Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Liêm chính quá mức

Hôm qua nói chuyện Tàu, hôm nay nói chuyện Tây.

Một bà cụ ở Mỹ, dọn nhà, tìm thấy một cuốn sách do ông chồng mượn của Thư viện từ... năm 1936, tức là 74 năm trước, bèn mang đến thư viện trả lại.

Ngoài chuyện trả sách, cụ sẽ còn phải trả khoản  phạt chậm trả. Tuy nhiên, vì cụ đã ngoại 90 tuổi nên Thư viện đã giảm nhẹ  mức phạt hơn nhiều so với gần 3000 USD theo biểu giá.

Vụ này, không thể áp dụng ở ta được. Ta không có đất cho sự liêm chính một cách quá quắt như thế. Giả sử ở Sài Gòn chẳng hạn xảy ra vụ trả sách tương tự thì giải quyết sao nhỉ?

Thư viện không còn lưu giấy mượn sách, nên không có chỗ điền vào cột ngày trả.

Sách mượn từ thời Pháp thuôc, phải làm công văn hỏi cấp trên hướng giải quyết. Mà hỏi cấp trên thì phải chờ, có gì tính sau...

Nói chung là sẽ rất khó giải quyết vì thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết. He he...

Tuy nhiên, nếu có thì nên nhân rộng điển hình này để những anh nào quen cầm nhầm của công nhớ mang trả lại.



10 nhận xét:

  1. Họ phải là người có niềm tin tôn giáo sâu sắc!

    Trả lờiXóa
  2. " Nhân chi sơ tính bổn thiện "
    Và điều thiện nầy được duy trì do nền giáo dục đạo đức của gia đình -Dựa trên sự công bằng của xã hội chung quanh -Và bằng sự tôn trọng nhân quyền , tôn trọng luật pháp của đất nước họ đang sống ..Vì vậy chuyện mang trả lại đồ vật không phải của mình , chịu trả phạt nếu mình vi phạm nội quy chậm trễ trả sách , một khế ước khi ký nhận thẻ thư viện là một điều hết sức bình thường , chẳng cần phải vận dụng đến niềm tin tôn giáo.

    Trả lờiXóa
  3. Ở VN nghe xong chuyện này thiên hạ gật gù bảo, đúng là chiện... Tề Thiên!
    :D

    Trả lờiXóa
  4. Ở ta khó trả nhưng mà dễ... sống hơn vì có đưa đến thì lại còn phải so sổ lưu rồi tè le, vớ vẩn lại trách cụ làm dấu thư viện giả để trả sách gây xì căng đan hot. Ặc.

    Vụ phạt thì anh tin đi, tiền mất giá dữ dội nên bằng không.

    Trả lờiXóa
  5. ...liêm chính một cách quá quắt...! cái gì quá cũng thành khác người!

    Trả lờiXóa
  6. Nếu ở xứ ta thì cần phải xử... tù đứa... dở người này, đích thị là nó muốn tạo tiền lệ xấu cho xã hội. Hehe!

    Trả lờiXóa
  7. Họ không phải là người Việt. Nên chẳng hiểu được là người Việt không có thói quen liêm sỉ. (Xin lỗi là đã vơ đũa cả nắm)

    Trả lờiXóa
  8. HÌ, anh đang ngủ sao, giấc mơ thiệt là đẹp đó hì hì hì

    Trả lờiXóa
  9. Nói chuyện liêm chính tôi mới vừa bị một chuyện " không liêm chính )"xin post lên đây để hỏi quý vị xem trường hợp nầy là như thế nào ?
    con gái tôi về VN ( Cháu tên LBT ) có gửi kèm theo một thùng đồ ( nhân tại phi trường Tân Sơn Nhất VN - thùng đồ nặng 30 kgs )đi về sau... trên thùng đồ có ghi rõ tên họ người nhận ( là tên con gái tôi ) có kèm số passport -địa chỉ số phone rõ ràng ,,Vậy đó mà hải quan ở TSN cho một người đi nhân hàng ( bà đó tên D N) lãnh luôn thùng đồ của con tôi và sau đó khi mang thùng đồ tôi về nhà sẳn có địa chỉ -số phone bà ấy gọi Đ T đến nhà tôi bảo đem tiền đến chuộc .Khi con tôi đến nhà bà ấy thấy rõ ràng thùng đồ của mình còn ghi hẳn hòi tên tuổi của mình đã bị khui ra
    Tôi chỉ có những câu hỏi như sau
    1/ Rõ ràng tên của người nhận trên thùng đồ -địa chỉ -số phone - không là của họ tại sao họ khi đi nhận một thùng đồ của họ rồi ..còn ráng cố tình nhận thêm thùng đồ .không phải là để đem về nhà mình và gọi lại nạn nhân để đòi tiền chuộc
    2/ Thủ tục giao nhận hàng trên hải quan tân Sơn Nhất VN rất là nghiêm nhặt ( người nhận phải chứng minh rõ ràng giấy pass port -giấy nhập cảnh trong đó có ghi rõ là có một thùng hàng gửi về sau .. phải có giấy hoá đơn của cơ sở dịch vụ bên Mỹ nhận hàng ghi rỏ tiền đã trả cước ) thì mới được hải quan kiểm tra và giao hàng ..Tại sao có đến thêm 2 hoặc 3 người hải quan cùng lầm lạc như thế nầy ?
    Tất cả đều là những câu hỏi không thể nào lý giải nỗi cho tôi và gia đình

    Trả lờiXóa
  10. Ơ bên ta thi bà cụ ấy phải di chúc lại cho cháu chắt chút chít..... 100 đời sau, mà chưa chắc đã trả được sách.

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter