Thứ Ba, 7 tháng 10, 2008

Sông Vân và Dương Vân Nga

Bạn Thu Thuỷ yêu cầu nói thêm về sông Vân, xin đưa ra một số thông tin.

Sông Vân là một chi lưu của sông Đáy, chảy từ thị xã Tam Điệp qua huyện Hoa Lư và hội lưu với sông Đáy tại trung tâm thành phố Ninh Bình. Sông có chiều dài trên 20 km, chỗ rộng nhất tới 300 m.

Sông Vân còn gọi là Vân Sàng, gắn với truyền thuyết về Lê Hoàn khi thắng Tống trở về, Dương Vân Nga đã đem một đoàn cung nữ ra đón và mở tiệc giao hoan với nhà vua ở trên dòng sông. Cái tên Vân Sàng (giường mây) đã ra đời từ đó. Về sau nhân dân đã lập đền Thượng thờ Lê Hoàn và Dương Vân Nga ở ven bờ sông Vân. Như vậy tên sông bắt nguồn từ chữ “ mây mưa”, chỉ cuộc làm tình một cách bóng bảy. Chữ này cũng có điển, gắn với sự tích Vu Sơn bên Tàu, mời bác Bu chỉ giáo tiếp.

Trở lại với sông Vân, gắn với mối tình Lê Hoàn- Dương Vân Nga mà lịch sử phân định mãi chưa xong, xin trích đưa lên một bài có liên quan để bạn Thu Thuỷ chia sẻ.

LÊ HOÀN,DƯƠNG VÂN NGA VÀ CÁI ÁN THÔNG DÂM

Lật trang sử, chúng ta nhận thấy việc kết tội vua Lê Ðại Hành có thể nói là từ thời sử thần Ngô Sĩ Liên. Trước đó dưới thời Trần,Sử gia Lê văn Hưu (nhà viết sử đầu tiên của Ðại Việt và là triều đại gần nhất để có thể xác định việc đúng sai tương đối khả tín nhất) không hề có một lời kết luận nhỏ về tội của Lê Ðại Hành và Dương Vân Nga.

Khi Ðinh Bộ Lĩnh còn là Vạn Thắng vương thì Lê Hoàn đã có ở dưới trướng, có lẽ tuổi của Lê Hoàn cũng tương đương tuổi tác của Ðinh Liễn (con Ðinh Bộ Lĩnh). Lịch sử đã mô tả Lê Hoàn là một tướng lĩnh rất thương yêu binh sĩ và luôn luôn đồng cam cộng khổ cùng binh sĩ của mình.

Từ khía cạnh nhỏ này chúng hãy thử tưởng tượng, một ngày đẹp trời nào đó, Lê Hoàn, đã gặp Dương Vân Nga. Trai tài gái sắc sóng mắt đưa tình . "Thế là tình trong thì đã mặt ngoài còn e". Mặt khác Ðinh Bộ Lĩnh là chuá tể Hoa Lư dĩ nhiên sắc đẹp của Dương Vân Nga và tiếng đồn về sắc đẹp của nàng khó lòng qua được Ðinh Bộ Lĩnh. Dĩ nhiên Ðinh Bộ Lĩnh không biết mối tình của Lê Hoàn và Dương Vân Nga và chuyện gì sẽ đến phải đến. Dương Vân Nga về với Ðinh Bộ Lĩnh không còn con đường khác để chọn.
Chúng ta nhận thấy Ðinh Bộ Lĩnh rất tin tưởng ở Lê Hoàn, bằng chứng là Hoa Lư có 10 Ðạo quân thì trao cả cho Lê Hoàn, nếu Lê Hoàn có lòng phản nghịch thì thật không thể tưởng tượng nỗi.

Ở đây chúng ta thử đặt giả thuyết: Sau khi lấy Dương Vân Nga, Ðinh Bộ Lĩnh mới được biết Dương Vân Nga chính là người yêu của Lê Hoàn, từ điểm này ÐBL chắc phải có những thử thách để chứng minh lòng trung thành của Lê Hoàn và Lê Hoàn chắc đã không phụ lòng ÐBL, cuối cùng thì vị chúa tể Hoa Lư đã không ngần ngừ trao cả Thập Ðạo binh cho Lê Hoàn .

Ngày ÐBL và Ðinh Liễn bị Ðỗ Thích giết, Lê Hoàn còn đang ở ngoài biên ải cùng với binh sĩ của mình không ở kinh đô Hoa Lư. (Tất cả các bộ sử dù chống đối hay lên án Lê Hoàn đều nói là sau khi về kinh Lê Hoàn mới tư thông với Dương Vân Nga). Tại sao Lê Hoàn không ở kinh đô Hoa Lư mà lại luôn luôn ở ngoài biên ải? Có lẽ ÐBL dù tin Lê Hoàn cũng không muốn Lê Hoàn ở gần ái hậu của mình thành ra Lê Hoàn phải ra biên ải và cũng có lẽ chính Lê Hoàn không muốn gặp Dương Vân Nga, thà đi xa còn hơn.

Chiếc áo Hoàng Bào khoát lên vai Thập Ðạo tướng quân, không phải là khoát lên cái ngai vàng mà là khoát lên cả một sức nặng của cả một dân tộc. Nếu Lê Hoàn đầu hàng Tống để giữ ngôi vị thì đó là ngôi vua, nhưng lên đường để ra biên ải diệt giặc thù thì cái ngôi vua mỏng manh đó có thật là ngôi vua hay không? hay đó là sức nặng oằn vai của cả giòng tộc đè trên vai người anh hùng, ngày trở về lại kinh đô ai dám chắc là có. Nói thẳng ra cho dù có Dương Vân Nga hay không có thì ngai vàng đó chắc chắn cũng lọt vào tay Lê Hoàn khi quân Tống sang xâm lấn. Hãy nhìn thái độ của các tướng lãnh và binh sĩ hăm hở theo Thập Ðạo tướng quân lên chiến trường với niềm tin tất thắng thì cũng biết Lê Hoàn được lòng binh sĩ như thế nào. Hành động khoác áo bào mang nhiều tính chất trìu mến cá nhân của Dương Vân Nga nhiều hơn là hành động thực tế trao ngai vàng. Còn Dương Vân Nga có sáng suốt hay không sáng suốt hoàn toàn không có nghĩa gì cả. Mọi việc đã được quyết định khi Phạm Cự Lạng lên tiếng cùng với binh sĩ yêu cầu Lê Hoàn lên ngôi. Hành động khoác áo là hành động tượng trưng cho tình yêu của Dương Vân Nga đối với Lê Hoàn mà thôi.

Ngày Lê Hoàn lên đường bình Chiêm mang theo Dương Vân Nga lên chiến trường, điều này chứng tỏ đã có một tình yêu sâu đậm giữa hai người. Triều đình thiếu gì cung phi mỹ nữ. Tại sao người theo Lê Hoàn không là người khác mà lại là Dương Vân Nga - một thiếu phụ đã có con và là của thừa của người khác. Tại hạ có dịp đọc một bài viết về ngày giỗ ở Hoa Lư. Tại Hoa Lư dân thờ Dương Vân Nga chung với Lê Hoàn, khi đến ngày lễ của Ðinh Tiên Hoàng thì thỉnh Dương Vân Nga đến đền thờ Ðinh Tiên Hoàng một đêm rồi sáng mai đem trả lại đền thờ của vua Lê. Cúng tế ở Hoa Lư chắc đã truyền từ đời này sang đời nọ không thay đổi và cũng chỉ những người dân Hoa Lư mới biết được sự thật cuộc tình như thế nào. Ðinh Bộ Lĩnh lấy Dương Vân Nga phong làm Hoàng Hậu, bình thường mà nói thì Dương Vân Nga là vợ thật sự của Ðinh Bộ Lĩnh mà Lê Hoàn chỉ là người chấp nối sau này. Nhưng thực tế ở đền thờ thì Dương Vân Nga lại được coi như là vợ chính thức của Lê Ðại Hành còn Ðinh Bộ Lĩnh chỉ là kẻ qua đường. Tại sao? câu trả lời chỉ chính do những người dân Hoa Lư lập bàn thờ là chính xác nhất (đừng quên dân Hoa Lư tôn kính cả hai vua Ðinh-Lê vì cả hai đều xuất thân ở Hoa Lư).
http://www.maiyeuem.net/vtopic89162.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Flags

Flag Counter