Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Sắp đến ngày Vu Lan, xin nói về tục thờ cúng tổ tiên, sự khác biệt giữa hai miền Nam Bắc ( chứ không phải giữa ta và tàu).

Hôm tôi vào Vĩnh Long, ăn bữa cơm với gia đình anh bạn. Bữa ăn có ba người, nhưng thấy 4 bát, 4 chén, thức ăn được gắp vào một chiếc bát không có người ngồi, rượu cũng rót đủ. Tôi hỏi, còn ai ngồi đây? Chủ nhà bảo: Đấy là chỗ của cha em... ( mất cách đây chục năm rồi).

Hỏi ra thì chủ nhà giải thích: Phong tục ở đây như vậy, cứ làm cho đến khi hết cuộc đời mình thôi. Nghĩa là bữa cơm nào con cũng làm như cha mẹ còn sống. Nghe nói vậy, tôi nhớ đến chuyện nhà Victo Huygo, bên bàn tiệc nhà ông có một chiếc ghế trống có tấm biển ghi dòng chữ: Tất cả những người đã đi xa đều hiện diện...



Cô con dâu từ miền Đông lấy chồng về miền Tây thì nói: Cứ chừng 5-6 giờ tối là phải thắp nhang, ai không thắp thì bà con chê cười là bỏ bê ông bà. Nói thiệt với anh, khi nào chiều tối mà chỉ có mình em ở nhà là em ra cổng ngồi vì sợ. Phía trước thì là những ngôi mộ trắng toát, trong nhà thì khói nhang... Mấy năm em mới quen quen.

Nghe chủ nhà nói vậy, tất nhiên là đúng rồi, nhưng câu hỏi đặt ra xin các bác phía Nam giải thích giùm là phong tục đó có phổ biến không, hay chỉ riêng vùng Vĩnh Long?

Phong tục này rõ ràng là rất khác so với miền Bắc. Ngoài Bắc chỉ cúng tổ tiên khi có giỗ chạp, khi nhà có sự kiện hay gần đây là Rằm, Mùng Một. Xưa kia khó khăn, Rằm, mùng Một cũng chỉ cúng thổ công, không cúng tổ tiên. Và đã chết là thiêng liêng, không "sinh hoạt" lẫn với người sống như thế.

Miền Nam do khai khẩn đất hoang, mỗi nhà một khoảnh nên khi có người chết họ táng luôn trong ruộng nhà, cho đến bây giờ một vị quan chức cũng nói: Phải mua ruộng để sau này chôn, không vào khu nghĩa trang chung...



Ngoài Bắc xưa cũng chôn ở ruộng nhà mình, ai không có ruộng thì chôn ruộng chùa hay nghĩa trang chung. Nghĩa trang thường ở phía Tây của làng.

Ngoài Bắc thường bốc mộ sau 3 năm, tuy nhiên có những vùng ít bốc mộ. Ở trong Nam đều xây kim tĩnh, chôn một lần rồi thôi. Ở chỗ Vĩnh Long tôi đến, bây giờ người ta hạ huyệt xong đổ luôn bê tông xuống, thế là quan tài nằm giữa khối xi măng, muôn năm không tiêu hủy. Lạ thật!

26 nhận xét:

  1. Híc trong bài "Hịch tướng sỹ" câu này có nghĩa là Việt cộng và tàu cộng phong tục khác nhau, ko thể chung 1 bầu trời được đúng ko TORO?

    Trả lờiXóa
  2. Aquapham: Câu này trong Bình Ngô đại cáo em à. " Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác".
    Có câu sau rất hay " Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế mỗi phương". Nguyên văn "xưng đế các phương" là xưng làm Hoàng đế mỗi phương, mà hồi ta học cấp 3, câu này lại dịch là "mỗi bên hùng cứ một phương"- hùng cứ thì mới là thủ lĩnh, chưa phải Hoàng đế chính danh... Cùng xưng đế là ta khẳng định ngang với Tàu.
    Lan man với Aquanpham chút...

    Trả lờiXóa
  3. Hu hu, lâu rùi nên em nhầm nhọt chút sorry bác Bình Ngô đại cáo.

    Trả lờiXóa
  4. Hề hề, phải sodi cụ NG Tr chứ lị.

    Nghe Bình Ngô đại cáo đầy khí phách thật! Nghe Hịch tướng sĩ cũng thế, muốn ra đánh trận luôn được ấy.

    Trả lờiXóa
  5. Việc mâm cơm có thêm chén là đúng với phong tục người Nam bộ. Ngày chị về nhà chồng cũng thế, trong mâm cơm luôn có 1 chén cơm và đôi đũa, đó là ngày xưa cha mẹ chồng chị còn sống, bây giờ chắc nhà nào còn người già thì còn giữ và ở miền Tây Nam bộ còn giữ, chứ ở SG thì không thấy.

    Ngay ở gia đình nhỏ của chị bây giờ thì cũng chỉ giỗ chạp mới cúng, chứ không cúng cơm hàng ngày như thế nữa. Cúng kiếng thì Chị thì lại theo phong tục bên ngoại là phần nhiều. Vì cúng theo bên nội sẽ vất vả con cháu lắm. Nhất là trong ba ngày tết phải cúng ngày ba bữa, nên con cháu muốn đi chơi cũng không đi được.. Thôi thì tùy duyên em nhỉ.

    Trả lờiXóa
  6. Cái tục bốc mộ ở ngoài Bắc giờ cũng ít dần, chỉ còn nhiều ở vùng nông thôn thôi. Ở thành phố mình thấy hoả táng, điện táng ngày càng nhiều hoặc có chôn thì cũng xây vĩnh cửu luôn chứ không bốc mộ. Hồi nhỏ T có chứng kiến mấy đám bốc mộ đêm mà vẫn sợ cho đến bây giờ!

    Trả lờiXóa
  7. Tôi nghĩ cái tục, hay lệ Toro nói về việc thêm chén đũa như trong một gia đình anh bạn Toro ở Vĩnh Long là không phổ biến nơi miền Nam, ít nhất là miền Nam thời gần đây cho đến ngày nay. Bởi thỉnh thoảng tôi cũng có dịp về mấy vùng quê miền Nam nơi bạn bè thì không thấy bữa cơm ngày thường lại sắp thêm chén bát cho người đã khuất như thế. Tục này có lẽ tùy địa phương, và nhất là tùy nơi gia đình, chỉ áp dụng trong một phạm vi nhỏ hẹp.

    Trả lờiXóa
  8. sao lai do be tong vo lap mo nhi, chi moi biet doToro

    Trả lờiXóa
  9. Còn cái việc đổ bê tông xuống mộ nữa? Cũng bây giờ mới nghe nói, ngộ quá ha.

    Trả lờiXóa
  10. Cái chuyện chôn vào cả khối bê tông em thấy cũng choáng. Chả theo nguyên tắc hay phong tục nào cả... Có lẽ đó là sản phẩm của thời bắt đầu có chút tiền chăng?!
    Và tục thêm bát đũa cho người đã khuất như thế về tình cảm thì cũng thấy đẹp, nhưng nếu theo đạo Phật thì như vậy người chết cũng cứ vướng bận, quanh quẩn với con cháu, khó siêu thoát chăng?!

    Trả lờiXóa
  11. Đổ bê tông vào mộ là vì sợ người khác xâm phạm vào quan tài chăng? Như người xưa quan lại, nhà giàu có chôn theo của cải nên xây mộ bằng ô dước (một loại bê tông thời đó, còn cứng hơn bê tông ngày nay).
    Tục thêm bát đũa trong mỗi bữa cơm tôi nghĩ là do niềm tin tôn giáo, ở một vài vùng miền Tây Nam bộ có đạo "Tứ ân", đặt rất nặng về thờ ông bà, cha mẹ... Như bây giờ còn thấy ở vùng Long Sơn Bà Rịa nơi khu vực "Đạo Ông Trần".
    Chứ còn những đạo bình thường như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, hay đạo Nho, kể cả người theo tín ngưỡng Thờ Ông bà cũng chỉ lập bàn thờ và thờ ở đó, ngày Sóc, Vọng thì cúng trái cây, ngày thường thắp hương sáng chiều là cùng...
    Cũng hay, nhưng có hơi nặng nề, tùy lòng thôi...

    Trả lờiXóa
  12. Nhà GR ở miền Bắc cũng phải dùng đến xi mâng xây từ đáy lên đến trên mặt đất. Khu đất nghĩa trang đó rất yếu nên thượng tọa Thích Viên Thành hồi ngài còn sống đã chọn p. pháp ấy. Tuy nhiên để đảm bảo việc "tiếp đất" nên bên dưới đáy mộ có để hổng một số "lỗ" thoáng. Trong mộ đổ cát vàng chứ ko đổ một khối bê tông.
    Mình ko muốn nằm trong khối bê tông tí nào, cảm giác như bị đi tù vậy :((

    Trả lờiXóa
  13. Như vậy là bác PNH cho biết là trong đó ngày nào cũng thắp hương trên bàn thờ tổ tiên phải không a.? Chỉ thắp hương không hay có bát nước lã, hay trái cây? Trước đây, ở ngoài Bắc, người theo đạo Thiên Chúa không vái lạy ai ngoài Chúa, nên không thờ tổ tiên. Bà bác em lấy chồng theo đạo mà giỗ bố, về không dám lễ. Sau này Nhà thờ cởi mở hơn nên bây giờ nhà ai cũng thờ tổ tiên... Không biết nhà bác xưa thì sao ạ?
    GR: Bây giờ xây mộ kiểu xây bể cũng nhiều rồi nhưng thông thường đổ cát thôi và đáy tiếp đất hay lót gạch không lát. Khi không may phải di chuyển cung xdeex dàng, chứ cả khối bê tông kia, khi đất bị đưa vào quy hoạch thì gay go quá chừng...

    Trả lờiXóa
  14. Thực ra việc hương khói (nhang khói, tiếng Nam) trên bàn thờ hàng ngày (tôi nói đến bàn thờ gia tiên chứ không nói đến bàn thờ "Ông Địa" nơi những người buôn bán), là một "cái lệ" nhưng không đều khắp, mà tùy từng gia chủ, như gia đình tôi thì "nội tướng" thắp buổi sáng khi thắp gõ vài tiếng chuông, có nhà thắp thêm buổi chiều tối. Còn những chung nước lã thì đặt thường xuyên, vài ngày cạn thì thay nước mới, và thường những ngày như mùng 1, 15, giỗ chạp, tết... thì có thêm bó hoa (xưa hay dùng hoa vạn thọ, bây giờ hay thấy cúc vàng), và đĩa trái cây mùa nào thức nấy (chôm chôm , măng cụt, nhãn, vải, cả táo, lê, nho...).
    Ngày xưa người TCG chỉ thờ Chúa, bằng tượng, hình ảnh "Thánh gia", trên bàn thờ có cặp nến (đèn cầy, tiếng Nam) trắng (không dùng nến đỏ), ngày lễ của tôn giáo như Phục sinh, Giáng sinh, hay lễ vị thánh bổn mạng thì thêm bình hoa (thường là hoa huệ), không thờ Tổ tiên... Nhưng ít lâu nay "tình hình" đã đổi khác, tôi nghe nói, để "giữ được đạo" thì cấp cao của giáo hội đã kết hợp hương khói, đĩa trái cây thờ phụng tổ tiên vào bàn thờ... Và ngay cả nhà thờ khi được xây dựng mới cũng có cổng tam quan, mái có đầu đao kiến trúc đông phương, hoặc xây dựng rất tân kỳ (như Toro đã thấy hình nhà thờ Tân Phước bên tôi), chắc để thu hút giới trẻ...

    Trả lờiXóa
  15. Bây giờ nhiều gia đình TCG cũng theo tục lệ thờ cúng tổ tiên hay của PG, khi gia đình có người mất cũng làm 49, 100 ngày, dĩ nhiên hình thức có khác, thường là những ngày ấy họ đạo đến nhà đọc kinh cầu nguyện cho người đã khuất. Giữ lấy vài nghi lễ thành kính để tưởng nhớ đến người đã khuất (nhưng đừng rườm rà tốn kém), thiết nghĩ cũng là một nét văn hóa của người mình...

    Trả lờiXóa
  16. Anh PNH: tôn giáo cũng phải hài hòa với tín ngưỡng, văn hóa bản địa phải không anh? Nếu xưa kia TCG cũng có cái nhìn cởi mở, thích hợp như vậy thì có lẽ TCG còn mạnh nữa, chính sách "tả đạo" cũng không đến nối gay gắt. Vì người Việt mình trọng thờ tổ tiên, nên người theo đạo TCG bị coi như mất gốc...
    E anh em mình lạc sang tôn giáo mất. Hi, xung quanh đạo thờ tổ tiên thôi mà nước ta đã mỗi miền mỗi khác. A nói đến đạo Tứ ân em thấy có lý lắm ạ.
    Chadacao: Đa số con cháu không muốn bố mẹ, tổ tiên chết là hết, hay ít ra trong tình cảm của người sống chưa hết nên mới có chuyện cúng giỗ, tưởng nhớ. Tôi nghĩ thế...

    Trả lờiXóa
  17. Tui thấy nhạc đám tang ngoài miền trung buồn thảm não nề lắm. Nhưng mấy đám tang ở Sài Gòn và Vũng Tàu thì nhạc vui nhộn, và gần như không thấy ai vật vã khóc lóc. Người ta bảo làm như vậy cho vong linh người ra đi khỏi bị rịn đẻ giải thoát. Vậy thì sao lại có tục đặt cơm hàng ngày như TORO nói, hay riêng Vĩnh long có tục lệ khác các miền của Nam bộ.

    Trả lờiXóa
  18. Bác Bu nghiên cứu, giải mã giùm, bác bây giờ cũng là dân miền Đông rồi đấy ạ... Hii

    Trả lờiXóa
  19. Đạo Tứ ân hay gọi đủ tên là "Tứ ân hiếu nghĩa" thấy có ở vùng miền tây Nam bộ, có lẽ là một đạo nhỏ của người dân địa phương, không phổ biến lắm. Nghe nói đạo kết hợp giữa các triết lý, giáo lý của Phật giáo, Nho giáo, và Lão giáo mà thành, Tứ ân là ân (ơn) Tổ tiên, ơn đất nước, ơn tam bảo, ơn đồng bào, đồng loại. Trong đó rất chú trọng đến cái "Hiếu nghĩa" đối với ông bà, cha mẹ...
    Riêng đám ma ở Saigon hay Vũng Tàu như bác Bu nói bây giờ thấy vui vẻ lắm thì chẳng biết sao, có nhà đám ban đêm mướn "ban tạp kỹ" Pê đê đến hát hò, múa may, và cả gầy độ nhậu thâu đêm, chắc kiểu nói để người chết khỏi bịn rịn chỉ là để chống chế thôi...

    Trả lờiXóa
  20. "chắc kiểu nói để người chết khỏi bịn rịn chỉ là để chống chế thôi..."

    Vậy theo PNH tại sao họ lại vui vẻ nhảy múa vậy?

    Trả lờiXóa
  21. Muốn bàn về câu hỏi của bác Bu lại phải lan man chút ít. Ở đây có lẽ bác Bu muốn nói về kiểu đám ồn ào hay thấy bây giờ (báo chí cũng hay phê phán), kèn trống inh ỏi, đêm có ban nhạc sống pê đê đến ca hát, múa may, thêm cả độ nhậu thâu đêm suốt sáng... Để phân biệt với nhà đám có tiền làm lớn, cũng có kèn tây kèn ta, nhưng trong một chừng mực nhất định... Loại đám "vui vẻ nhảy múa" có lẽ chỉ mới xuất hiện nhiều khoảng từ sau thời bao cấp khó khăn, nghĩa là khoảng 15, 17 năm nay... và liên quan đến "ý thức" của nhà đám hơn là tục lệ xã hội. Vài hàng chứ như bác Bu chắc biết, vấn đề này không khó nhận biết nhưng nói cho ngọn ngành thì phải một vài entry...

    Trả lờiXóa
  22. Mein Bac, dang trong, la dan phong kien, bao thu lac hau
    Mein Nam, dang trong la dan cap tien, dam di phieu luu, khai khan vung dat mot
    Viet Nam, xuat khau gao co duoc nhu hom mnay la nho cha ong ta dam di khai khan vung dat moi, chiem dat Chiem Than

    Phong tuc tai sao nguoi Mien Nam tho cung to tien, chon sau nha co the hieu duoc
    Vi ho la dan khai vung dat moi, cop, khi ho co gay, nguy hiem, benh tat, can su giup do cua nguoi da chet, ong ba to tien,

    Now, bay gio phong tuc ton tho nguoi chet khong co loi cho su phon tinh cua dat nuoc, can phay thay doi cach suy nghi
    1) Xa Hoi VNam lac hau, ngheo , hen, lam caci gi cung sau nguoi ta, lam cai gi cung thua nguoi ta, (Olymic mien ban)
    Tai so, tai vi nguoi VNam co thoi quen ton tho may thang gia, le thuoc vao nguoi gia, co nhin tang lop lanh dan VNam la biet, toan mot lu gia nua, ngu dot, boa thu lac hau
    2) phonn tuc ton tho nguoi chet cung can phai loai bo, lay dan Hue, may cai lang vua chua lam vi du: Neu ton tho nguoi chet, nguoi chet phu ho cho con chau, giau manh, Tai sao dan Hue, ngheo mat rep, gia doi, deu gia, lac hau

    Tai sao nguoi Nhat Ban, giau co, de quco nhat ban chinh phuc chau A
    Tai vi phong tuc tap quan, phan anh cach va noi len ban tinh dan toc,
    Cha ong nguoi Nhat co phong tuc Danh bat ca Voi, ...1000 nam nuoc muon danh ca vaoi khong phai de phai co tau be lon, phai co long dung cam, ket qua la hang hai Nhat ban tan tien hien dai
    1000 phong tuc nguoi mien Bac lam duoc gi, ton tho may thang vua gia nua,

    NGAY NAY NGUOI MIEN NAM CHUNG TA PHAI CAM ON CHA ONG CHUNG TA DA DUNG CAM NAM TIEN, TIEN VAO MIEN NAM KHAI KHAN DAT HOAG CHO MUON DOI CON CHAU DUOC HUONG - Phai lam gi de ngay mai con chau chung khong chuu chung ta hom nay la phong tuc me tin, lac hau,

    Trả lờiXóa
  23. Đúng là phong tục khác anh nhỉ . Khi đào sâu chôn chặt không phải ở giữa khối bê tông đâu anh , có thông thiên địa chứ

    Trả lờiXóa
  24. Đó chỉ là cái lệ cá biệt, không phải phong tục của vùng miền bác ToRo ạ. Đúng ra, chỉ cúng cơm trong bảy thất(bốn chín ngày)trên bàn vong hoặc bàn thờ(nếu dẹp bàn vong sớm hơn bảy thất)Sau đó chỉ cúng trong dịp Giổ hoặc lễ lộc, tết nhất chi thôi. Thắp hương mổi chiều tối thì hầu như nơi nào cũng vậy nhỉ?

    Trả lờiXóa
  25. Cái tinh thần bám vào quá khứ để tôn thờ có lẽ phát xuất từ nỗi sợ hãi, không dám tin vào chính mình chăng?

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter