơn ở Thái Lan (nghe nói tương đương thạc sỹ), các ni theo Tịnh độ tông. Những gì các ni biết về đạo Phật hình như chỉ là kinh sách, còn những gì khác có khi không bằng cả mình, Về sách vở cũng thế, vào một nhà sách chuyên về Phật giáo, giữa cả ngàn đầu sách, chỉ chọn được mấy quyển cho mình.
    Thầy Nhất Hạnh viết lồng đời vào đạo, đạo vào đời, chứ không nhất nhất "chấp" vào kinh kệ. Bây giờ đang mùa Phật đản bàn về đạo Phật cũng thú vị hả Toro?

    Trả lờiXóa
  44. Bác Bu, quên hôm qua chưa nói, "Như thị ngã văn"- ta nghe nói rằng, là nghe ai đó nói, kể lại thuật lại chứ họ có bảo nghe chính cụ Thích ca nói đâu ạ... Dù sao tôi quá bác M đã hoan hỷ rồi... Chúc mừng bác ạ!!
    Cám ơn anh H, em tiện thể nói đến Kinh Thủ lăng nghiêm vì đó cũng là bộ kinh quan trọng thời khởi đầu của Đại thừa bên Tàu đấy thôi.
    Nhân đây, xin nhắc lại chuyện đám tang cụ HT Thích Thanh Tứ có bày đài rượu trước di ảnh, hôm Tết em hỏi một vị đại đức ở Hn, ông này bảo, đài rượu thật đấy, vì lúc còn sống, khi trời lạnh cụ uống vài chén cho ấm.
    Hii, xin nói thêm cụ TT Tứ vốn là người hoạt động cách mạng sớm, được Huân chương to bác ạ.

    Trả lờiXóa
  45. Có lẽ tôi sẽ viết ít dòng bên tôi về chuyện "Như thị ngã văn".

    Trả lờiXóa
  46. Vâng, hy vọng bác Bu có bài về A Di Đà, bác H có bài về "Như thị ngã văn", em đã viết xong bài 5000 chữ về khất thực ở Viêng Chăn, sẽ mời cả nhà coi cho vui ạ.

    Trả lờiXóa
  47. Vậy thì chị em mình chờ xem anh PNH viết về "Như Thị Ngã Văn", anh Bu viết về "A Di Đà... ông là ai?" nhé!

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter