Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008

Mất ' khói lam chiều"...

Hôm qua bất chợt nghe bài “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tôn “ Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên… Trước xóm sau thôn tựa khói lồng/ Bóng chiều man mác có dường không” mới gịât mình là lâu lắm rồi mình không còn nhìn thấy khói lam chiều nữa. Cái làn khói màu lam lúc chiều ta, bay lên từ mái nhà nép dưới bóng tre đẹp lắm, nó là biểu tượng của sự no ấm và sum họp.

Gõ thử lên Google, chỉ 0,7 giấy đã có đến 23.5000 tài liệu có “ khói lam chiều”, đủ cho thấy hình ảnh này sâu nặng trong tâm hồn người Việt, nhất là những ngươì xa quê như thế nào…

Vâỵ mà cái khói lam chiều ấy đang mất đi một cách nhanh chóng. Không chỉ đô thị mà cả nhiều vùng nông thôn đã không còn đun bếp rơm rạ nữa, họ sử dụng bếp gas rồi. Quê tôi thì thật sự không còn là làng quê nữa, không ai còn trông thấy “ mái tranh nghèo” có “ khói lam chiều” phảng phất.

Làng tôi là “ quê lụa” nhưng bây giờ cũng không còn tiếng thoi đưa lách cách “ được ví như “ trái tim của làng dệt” nữa.

Cuộc sống đã xuất hiện nhiều cái mới rất tiện ích, nhất là Internet, nhưng cũng làm mất đi nhiều cái gắn bó với chúng ta. Mất thú viết thư và nhận thư chẳng hạn. Thư viết tay, vừa viết vừa nghĩ kỹ lắm vì không muốn tẩy xoá hay viết lại. Hồi hộp gửi đi và “ lưu luyến mong hồi âm”… Bây giờ nhanh hơn, người ta gọi điện thoại, nhắn tin, thư điện tử… cả rồi.

Có người nói, mất cái đó ta được cái khác. Hẳn rồi. Họ nói, ngày xưa nghèo khổ quá con người đối với nhau tệ. Tệ bạc do thiếu đói… Cũng có thể như thế. Tuy nhiên, cuộc sống sung túc hơn xưa nhưng có vì thế mà người ta tốt với nhau hơn không nhỉ? Tôi thì không dám chắc…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Flags

Flag Counter