Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Kẻ sĩ, kẻ anh hùng...

"Nguyễn Huệ là kẻ phi thường

Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu

Ông đà chí cả mưu cao

Dân ta lại biết cùng nhau một lòng

Cho nên Tàu dẫu làm hung

Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà"


Theo thông tin của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, bài thơ trên đây của cụ Hồ được khắc vào bia tại Đền thờ Quang Trung trên núi Quyết - Nghệ An đã bị thay bằng bài khác. Lý do dám bỏ thơ cụ Hồ vì thơ Cụ nôm na quá, lại gọi Quang Trung là " kẻ -  kẻ phi thường".

 Người ta cho rằng chỉ gọi "Kẻ" với nghĩa coi thường như kẻ cướp, kẻ trộm, kẻ gian.

Nếu quả vì lý do đó thì e không ổn. Theo tôi, Kẻ là từ cố, chỉ người thôi. Có vô số từ dùng chữ kẻ với nghĩa tốt đẹp như Kẻ sĩ, Kẻ Chợ, Kẻ Cả...

Nguyễn Du viết:" Người lên ngựa, kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san".

Nguyễn Khuyến có câu " Bác là kẻ cả trong làng, tôi là người sang trong nước".

Trong bài Vịnh hang Thần, núi Sài Sơn cũng có câu thơ " Hoặc kẻ anh hùng khi chiến trận/ Hay người thôn dã lúc binh đao"...

Rồi  nhiều thành ngữ như "Kẻ ở người đi" , " Kẻ Bắc người Nam" , "Kẻ trên người dưới". "Kẻ khóc người cười", "Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra", "Kẻ vui người buồn" , "Kẻ thắng người thua"...

Chữ "Kẻ anh hùng" dân ta cũng quen dùng " Thứ nhất sợ kẻ anh hùng"...

Xin mời các bác bàn thêm ạ.


10 nhận xét:

  1. "....giặc Tàu"
    "Cho nên Tàu dẫu làm hung"
    Chắc tại hai câu này quá!

    Trả lờiXóa
  2. Thời chí lùn thì hạn lớn
    Thời hạn hẹp tâm thì cùn vận

    Trả lờiXóa
  3. Càng nhiều bia ghi công thì hay cần gì bỏ bớt. Nên trả lại bia này.

    Trả lờiXóa
  4. Nói chung là khỏi phải bàn, cứ học tập theo gương bác Hồ vĩ đại là được rồi

    Trả lờiXóa
  5. đã muốn bỏ thì tìm mọi lý do để bỏ :(

    Trả lờiXóa
  6. Vấn đề những từ ngữ thâm Nho, thâm Nôm này phải để bác Bu bình mới chính xác.

    Riêng chị thì từ "Kẻ" này, khắc ở bia đó, chẳng có nghĩa là bần tiện hay tầm thường, mà để tránh sự lập lại, người ta sẽ tùy ở ngữ cảnh để mà sử dụng và diễn tả mà thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Bu đã đọc bài này của Phạm Xuân Nguyên, đã đọc bài bàn về chữ Kẻ của một nhà nghiên cứu, đọc bài chống chế của Nghệ An.
    Bu cho là: Sợ Tàu Phật ý nên người ta bỏ bài cụ Hồ mà thay vào chiếu của vua Quang Trung
    Blog Quê Choa đã đưa lên tấm ảnh người ta đục bỏ mấy chữ quân xâm lược Trung Quốc trên bia mộ liệt sĩ trong chiến tranh biên giới phiá bắc, ai không tin mời sang QUÊ CHOA đọc...

    Trả lờiXóa
  8. Trên blog Phạm Viết Đào đã cung cấp hình ảnh và thông tin mới, cho biết họ phủ bản in mới lên bài thơ cụ Hồ, bây giờ nghe PXN lên tiếng và dư luận phản đối dữ quá, họ đã bó ra để... trình bày sự thận trọng.
    Bác Bu ạ, thế ra nghe chừng họ sợ Tàu nhưng cũng còn biết sợ Dân bác ạ. Sợ Tàu mà không biết sợ Dân thì gay go lắm.
    Hơn nữa, xưa cụ Hồ quan hệ với TQ rất thân thiết, nhưng cụ vẫn viết về Tàu như vậy vì không đánh đồng các đồng chí hôm nay với bọn phong kiến tham lam ngày trước. Bây giờ ta cũng vậy, ngày xưa phong kiến Tàu chuyên bắt nạt mình, đâu có đặt quan hệ 4 tốt với 16 chữ vàng như bây giờ... Vì thế, không nên đánh đồng Tàu với TQ hiện đại. Ta cứ để nguyên chữ cụ Hồ mà không sợ mất lòng ông bạn nhớn đâu.

    Trả lờiXóa
  9. Những người tài giỏi ngày xưa đã hy sinh hết cho đất nước rồi, còn lại lquá nhiều tên cơ hội hèn nhát.....mọt nước sâu dân

    Trả lờiXóa
  10. Như phân tích thì chữ "kẻ" không phải là dùng với nghĩa xấu nhưng đúng là bài thơ của Cụ nôm na thật! Lãnh tụ cũng có bài thơ hay thơ dở, mang bài thơ không hay như thế khắc lên thành bia cũng là cách...không hay!

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter