Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

"Mùi cỏ cháy" - nỗi đau chiến tranh

Phim "Mùi cỏ cháy" không có kỹ xảo, các diễn viên chính không phải là các ngôi sao, cốt truyện không đặc biệt lắm nhưng có sức ám ảnh rất lớn, vì tính chân thực khốc liệt của 81 ngày đêm Thành cổ Quảng Trị được tái hiện. Có lẽ phim chưa phản ánh hết sự tàn khốc của sự thật lịch sử những ngày đó đâu, nhưng cũng đủ để người xem hiểu chiến tranh không phải trò đùa, là nơi mạng sống của con người mong manh vô cùng...




Phim hay ở chỗ nhấn mạnh sự tương phản giữa sự trong sáng ngây thơ, non nớt của bộ đội, những sinh viên vừa rời giảng đường và sự khốc liệt của bom đạn.

Phim đã có chủ ý hòa giải dân tộc, có cái nhìn nhân văn về cả phía đối phương, những người lính VNCH, cũng là người Việt, là đồng bào ta cả. Phim có ba cảnh nhấn mạnh tư tưởng này, đó là anh lính miền Bắc an táng anh lính miền Nam; lấy cái ảnh bà mẹ miền Nam trong túi người chết và nhận xét bà mẹ thật hiền; cảnh cuối anh lính Bắc lấy tấm áo mưa đang quàng phủ lên thi thể hai người lính hai miền vừa sát hại nhau... Hay lắm!



Tôi chợt nhớ đến chi tiết trong "Nam triều công nghiệp diễn chí" của Nguyễn Khoa Chiêm, cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Vn, trước cả Hoàng Lê nhất thống chí viết về thời Trịnh Nguyễn phân tranh.  Trong một trận máu lửa của quân hai bên, chết rất nhiều vị soái của Đàng Trong là con chúa Nguyễn nhìn lá cờ của Đàng Ngoài rách tả tơi, không có chỗ nào lành đã xúc động nói: Vật vô tri còn thế huống chi xương thịt con người. Kết thúc trận đánh ông bèn cho bày hai lễ tế chiến sĩ trận vong, đàn trong thành tế quân Đàng Trong, đàn ngoài thành tế quân Đàng Ngoài rồi ông cho an táng tử sĩ cả hai bên...

Tư tướng nhân văn ấy bây giờ mới thấy trong "Mùi cỏ cháy".

Trong cuốn tiểu thuyết cổ đó còn có chi tiết, khi quân Đàng Ngoài bắn quả nổ vào trong thành, một người lính Đàng Ngoài đã hét lớn: Chúng tôi và các bạn không thù oán gì nhau, vì việc của các Chúa mà phải sát hại nhau thôi, khi thấy bắn quả nổ vào các bạn hãy nằm xuống thì đỡ thương vong...


24 nhận xét:

  1. bây giờ làm phim thế thì được chứ sớm đôi chục năm thì ai dám hử anh.
    thế mới nói công bằng ra thì giờ cũng có phần tự do ngôn luận hơn trước đấy, chỉ là chưa thỏa.

    Trả lờiXóa
  2. hòa giải, hòa hợp dân tộc...quá chậm sau gần 40 năm, dù sao bộ phim này cũng là 1 tiếng nói đóng góp...

    Trả lờiXóa
  3. Nhưng thật quá ít người đi xem anh à.
    Mọi người nói thế thôi chứ chả mấy người lê gót đến rạp xem phim này.

    Trả lờiXóa
  4. Tu:Vì phim VN mất uy tín trong lòng khán giả lâu quá rồi em ạ... Phim Viet hay ít quá.
    ngduytan: Thật là tiếc cho 40 năm qua anh T nhi.
    chuonchon: Ngày trước mà làm thế thì bị quy kết, chụp mũ ngay... Cái gì cũng phải có thời gian thích hợp.

    Trả lờiXóa
  5. Ay, em biet dieu do, nhung du anh co noi hay chang nua ve phim nay thi em chac chan cung van it nguoi di xem.

    Trả lờiXóa
  6. Chiến tranh từ đâu tới để mỗi chúng ta đều có một cuộc đời riêng với nhiều nỗi đau không muốn có.....

    Trả lờiXóa
  7. ..cái cờ rách tả tơi, vật vô tri còn thế nữa là da thịt con người...
    May là con cháu mình không phải trải nghiệm 2 từ chiến tranh!

    Trả lờiXóa
  8. Lau lam em khong xem phim VN vi thay noi toan chuyen da^u da^u , dian vien thi nhu doc thoai chu khong phai nhap vai , neu co bo phim nhu nay cung that dang quan tam

    Trả lờiXóa
  9. Ở đây chỉ nói về phim, một phim hay (nhiều người xem, doanh thu cao), cần phải có những yếu tố: truyện phim, kịch bản, đạo diễn, diễn viên, quay phim, dàn dựng... Những phim hay của tư bản (điển hình là phim Mỹ), nhiều khi những yếu tố như diễn viên, quay phim, dàn dựng còn quan trọng hơn cốt truyện, kịch bản. Đạo diễn phải từng trải, hiểu rõ kịch bản, Diễn viên phải diễn như thật ngoài đời (diễn viên mình đa số diễn như đang... đóng phim), quay phim phim và dàn dựng cũng chăm chút tới từng chi tiết nhỏ, sao cho giống như thật. Tôi chưa xem phim, hình thứ nhất Toro đưa lên chắc là cảnh trong phim?, nếu đúng thế thì cảnh quay hỏng, bởi chắc đạo diễn chưa biết gì về chiến tranh. Một cuộc tấn công gồm thiết giáp và bộ binh, người lính tấn công chạy trước xe thiết giáp cả mấy chục thước, sẽ ăn đạn của cả... 2 bên (lính tấn công phải men sau xe, xe sẽ đỡ đạn), tới thời điểm bị tấn công như thế mà người bị tấn công vẫn thẳng người đối diện thì tài thật, chiến tranh chỉ là trò đùa... cái hỏng của phim ảnh VN là ở chỗ ấy...

    Trả lờiXóa
  10. Em hầu như ko coi phim VN nữa nên hong bình luận được trực tiếp, chỉ xin nói leo 1 chút về cái mà anh Toro khen cái đoạn "hoà giải dân tộc" đó, em muốn biết là thật là hay phim, anh Hiệp cho ý kiến đơi :))))))

    Trả lờiXóa
  11. @comieng, tôi chưa coi phim này, cũng không chú ý vì thật sự tôi ít chú ý đến phim ảnh, kể cả phim Tây phương, bây giờ phim ảnh đã qua cái rhời của Love story, Romeo & Juliette hay Cleopatre, hay Chiến tranh và hòa bình rồi, thậm chí là Tinh Võ Môn hay Đuờng sơn đại huynh...
    Riêng phim Mùi cỏ cháy, như Toro đã viết ở trên "Tính chân thực khốc liệt của 81 ngày đêm thành cổ Quảng Trị đuợc tái hiện". Đấy là trận đánh khốc liệt của chiến tranh VN vào năm 1972, một nhà văn miền Nam lúc bấy giờ đã viết về mùa hè năm 72 ấy trong quyển sách có tựa đề "Mùa hè đỏ lửa". Mùa hè ấy tôi đang ở Kontum, chiến tranh cũng đang xảy ra, thị xã bị vây hãm, cả tháng trời nằm duới hầm chịu pháo kích... Nếu những chi tiết trong phim như Toro đã nêu có 3 cảnh đuợc xem như tinh thần hòa giải dân tộc, thì cả 3 cảnh đó chỉ là hư ảo, quá cuờng điệu, không thể nào có thật trong cuộc chiến 81 ngày đêm tàn khốc đó. Trong vòng chỉ khoảng 1 cây số vuông của thành cổ Quảng Trị, 81 ngày đêm đó đã chịu biết bao nhiêu ngàn tấn bom đạn, biết bao nhiêu binh lính của cả 2 bên đã nằm xuống, một ngọn cỏ, một viên gạch cũng không đứng vững, làm sao có những cảnh an táng như thế... Tôi không hề phủ nhận những điều tốt đẹp của những nguời lính của cả 2 bên một thời, đại đa số họ mới rời ghế nhà truờng, họ còn quá trẻ để mà toan tính và tàn ác... Phim ảnh không cần phải đúng như thục tế, nhưng đưa những cảnh "không thể có" vào trong một cuộc chiến cụ thể thì thật không nên, nó... giả quá.

    Trả lờiXóa
  12. Chính là em muốn nghe ý kiến bác chỗ này.

    Có khi nào trên phim VN mà em lâu lâu ngó ngó có thấy 1 anh công an tiêu cực ? Trong khi phim Mỹ (châu Âu) nó làm có những nhân vật "COP vô lại, chó má", nhưng ngoài đời cảnh sát (giao thông) bị đánh hà rầm như ở xứ ta đâu?

    Còn lại phim VN ta mấy ông lính CH được thể hiện lại coi xong thì ..... ặc ặc.

    Trả lờiXóa
  13. Bác PNH nói rất có lý, chính cái cảnh trên đây là phía VNCH đang tấn công đấy, trông không thấy sự khốc liệt đâu cả mà như một cuộc diễn tập... Qua đó để nói trong phim vẫn có nhiều hạt sạn. Và quả thật, tinh thần hòa giải trong phim khó có ở trong cuộc chiến đó. Thực tế lịch sử tàn khốc hơn nhiều.
    Do đó, cái quan tâm chính là tinh thần hòa giải của người làm phim hôm nay khiến ta chú ý, vì nó đẹp, giá như nó đã diễn ra như thế thì thật tuyệt. Tôi so sánh với câu chuyện thời Trịnh Nguyễn phân tranh để thấy cái hòa hợp hôm nay là tất yếu nhưng muộn màng, muộn hơn ông cha ngày trước.

    Trả lờiXóa
  14. Toro ạ, cái hay của phim ảnh nước người, là tự thân những gì diễn ra trên màn ảnh cuốn hút người xem, và đấy chính là ý nghĩa cốt lõi của phim ảnh, còn ở đây chúng ta phải cố quan tâm tới cái tinh thần hoà giải của người làm phim, nghĩa là những gì không diễn ra trên màn ảnh. Tôi không phủ nhận điều Toro nói, nhưng như vậy không còn là phim ảnh nữa, và đấy chính là cái bạn tudinhhuong nói "chẳng có mấy người lê gót đến rạp",

    Trả lờiXóa
  15. Do cách nhìn nhận chiến tranh của các nhà tuyên huấn xứ ta quá khắt khe và giáo điều nên các nhà biên kịch và đạo diễn có mọc ra 5 đầu 10 tay cũng không làm phim Cỏ Cháy sớm hơn được. Xem như tiểu thuyết Nỗi Buồn chiến tranh của Bảo Ninh được phương Tây ca ngợi, được Hội nhà văn trao giải nhất nhưng nhà nước đâu có cho Bảo Ninh xuất dương nhận thưởng. Lại phải đổi tên NỖI BUỒN CHIẾN TRANH thành ra THÂN PHẬN TÌNH YÊU mới được in. Nước ta xem ra cái gì cũng chậm thu nhập đầu người thua In đô 51 năm, thua Thái 95 năm thua Sing 158 năm... chỉ có viết nghị quyết là nhanh nhất thế giới.

    Trả lờiXóa
  16. @bulukhin, "chỉ có viết nghị quyết là nhanh nhất thế giới.", tôi nghe dân nhiếp ảnh nói với nhau "ánh sáng nào họ cũng chụp hình được, chỉ trừ với ánh sáng của nghị quyết..." :-))

    Trả lờiXóa
  17. Bác Bu, bác H: Dân nhiếp ảnh tưởng chỉ chuoj chim hao lá cá gái mà cũng chua chát quá.
    Nói thật với các bác, em cũng không xem phim VN, vì phim chán quá, vụng về, non nớt và giả tạo. Phim MCC cũng còn nhiều lỗi như thế, ví dụ cảnh vượt sông vô cùng căng thẳng, giả sử mà Mỹ làm thì phải biết nhưng ta lam fthif cứ nhẹ như không... Nhưng em không nói khía cạnh đó vì là chuyện thường ngày, em chú ý đến ba cái chuyện kia thôi. Thua các cụ các bác ạ.

    Trả lờiXóa
  18. Em cũng nói y chang câu này sau khi ra khỏi rạp phim.
    Nhưng em cũng giống anh là quan tâm ở 3 khía cạnh đó.

    Trả lờiXóa
  19. Tu: Ồ thế ra anh với em có gì đó thần giao cách cảm hay sao ý!

    Trả lờiXóa
  20. Em nghĩ hiểu ý của anh Toro, nhưng cái làm em lăn tăn là họ chỉ (được phép) làm phim ca ngợi cái hay ho nhân bản của 1 phía trong cuộc nội chiến, cuộc chiến tranh đau đớn mà cả dân tộc phải hứng chịu chứ không phải riêng ai đau khổ. Thế nhưng cũng như những cuộc chiến khác thôi, sau gần 40 năm kẻ thua vẫn mãi làm giặc, không thể đóng một vai nào khác từ phim ra tới đời sống ....

    Trả lờiXóa
  21. Từ khi "19 phân" là cách cảm ngay đó anh.

    Trả lờiXóa
  22. Xét cho cùng, cuộc chiến vừa qua không ai thắng, chỉ có dân Việt ta thua
    - Thua vì chết bao nhiêu triệu người cả hai phia
    - Nói là giành được độc lập tự do nhưng bị ông bạn phương bắc khống chế. 80% biển đông nằm trong lưỡi bò của họ. Hôm nay họ đưa ra biển đông giàn khoan dầu cực lớn, lại cấm các nhà thầu khoan dầu cho Việt Nam trên lãnh hải Việt Nam.
    .- Từ xa xưa ta và họ cùng tôn thờ một chủ nghĩa, anh em môi hở răng lạnh. Tuy nhiên chưa bao giờ họ muốn ta mạnh mẽ lên. Trong cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ họ viện trợ cho ta nhưng không muốn ta thắng, cũng không muốn ta thua. Chính sách của họ là tọa sơn quan hổ đấu. Cả hai con hổ chết thì người xem mất vui, nhưng cả hai đều kiệt lực đi thất thểu thì họ khoái
    - Sau gần 40 năm thắng Mỹ nên kinh tế đất nước được những gì?. Những năm 60 miền bắc và Hàn quốc ngang ngửa nhau, nay họ thành rồng ta còn là dun dế. Nước Nhật sau thế chiến còn lại mảnh đất trắng, 40 năm sau họ là nền kinh tế thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.
    Cứ xem vậy thì sau cuộc chiến ta thắng hay ta thua ?

    - Do mang ơn họ nên trả mãi không xong, hóa thành mất đất mất biển, đã thế còn gọi họ là bạn. Mỹ mới là kẻ thù
    -

    Trả lờiXóa
  23. Vâng, hậu chiến còn quá nhiều vấn đề, mà qua 1 thế hệ rồi chưa giải quyết xong, nhưng rõ ràng cái nhìn về cuộc chiến , về bạn thù đã khác trước rất nhiều. Cái gì ở ta cũng chậm... Nhận ra một chân lý cũng mất vài chục năm, biết sao bây giờ.

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter