Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009

Con mày

Có nhiều loại con, con đẻ, con nuôi nuôi, con dâu , con rể... ở quê tôi ngày xưa và cả bây giờ mới hay chứ, có thêm "con mày". Mày nghĩa là xin, như ăn mày ấy.

Hôm qua, vợ chồng ông anh họ tôi ở quê ra chơi, kể chuyện thàng cháu nội 2 tuổi hay ốm đâu quá, vừa rồi phải cho đi làm con mày. Thủ tục là ông thầy bói tính xem nó phù hợp với ông "bố mày" tuổi nào thì tìm đến người đó mà nhờ cậy. Cháu ông anh tôi được xác định phải chọn ông bố tuổi Đinh Tỵ 1977.

Đi nói với một vài người nhưng đa số họ từ chối vì ngại phiền phức... Tìm mãi mới được một gia đình nhận lời. Thế là hai bên thống nhât thực hiện một kịch bản, gia đình mang thằng cháu ra đặt ở ven đường, ông "bố mày" kia đi xe máy đến đón về nhà mình. Sau đó một hai tiếng, bố mẹ cháu bé mang xôi gà đến để cũng gia tiên nhà ông bố mới và đón cháu về. Trước đây, ông bố mày còn đặt tên mới cho đứa "con mày" này , thường là theo thứ tự trong nhà ông ta, ví dụ có 9 con rồi, nay đặt thêm đứa trẻ này là Mười. Dịp này họ cũng may cho đứa con mới một bộ quần áo.

Đứa con này tuy vẫn ở nhà bố mẹ đẻ nhưng đi lại với nhà bố mẹ mày rất gần gũi. Tết nhất phải mang lễ đến. Khi bố mẹ mày chết phải để tang như con đẻ...

Phong tục cổ xưa này tưởng không còn nữa, nào ngờ vẫn diễn ra. Hay thế! Viết ra đây để các bác biết cho vui.

12 nhận xét:

  1. TORO xem trong các phong tục người Việt có vụ con mày bố mày này không. Bu nghe lạ quá. Giá có thêm vợ mày, bồ mày nữa thì hay nhỉ.

    Trả lờiXóa
  2. Chữ nôm có hai chữ con mày thế này TORO à

    昆眉 = con mày

    Trả lờiXóa
  3. Phong tục này em cũng biết. Bà nội cu Huy kể hoài. Hồi xưa các vùng nông thôn Bắc bộ vẫn vậy.

    :))

    Trả lờiXóa
  4. 1-Có điều lạ, ông Huỳnh Tịnh Của người Nam bộ viết quyển "Đại Nam quấc âm tự vị" năm 1895 có từ mày,con mày, con nuôi, con ghẻ. Trong khi đó Đại từ điển tiếng Việt in năm 2007 thì không đã động tới mày và con mày, cho dù trên quê TORO vẫn còn tục nuôi con mày.
    2-Hai chữ con mày Bu dẫn ra là hai từ Hán Việt, vốn là CÔN MI nhưng dân Nam ta đọc chẹo đi thành ra con mày. Đấy chỉ là một phương án thôi, ngoài ra chữ nôm còn mấy cách viết chữ con và chữ mày như sau
    * Chữ con:
    - Dùng luôn chữ Côn đọc là con
    - Chữ tử + chữ Côn
    - Chữ côn + chữ tiểu
    - Chữ thủy+ chữ Côn
    * Chữ Mày
    - Chữ nhỉ + Chữ mi
    - Chữ thủy + chữ mi
    - Chữ mễ + chữ mi
    - Chữ mộc + chữ mi
    Tổ hợp con và mày lại ta có 14 chữ con mày!!! Bạn TORO có thấy cái chữ nôm của các cụ có đáng cho con cháu tự hào không !!! Nói thiệt tại sao gọi là mày Bu tui đang chào thua!

    Trả lờiXóa
  5. Phong tuc nay la qua, em chua he nghe qua. Nhung thong qua entry nay em lai biet them mot phong tuc nua o Vn minh anh nhi.

    Trả lờiXóa
  6. Phong tục cho con cho người khác, hoặc cho Thánh, phổ biến là đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) để mong con dễ nuôi trước giờ khá phổ biến trong dân gian nước ta, nhất là ở miền Bắc. Con tôi cũng thế, hồi khoảng gần một năm tuổi cu cậu hay ốm đau vặt, thế là bà xã tôi mang lên đền đức thánh Trần "bán" cho thánh. Đền làm bài bản lắm, có buổi lễ xôi, gà, chè, chuối giao con cho thánh, được đặt một cái tên họ Trần, đền làm văn tự đàng hoàng... người dân tin tưởng như thế, có lẽ giống giống như bên đạo Thiên chúa đứa trẻ sinh ra được đặt tên thánh, hay bên đạo Phật có pháp danh...
    Nhưng chữ "Con mày" nghe lạ, có lẽ từ "mày" là như Toro nói là "ăn mày, ăn xin", và con mày tức là con đi xin mà có, người mình hay nói tắt, bỏ mất chữ, có lẽ thế chăng?

    Trả lờiXóa
  7. Ở Bắc mình bây giờ vẫn có tục lệ bán khoán con cho nhà chùa khi đứa trẻ khó nuôi từ bé, đến 12 tuổi hoặc lớn hơn nữa thì chuộc về. Đứa trẻ sau đó gọi bố mẹ đẻ là anh sinh, chị sinh. Cu lớn nhà mình cũng bán khoán lên chùa đấy. Ngày xưa nuôi nó thật là cơ cực.

    Có con mày tất có mẹ mày, bố mày còn như bác Bu nói "bồ mày" không biết có không nhỉ? :D

    Trả lờiXóa
  8. Bác H nói đúng, ngưòi ta "bán khoán" con cho vị Phật Đức ông ở ngoài Chùa, con gái thì theo Phật Bà Quan âm. Gia đình sửa lễ cúng, sau đó ông thầy cũng cấp cho một bản chứng nhận về treo ở đầu giường. Tấm bản này bằng giấy vàng, to bằng nửa tờ báo. Hôm nào về quê tôi xin chụp phục vụ các bác. Trường hợp này cũng gọi là "con mày", ăn mày cửa Phật...
    Trường hợp trẻ con được cứu chết đuối cũng thường xin nhận làm con mày vị đã cứu. Sau khi đến nói, nếu người đó nhận lời thì mang xôi gà đến cũng gia tiên là xong. Hồi học xong lớp 10 TORO cũng vớt được cô bé 2 tuổi rơi xuống ao. Ao lúc đó vắng người vì giữa trưa. Nếu mình không trông thấy thì chắc chắn con bé mất mạng. Nhưng do lúc đó mình trẻ quá không ai nghĩ đến chuyện nhận mình làm bố... Hìi. Bây giờ cô bé đó lấy chồng có con rồi.
    Còn 14 chữ mà Bu tiên sinh dẫn ra thì em thấy chỉ là ghi âm thôi, không gợi ý gì về nghĩa cả. Chữ Mày ở đây là xin thôi, xin cái phúc, cái may mắn, dễ nuôi con của ngươi ta để nuôi con mình. Em hiểu thế.
    Còn về bồ và anh em kết nghĩa, sáng chú chiều anh... thì không cần lễ lạt gì đâu. Đơn giản, gọn nhẹ hơn nhiều.
    Câu chuyện con mày này diễn ra ở ngoại thành HN, cách cơ quan TTrang hơn 20 km thôi.

    Trả lờiXóa
  9. @torovn, nhà tôi cũng có một tấm bằng vải vàng gọi là "bằng khoán, bán khoán" gì đấy của cậu con trai, trên đó viết toàn chữ Tàu, để mai mốt tôi chụp đưa lên.
    Việc nhận hay cho "con mày" trong dân gian, có lẽ sau bên đạo Thiên chúa biến thể thành nhận "con đỡ đầu". Khi cho con người cho cũng phải lựa người nào hiền lành, khỏe mạnh, gia đình đầm ấm để cho, chẳng bao giờ cho con cho một ông sáng say chiều xỉn cả.

    Trả lờiXóa
  10. Phong tục này lần đầu tiên em nghe đấy, cũng hay chứ anh nhỉ, thêm bố mẹ, thêm người thân, thêm trách nhiệm trên đời hihi

    Trả lờiXóa
  11. TORO và PNH hôm nào chụp ảnh mấy tấm vải vàng có chữ ấy xem họ viết cái gì, di sản văn hóa đấy chứ chẳng chơi đâu.

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter