Thứ Năm, 3 tháng 9, 2009

Khai giảng cho ngưòi lớn hay cho học trò?

Ngày mai cả nước khai giảng năm học mới. Nhưng có lẽ cảm xúc của học trò bây gìơ khác ngày xưa. Ngày xưa, sau kỳ nghỉ ba tháng mới gặp lại thầy cô, bạn bè. Bây giờ trẻ con học hè suốt mấy tháng rồi.

Photobucket

Cách làm đó nó còn làm cho trẻ mất tự nhiên, quen sống với… kịch bản, trong khi đó kỹ năng sống thực thì lại không dạy. Giá như trẻ em từ nhỏ đến hết phổ thông được dạy  những kỹ năng sống. Ví dụ trẻ tiểu học được dạy những kỹ năng đơn giản, gần gũi như biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước mọi người, biết trò chuyện với cha mẹ và người thân, biết thực hiện các hành vi vệ sinh, biết bảo vệ mình trước người lạ để không bị xâm hại, lạm dụng...

Chưa có ai dạy cho trẻ khi ăn phải như thế nào, biết cách mời, cách lấy thức ăn, cách trò chuyện sao cho lịch sự, hợp vệ sinh. Hay những kỹ năng giao tiếp khi nhà có khách… Cái này tuỳ vào mỗi gia đình.

 

Trong Kinh Thi, cách đây vài ngàn năm người ta đã dạy những quy tắc này rất kỹ, kiểu như vào nhà phải đánh tiếng; nếu thấy cổng khép thì mình đi qua rồi cũng phải khép lại; trong buổi gặp gỡ, khi bậc trưởng thượng chưa đứng dậy thì mình vẫn phải ngồi yên…

Có phải vì không được dạy những kỹ năng đó nên bây giờ  hiện tượng ngưòi lớn vô hàng quán cùng nhau chạm cốc rồi đồng thanh hô “dzô… dzô” ngày càng phổ biến với buồn chứ. Hay đi đám tang không ít ngươì cười nói bô bô. Chuyện nhường ghế cho phụ nữ có thai, người già yêu ngày càng trở nên hiếm hoi...

 Khi học đến cấp 3, học trò cần phải biết thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức, thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, vấn đề môi trường, hoả hoạn và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống... Những cái đó sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em.

Vì nhà trường không dạy nên nhiều gia đình phải đi tìm đến các Trung tâm để gửi con. Như vậy thì tính chuẩn mực chung không được đảm bảo…“Tiên học lễ, hậu học văn” nhiều truờng kẻ khẩu hiệu này lắm nhưng “lễ” và “văn” song hành là điều mà mỗi học sinh cần được giáo dục thì lại bị quên...




 

8 nhận xét:

  1. Cái nền giáo dục nước mình quá chú trọng đến việc nhồi nhét "lý luận" mà dường như quên mảng thực hành. Bởi vậy, hầu hết các luận án tiến sĩ, thạc sĩ đều mang tính nghiên cứu, lý luận chứ ít mang tính ứng dụng.

    Trả lờiXóa
  2. GR vừa ra một đĩa VCD dạy thực hành kỹ năng vẽ tranh cho trẻ con. Giá như có thể nghiên cứu làm một VCD dạy chúng các kỹ năng xã hội khác như Toro vừa nói nhỉ? Đó là một ý tưởng hay. Mình sẽ suy nghĩ xem sao.

    Trả lờiXóa
  3. Quả là đáng buồn, đáng suy ngẫm lắm.

    Trả lờiXóa
  4. ồ, mình vừa tìm rồi, bên NXB gd đang lên ct phát hành sách dạy các kĩ năng giao tiếp xã hội. Sẽ phát hành trong nay mai. Yên tâm nha các bạn. Từ từ rồi khoai sẽ nhừ mà.

    Trả lờiXóa
  5. Cái này không phải để tham khảo mà cần dạy trong nhà trường để taọi ra chuẩn mực chung.

    Trả lờiXóa
  6. Hy vọng những gì người ta cho là phong kiến cổ lổ như đi thưa về trình, ăn xem nồi ngồi xem hướng, kính trên nhường dưới... dần dà được phục hồi lại. Đổi mới thực ra trở lại cái cũ một thời bị lảng quên.

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter