Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Tiên học lễ...

Người ta đang bàn nên có bỏ khẩu hiệu :" Tiên học lễ , hậu học văn " hay không, tôi thì chú ý ngay đến cái ảnh minh họa mà tôi vốn rất ghét bấy lâu. Đó là cái hình cuốn thư kết bằng hoa giả, khẩu hiệu màu đỏ, trên nền vàng đất. Hai bên cổng Văn miếu Quốc tử giám HN vốn rất đẹp, trang nghiêm, thanh lịch bị chèn bởi hai cái cuốn thư hoa giả thô kệch, lố bịch này. Tôi thương những du khách nước ngoài, cả đời đến đây một lần nhưng không lựa góc nào mà chụp được Tam quan VM mà không có hai cái của nợ kia.



Không hiểu sao HN tự cho mình là thanh lịch mà lại có gu thẩm mỹ như thế? Tương tự như vậy, mỗi khi đi qua tượng đài cụ Lý Thái Tổ tôi đều mong manh hy vọng cái mớ hoa giả đầy bụi, vô hồn được cắm như hiệu bán hoa giả dưới chân tượng được hót đi, nhưng cứ thất vọng hoài, nó cứ trơ tráo ở đó hết ngày này sang ngày khác.


Lễ ở đấy chứ ở đâu. Khi nào tưởng nhớ đến cụ, ta đặt bó hoa huệ, hay một bông hoa nhỏ, chân thành, cung kính, chứ đâu có lối cúng hoa giả, giả dối, thô thiển thế. Về mặt thẩm mỹ cũng dở, về mặt tâm linh cũng hỏng.

Không biết mình có khó tính quá không, nhưng tôi rất hy vọng mấy cái giả đó được dọn đi sớm.

17 nhận xét:

  1. Nguoi say thi khong biet minh say
    Nguoi ngu kbong biet minh ngu

    Mot xa hoi coi trong le nghia,
    khong biet tai sao minh co ngheo hoai hoai

    Ai da tung di du hoc Au Tay sinh vien ngang co giao su
    Au, Tay My, co coi trong chu Le nao dau ma tai sao ho giau co, van minh, hien dai

    Le nghia chi do ma thang gia, thang biet chu di truoc dat ra de bao ve vi the cua minh
    Sinh vien co quyen thach thuc giao su

    Trả lờiXóa
  2. e cũng ghét cái kiểu màu mè vớ vẩn ấy

    Trả lờiXóa
  3. Nên trả nó về với hiện trang nguyên thủy rồi chỉ cần chăm chút hàng ngày cho sạch sẽ trước sau thì đã là học lễ học văn rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Khẩu hiệu thì nên bỏ, nhiều loại khẩu hiệu khác nữa chứ không riêng một khẩu hiệu này. Những khẩu hiệu mà ta thường thấy treo ngoài đường theo "thời vụ" cho có, mà không ai quan tâm...
    Mà "Lễ" hiểu theo nghĩa nào? Nghĩa xưa Nho giáo?, hay là gì khác? Nên dạy học trò về phép văn minh, xử thế, trong gia đình, ngoài xã hội..., và nhất là kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, đối xử, ứng xử... Chứ cứ hô và treo khẩu hiệu cho có phong trào thì chán quá!

    Trả lờiXóa
  5. "Không hiểu sao HN tự cho mình là thanh lịch mà lại có gu thẩm mỹ như thế? " HN ĐÂU có tự cho mình là thanh lịch? mà tự phong cũng chả ai công nhận nếu ko thanh lịch! Người Hà Nội có thẩm mỹ lại ko có cái quyền dỡ bỏ những thứ kệch cỡm thiếu thẩm mỹ ấy mà góp ý cũng chẳng ai thèm nghe. Ai dại diện cho Hà Nội đây?
    Khẩu hiệu suông chả làm thay đổi được con người và xã hội.
    MTV ghét nhất sự giả dối, thứ nhì là hoa giả!

    Trả lờiXóa
  6. Tôi cho rằng "Tiên học lễ, hậu học văn" không sai, ta chỉ cần thay nội hàm của nó cho phù hợp với thời đại là OK thôi. Lễ hôm nay là văn hóa ứng xử, ứng xử với gia đình, nhà trường, xã hội, với thiên nhiên, để không còn chuyện con đánh bố, trò đánh thầy, thấy tai nạn thì hôi của, thi cử thì gian dối, không còn tàn phá thiên nhiên, hay cụ thể nữa không ăn óc khỉ, xài cao hổ cốt... Lễ là yêu thương con người, là tôn trọng lợi ích chung...
    Nói sơ sơ như thế để thấy học lễ là rất cần. Học văn hóa ( kiến thức) thì khỏi nói rồi, sao cho bằng Hàn, bằng Nhật, chứ đừng học giả bằng thật như hiện nay ...
    Đúng như muathuvang nói, ghét nhất sự giả dối và hoa giả. Bỏ bớt cái giả đi, Hà Nội ơi, hii...

    Trả lờiXóa
  7. Cũng như ở Hồ Guơm đặt mấy bông hoa đào bằng nhựa to tướng đã bạc phếch mầu trông rất chướng mắt, gần đây những bông hoa ấy đã được dẹp đi, nhiều người thở phào như cái gai trong mắt đã được vứt bỏ. Giờ lại thấy những cảnh ở VM và tượng LTT như Toro nói, chán quá đi!

    Trả lờiXóa
  8. Em thì lại cho rằng không cần phải thay đổi nội hạm của câu "Tiên học lễ, hậu học văn" mà chỉ cần thay đổi cách hiểu về câu đó. Người đi trước muốn nhắn nhủ gì qua nói này ? Chỉ là vì trí của "lễ" và của "văn" mà thôi. Các vị ấy cho rằng lễ quan trọng hơn văn, tức là học làm người quan trọng hơn học CHỈ ĐỂ lấy chữ nghĩa.

    Ngay khi câu này còn chưa bị gỡ xuống thái độ chung của xã hội đã quá kém nếu còn dở bỏ thì không biết còn tụt xuống đến tận đáy nào?

    Trả lờiXóa
  9. Người xưa quan niệm lẽ là những gì thuộc về VĂN HÓA còn Văn là TRI THỨC, và KHOA HỌC nói chung.
    Tiên học lễ hậu học văn tức là trước khi làm nhà khoa học, nhà chính trị, nhà nọ nhà kia gì đó... thì hãy là CON NGƯỜI cái đã
    Khi con người chưa là người thì tri thức và khoa học không phục vụ được cho nhân quần xã hội mà đôi khi có hại nữa

    Trả lờiXóa
  10. Lần đầu tiên ra Hà nội , đến chùa Một Cột , Marg cũng thấy ngộ ngộ , khi nhìn những chậu hoa giả đặt quanh hồ . Có lẻ kiến trúc của chùa Một Cột không cần tô điểm thêm bởi những bông hoa hồng chóe như vậy, lại là hoa giả nữa mới hay chứ (((-:

    Gửi vào nhà Toro những hình ảnh M đã chụp :

    Trả lờiXóa
  11. "Tiên học lễ hậu học văn", câu này thì không mới, có từ lâu. "Lễ" ở đây ắt hẳn là từ "Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, lễ, Trí, Tín" của Khổng Tử đã dạy từ xưa, một trong năm điều cơ bản thường phải có nơi con người. "Lễ", như nhiều bạn đã giải thích, là cái cần có nơi một con người, được hình thành nơi con người qua giáo dục, từ gia đình, học đường, cho đến xã hội... Chắc chắn không phải từ những câu biểu ngữ, khẩu hiệu treo lấy có nơi công cộng (mà chẳng ai để ý về ý nghĩa như ta vẫn thấy). Cũng như kiểu để hoa giả màu sắc lòe loẹt như Toro hay bạn Marguerite đã đưa hình ảnh lên... Màu mè như thế mà thấy "chướng" hơn là làm đẹp, hoặc tôn kính...

    Trả lờiXóa
  12. Gửi tiếp hình khẩu hiệu " Tiên học lễ " M chụp vào một buổi sớm tháng 5/2012 . Văn miếu chưa mở cửa nên đứng chụp qua song rào ((-:

    Trả lờiXóa
  13. Nhìn cái hình của bạn Marg. chụp nguyên cả tổng thể cổng Văn Miếu và 2 tấm bảng "Tiên học lễ hậu học văn" chữ đỏ nền vàng chói thấy... hãi thật. Tương phản đến... rợn người với kiến trúc của cổng Văn miếu!

    Trả lờiXóa
  14. Cám ơn chị Mar, nói thật là nhiều lần định chụp làm tư liệu nhưng khó chịu quá nên chưa chụp, nay chị cung cấp cho mấy tấm hình hay quá. Bọn em cũng sống ở Hn, có thể gọi là người HN mà xấu hổ vì những thứ giả tạo vô lối tràn ngập như vậy. Hoa giả như ở Chùa Một cột, tượng Lý Thái tổ thật sự là rác.
    Ý bác Bu, Comieng rất chuẩn.
    Bác H: Ta nặng hình thức, nặng khoa trương khẩu hiệu nhưng thực chả có gì, hay nói khác đi là trái hẳn lại... Nhìn hoa giả thì rõ phải không ạ.
    Thuthuy: Tớ cũng tởm lợm mấy cái hoa đào giả to như cái mẹt ở Bờ Hồ...

    Trả lờiXóa
  15. Giả tạo mà cứ thích phô bày anh nhỉ !
    Là nơi đón nhiều khách du lịch tham quan mà sao để mấy cái hoa giả tạo trông bực anh nhỉ, nhìn mất hết cảm xúc .

    Trả lờiXóa
  16. Ngày xưa em mê HN lắm , giờ từ từ hết rồi, dù rất ...cố gắng yêu ...hihi . Anh còn tặng thêm cái Entry này nữa, em ghét HN luôn !

    Trả lờiXóa
  17. Suongdang: Ối, qua đây em thấy tinh thần phê và tự phê của người HN, rồi yêu HN hơn chứ...

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter