Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Tuần du Bái Tử Long

Bái Tử Long thuộc huyện Vân Đồn, thương cảng từ thời nhà Trần... Nơi đây ít đảo hơn Vịnh Hạ Long nhưng cũng tuyệt đẹp, hoang sơ hơn, ít bị khai thác du lịch hơn...

Đi thong thả trên Vịnh, ngắm đảo xa gần, thiên hình vạn trạng... thật tuyệt.




Đặc biệt, những hòn đào này thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long. Vườn được thành lập ngày 01/06/2001  trên cơ sở mở rộng và chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn. Đây là một trong bảy vườn quốc gia của Việt Nam vừa có diện tích trên cạn vừa có diện tích biển.


Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong Vịnh Bái Tử Long, sát cạnh Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Từ truyền thuyết đến chính sử, cũng như từ huyền thoại đến hiện thực, đều chứng tỏ Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long là một thể thống nhất, với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và tự nhiên nổi trội.





Vườn quốc gia Bái Tử Long đã nhận được sự quan tâm của các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước như: Frontier Việt nam, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới -IUCN, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên-WWF, Quỹ môi trường toàn cầu-GEF/SGP, Tổ chức tình nguyện bảo tồn sinh viên Nhật Bản-JSCV, Quỹ môi trường toàn cầu Nhật Bản-JGFE, Hiệp hội Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam –VNPPA và Trung tâm Vườn quốc gia-NPC.










Cửa Đối - nơi kết thúc của Vịnh Bái Tử Long, bên ngoài là Biển Đông. Nơi đây có ngọn Hải đăng, sơn ba màu như quốc kỳ Bồ Đào Nha, không hiểu có ý nghĩa gì không?!




Vườn quốc gia Bái Tử Long – viên Ngọc xanh của vùng Đông Bắc Việt Nam, tuy nhiên, nhìn ở góc độ báo chí thì có nhiều vấn đề rất cần được quan tâm... Chúng tôi đã có loạt bài điều tra, nhưng trong entry này chỉ đưa vài thông tin có tính vấn đề thôi, kẻo lạc đề du lịch ( hii).


Vườn quốc gia được bảo tồn nghiêm ngặt. Về luật pháp và lý thuyết thì như vậy,  nhưng sao giữa khu bảo tồn lại có con đường như trên đất liền thế kia nhỉ? Chúng tôi đã tiếp cận và chụp ảnh.



Không thể ngờ được, ở đó là một công trường, họ đang làm đường. Họ đã chặt cây, phá đá rộng đến 4m, đủ để xe tải chạy được. Một nguồn tin cho hay, đây là con đường mở ra phục vụ... lâm tặc. Trong Vườn này nhiều đảo như Ba Mùn chẳng hạn đã rỗng ruột, chỉ còn Trà Ngọ còn nguyên vẹn, đặc biệt trong đó có rừng Trà Thần, còn nguyên rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ, nhiều nhất là lim, mấy người ôm mới xuể. Tuy nhiên, do không có lối kéo gỗ ra nên lâm tặc bó tay. Đã có lần lâm tặc mang trâu vào kéo gỗ nhưng trâu chết vì dốc cao... Kỳ này, có đường, chúng sẽ có điều kiện rút ruột Trà Thần, kéo ra đường, đưa lên tàu là Ok... Chưa kể vô số tê tê, trăn, rắn, khỉ...  rồi phong lan rừng, sẽ theo con đường này mà biến mất.
 



Khi chúng tôi về đến Hà Nội thì nghe đâu công trình đã được dừng lại, cái máy ủi đã biến mất... Tuy nhiên, ai đã cho phép làm đường ở Vườn quốc gia, ai đã chi tiền làm đường... là những câu hỏi phải làm rõ.



Một chuyện đáng quan tâm khác, là những dãy nhà như một nhà máy nhỏ ở ven một đảo khác, đó chính là nhà xưởng của người Trung Quốc. Họ có nhiều dãy nhà như thế để thu mua đầu sứa. Họ chỉ mua đầu, còn toàn bộ thân sứa lại vứt ngay xuống vịnh. Do đó khi vào mùa thì cả vùng Vịnh ô nhiễm, hôi thối, người nuôi trồng thủy sản khóc dở mếu dở. Nghe đâu những người TQ này cũng làm chui... Như họ đã nuôi cá ở Vịnh Cam Ranh ...




Chúng tôi lên thăm đảo Quan Lạn - Minh Châu. Cây cối trên đảo xanh tươi. Đảo có cái miếu nhỏ, chỉ ghi chữ Thần, không biết thờ vị nào...





Bãi biển Quan Lạn,  Minh Châu,  có lẽ đẹp nhất VN, cát mịn và trắng tinh, nước biển mặn và sóng vừa phải, bơi rất thích...



Trên đường trở về, ta có thể miên man ngắm biển đảo mênh mông, nhớ đến vua tôi nhà Trần, nhớ đến thương cảng Vân đồn lịch sử, bồi hồi khi nghĩ đến biển đảo của Tổ quốc và lo ngại về tình trạng lâm tặc đang rình rập Viên Ngọc Xanh vùng Đông Bắc Tổ quốc này.







Nếu nhà chức trách không quan tâm kịp thời để ngăn chặn thì chả mấy nỗi mà Viên ngọc xanh bị rỗng ruột, mất màu xanh... Và chuyện người Trung Quốc cư trú trái phép hàng tháng trên biển của ta nữa... Không phải chuyện chơi.

Báo chí có trách nhiệm gióng lên hồi chuông cảnh báo.



Đây là hòn Triumph, tên nôm là Vú Tiên... do Toro đặt tên... Hii.



16 nhận xét:

  1. http://multiply.com/mu/hanggraphic/photos/album/montage/hanggraphic/118/1?1339303541&et=W%2BJ8wpiPa%2C0%2CTWvvkgr95w&nmid=568589154
    GR vừa đi Cô Tô, có ghé qua Minh Châu. Thích Bái Tử Long hơn Hạ Long vì ở Hạ Long nhiều tầu du lịch quá, chi chít đi lại như cái chợ.

    Trả lờiXóa
  2. Thích mỗi hòn Vú Tiên của Toro.. hihi.

    Nghe Toro kể về rừng về việc người Trung Quốc mua đầu sứa gây ô nhiễm.. Chị lại miên man nghĩ đến ngọn núi Dương Minh Sơn của Đài Loan mà chị vừa đi qua. Nhìn người lại nghĩ đến ta mà buồn.

    À dạo này người TQ đến du lịch ở đảo Đài Loan nhiều lắm...

    Trả lờiXóa
  3. Mùa này chưa phải mùa sứa, các khu chế biến đều đang nghỉ, tranh thủ sửa sang xây cất. Một số tàu sứa lưu lại tại bến Vân Đồn. Cứ mỗi ngày trả cho cảng Cái Rồng 50K "sân bãi".
    GR đã tới Minh Châu, ở trong khách sạn của một Hoa kiều làm nghề bỏ mối sứa. Đã tiếp xúc với không ít người Hoa ở đây. Đã nói chuyện và đã ghi hình lại nữa. Thông tin cần nghe 2 chiều.
    Công nghệ chế biến sứa có từ đâu? Họ làm ra sao? Đánh bắt và lưu giữ vận chuyển thế nào, bán đi đâu, giá cả bao nhiêu?.... Toro cần số đt đặt sứa đem về tận nhà không?

    Trả lờiXóa
  4. Chị M: mùa sứa họ vứt thân sứa ra vịnh và thải ra một lượng phèn chua và hóa chất chế biến khủng khiếp nữa, nên thu 500 K/ngày cho mỗi tàu như bạn Gr cho biết không thấm vào đâu so với thiệt hại. Những hộ nuôi tôm, tu hài mất nhiều tỷ đồng...
    GR có loạt ảnh nhưng nhỏ, bố sung thêm đi...

    Trả lờiXóa
  5. Em đã đi Quan Lạn, biển ở đảo đó đẹp thật. Bãi Minh Châu mà anh đề cập đến nước trong vắt nhìn thấy đáy cát trắng mịn đúng không ạ?
    Đám TQ thâm nho quá anh nhỉ. Biết thế mà người VN ta vẫn cứ "sán" vào chúng.

    Trả lờiXóa
  6. Em không phải là Tàu nhưng nhiều anh sán vào vào.
    Cảm giác được nhiều người sán vào sao em?!

    Trả lờiXóa
  7. Ơ, sao bỗng dưng lôi em vào đây?

    Trả lờiXóa
  8. :) Toro sang xem hình bên Mul nhà GR đi. Hình lớn và có bài viết nữa.
    Đâu phải 500K, có 50K thôi. Mà là tàu sứa của VN. Tàu này của ngư dân đi vớt sứa ngoài biển bán cho thương lái TQ. Người Hoa thu mua và lập luôn xưởng chế biến sứa ngay đầu vịnh BTL đó. Nếu Toro đi tiếp ra biển Đông sẽ gặp những khu chế xuất trên đường đi, cũng ko xa xôi gì để chính quyền huyện Cô Tô không biết nếu có ô nhiễm. Họ bỏ qua vì lý do nào đấy, chịu.
    Theo GR biết, trước kia thương lái TQ chỉ sử dụng râu (gọi là râu, phần giòn nhất ấy) của con sứa, còn nón sứa vứt xuống biển. Gần đây, nón cũng được chế biến tuốt tuột do nguồn sứa ít dần đi. Nón họ chế biến, đóng gói thành sứa thứ phẩm (mua phải cần thận kẻo bị nhầm hai loại này). GR thấy sứa đóng gói bán ở siêu thị rất ít râu đấy :( .
    GR mê món sứa lắm. Hôm nào chung nhau làm một thùng đi ToRo. Đã rủ được mấy người rồi.

    Trả lờiXóa
  9. GR: "Họ bỏ qua vì lý do nào đó, chịu!"- vì thế báo chí mới phải lên tiếng để bảo vệ môi trường Vịnh BTL, bảo vệ an ninh biển đảo. Ngư dân mình hám lợi, đâu có nghĩ được xa xôi.

    Trả lờiXóa
  10. Tudinhhuong: Vì chữ "sán vào" của em rất sống động mà...

    Trả lờiXóa
  11. Cả nhà ai cũng được đi biển chơi mùa hè này rồi sướng thế, chỉ có nhà cháu là chôn chân ở HN chịu cái nóng như thiêu!

    Con đường đang làm nguy hiểm thật, bao nhiêu tiền rừng bạc bể không khéo chảy mất qua con đường đó. " Những câu hỏi phải làm rõ" nếu có thông tin mới nhà báo nhớ cập nhật ngay nhé!

    Trả lờiXóa
  12. Những bài viết thế này phải đưa lên cho các ông ông Bộ trưởng...ông Thủ tướng đọc may ra mới thay đổi được tình thế, chứ còn chúng ta ngồi với nhau thì cầm bằng dê kêu.
    Bọn bất lương không chỉ rút ruột, ruột đứt thì còn nối lai được đằng chúng nó đang rút tim, rút nảo quốc gia. Vườn Quốc gia PNKB chúng nó cưa cả mấy cây gỗ sưa đại thụ, biết ra thì sự đã rồi. Ở Tây Nguyên người ta phải mắc võng canh gỗ sưa giữa phố. Trên Đà Lạt người ta đào quặng thiếc có nguy cơ hồ Than Thở bị lấp... Nói chung là loạn. Tàu làm loạn cái lưỡi bò ngoài biển, làm loạn bô xít trên Tây Nguyện, làm loạn biển Cam Ranh, biển Vũng Rô, nay lại thêm biển Bái Tử Long. Ta làm loạn từ trong ra, Tàu làm loạn từ ngoài vào..Cái gọi là SƠN HÀ XÃ TẮC này còn thọ được bao lâu nữa??

    Trả lờiXóa
  13. Em cũng đã được đi biển đâu chị ơi.
    Vẫn đang cắm mẹt hàng ngày đến cơ quan đây chị.

    Trả lờiXóa
  14. Rừng vàng biển bạc, haha! ngay giữa thủ đô HN tên cướp xách 5kg chất nổ đi cướp tiệm vàng, giằng co thế là nổ đánh uỳnh làm nhiều người bị thương oan, 5kg chất nổ giữa thời bình, ghê gớm thật, cái thời chiến tranh đặt chất nổ phá tòa Đại sứ Mỹ ở Saigon chắc khối chất nổ cũng chưa nhiều đến thế, cùng bao nhiệu chuyện như Toro và các bạn kể ra. Đúng là loạn giữa thời bình.

    Trả lờiXóa
  15. Bác Bu đã nghỉ hưu, lão giả an chi mà vẫn nộ khí xung thiên khi nghe những chuyện liên quan đến an nguy của sơn hà, xã tắc... Vậy mà nhiều vị đương chức đường quyền lại chả có được mưu kế hữu dụng nào nhằm ngăn chặn những kẻ làm loạn từ trong ra, từ ngoài vào như vậy...
    Anh H: Đang đi đường, bỗng khối thuốc nổ 5 ký vung ra nổ tung, khiếp quá... May mà không ai bị thiệt mạng, nếu trúng đám đông thì đi cả chục người. Thế mà có tổ chúc nào đó nó bảo người VN hạnh phúc xếp thứ hai thế giới... Hii...
    Thuthuy: Con thi xong rồi, du hý đi.
    Tudinhhuong: "Cắm mẹt" là cắm cái gì em?! Không phải là mặt đấy chứ.

    Trả lờiXóa
  16. Mặt đó anh.
    Mà em nghe nói tắm ở bãi Minh Châu có cái chất gì đó không tốt cho sự sinh sản của đàn ông đâu ạ. Tức là diệt tinh trùng đó anh.
    Hehe.

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter