Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

700 tỷ USD, trông người nghĩ đến ta

Kế hoạch 700 tỷ USD giải cứu thị trường tài chính Mỹ đã không thành, mặc dù Tổng thống, Phó Tổng thống, Bộ trưởng Tài chính, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang. Lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hoà tại Quốc hội. Tất cả họ, từ Nhà Trắng tới đồi Capitol đều nói một câu giống nhau: bỏ phiếu thuận cho kế hoạch.

Nhưng phần đa những nhà chính trị đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân Mỹ lại bỏ phiếu chống cho kế hoạch đó. Những người giữ vai trò chủ chốt trong cuộc vận động ủng hộ kế hoạch này đã không tập hợp đủ số phiếu cần thiết ở Hạ viện.

Bản thân cơn bão tài chính “siêu cấp” và có nguy cơ kéo dài chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ đến thị trường tài chính thế giới và trước hết là các nền kinh tế phát triển. Đặc biệt, nó rất dễ gây tác động tiêu cực đến tính thanh khoản của thị trường liên ngân hàng quốc tế.


Ảnh AFP


Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như ngày nay, không ai dám chắc cơn bão tài chính này sẽ không “đổi hướng” sang châu Á, thậm chí là khu vực Đông Nam Á. Khi đó, sự tàn phá của nó sẽ khôn lường.

Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chính này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường tài chính Việt Nam do khả năng thu hẹp tài chính, đầu tư và thương mại sẽ rất lớn.

Một điều đáng quan ngại nữa là “cơn bão tài chính” này sẽ tác động đến thị trường tài chính nhiều quốc gia khiến cho tiềm lực thị trường tài chính toàn cầu cũng bị giảm sút; thị trường hàng hóa toàn cầu cũng suy giảm. Tình hình đó khiến hoạt động xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam sẽ gặp khó khăn.

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang được đánh giá là có khả năng thanh khoản dồi dào và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Tuy nhiên, chúng ta không thể bình chân như vại khi “cháy nhà hàng xóm” - dù “ông hàng xóm” ở cách chúng ta đến nửa vòng trái đất! (VNN)

Những người quan tâm đến hoạt động ngân hàng đều lo ngại về thực trạng ngân hàng của ta hiện nay. Liệu nó đang tiềm ẩn nguy cơ nào mà chưa được cảnh báo? Nếu có trường hợp tương tự ta có dám công bố công khai thực trạng cũng như công khai bàn cách giải quyết hay không? Nếu có thì ta sẽ đứng về phía ngân hàng hay quyền lợi người dân để xử lý?

Tình trạng " Trăm hoa đua nở" ngân hàng mọc lên như nấm những năm qua liệu có phải trả giá? Nếu có bệnh mà che giấu thì hậu quả càng nặng nề hơn, vig thế mà không thiếu câu hỏi có thể đặt ra...

Bài học nào từ vụ 700 tỷ đô cho chúng ta, mới là điều quan trọng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Flags

Flag Counter