Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Tôi được ăn... thịt

"Có nhà thơ ở nơi đâu trên thế giới làm thơ về miếng thịt như một ám ảnh, một mơ ước xa vời: "tôi hãy tưởng tượng một hôm tôi được ăn thịt/ tôi vui vẻ nói cười/ miếng thịt có khúc mỡ dày/ chảy tuột qua cuống họng tôi/ hai mắt tôi mở to/ tôi ngồi dưới đất và/ đĩa thịt rất nhiều trước mặt..." [bài "tôi được ăn thịt"], đấy là những câu thơ hiếm hoi bộc lộ niềm vui thật trẻ thơ của ông. Nhưng đó chỉ là trong mơ, "...nửa đêm cả nhà thức dậy thắp đèn bắt muỗi/ thấy máu nghĩ tới bữa ăn lúc tối/ đứa có thịt ăn lại không bị muỗi rệp cắn/ tôi chưởi..."" ...tôi thèm một miếng mỡ/ miếng mỡ to và dày nằm trong một thứ nước đặc/ đóng váng/ miếng mỡ ở trong miệng tôi/ tôi cắn/ miếng mỡ kêu bụp đứt ngang/ nước chảy giữa hai hàm răng... tôi đứng dậy/ nuốt nước miếng. ". Tôi chưa bao giờ tưởng tượng cái thôn Vỹ Dạ nên thơ của Hàn Mặc Tử ngày xưa [lá trúc che ngang mặt chữ điền], nơi Trần Vàng Sao sinh sống từ ấu thời đến nay lại có một nhà thơ bị ám ảnh "no ấm" đến vậy ".

Vừa đọc đoạn này trên một bài giới thiệu sách mới, đó là thơ của nhà thơ Trần Vàng Sao- mà những năm chống Mỹ học trò từng biết đến. Nỗi khốn khó mà nhà thơ nêu lên đọc mà đau như xát muối. Không biết bây giờ cuộc sống của ông đã khá lên chưa, trông ảnh thì thấy ông thật tiều tuỵ.

8 nhận xét:


  1. Không thể sống nhờ Thơ được bác nhỉ?!

    Hy vọng đây chỉ là chuyện xưa :)

    Trả lờiXóa
  2. Sự thèm khát một cái gì đó thường đến trong giấc mơ, khi mà ý thức tạm ngủ yên.

    Trả lờiXóa
  3. những nhà thơ thường có một tâm hồn giàu có và thể xác nghèo nàn vì tiền nhuận bút ít ỏi

    Trả lờiXóa
  4. Những nỗi ám ảnh do đói thịt, đói mỡ... nghe mà nổi da gà thật. Nhưng không thể bảo rằng vì nổi da gà mà nó không hay. Nó cũng có thể không hay cho lắm, kiểu như những vần thơ tuyệt tác, nhưng nó THẬT!

    Trả lờiXóa
  5. Ông Trần Vàng Sao chết vì viết quá thật những gì ông thấy sau khi ở chiến khu Thừa thiên Huế ra bắc. Người ta cho ông lên bờ xuống ruộng từ trước 75 đến giờ.
    Hiện ông hàng ngày giúp vợ nấu cháo bánh canh bán cho người ăn sáng. Ông TVS là bạn làm cách mạng với "lãnh tụ" Nguyễn Khoa Điềm trước 75, Hai nhà thơ có nhà ở gần nhau trong thôn Vỹ Dạ...

    Trả lờiXóa
  6. Trong văn chương thì cái gọi là hay hoặc dở không ăn nhậu gì đến đề tài. Cái đói là một đề tài mà với một ngòi bút có năng lực thì nó sẽ hay, chẳng những hay mà cũng có thể là tuyệt tác. Thử lắng nghe Solzhenitsyn trong " quần đảo Gulag " mô tả một bữa ăn thiếu thịt, chỉ là nước " súp" lỏng bỏng với váng mở mờ mờ trên mặt. Ông viết: "...không, không thể gọi là...ăn được. Gọi như thế thì phàm tục quá, cứ nhìn chúng tôi cung kính múc từng thìa nước súp đó cho vào miệng từ từ....không, phải gọi đó là...thánh lễ.."

    Trả lờiXóa
  7. Ai đã từng trải qua cái đói lâu ngày, suốt ngày bị ám ảnh bởi một bữa ăn no nê, thì mới thấm thía nỗi thèm khát bản năng này.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi đã đọc qua những gì nhà thơ TVS viết trên trang của GS THD, đúng là như ông bạn Bu nói, nhà thơ "chết" bởi ông ấy có cái nhìn quá thật về những gì ông thấy ở miền Bắc, sau khi từ chiến khu Thừa Thiên Huế ra Bắc thời chiến tranh, nhật ký của ông ấy bị những người bạn xem lén... và cả đời ông long đong...

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter