Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Hành mỡ phi thơm và vấn đề đạo đức

 

-Báo Thanh niên đăng loạt bài về công nghệ làm hành phi mà kinh hãi quá anh à. Té ra họ đều  xài dầu bẩn để phi hành. Nguồn chủ yếu của thứ dầu này là … hố ga của các khu chế biến nông sản.

-Dư luận chưa nguôi vụ bao nhiêu tấn mỡ thối, lại thêm chuyện này được phát hiện…

-Khi hành đã thơm phức thì ai biết đâu anh nhỉ?

-Ở ngoài Bắc nhiều người cũng sợ món hành phi này rồi em ạ. Thứ nhất là hành khô được ngâm tẩm thuốc chống mối mọt, cực kỳ nguy hại cho sức khoẻ con người; thứ hai là nhiều loại hành phi giả, không phải là hành mà là cùi bưởi thái nhỏ. Nếu tinh ý, chỉ cần ngâm vào nước một lát là “hành” hiện nguyên hình em à.

-Quốc hội đang bàn đến Luật An toàn thực phẩm đó. Có cách nào ngăn chặn những hành vi coi thường sức khoẻ, sinh mạng ngươì tiêu dùng này hiệu quả hơn được không anh?!

-Cái này Quốc hội sẽ nghiên cứu nhưng anh thấy vấn đề nghiêm trọng hơn mà luật lệ khó điều chỉnh.

- Vấn đề gì anh?

- Đạo đức. Chỉ cần lướt qua báo chí những ngày gần đây ta đã thấy bao nhiêu tin kinh hoàng về sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Một phụ nữ dám đang tay xuyên cây kim cả chục cm vào đầu đứa trẻ sơ sinh vô tội; một phụ nữ chỉ vì giận chồng dám vứt đứa con mình dứt ruột đẻ ra xuống giếng; một thanh niên vừa lĩnh án vì sát hại bố rồi chặt ra nhiều mảnh; một thầy hiệu trưởng mua dâm học trò…

- Nhức nhối đến rùng mình anh à. Ai có thể ngờ một đất nước có truyền thống đạo lý bền chặt hàng ngàn năm như ta mà đạo đức lại sa đoạ đến như vậy. Ở trong này cũng có vụ cậu ruột chặt ngón tay cháu mình kìa…

-Do đó, anh thấy những người làm thực phẩm độc hại để có lợi nhuận cao, những người rải đinh trên đường để có việc làm, những người loè bịp để bán vòng ti tan giá cao… đều do căn bản đạo đức không còn. Khi trong thâm tâm họ chỉ còn có tiếng gào thét của đồng tiền thì họ sá gì những thủ đoạn bất lương.

-Có cách gì cứu vãn không anh?

-Câu hỏi khó quá nhưng không thể không nghĩ cách trả lời để khắc phục em à. Có lẽ sau những rao giảng giáo điều, người dân cần có những tấm gương đạo đức. Học trò không thể thôi quay cóp khi thầy cô cũng gian lận vì bệnh thành tích; không thể học thói liêm chính khi bố mẹ nó đưa hàng ngày vẫn chạy chọt, biếu xén phong bì… Xã hội cần lắm những người trên làm gương tốt cho kẻ dưới.

                                                                                     

22 nhận xét:

  1. còn gì nữa đâu ...còn gì ăn được nữa đâu :))

    Trả lờiXóa
  2. Mấy thứ đồ chiên bán ở ngoài là em sợ tất, biết là kinh đấy nhưng không biết kinh thế nào. Eo oi thế này thì chắc mà chết sớm với mấy người không có đạo đức & nhẫn tâm này rồi bác ợ :((

    Trả lờiXóa
  3. ai cũng hiểu có một người cố tình không chịu hiểu

    Trả lờiXóa
  4. nguyên nhân của mọi nguyên nhân là gì?

    Trả lờiXóa
  5. Câu này phóng viên nói quá lên và không có căn cứ.

    Trả lờiXóa
  6. Khi nào hết tệ tham nhũng, khi nào hết tệ hối lộ, tiêu xài lãng phí, sống xa hoa, trụy lạc, khi nào chuyện vơ vét tiền của nhân dân thì mới mong hết những kẻ làm hành phi bằng các thủ đoạn gian dối, thiếu đạo đức.
    Mà khi nào?

    Trả lờiXóa
  7. Khi nào pháp luật nghiêm, kỷ cương xã hội không bị buông lỏng thì mới mong hết những kẻ làm hành phi bằng các thủ đoạn gian dối, thiếu đạo đức.

    Trả lờiXóa
  8. Vì đạo đức và pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Một xã hội có nền đạo đức tốt sẽ là cơ sở để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác.

    Trả lờiXóa
  9. Mặt khác, pháp luật nghiêm sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc giữ gìn, phát triển một nền đạo đức xã hội tốt đẹp.
    Mà khi nào?

    Trả lờiXóa
  10. Vì Multi nó không cho còm dài nên cắt khúc ra còm. Thông cảm nha bác TORO!

    Trả lờiXóa
  11. Dù cho có quyết tâm như thê nào đi nữa cũng chắc mất vài thế hệ!

    Trả lờiXóa
  12. Khổ lắm, biết rồi, nói mãi!

    Trả lờiXóa
  13. Tại sao đạo đức xã hội càng ngày càng xuống cấp, biện pháp nâng cấp đạo đức và đến lúc nào thì nâng cấp được?
    Trả lời cho rốt ráo các câu hỏi trên phải có một luận văn tiến sĩ. Luận văn này phải được bảo vê ở một nước nào đó ngoài Việt Nam, tốt nhất là một nước Âu Mỹ ... Bảo vệ xong thì ngài tiến sĩ tân khoa chớ có trở về nữa vì anh ta sẽ bị còng số 8 cho vào nhà đá. Taị sao à? tại vì anh ấy bảo cái cây chỉ còn vỏ thôi, ruột gan mọt ruổng hết rồi, phải đào bỏ đi để trồng cây khác.

    Trả lờiXóa
  14. cứ như thời loạn lạc ý nhỉ? mất hết cả lòng tin

    Trả lờiXóa
  15. Đạo đức cũng cần phải có nền tảng. Khi cái nền bị rạn, nó ắt sụp đổ tiêu tùng thôi!

    Trả lờiXóa
  16. Cám ơn các bác nhất là PVT, cho anh em một seri, kiểu bỏ phiếu cho Vịnh Hạ Long, thấy nhiều còm sưóng quá ta...
    Đọc còm mà thấy để lập lại nền tảng đạo đức khó hơn tìm đường lên Trời vậy sao?! Tôi vẫn tin tưởng đấy.

    Trả lờiXóa
  17. Đạo đức là cần thiết, nhưng để điều hành đất nước thì cái cần hơn là luật pháp nghiêm minh. Chúng ta có Ủy Ban Bảo Vệ Bà Mẹ Trẻ Em, có luật bảo vệ nhi đồng nhưng xã hội đầy trẻ em xin ăn, bà mẹ bị bạo hành. Có Ủy Ban An Toàn Thực Phẩm, Vệ Sinh Phòng Dịch, Quản Lý Thị Trường, chính quyền hành chánh các cấp..., nhưng thịt bẩn, đủ mọi thứ thực phẩm hư thối được "mông má" lại bán tràn lan... Tại sao thế? Câu trả lời từ... năm nào là... thiếu người kiểm tra, hoặc trình độ... quản lý yếu.
    Một xã hội tiến bộ không phải là xã hội ngồi đó chờ chực vào đạo đức của công dân, mà là xã hội có luật pháp chặt chẽ, và quan trọng hơn là một bộ máy quản lý, thực thi luật pháp hữu hiệu.

    Trả lờiXóa
  18. một câu hỏi lớn không lời đáp...

    Trả lờiXóa
  19. ... Sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu.
    Bác PNH nói rất trúng nhưng cũng mâu thuẫn. Vô khối luật rồi mà vẫn không quản lý nối. Có lẽ cần sự nghiêm chỉnh chấp hành luật từ chính những người lớn trong xã hội nữa chăng?

    Trả lờiXóa
  20. An toàn thực phẩm là một vấn đề lớn trong xã hội, một trách nhiệm của các giới chức có thẩm quyền. Người ta nhập cả trăm, ngàn tấn thực phẩm kém chất lượng (dể làm thực phẩm gia súc), rồi về bán cho người ăn, nhưng không phải chỉ có thế... Báo chí phanh phui những chuyện về thực phẩm tày trời, phở formol một thời rồi cũng im (bảo đảm bánh phở bây giờ không còn formol không?), dầu mỡ bẩn, trái cây nhiễm chì, thuốc trừ sâu... có thể đoan chắc rằng nếu bây giờ nhà báo đi điều tra tất cả mọi thực phẩm bày bán trên đường phố, thì cả trăm phần trăm là có vấn đề...
    Nhưng vấn đề lớn nhất ở đây là gì? Chưa hề thấy một cá nhân, hoặc một cơ quan nào của nhà nước lên tiếng nhận trách nhiệm, đề ra một cách giải quyết vấn đề...
    Chỉ thấy vội vã lập những đoàn kiểm tra những nơi báo đã nêu, phạt, kiến nghị... rồi đâu cũng lại vào đấy.

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter