Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Cô chủ quán và Thẻ nhà báo



Từ hôm qua đến giờ, rất nhiều ý kiến đã bình luận về sự kiện này và tôi rất vui thấy đại đa số các bác, các bạn chọn Phương án 1, nghĩa là cô chủ quán không giữ gì cả, vui vẻ để tôi trả tiền sau.
Tôi thấy vui vì đại đa số các bạn còn khá mơ mộng, đề cao những giá trị tinh thần, đó là niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao hơn những giá trị vật chất ( trong việc này là số tiền nhỏ - bằng một tô miến).

Một số bạn chọn Phương án 2, giữ thẻ cho an toàn.


Phương án 3, ít ai chọn vì thực tế ít có người bán hàng quá quắt như vậy. Người ta bảo: Không biết nở nụ cười thì đừng mở quán cơ mà. Do đó, ai bán hàng cũng muốn vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.

Thực tế thì sao?


Cô bán hàng dịu dàng, thích nghe nhạc Trịnh nhẹ nhàng đó đã chọn phương án 2. Khi tôi đứng dậy nói: " Anh vô duyên quá, sáng nay đi quên ví. Anh gửi tạm cái Thẻ, chiều về qua anh gửi tiền nhé". Có lẽ sự cố quá bất ngờ để cô chủ quán có một quyết định thật thấu đáo. Cô đã cầm thẻ của tôi cho vào ngăn kéo. Cử chỉ dễ dàng của cô khiến lòng tôi chợt se lại.


Có bạn bảo, sao không cắm điện thoại? Thật ra tôi có thể để lại cái đồng hồ, đắt giá hơn điện thoại, nhưng theo phản xạ, tôi đưa thẻ để chứng minh thân phận, để cô biết tôi nghiêm túc. Và cũng có chút hy vọng, chỉ cần xem là đủ, cô có thể gửi lại tôi... Nhưng như vậy là  con người và cả tấm thẻ có ảnh hẳn hoi cũng không khiến cô tin cậy.


Tôi lên xe đi mà tâm trí không thể vô tư được. Người xưa nói: Mặt người bằng mười mặt ruộng. Nhưng bây giờ không phải thế. Tôi cũng cho rằng, cô gái đã không làm khó tôi, không khiến tôi mất mặt, cầm thẻ theo yêu cầu của tôi, nên cũng là người tốt. Chỉ có điều mình muốn tốt đẹp hơn chút nữa thôi.


Bên Tây có người nói: Sự nghi ngờ ẩn chứa trong những tâm hồn tội lỗi. Nhưng biết nói sao, ở ta họ bị lừa nhiều rồi, cả tin thì thiệt... Do đó, tôi nghĩ phương án 2 chắc chắn được áp dụng nhiều nhất trong thực tế hiện nay, ít ra là ở miền Bắc.


Buổi chiều tôi trở lại nói: Anh gửi tiền buổi sáng, em cho anh xin cái thẻ. Cô gái có vẻ hơi ngại ngùng nói: Có lẽ sáng ngày anh đi vội quá. Ừ, cám ơn em! Tôi định nói câu gì đó nhưng thôi.


Tôi đi ra không ngoái lại, tôi biết tôi sẽ không trở lại quán này nữa vì tôi có một kỷ niệm không vui với nó.


Hôm đi Bình Định,
Moido Tyty nói: Em thấy những người chơi blog đều rất tình cảm. Qua vụ này tôi thấy ý kiến đó có lý lắm.

30 nhận xét:

  1. Bỏ quên ví sao còn mang thẻ? ( thường cất thẻ trong ví). Nghĩ sao lại mang cái thẻ ra "cắm"?
    Một phương án dễ dàng hơn là gọi điện thoại cho 1 ai đó ( đang ở gần chỗ mình nhất, hẳn nhà báo không ít quan hệ thân tình) mang tiền đến cho mình.
    Bài viết chỉ ra cách suy nghĩ 1 chiều, vì một sai sót của mình mà lại phán xét người khác.
    Thứ nhất nhà báo bây giờ không còn được xem trọng như trước đây ( vì uy tín của các tờ báo sụt giảm, vì nhiều nhà báo dùng thẻ với mục đích tư lợi, dọa dẫm...), và việc dùng thẻ trong trường hợp kể trên là không tế nhị.
    Có lẽ ý kiến trên không được dễ chịu lắm, nhưng nên đặt mình vào người đối diện để hiểu suy nghĩ của người ta một cách gần gũi hơn.
    Có khi nào chính việc "cắm" thẻ nhà báo làm cho cô chủ quán bối rối đến mức không kịp nghĩ nên xử sự ra sao? ( đó cũng là lỗi của mình gây ra cho người khác). Nếu cô chủ quán bình bĩnh và nói một câu ( ví dụ như thế): Anh cần gì phải lấy thẻ nhà báo ra dọa em thế, chỉ là một tô miến thôi, anh cứ đi đi, anh ghé trả cũng được, không cũng không sao.
    Hay cô ấy chơi blog, liền chụp hình tấm thẻ, giăng note: Nhà báo cắm thẻ chỉ vì một tô miến.( để câu view như các nhà báo vẫn giật tít nóng).
    Thì liệu nhà báo có vui hơn cô ấy đơn giản cầm cái gì mình đưa?
    "Tiên trách kỷ hậu trách nhân" là thế.

    Trả lờiXóa
  2. oh...anh khong duoc bat coc de phat an them to mien thu hai.

    Trả lờiXóa
  3. phai chi gap ngay co nao choi blog ma ban mien thi vui roi anh nhi, add them ban va biet dau quan dong khach hon.

    Trả lờiXóa
  4. penseenguyen: Ý kiến của bạn đúng là hơi lạ, vì lý do tôi đã nói ở phần 1.
    suongdang: Hôm nào anh đến nhà em in áo và lúc lấy hàng lại quên tiền xem sao... Hii

    Trả lờiXóa
  5. Theo tôi phương án 2 cũng là cách xử sự đúng mực của cô chủ quán, nếu theo như Toro thì khi cầm thẻ cô chủ quán cũng không săm xoi coi kỹ xem có phải thẻ là của chính người cầm không? Cũng biết đâu là cô chủ quán cũng muốn người ăn miến phải trở lại? :-))
    Nếu là tôi, thỉnh thoảng tôi sẽ ghé lại ăn ở quán miến này, và sẽ nhớ kiểm soát túi tiền trước khi vào quán :-)))

    Trả lờiXóa
  6. Tôi cũng bị một lần như thế ...và đơn giản là tôi nói rằng tôi quên ví .
    Cô bán hàng nhìn tôi cười cười (mắt dao cau) :"Anh nhớ quay lại nhé...không trả tiền cũng được....."
    "Nhà báo" bây giờ quá nhiều (bồi bút,lởm và rẻ)
    Tôi cũng từng là một nhà báo....buồn !!!!!
    Còn nếu có một chút bình luận về bài viết này thì tác giả hơi chủ quan và lố như bạn đã nêu :
    Đã quên ví thì thẻ nhà báo để ở đâu....????
    Tại sao ko nói một điều hay hoặc để lại đồ vật có giá trị ....mang thẻ nhà báo ra chỉ vì một tô miến làm gì hỡi trời

    Trả lờiXóa
  7. Em thì nghĩ 3 phương án đều có thể xảy ra, người chủ quán theo phương án 3 cũng không phải hiếm, thậm chí CQ của PA3 sẽ nhận thẻ và cằn nhằn vài câu nữa là đằng khác vì cứ suy từ những quán "quán chửi" thì biết...phở xếp hàng, miến gan chửi, sinh tố chửi, cầy tơ chửi...Sẽ cũng có nhiều CQ PA1, còn trường hợp cụ thể thì PA2 là phổ biến, chỉ là một giao dịch thông thường với một CQ bình thường. Cắm thẻ hay gì khác cũng chỉ là một tín vật. Chỉ ước chứ chẳng thể yêu cầu "nâng cấp" từ 2 lên 1. Nếu là em bán thì sẽ chọn PA1 hoặc coi như mời 1 bữa để tiếp thị, hehe. Cũng chẳng nên buồn cô ấy, chỉ nên buồn chung chung thôi :D. Vẫn nên quay lại quán nếu ngon :)

    Trả lờiXóa
  8. anh khoi phai lo, hang em in xong di giao thi 15 hoac 30 ngay sau moi thanh toan, hiii...co hop dong han hoi anh ah, anh in 1 ao em cung lam hop dong luon.

    Trả lờiXóa
  9. Cũng đã có người hỏi quên ví thì Thẻ để đâu? Nếu để giấy tờ lẫn tiền thì khi mất cắp sẽ khó lấy lại giấy tờ, còn khi lấy giấy tờ không có tiền thì họ sẽ cho chuộc. Vì thế, tôi để giấy tờ riêng...
    Hì, lần sau anh H và tuyettinhcocchu ra anh em ta đến quán đó nhé, kiểm tra ví trước khi anh em bước vào quán...

    Trả lờiXóa
  10. 1- Thẻ nhà báo để trong ví, tuy nhiên cũng có lúc vì lý do nào đó lại bỏ vào túi áo chẳng hạn,
    Thẻ có ảnh biết đâu vì vây mà chủ quán thực hiện phương án 1. Nếu đưa ra chiếc đồng hồ hay cái máy ảnh (nếu có) thì chắc cô chủ vui lòng, nhưng lại không đo lường được mức tin cậy nhà báo ở cô chủ quán yêu nhạc Trịnh và có vẻ dịu dàng...
    2- Tâm trạng của bạn khi rời quán là có thực và biện chứng. Qua đó mới thấy có nhiều người mặt mũi tử tế mà hóa a bất lương. Chưa nói nhiều vị càng mủ cao áo dài càng bất lương. Chủ quán có thể đã có kinh nghiệm nên cảnh giác cũng phải.
    3- Con gái Mác hỏi bố phương châm sống của ba? Mác trả lời: Nghi ngờ tất cả.!! Đây cũng có thể là phương châm sống của cô chủ quán nọ???

    Trả lờiXóa
  11. Bác Bu: Vì thế em thấy cô chủ quán đó là người tốt, và xử sự phù hợp thời cuộc... Có buồn chút xíu là buồn chung thôi. Buồn ở chỗ đồng bào mình với nhau mà không mấy ai dám tin nhau.

    Trả lờiXóa
  12. Toro ơi! Thời buổi ngày xưa thân thiện đã đi qua lâu lắm rồi, bây giờ ai bước ra đường cũng thấy đầy những nghi ngại, cho nên đọc chuyện Toro viết cũng chẳng thấy lạ, mà chỉ thấy rằng thế giới càng đông người, con người càng cô đơn, càng xa lạ với nhau hơn.. Chuyện em mong, hay chị hay các bạn mong.. nếu có chăng chỉ còn trong truyện cổ tích mà thôi.

    Trả lờiXóa
  13. Chị vẫn hay nghĩ tốt về con người đó Toro à. Còn ai đối xử tệ với mình thì cũng chẳng sao! thật đấy.

    Trả lờiXóa
  14. Chị M nói đúng tâm trạng em rồi. Về thực tế mình đâu có xa lạ gì, ngay cả cô ấy dùng PA3, kèm theo mấy câu rất tệ nữa cũng có thể xảy ra... Đúng như tuyettinhcocchu nói, chỉ mong ước thôi.
    Chị không giận ai, chị là Bồ tát rồi... Hii.

    Trả lờiXóa
  15. E giống chị.
    Nhưng ko có nghĩa là ko giận, chỉ là em dễ bỏ qua.

    Trả lờiXóa
  16. hanggra: Đã bỏ qua thì bỏ qua ngay, lại vẫn giận thì nói chi nữa... Hii. Chị M không giận kia, thế mới là Bồ tát.
    À, bác Bu: Nghi ngờ tất cả để tiến tới tin tưởng hoàn toàn.

    Trả lờiXóa
  17. Chị chẳng dám nhận từ "Bồ Tát" đâu Toro ơi!. Chỉ có điều sống nên biết buông bỏ, kẻo tâm không bình thì mãi chỉ chìm ngập trong khổ đau mà thôi, chứ người gây cho mình điều đau khổ xong, chưa chắc họ đã còn nhớ! Qua sông thì nên bỏ lại con đò ở bến sông mà thôi.

    Trả lờiXóa
  18. Người tốt thời nay còn nhiều lắm, ta chưa gặp mà thôi, chính nhờ thế mà các cộng đồng người vẫn tồn tại. Còn hết thảy con người là hổ báo thì nhân loại không tồn tại nữa.

    Cách nay vài năm bu vào nhà sách Minh Khai (SG) thằng con gọi đến, ba khỏi đi tắc xi về, 40 phút sau con sẽ đưa xe đến chở. Còn 10 phút nữa là đến hẹn câu con trai, bu ra quán nước đối diện nhà sách uống một thứ nước hương vị như thuốc bắc 10 ngàn một ly. Uống nước là lấy cớ để được ngồi ghế đợi con...Cậu con đến dục, ba ơi nhanh lên kẻo con đang vội lắm. Bu rút tiền trả, nhìn tờ giấy bạc 200 ngàn, bà chủ quán xua tay thôi, thôi, tui không có tiền lẻ thối, ông cứ đi đi, hôm sau ghé trả cũng được... Xe chạy rồi bu vấn thấy lạ, bà chủ quán tin đại một người khách trời ơi giữa đường. Bà này không thấy mở nhạc Trịnh và xem bộ dữ dằn nữa hehehe

    Trả lờiXóa
  19. Bác Bu: Vì thế mà em mới có chút hy vọng PA1... Người tốt nhiều chứ, ai cũng xấu thì tồn tại sao được. Bác quay lại gặp bà dữ dằn đó chưa? Hii
    Chị M: Bỏ lại con đò, hay lắm... Nó là em nghĩ đến lý thuyết chiếc thuyền không. Nếu đi trên sông, thuyền ta bị con thuyền khác đâm vào, nhất định xảy ra tranh cãi, bắt người lái chiếc thuyền kia bồi thường. Nhưng nếu đó là con thuyền không người lái, mất neo trôi trên sông, vô tình đâm vào ta, thì ta tặc lưỡi cho qua dễ dàng. Vậy, thuyền có người lái mà ta coi như thuyền không người lái được thì thanh thản biết bao.

    Trả lờiXóa
  20. Bà này kiếp trước có nợ anh Bu, nên giữa đàng gặp dịp bà trả cho xong nợ.. hee

    Trả lờiXóa
  21. Và rồi, anh Bu đã trả tiền cho bà chủ quán ấy chưa? Nếu chưa thì anh lại nợ lại bà ấy.. kiếp sau gặp lại một bà mặt mũi dữ dằn hihi

    Trả lờiXóa
  22. TORO à

    1- Cái vụ gặp bà chủ quán để trả 10 ngàn cũng ly kì lắm... mất hơn 100 ngàn tiền xe thồ để trả nợ 10 ngàn hihihi
    2- Chuyện chiếc thuyền....Thầy Nhất Hạnh có nói đến trong sách, hình như quyển GIẬN thì phải...Hay lắm
    3- Bạn M có thể không nói ý đó mà phân biệt mục đích với phương tiện như ngón tay chỉ trăng trong sách Phật vậy

    Trả lờiXóa
  23. Quán tận mãi Trần Duy Hưng, em cũng không mò lên tận đó để ăn nữa đâu anh ạ.
    Xa lắm.
    Còn việc phương án nào là thực tế xảy ra thì cuối cùng thực tế cũng đã xảy ra như thế rồi.
    Những ai nghĩ phương án 1 là những người luôn hướng tới cái tốt và luôn nghĩ tới cái tốt đầu tiên trong bất kỳ tình huống nào.
    Còn 2 phương án kia em không bàn luận ạ.

    Trả lờiXóa
  24. Em cũng thấy hơi buồn giống anh

    Trả lờiXóa
  25. Có thể hiểu trong trường hợp này ToRo hơi buồn và thất vọng vì trong tâm nghĩ cô chủ quán sẽ xử lý tế nhị hơn. Giá như cô này bặm trợn, thô lỗ, khó tính thì Toro đã chả buồn và cũng chẳng viết entry này. Chả cần quay lại cái quán đó làm gì...

    Trả lờiXóa
  26. Muathuvang nói thấu đáo lắm. Nếu thấy chủ quán thuộc dạng khác mình đã để lại đồng hồ hay gọi bạn ra trợ giúp rồi...
    Char: Ử, hơi mơ mộng một chút nên buồn về tình đồng bào chút chút thôi.
    Tudinhhuong: Em chả nên đến làm gì... Đây chỉ là một tình huống để trắc nghiệm về niềm tin hiện nay cho vui thôi em à.
    Bác Bu: Em hiểu hình ảnh con đò bác M nói, đó chỉ là phương tiện thôi, không nên cố chấp...
    Chị M: Bác Bu không biết kiếp sau gặp bà nào nhwung kiếp này gặp bà H rất hiền và đẹp, giờ gặp thêm bà M xinh tươi, giỏi giang nữa là kiếp trước tu tốt lắm đó.

    Trả lờiXóa
  27. Lạy ông cả nón lẫn tơi đấy ...hehehe

    Trả lờiXóa
  28. Bác Bu cười vui nhỉ? Chúc vui cả ngày nhé!

    Trả lờiXóa
  29. Gặp một người bạn, được như Toro nói, thì kể ra cũng vui, nào có liên quan đến tiền kiếp tu gì gì.. ở đây đâu Toro?

    Trả lờiXóa
  30. Bác Bu, chị M hỏi bác cười như thế là nghĩa thế nào kìa?!

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter