Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

Bức tranh tình dục trong ngôi chùa cổ

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=161575&ChannelID=9

Bài trên đây của báo Tiền Phong cho biết một tư liệu quý giá về quan hệ âm dương, tình dục của các cụ nhà ta ngày xưa. Điều thú vị nữa là nó lại được lưu giữ trong nhà chùa.

Thế ra đề tài tình dục lúc kín ,lúc hở, lúc xả láng, lúc ngăn cấm khiến cho nó luôn thu hút sự quan tâm của con người. Đi tìm những triết lý sâu xa, ghê gớm ở đâu nhưng cái quanh ta lại vẫn còn mù mờ.

Báo dung với chính ham muốn của con người. Ý này trong bài tớ thấy thật sâu sắc!!!

6 nhận xét:

  1. Bức tranh nhằm sùng bái sự sinh sôi nẩy nở của tự nhiên và con người: Tín ngưỡng phồn thực. Đã thấy ở cột đá chùa Dạm (Hà Bắc cũ),(cột sinh thực khí nam chùa này người ta còn khắc cặp rồng thời Lý), trên nắp thạp đồng Đào Thịnh, trên trống đồng Hoàng Hạ, trên tượng nhà mồ Tây Nguyên... Nhà chùa lưu giữ bức tranh không nhằm cổ súy cho ham muốn sự hoan lạc, mà lưu giữ một tác phầm văn hóa. Vì nhà chùa hơn bất cứ nơi nào hết, xa lánh tham sân si. Bài viết còn sơ sài quá, nếu nói đầu óc người Việt nặng về trực giác thì Càn, khảm, cấn, chấn, li, khôn, đoài, của bát quái là gì, nó không trực giác một tẹo nào cả. Chú ý: một chân người đàn ông đạp lên quẻ càn (ba vạch liền) một chân đạp lên quẻ cấn, một chân người đàn bà đạp lên quẻ khôn chân kia đạp lên quẻ tốn là có ý gì? có còn là trực giác nữa không?

    Trả lờiXóa
  2. Ý kiến của bác Bu thật sâu sắc. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm biến hóa, sinh sôi vô cùng. Mong bác Bu bàn thêm cho anh em thêm hiểu biết...

    Trả lờiXóa
  3. Riêng cái bức tranh ấy có thể phát triển thành một luận văn khoa học. Bu vốn dĩ là anh làm nghề lục lộ, cũng chỉ đá gà đá vịt cho vui thế thôi. Dẫu sao được TORO khen cũng khoái. hehehe

    Trả lờiXóa
  4. em đọc hôm trước rồi mà chả biết còm thế nào....
    cái hình đấy trông hơi cổ quái....nhưng lời giải thích thì rất thâm sâu...Mà lạ thật, sao lại được phát hiện....trong chùa nhỉ.

    Trả lờiXóa
  5. Trong dương có âm, trong âm có dương, điều này được ứng dụng trong hội họa rất nhiều. Đó còn là một trong những nguyên tắc phối màu.
    (Tự nhiên vào link đó đọc một bài, rồi đọc bài khác, đi "nung tung" giờ mới quay lại đây còm).

    Trả lờiXóa
  6. Ở giữa là Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi lại hợp thành thái cực (cháu bình loạn một tý, hihi).
    Đúng là bức tranh có nhiều điều lạ, mà bài báo chưa nói được điều gì. Tại sao đầu người đàn ông lại quẻ Ly (lửa), đầu người đàn bà quẻ Khảm (nước), bốn tay chập lại ở hai vị trí Chấn, Đoài có nghĩa gì không. Mong bác Bu cao thủ có thời gian rảnh thì chỉ bảo. Biết đâu có bí kíp sinh con gái, hihi, cháu đang thèm có con gái :D

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter