Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Đường... không tới Thăng Long




Bộ phim "Lý Công Uẩn - Đường tới Thăng Long" dường như sẽ không đến được Đại lễ Thăng Long - Hà Nội 1000 năm. Việc dừng lại này là chính đáng, thể hiện lòng tự tôn dân tộc và thận trong trước văn hóa ngoại lai. Mất văn hóa là mất tất cả.




Chúng ta dễ thông cảm với nhà làm phim, vì ta chưa giỏi làm phim lịch sử, trong khi đó Tàu quá giỏi môn này. Tìm thầy cũng là phù hợp ở khía cạnh đó. Nhưng họ đã không lường hết được hậu quả của việc tìm thầy ngoại, diễn viên, bối cảnh ngoại này.




Tôi thì tiếc cho non nước Ninh Bình đẹp như trong mộng, tiếc cho  đền đài miếu mạo và văn hóa Quan họ tuyệt vời không có cơ hội vào phim để quảng bá và tôn vinh.



Cái thực của ta đẹp như thế, sao không viết kịch bản để khai thác hết cái ta đang có đó nhỉ?

Không phải cái gì ngoại cũng hơn nội, bài học về sự thất bại của bộ phim này một lần nữa nhắc nhớ điều đó.






14 nhận xét:

  1. Những nhà làm phim không chịu hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nên biến bộ phim này từ "Lý Công Uẩn - Đường tới Thăng Long" thành "Lý Công Uẩn - Đường qua Trung Quốc"

    Trả lờiXóa
  2. Mừng vì còn dừng được sớm, bao nhiêu tiền dân đỡ bị ném đi một cách vô ích !

    Trả lờiXóa
  3. Nhân ý của PVT, xin có thơ rằng:

    Cụ Lý xưa buổi đời đô
    Thuyền xuôi thuận gió sông Tô đến liền
    Nhà Lý đánh Tống, bình Chiêm
    Rồng bay xanh thẳm trong niềm hân hoan.
    Bây giờ con cháu lo toan
    Dựng phim thôi cũng vòng sang nước người
    Con cháu nhà Tống đóng phim
    Giả quan quân cụ, con tim bồi hồi.
    May sao phim đã thôi rồi.
    Cúi xin Cụ, một trò chơi lỡ làng...

    Trả lờiXóa
  4. Em lạc hậu với thông tin nhưng nhờ có blog mà biết được đôi chút.

    Trả lờiXóa
  5. Con gái em nói chuyện này lâu rồi, nhỏ bảo lòng tự hào dân tộc mất đâu rồi mà nhờ người nước ngoài làm phim lịch sữ nước mình như vậy.
    Thế hệ trẻ bây giờ đâu vô tâm Toro ha.

    Trả lờiXóa
  6. Ngày xưa, nhiều người hay bảo là ta nghèo, thiếu tiền nên ít tác phẩm tốt. Chuyện này tồn tại trong một thời gian dài một phần cũng vì ta dễ dàng tự ve vãn nhau. Em nhớ, khi có một phim gì đó của Iran đoạt giải thưởng lớn (hình như ở LH nào đó của Pháp thì phải), một vài người dè dặt luận về chuyện tiền bởi người Iran làm phim ấy với kinh phí nghe đâu chưa bằng nửa tiền ta làm phim Hoa ban đỏ. Nhưng luồng ý kiến này nhanh chóng bị đập bẹp.
    Cũng có lúc người ta bảo đó là do cơ chế này, cơ chế kia; hàng rào này hàng rào nọ. Nay, so với trước, hai vấn đề thoáng hơn nhiều. Mà bảo ràng buộc thì e là xã hội Hồi giáo như Iran có khi còn ràng buộc nhều hơn cả ta. Tiền thì nhiều hơn, kỹ thuật thì có thể thuê. Nhưng vẫn chả có phim hay.
    Như em thì em đồ rằng, cái mà các nhà làm phim của thiếu (và có lẽ thiếu bộn) ấy là thiếu TÀI. Chuyện kém tài thì chưa nghe ai thành thật thừa nhận cả. Thiếu thành thật nên còn kém hoài kém hoài.
    Em chưa được xem phim Lý Công Uẩn nên không dám nói bừa nói phứa. Nhưng e có lẽ nó kém thật. :-))

    Trả lờiXóa
  7. Chuyện kể rằng: "Một nhà nghèo nọ có mỗi chiếc ti vi đen trắng. Cùng một giờ con thì đòi xem hoạt hình, vợ thì muốn xem phim Hàn quốc, còn ông bố thì chờ xem C1. vậy là lấy quền chủ gia đình, ông bố đuổi hai mẹ con sang hàng xóm xem nhờ"
    Thế mới hay là cái người chủ gia đình, người cầm đầu có quyền sinh quyền sát thế nào. Khi cái người cầm đầu ấy không quan tâm đến văn hoá mà chỉ quan tâm bán các dự án, bán tài nguyên càng nhanh càng tốt thì các loại "Lý Công Uẩn..." với "Trần Thủ Độ..." này nọ cũng chỉ đến vậy mà thôi. Thật là xót tiền dân!

    Trả lờiXóa
  8. may sao mà còn stop lại được dù hơi muộn..., chả hiểu sự 'nhạy cảm lịch sử' của các vị có trọng trách ở đâu nhể

    Trả lờiXóa
  9. Ơ xứ ta chưa có một hoạt động văn hóa tầm cỡ quốc gia nào mà không bị báo chí phê bình chỉ trích. Phim Lý Công Uẩn - Đường tới Thăng Long cũng không ngoại lệ. Ngay khi viết kịch bản đã nghe tiếng eo xèo rồi, xong kịch bản thì các đạo diễn mỗi ông một phách không ai phục ai. Quả là ta thiếu tình (nghỉ đến chuyện bớt xén) Thiếu tài (diễn viên, đạo diễn không được học hành bài bản, thiếu đứt kinh nghiệm làm phim lịch sử). Cuối cùng là thiếu chiều sâu văn hóa. Biết đâu có ông quan to nào đó bảo cứ sang Tàu mà làm. Bạn Phanvantu nói "Lý Công Uẩn - Đường qua Trung Quốc" là vì vậy.

    Trả lờiXóa
  10. Vụ phim Lý Công Uẩn này người ta chê bai cái gì? Chính là cảnh quan và phục trang, chưa nói đến những nội dung khác. Phim lịch sử VN mà phục trang và cảnh quan rặc Tàu, ở một entry lâu rồi bên nhà, khi chỉ mới được xem qua những hình ảnh tôi đã thấy... hỡi ôi! Nếu xem hình ảnh không nói là phim Lý Công Uẩn, 100% người xem sẽ tưởng là phim Thủy Hử, hay Tam Quốc Chí, hoặc Bao Công gì đấy, chẳng ai nghĩ là phim Việt, đấy là cái thất bại của bộ phim. Còn chuyện tại sao chúng ta lại làm ra một phim... tệ cỡ đó, lại là chuyện khác. Không thể biện minh theo kiểu... tiến sĩ (bà TS cố vấn gì đó), là hoa văn trên áo (chẳng hạn con rồng là của VN), phim sản xuất là để công chúng xem, chẳng phải chỉ dành cho tiến sĩ để ai cũng biết được chuyện hoa văn, hay như ông họa sĩ cố vấn đổ thừa, tại bên ấy trời lạnh quá, chẳng thể quay phim ở trần đóng khố như lịch sử ta được.
    Làm văn hóa kiểu này là giết văn hóa!

    Trả lờiXóa
  11. Toro à, tôi muốn nói thêm, tại sao chúng ta thích coi phim của Âu, Mỹ? Chuyện người nước này quay những phim lịch sử của nước kia là rất bình thường, chẳng hạn, người Mỹ quay "Chiến tranh và hòa bình" của Nga, "Ben Hur" phim lịch sử La Mã, "Cléopatre" phim lịch sử Ai Cập... rất hay. Tại sao thế? Không hẳn người Mỹ có nhiều tiền, phim trường lớn, mà bởi họ có tri thức, trí thức, kiến thức... khi làm phim. Phim của họ làm ra đích thị là vì "tiền" (nhằm thu hút khán giả mua vé đi xem), nhưng họ hiểu rằng, một khi muốn móc túi được khán giả, thì điều đầu tiên phim của họ làm ra phải "coi được", phải hấp dẫn... cái hấp dẫn của họ có phải là ở nội dung phim không? Hoàn toàn không phải, lắm phim hay của họ không "lên gân lên cốt yêu nước, thương nòi, sống chết vì đất nước, lý tưởng..." như ở ta, phim của họ rất nhẹ nhàng, có khi chỉ nói lên một tình bạn giữa người và người, giữa người và vật, một trăn trở nào đó rất thường tình trong cuộc sống... Thế mà phim rất ăn khách. Như vậy cái ăn khách nằm ở đâu? Thí dụ phim lịch sử, đạo diễn phải là người từng trải trong cuộc sống, có kiến thức rộng về lịch sử, cộng với ê kíp làm phim chuyên nghiệp... họ coi trọng lịch sử, coi trọng từng tình tiết, từng chi tiết, từ cái ly bạc uống nước của vị Đại đế, đến mái tóc, nếp áo, đồ trang sức của Hoàng hậu, vũ khí, áo giáp của lính, đến đồ dùng thường ngày của dân thường... ở không gian ấy, thời gian ấy, nơi chốn ấy. Đạo diễn, diễn viên của họ được đào tạo bài bản, những đạo diễn lớn, hoặc những diễn viên gạo cội thật sự có tri thức, trí thức... Họ làm phim vì tiền đấy, nhưng để có được tiền, họ phải đánh đổi bằng lao động nghiêm túc, bằng tất cả trí lực...
    Toro coi cái tay đạo diễn người VN Tạ Huy Cường của phim LCU mà xem, một khuôn mặt non choẹt như thế lấy đâu ra kinh nghiệm sống, lấy đâu ra kiến thức lịch sử... để mà chỉ đạo làm phim?

    Trả lờiXóa
  12. Cám ơn bác H và các bạn đã chia sẻ những suy nghĩ thấu đáo về phim ta, phim Tây.ộng thêm căn bệnh có tính thời đại là "hoành tráng " nữa nên hậu quả càng nẫu ruột.
    Xin các bác nghĩ cho cách chữa?!

    Trả lờiXóa
  13. Chữa gì được nữa Toro? Căn bệnh đã di căn vào máu, vào tim..., không phải chỉ trong lãnh vực điện ảnh. Tại sao phim vừa chính thức tung ra xã hội đã lên tiếng như vậy? Có phải người ta "phá" chơi hay ghét bỏ nhóm làm phim chăng? Hay dân ta có tật "gì cũng chê"? Hoàn toàn không phải. Nhưng tại sao những điều đơn giản sờ sờ trước mắt khiến xã hội phải lên tiếng, thì những người có trách nhiệm làm ra bộ phim ấy lại hoàn toàn không nghĩ ngợi và tiên liệu được gì? Cũng tựa như vụ tờ rơi tuyên truyền giao thông ở một tỉnh phía Nam vừa qua. Tại sao một tờ rơi nội dung khiêu dâm tục tĩu đến thế lại lọt qua biết bao nhiêu tay người, để tung ra "giáo dục" cho học sinh? Không phải chỉ không có tâm của những người có trách nhiệm, không phải chỉ không có tài, không có đạo đức, mà đây là một sự sa đọa toàn diện...

    Trả lờiXóa
  14. Nói như bác H là bệnh viện trả về rồi, uống thuốc Nam vậy... Hy vọng gặp được thuốc Tiên...

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter