Thứ Ba, 26 tháng 2, 2008

Khỏa thân chính trị

Đây là bức tranh sơn dầu của tác giả Lưu Dật - một họa sỹ Trung Quốc hiện sống tại Toronto, Canada. Lúc đầu bức tranh có tên là: "Thiếu nữ chơi mạt chược". Nhưng trong lần triển lãm đầu tiên vào tháng 3.2006 tại New York, họa sỹ đã đổi tên bức tranh thành "Bắc Kinh-2008" để gắn với sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008. Họa sỹ Lưu Dật giải thích: ở phương Tây, Olympic được gọi là "trò chơi" (les jeux), và mạt chược cũng là một trò chơi.

Ngay từ khi xuất hiện năm 2006, bức tranh đã gây ra rất nhiều cuộc tranh cãi ở Trung Quốc bởi không chỉ là trò chơi của các thiếu nữ, đó còn là cuộc chơi chính trị tại châu Á Thái Bình Dương với Trung Quốc là trung tâm. Trang Chine-informations.com đã phân tích bức tranh này như sau:

Ở phía góc trái của bức tranh, người ta có thể thấy một khung hình treo trên tường mà chân dung trong đó vừa quen vừa lạ. Ông ta có bộ râu của Tôn Dật Tiên, có cái đầu trọc của Đặng Tiểu Bình và có khuôn mặt của Mao Trạch Đông. Đó là chân dung của lịch sử Trung Quốc trong 100 năm cuối của thế kỷ 20.

Trên bàn mạt chược, có 4 cô gái, 2 tóc vàng và 2 tóc đen. Ngồi ở phía bên trái là một cô gái châu Á có vẻ ngây thơ nhất và hoàn toàn chú tâm vào trò chơi. Cố có vẻ rất thận trong nhưng thực chất, cô lại không biết những chuyện gì mờ ám gì đang diễn ra dưới gầm bàn, cả những mối nguy của cuộc chơi. Cô chính là Nhật Bản.

Ở chính giữa của bàn mạt chược là cô gái quay lưng lại phía người xem. Cô đang sở hữu 3 quân "Đông phong", thể hiện một thực tế không thể chối cãi: một Trung Quốc đang nổi lên. Cô gái này đang giấu hai quân cờ đằng sau lưng với những toan tính riêng. Trang phục của các cô gái thể hiện sức mạnh của mỗi người. Cô gái Trung Quốc mình trần, cho thấy bề ngoài có vẻ nghèo khổ. Nhưng ở bên dưới, cô lại mặc váy bằng lanh rất tinh tế, nghĩa là trên thực tế, cô không thiếu phương tiện hay sức mạnh.

Đối diện với cô gái-Trung Quốc là một cô gái tóc vàng có vẻ ít chú tâm vào trò chơi nhất. Trong khi chơi, cô lại lơ đãng nhìn về phía ánh sáng (biểu tượng cho tương lai). Nhìn vào cách phục sức của cô, có thể thấy cô ăn mặc sang trọng và cầu kỳ. Điều đó cho thấy tiềm lực tài chính của cô có vẻ mạnh. Nhưng phía bên dưới lại không mặc đồ, nghĩa là sức mạnh của cô chỉ có bề nổi mà không thể huy động để tự bảo vệ. Cô có vẻ không thực sự chú tâm vào trò chơi hoặc đang tự hỏi chơi tiếp liệu có thú vị hay không. Cô có vẻ hơi lo lắng và bận bịu với những mối lo riêng. Cô chính là Mỹ.

Bên phải cô gái Trung Quốc là một cô tóc vàng đang nằm ngả ngón. Cô chơi trò chơi của Trung Quốc mà chẳng biết luật chơi và cô nàng dường như đang muốn “đi đêm” với Trung Quốc (nhìn vào tay phải). Nhìn dáng thế ngả ngón này, nhiều người nói rằng Nga không quan tâm đến cuộc chơi, nhưng thực tế, đó là nhân vật tích cực trong thế cuộc bởi không chỉ đổi quân cho người chơi bên trái, cô gái này còn đặt chân lên đùi cô gái bên phải (Mỹ). Cô gái này chính là Nga.

Ở bên phải của bức tranh là một cô gái Trung Quốc mặc đồ truyền thống. Đó là Đài Loan - kẻ muốn tham gia cuộc chơi của các ông lớn nhưng không thể. Giỏ hoa quả trên tay cô thể hiện những lợi ích của khu vực. Trên khuôn mặt của cô, người ta đọc được sự khó hiểu lẫn sự không bằng lòng. Cô không hiểu luật chơi nhưng cô quan sát và học hỏi.

Ở phía phải bức tranh, phía trước ngôi nhà, là dòng sông và ghềnh đá, ượng trưng cho tương lai khó đoán định của Đài Loan.

Sau khi rất nhiều người đưa ra lời bình về bức tranh Bắc Kinh-2008 của Lưu Dật, vào tháng 7.2006, họa sỹ đã vẽ một phiên bản khác. Điểm khác biệt rõ nhất trong phiên bản mới là cô gái bên trái (Nhật Bản) không còn vẻ quá ngây thơ và chú tâm vào cuộc chơi như trước. Trong phiên bản mới, tác giả cũng làm một cử chỉ ý nghĩa khi để dòng chữ 2008 trên chiếc yếm của cô gái bên góc phải bức tranh (Đài Loan).

Copy từ bonghongthuytinh's Blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Flags

Flag Counter