Một trong những ngày không thể nào quên trong ký ức thời học trò là ngày 20-11 hàng năm. Hồi ấy còn gọi là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Mỗi đứa góp vài hào và một ít hoa, nhà nào có hoa gì thì góp hoa đó, chủ yếu là hoa hồng và mào gà. Chúng tôi thường mua một cuốn sổ và cái bút máy làm quà tặng cô… Chỉ có thể thôi nhưng chúng tôi đi có khi đến dăm bảy cây số để đến chúc mừng thầy cô. Thường là chỉ có quà tặng thầy cô chủ nhiệm, còn nhiều thầy cô khác chúng tôi chỉ thăm và chúc mừng bằng lời và mấy đoá hoa dân dã…
Không chỉ đi thăm các thầy cô đang dạy mà bao giờ chúng tôi cũng đi thăm thầy cô giáo cũ. Cả 4 năm cấp 1 chúng tôi học cô Phùng Thị Uyên ở xã bên cạnh, nên những năm cấp 2 không năm nào bọn lớp cũ chúng tôi không rủ nhau đến chúc mừng cô.
Năm nào cũng chỉ có thế mà háo hức vô cùng.
Tôi có bà cô làm giáo viên cấp 1 ở Lạng Sơn. Cô kể, ngày 20-11 học trò kéo đến tặng cô một quyển số, lại một nải chuối nữa và ba quả cam. Bọn trẻ, đa số là con em các dân tộc ít người, thưa vì mua sổ xong vẫn còn thừa tiền nên mua nải chuối, mua xong vẫn còn thừa nên mua 3 quả cam mới hết tiền… Nhìn lũ học trò mồ hôi nhễ nhại vì đi bộ, hai má đỏ hồng, mắt đen láy mà cô xúc động trong lòng.
Bà cô tôi nay đã 70 tuổi, lũ học trò ngày ấy cũng đã lên ông lên bà, nhiều người đã thành đạt. Mỗi khi nhắc lại chuyện ấy cả nhà đều rất vui.
Bây giờ tôi có bà chị dạy học ở quê. Hỏi chị 20-11 vui không? Chị bảo đến mệt người, không lẽ nói các em không cần đến. Sao thế?
-Học sinh bây giờ không như mình ngày xưa đâu. Nó không có sự nể sợ cô giáo như ngày xưa mà suồng sã, cợt nhả. Có cô giáo là con dâu mới về nhà chồng mà 20-11 lũ học trò kéo đến lại ra vườn trèo cây, hái ổi, làm tan hoang cả vườn nhà cô. Mà cô ngại không dám nói chứ…
Quả thật, đối với thế hệ chúng tôi hình ảnh thày cô giáo thật thiêng liêng, như không phải người bình thường. Tôi nhớ khi đã học cấp 2 mà bất chợt nhìn thấy thầy giáo dạy văn rẽ vào hàng thịt chó mà tôi kinh ngạc và nghĩ ngợi mãi không thôi…
Bây giờ mình lại là phụ huynh học sinh. Ngày 20-11 mình thay con đi chúc mừng các cô giáo của con ( bây giờ hình như ít thầy giáo hơn xưa). Dù đi thay con nhưng ký ức tuôỉ thơ vẫn khiến mình nhìn thày cô giáo với con mắt trân trọng, thiêng liêng, tuy nhiên quà cho cô của con khác với quà cho cô giáo mình ngày trước...
Không biết các bác ở trong Nam trước 1975 có ngày này không?!
Trong Nam trước 1975 [lúc đó Zip còn nhỏ, mới học tiểu học] không có Ngày nhà giáo, cũng không có Ngày nhà báo. Nói chung, không có ngày nào cả Toro ạ. Có thể do nền giáo dục ngày ấy khác. Họ dạy cho học sinh cách trân trọng con người, biết hiếu kính cha mẹ, kính trên nhường dưới và "một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" cho nên ngày nào cũng là ngày nhà giáo. Nhưng Zip nghĩ có Ngày Nhà Giáo thì cũng rất hay, nhằm để tôn vinh những người đã "bán cháo phổi" cho đàn em thân yêu.
Trả lờiXóaLại sắp đến Ngày Nhà Giáo rồi!
Ngày "hiến cam" các nhà giáo, nghe vui hén. Trái cam lúc ấy có thể còn nặng nghĩa tình thầy trò hơn phong bao ngày nay!
Trả lờiXóaSắp kỷ niệm ngày nhà giáo, Bu cũng muốn đi thăm một ông thầy dạy văn ngoài 80 (gần nhà Nguyễn Quang Lập blog Quê Choa) nhưng cứ sợ bị thầy mắng nên chưa biết tính sao.
Trả lờiXóaSố là hồi đi học cấp 2 thầy khoái Bu lắm. Có bài luận thầy cho Bu 5 điểm và thêm 4 cái dấu cộng màu đỏ quanh con số 5 ấy. Thầy lấy báo tường của Bu đem đi in sách, in báo, làm Bu tưởng mình sắp thành nhă văn đến nơi. Cách nay khoảng 10 năm thầy bảo Bu dẫn đến làm quen một em vốn là văn công quân đội tuổi độ 40, xinh đẹp nhưng lại bỏ chồng.. Sau bao nhiêu lần thầy tiệc tùng khoản đãi người đẹp và cậu học trò cưng, thầy bảo Bu đến thăm dò ý tứ người đẹp ra sao. Nàng tiếp Bu rất thân tình và nói ngắn gọn: " Em chỉ thích anh thôi chứ không thể thích thầy của anh được". Thế là Bu khất lần với thầy hết lần này đến lần khác. Nói thật thì kẹt, mà khất lần hoài thì hóa ra mình không làm tròn nhiệm vụ thầy giao , huhuhu. Toro bảo Bu nên làm sao nhỉ ?
cấp 1 học ở nhà quê, toàn dân lao động, chẳng ai nhớ ngày 20-11 là ngày gì!
Trả lờiXóaCái tình nghĩa thầy trò ngày xưa, nó đậm đà sâu sắc hơn ngày nay nhiều lắm, mà cũng không hẳn chỉ là tình nghĩa thầy trò không thôi đâu!
Trả lờiXóaLạ thật, lẽ ra phải ngày càng đi lên chứ nhỉ!? Mà đằng này thì ngược lại .... có khi quá thảm hại, đến không ngờ!!!
Em đang còm bấm 1 cái mất tiêu tức anh ách. Mất cả hứng.
Trả lờiXóaNghe kể xưa làm nghề giáo được coi trọng ngang bằng nghề bác sĩ, từ sau 75 hai nghề này bị làm cho "chẳng ra con người" ra sao bi giờ ai cũng thấy.
Đơn giản cũng là vì tiền, có những nghề gọi là "mậu dịch" nôm na là con buôn đó, thì có tiền, 2 nghề kia, 1 là bệnh nhân, hai là con trẻ cạo cái gì của họ để lấy tiền ????
Thôi anh, cho em dừng, không em lại nó quá lời hiii, xin lỗi anh, entry này nhớ thầy cũ, nhớ chuyện cũ lẽ ra phải được comment đàng hòang hơn.
Em về nhé, hôm khác sang hiiiiii
Bác Bu không nên làm thầy thất vọng, thỉnh thoảng nên tiệc tùng, mời cả thày và cô văn công đi cho vui. Bác tạo cho thầy niềm hy vọng đẻ thầy có về cõi bên kia cũng thanh thản... Chúc bác có ngày 20-11 thật vui với cô văn công... và thầy ạ.
Trả lờiXóaNăm 1972.Hà nội lửa cháy , bom rơi.TMH theo mẹ về bên Xã Mê Linh,H Mê linh(quê cha) bên này cầu thăng long bây giờ để sơ tán.Ở đấy mấy năm thì đi học lớp "vỡ lòng" ở ngôi chùa gần đền Hai Bà Trưng bên con đê sông Hồng.Ngưởi thầy giáo già tay cầm cái thước gỗ lim,đeo mục kỉnh chễ trên mũi, tận tuỵ, nghèo và mô phạm .luôn côc vào đầu lũ trẻ học dốt như mình ,để uốn nắn từng nết chữ, vẫn là người thầy đầu tiên và vĩnh cửu.Thầy đã đi xa nhưng vẫn còn nhớ mãi.
Trả lờiXóaNgày này ở Lam hay Bắc cũng đáng trân trọng lắm bác Toro ợ. Thường thì ở quà tặng thầy cô SG phụ huynh nghiêng về thực tế là nhiều (không hẳn vì họ nghèo nàn ý tưởng)
Trả lờiXóa:)